Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
2- Kĩ năng :
- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3- Thái độ :
Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy đúng quy định, đúng yêu cầu, phù hợp với nội dung.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
+ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
+ Biết sử dụng phép dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy phù hợp trong nói và viết.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,.
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,.
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Tư duy sáng tạo, hợp tác.
+ Chăm chỉ tự học bài cũ để nắm chắc kiến thức.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức .
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi :
? Thế nào là liệt kê ? Có mấy kiểu liệt kê ? Cho ví dụ.
* Khởi động vào bài mới:
Trong khi viết bài, làm bài, các vẫn chưa có ý thức sử dụng dấu câu hoặc dùng không hợp lý dẫn đến câu không rõ ý hoặc sai lệch ý. Việc sử dụng dấu câu là rất quan trọng. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng của hai loại dấu câu là dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn : 20/ 4/ 2021- Dạy: / 4 / 2021. Tiết 122- Tiếng Việt: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1- Kiến thức : Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. 2- Kĩ năng : - Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. 3- Thái độ : Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy đúng quy định, đúng yêu cầu, phù hợp với nội dung. => Định hướng năng lực, phẩm chất. - NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác. - PC: + Yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. + Biết sử dụng phép dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy phù hợp trong nói và viết. B- Chuẩn bị : - Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,... - Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,... C- Tổ chức các HĐ dạy và học : Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo, hợp tác. + Chăm chỉ tự học bài cũ để nắm chắc kiến thức. - Thời gian 5 phút. * Ổn định tổ chức . * Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT - Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi : ? Thế nào là liệt kê ? Có mấy kiểu liệt kê ? Cho ví dụ. * Khởi động vào bài mới: Trong khi viết bài, làm bài, các vẫn chưa có ý thức sử dụng dấu câu hoặc dùng không hợp lý dẫn đến câu không rõ ý hoặc sai lệch ý. Việc sử dụng dấu câu là rất quan trọng. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng của hai loại dấu câu là dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: Nắm được công dụng của dấu chấm lửng. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận, đặt câu hỏi,... - Hình thức: Cá nhân, nhóm. - Năng lực, PC: + NL: Hợp tác, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ tìm tòi kiến thức - Thời gian : 10’ - Gọi HS đọc ví dụ trong SGK Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ ( KT khăn trải bàn) - Bước 1: Chuẩn bị. + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân. + Nhiệm vụ: ? Dấu (...) trong các câu dùng để làm gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. + Nhận xét, bổ sung Thị Kính : Lạy cha, lạy mẹ ! Cho con xin trình cha mẹ ... ? Từ những ví dụ trên, em thấy dấu (...) có những công dụng nào ? ? Trong ví dụ sau : Quan đi kinh lí trong vùng Đâu có ... gà vịt thời lùng về xơi dấu (...) dùng để làm gì ? - Mục tiêu: Nắm được công dụng của dấu chấm phẩy. - Phương pháp và kĩ thuật: thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, KT đặt câu hỏi,... - Năng lực: hợp tác, phát hiện, phân tích, giao tiếp tiếng Việt... - Gọi HS đọc ví dụ SGK, Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ ( KT khăn trải bàn) - Bước 1: Chuẩn bị. + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân. + Nhiệm vụ: ? Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? ? Có thể thay dấu (;) bằng dấu (,) được không ? Vì sao ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. + Nhận xét, bổ sung ( GV: Ví dụ : Nếu dùng dấu (,) như sau : "... yêu nước, yêu dân, trung thành với sự nghiệp ... nước nhà, ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng" thì người đọc, nhất là những ai muốn bóp méo nội dung, có thể cố tình hiểu "ăn bám" và "lười biếng" cũng là những đặc điểm của con người mới). ? Em nhận xét gì về phép liệt kê trên? ? Vậy công dụng của dấu (;) là gì ? ? Chỉ ra công dụng của dấu (;) trong câu a bài tập 2 (trang 106) - phép liệt kê ? HS đọc - Tạo nhóm. - HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu có. TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân HS đọc - Tạo nhóm. - HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu có. TL cá nhân TL cá nhân HS làm bài Báo cáo kết quả. I- Dấu chấm lửng : 1- Tìm hiểu ví dụ : a- Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê. b- Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và lo sợ. c- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ "bưu thiếp" (một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết) -> tạo nên tiếng cười hài hước, dí dỏm. - Dấu chấm lửng biểu thị lời nói bị đứt quãng do Thị Kính quá đau khổ, bất ngờ trước nỗi oan tày đình. 2- Ghi nhớ : Dấu chấm lửng được dùng để : - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. - Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, đứt quãng. - Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. -> Làm giãn nhịp câu thơ, chuẩn bị cho sự xuất hiện từ "gàvịt" -> châm biếm, đả kích. II- Dấu chấm phẩy : 1- Tìm hiểu ví dụ : * VD a: Đây là câu ghép có hai vế có quan hệ chặt chẽ với nhau - dạng đầy đủ là : Cốm không phải là thức quà của người vội mà ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. -> Thay từ mà để đánh dấu ranh giới giữa hai vế câu ghép - vế sau giải thích cho vế trước. - Thay được vì các vế của câu ghép có thể phân cách bằng dấu (,) hoặc tách ra thành 2 câu đơn thì thay bằng dấu (.). * VD b: - Phép liệt kê. - Có 9 mối quan hệ trong tiêu chuẩn đạo đức của con người được liệt kê. - Trong mỗi bộ phận lại có hình thức liệt kê thành phần : từ vế 1 -> 8 (trừ vế 9) -> liệt kê theo cấu tạo. - Bộ phận liệt kê được ngăn cách bằng dấu (;) trong phép liệt kê chung. - Thành phần liệt kê đồng chức trong mỗi bộ phận được ngăn cách bằng dấu (,). -> Không nên thay bởi vì cách dùng dấu câu như vậy giúp người đọc hiểu được các tầng bậc ý khi liệt kê, tránh được sự hiểu nhầm có thể xảy ra. -> Phép liệt kê rất phức tạp. 2- Ghi nhớ : Dấu chấm phẩy dùng để : - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. - Dấu (;) dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố. - Mục tiêu: Thực hành làm bài tập củng cố lí thuyết. - PP, KT: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm. - Định hướng NL-PC: + NL: GQVĐ, hợp tác. + PC: tự giác làm bài và trách nhiệm hoàn thành bài tập. - Dự kiến thời gian: 17’. - Y/c hs đọc bài tập ? Chỉ ra công dụng của dấu (...) ? - GV nhận xét, chốt. ? Chỉ ra công dụng của dấu (;) trong mỗi ví dụ ? - Làm việc cá nhân - Báo cáo kết quả. - Nhận xét - Làm việc cá nhân - Báo cáo kết quả. - Nhận xét III- Luyện tập : 1- Bài tập 1 : a- Dạ, bẩm ... - biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do sợ hãi và lúng túng. b- Dấu (...) biểu thị câu nói bị bỏ dở. c- Dấu (...) biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. 2- Bài tập 2 : - Câu a, b dấu (;) dùng để ngăn cách các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp, đó là câu ghép đẳng lập. - Câu c dấu (;) dùng để ngăn cách hai bổ ngữ của ĐT nói. - Ở câu a, b thì thay được - Ở câu c thay bằng dấu (,) hoặc từ và. * Củng cố : ? Nhắc lại công dụng của dấu (...) và dấu (;) ? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để giải quyết một tình huống khác. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ được giao. Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Làm thêm bài tập trong Tiếng Việt nâng cao. - Nắm được công dụng của dấu (...) và dấu (;). - Làm bài tập 3(SGK); BT 5 (SBT). - Chuẩn bị bài Dấu gạch ngang. .............................................................................................................................................. Soạn : 27/ 3/ 2021- Dạy: / 4 / 2021 Tiết 123- Tập làm văn: VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1- Kiến thức : - Nắm được đặc điểm của VB đề nghị : mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại VB này. - Hiểu các tình huống cần viết VB đề nghị : Khi nào viết VB đề nghị ? Viết đề làm gì ? 2- Kĩ năng : - Nhận biết văn bản đề nghị . - Viết văn bản đề nghị đúng cách. - Nhận biết những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị. - Biết cách làm một VB đề nghị đúng qui cách. 3- Thái độ : - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết VB đề nghị và có ý thức viết VB đề nghị đúng quy cách. => Định hướng năng lực, phẩm chất. - NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác. - PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi tri thức; trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. B- Chuẩn bị : - Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,... - Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,... C- Tổ chức các HĐ dạy và học Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + NL: Tư duy sáng tạo. + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. - Thời gian 5 phút * Ổn định tổ chức * Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT - Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi : ? VB hành chính là gì ? Em đã tìm hiểu những loại VB hành chính nào ? Khi nào thì viết những loại VB ấy ? ? VB hành chính thường được trình bày theo mẫu chung nào ? - GV dẫn vào bài mới: Giờ trước các em đã được tìm hiểu chung về VB hành chính. Hôm này chúng ta đi tìm hiểu một loại VB hành chính cụ thể, đó là VB đề nghị. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: Hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị về mục đích và hình thức. - Phương pháp: nêu vấn đề - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm tự tìm tòi để củng cố kiến thức. - Thời gian: 5 phút( KK học sinh tự học). - G ... theo một hệ thống hợp lý. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: - Mục tiêu: Hệ thống hóa về ca dao, tục ngữ ( khái niệm, nội dung), thơ trữ tình - Phương pháp- KT dạy học : Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi, tổng hợp, nhận xét, - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm : Có ý thức tự học, tự tìm tòi để củng cố kiến thức. - Thời gian: 28 phút. ? Ca dao, dân ca là gì ? ? Nội dung mà ca dao, dân ca đề cập đến là những vấn đề gì ? Em hãy đọc một vài câu ca dao quen thuộc theo từng nội dung ? ? Tục ngữ là gì ? ? Tục ngữ đúc rút những kinh nghiệm gì ? Em hãy nêu dẫn chứng ? ? Tục ngữ có phải là một VB nghị luận không ? Vì sao ? ? Em đã học những thể loại thơ trữ tình TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Nội dung ôn tập : 1- Tục ngữ, ca dao : a- Ca dao, dân ca : * Khái niệm: - Là những thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. * Về nội dung: - Về tình cảm gia đình - Về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Về lời than thân của người dân trong XH cũ - Những lời châm biếm, đả kích giai cấp phong kiến và những thói hư tật xấu của con người. (Mỗi nội dung cho HS tự trích đọc - GV nhận xét). b- Tục ngữ : - Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. - Kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất - Kinh nghiệm về ứng xử giữa con người với con người và trong xã hội. (Cho HS tự lấy dẫn chứng) - Tục ngữ là một kiểu VB nghị luận đặc biệt ngắn gọn vì nó thường nêu một vấn đề mang tính xã hội, có LĐ, luận chứng. 2- Thơ trữ tình : - Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật - Thất ngôn bất cú Đường luật - Lục bát - Song thất lục bát - Ngũ ngôn - Thất ngôn tứ tuyệt : Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có các câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. - Thất ngôn bát cú : Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 - chia làm 4 phần : đề - thực - luận kết. - Ngũ ngôn tứ tuyệt : Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ, có cách gieo vần như thể thất ngôn tứ tuyệt. - Lục bát : Tồn tại thành từng cặp 2 câu 6/8 - chữ cuối câu 6 tiếng vần với chữ thứ 6 của câu 8 tiếng; chữ cuối của câu 8 tiếng vần với chữ cuối của câu 6 tiếng tiếp theo ... - vần bằng : B - T - BV - Song thất lục bát : gồm 2 câu 7 chữ, tiếp đến 2 câu 6/8 - bốn câu thành một khổ, không giới hạn số khổ thơ. Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ 5 câu 7 dưới; chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6 tiếng, đều vần bằng; chữ cuối câu 6 tiếng vần với chữ thứ 6 câo 8 tiếng; chữ cuối câu 8 tiếng lại vần với chữ thứ 5 câu 7 trên của khổ sau,...Tất cả đều vần bằng. - Ngũ ngôn : Thể thơ mỗi câu có 5 chữ, không hạn chế số câu - gieo vần cách hoặc vần liền, vần lưng hoặc vần chân. Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu : củng cố kiến thức về kiểu văn bản đề nghị. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác. + PC: Chăm, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm trong việc củng cố lại kiến thức. - Thời gian: 5 phút . Nhận diện thể thơ : ? Em hãy trình bày lại thể thơ và - Thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật đặc điểm thể thơ của bài Bạn đến - Đặc điểm : Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ chơi nhà của Nguyễn Khuyến gieo vần bằng ở tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8; bố cục 4 phần : Đề - thực - luận - kết; 2 câu thực và 2 câu luận đối nhau; luật bằng trắc : nhất tam ngũ bất luận - nhị tứ lục phân minh * Củng cố : ? Nhắc lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một tình huống khác.. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ , ham học, có tinh thần tự học. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em cho là hay nhất? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Ôn tập lại toàn bộ chương trình lớp 7 phần VB. - Làm các câu 7, 8, 9, 10 (SGK). - Chuẩn bị các câu hỏi tiếp theo. ..Soạn : 20/4/2021- Dạy: / 4/ 2021 Tiết 125- Văn bản ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC Hoạt động 2: Ôn tập - Mục tiêu: Hệ thống hóa về ca dao, tục ngữ ( khái niệm, nội dung), thơ trữ tình - Phương pháp- KT dạy học : Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi, tổng hợp, nhận xét, - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm : Có ý thức tự học, tự tìm tòi để củng cố kiến thức. - Thời gian: 28 phút. ? Lập bảng thống kê các VB theo thể thơ và sơ lược về tư tưởng, tình cảm được thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ ? I- Nội dung ôn tập : 1- Tục ngữ, ca dao : 2- Thơ trữ tình. Số TT Tên tác phẩm, tác giả Thể thơ Nội dung, tư tưởng, tình cảm được biểu hiện 1 Sông núi nước Nam Thất ngôn tứ tuyệt Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch 2 Phò giá về kinh - Trần Quang Khải Thất ngôn tứ tuyệt Hào khí chiến thắng và khát vọng tháí bình thịnh trị. 3 Buổi chiều...trông ra - T.N.Tông Thất ngôn tứ tuyệt Tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã 4 Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi Dịch thơ : Lục bát Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. 5 Sau phút chia ly - Đặng Trần Côn Song thất lục bát Tố cáo chiến tranh, thể hiện niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi. 6 Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt Vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng nhưng thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong XH phong kiến 7 Qua đèo Ngang - Bà huyệnTQ Thất ngôn bát cú Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. 8 Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Tình bạn đậm đà thắm thiết không vì của cải vật chất. 9 Xa ngắm thác núi Lư - Lý Bạch Thất ngôn tứ tuyệt Tình yêu thiên nhiên đằm thắm, tính cách mạnh mẽ phóng khoáng của thi tiên Lý Bạch. 10 Cảm nghĩ... thanh tĩnh - Lý Bạch Ngũ ngôn tứ tuyệt Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. 11 Ngẫu nhiên ... về quê - H.T.Chương Thất ngôn tứ tuyệt Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. 12 Bài ca ... bị gió thu phá - Đỗ Phủ Cổ thể T2 nhân đạo và lòng vị tha cao cả, quên đi nỗi khổ của riêng mình, vì nỗi khổ của mọi người. 13 Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Tình yêu thiênh nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ 14 Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh Tự do 5 chữ Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm tuổi thơ (GV hướng dẫn HS làm 4 - 5 TP, còn lại về nhà làm tiếp). ? Đọc thuộc các bài thơ của văn học TĐ VN, 2 bài thơ của Chủ tịch HCM, 2 bài thơ Đường và bài Tiếng gà trưa - Lập bảng thống kê theo mẫu (SGK) - GV nhận xét, cho điểm 1 số em 3-Văn xuôi : Số TT Tác phẩm - tác giả Thể loại Giá trị chính về nội dung Giá trị chính về nghệ thuật 1 Cổng trường mở ra - Lý Lan VB nhật dụng Tấm lòng yêu thương con, tình cảm sâu nặng của người mẹ - vai trò to lớn của nhà trường đối với c/s mỗi người Cảm xúc - hồi tưởng 1 Mẹ tôi -A-mi-xi VB nhật dụng Lòng yêu thương con, sự nghiêm khắc của người cha có tác dụng giáo dục sâu sắc Viết thư, bày tỏ t/c chân thành 3 Cuộc chia tay ... búp bê - Khánh Hoài VB nhật dụng T/c chân thành, sâu nặng của hai em bé. Nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ bị rơi vào cảnh bất hạnh. Hồi tưởng đan xen với thực tại 4 Một thứ quà của lúa non : Cốm - Thạch Lam Tuỳ bút Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa ... nội cỏ. BL,BC, ngòi bút tinh tế, nhạy cảm 5 Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương Tuỳ bút - Nét đẹp trẻ trung của SG với thiên nhiên, khí hậu, con người -Tình cảm sâu đậm với SG. Biện pháp S2, điệp ngữ, c/x dạt dào (Về nhà làm tiếp các VB : - Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng - Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn - Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc - Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh - Nỗi oan hại chồng Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu : củng cố kiến thức về kiểu văn bản đề nghị. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác. + PC: Chăm, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm trong việc củng cố lại kiến thức. - Thời gian: 5 phút . 1- Phép tương phản - tăng cấp : ? Phép tương phản, tăng cấp trong nghệ thuật là gì? Chỉ ra phép tương phản- tăng cấp trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. (Gợi ý:- Tương phản là tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật 1 ý tưởng, bộ phận trong TP hoặc tư tưởng chính trị trong TP. Ví dụ : + Dân hộ đê vất vả, hiểm nguy >< quan khoe của, ăn chơi nhàn nhã + Dân phu rối rít >< trong đình tĩnh mịch, trang nghiêm + Vỡ đê, dân lâm vào thảm cảnh >< quan sung sướng vì ù được ván bài to - Tăng cấp là lần lượt đưa thêm chi tiết, chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm bản chất của 1 sự việc, một hiện tượng muốn nói. Ví dụ : + Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê vất vả, căng thẳng. + Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê cờ bạc của tên quan phủ * Củng cố : ? Nhắc lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một tình huống khác.. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ , ham học, có tinh thần tự học. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em cho là hay nhất? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Ôn tập lại toàn bộ chương trình lớp 7 phần VB. - Làm các câu 7, 8, 9, 10 (SGK). - Giờ sau học bài Dấu gạch ngang.
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_theo_cv417_tuan_31.doc