Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.

2- Kĩ năng :

- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm cảu kiể văn bản này.

- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.

3- Thái độ :

Có ý thức tìm tòi, lí giải vấn đề bằng cách giải thích.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- PC: Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.

 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi những bài văn nghị luận giải thích.

B- Chuẩn bị :

- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,.

- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,.

C- Tổ chức các HĐ dạy và học :

Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- PP, KT: Nêu vấn đề, động não.

- Hình thức tổ chức: cả lớp.

- Định hướng NL-PC:

 + NL: GQVĐ, thu thập thông tin.

 + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi những bài văn nghị luận giải thích và trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.

- Thời gian: 5’.

* Ổn định tổ chức

 

doc 20 trang cucpham 3420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 22/ 3/ 2021 - Dạy: /3/ 2021
Tiết 106- Tập làm văn. 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2- Kĩ năng :
- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm cảu kiể văn bản này.
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
3- Thái độ :
Có ý thức tìm tòi, lí giải vấn đề bằng cách giải thích.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi những bài văn nghị luận giải thích.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Nêu vấn đề, động não.
- Hình thức tổ chức: cả lớp.
- Định hướng NL-PC: 
 + NL: GQVĐ, thu thập thông tin.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi những bài văn nghị luận giải thích và trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
- Thời gian: 5’.
* Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra bài cũ :
 ? Trình bày cách làm bài nghị luận chứng minh ?
* Khởi động vào bài mới:
 Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tìm cách lý giải, tìm ra ý nghĩa của nó. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải đặt câu hỏi và trả lời các câu Tại sao? Vì sao? Như thế nào? Phải làm gì?,... Đó là chúng ta đã giải thích. Trong văn nghị luận cũng vậy, muốn người đọc, người nghe hiểu vấn đề là đúng, là hay để làm theo thì chúng ta phải dùng phép lập luận giải thích. Vậy phép lập luận giải thích có đặc điểm gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Hiểu mục đích và phương pháp giải thích.
- Phương pháp và kĩ thuật: thảo luận, phát hiện, phân tích, đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: cá nhân, nhóm, cặp đôi.
- Năng lực, PC: 
 + NL: hợp tác, phát hiện, phân tích,...
 + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi những bài văn nghị luận giải thích và trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
- Thời gian: 10’
? Trong đời sống, khi nào người ta cần được giải thích ?
? Hãy nêu một vài câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày ?
? Muốn trả lời được những câu hỏi tại sao ta phải làm thế nào ?
? Vậy muốn giải thích được thấu đáo, ta phải làm gì ?
? Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề gì ?
? Muốn làm sáng tỏ những vấn đề trên, phải làm thế nào ?
 - Gọi HS đọc bài văn
 - GV đọc lại
a) Bài văn giải thích vấn đề gì ?
? Có thể đặt câu hỏi để khêu gợi giải thích như thế nào ?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? Bài viết đã giải thích bằng những phương pháp nào? ( Phương pháp đặt câu hỏi, PP nêu định nghĩa, PP đối lập, PP liệt kê, PP tìm lí do,...được thể hiện ở những chỗ nào)? Tìm những câu văn giải thích trong VB (dựa vào những gợi ý bên trên) ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung
? Tác giả bài viết đã chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn như thế nào ?
? Nguyên nhân của thói không khiêm tốn ?
? Đó có phải là nội dung giải thích không ?
( Dự kiến: Đó chính là nội dung giải thích -> Làm cho vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế đối với người đọc).
? Từ sự tìm hiểu trên, em hãy cho biết tác giả đã giải thích khái niệm lòng khiêm tốn bằng cách nào ?
( Dự kiến: Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
- Kể các biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Đối chiếu người khiêm tốn với người không khiêm tốn
- Chỉ ra các mặt lợi của khiêm tốn và mặt hại của không khiêm tốn - nguyên nhân).
? Dựa vào bố cục của bài văn nghị luận, hãy tìm bố cục của bài văn trên?
? Chỉ ra mối liên hệ của MB - TB - KB ?
? Nhận xét về ngôn ngữ, bố cục bài văn ?
? Từ những LĐ trên, em hiểu thế nào là phép lập luận giải thích ?
- GV chốt lại từng nội dung
? VB Ý nghĩa văn chương có phải là văn giải thích không ? Vì sao ?
( Dự kiến: Đó là 1 VB thuộc nghị luận giải thích vì tác giả đã giải thích nguồn gốc của văn chương - phân tích được công dụng của văn chương để người đọc hiểu được ý nghĩa của văn chương).
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 - Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu có.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Mục đích và phương pháp giải thích.
1- Trong đời sống :
- Khi gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì cần phải giải thích.
 VD: - Vì sao có mưa ?
 - Tại sao có bão lụt ?
 - Vì sao lại có dịch bệnh ?
 - Tại sao bạn ấy lại giận mình?
 - Tại sao dạo này mình lại học kém hơn .
- Ta phải chỉ ra nguyên nhân và lí do, quy luật làm nảy sinh hiện tượng đó.
 Ví dụ :
- Lụt do mưa nhiều
- Lí do bạn giận mình vì mình trót lỡ hẹn hoặc nói lỡ lời. Mình học kém vì mẹ ốm hoặc mải chơi, lười học,...
 -> Trả lời được câu hỏi tại sao tức là ta đã giải thích.
- Ta phải hiểu, phải học và phải có tri thức nhiều mặt.
 2- Trong văn nghị luận :
- Giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người.
 Ví dụ :
 - Thế nào là hạnh phúc ?
 - Trung thực là gì ?
 - Thế nào là người bạn tốt ?
 - Tại sao phải "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" 
-> Phải sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng hay nói một cách khác là phải giải thích được nội dung của vấn đề ấy.
a- Tìm hiểu bài văn : Lòng khiêm tốn
* Vấn đề giải thích: Khái niệm lòng khiêm tốn.
 + Khiêm tốn là gì ?
 + Khiêm tốn có lợi gì? Có lợi cho ai?
 + Các biểu hiện khiêm tốn có làm hạ thấp con người không ?
 + Tại sao con người phải khiêm tốn như vậy?
* Các phương pháp giải thích:
+ Giải thích bằng cách đặt những câu hỏi : là gì ? vì sao ? tại sao ?
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường,...
- Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm,...
- Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng,...
- Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình ...
+ PP giải thích bằng những câu định nghĩa về lòng khiêm tốn, về người khiêm tốn. Câu định nghĩa thường có từ là, có thể được coi là ... Đó chính là một cách giải thích làm cho người ta hiểu sâu hơn những vấn đề còn trừu tượng, chưa rõ, chưa được đào sâu.
+ PP giải thích bằng cách đối lập người khiêm tốn / người không khiêm tốn; 
PP liệt kê các biểu hiện của tính khiêm tốn;
 PP tìm lí do cũng là một cách giải thích Vì sao con người cần phải khiêm tốn ?
- Cái lợi, cái hại của khiêm tốn và không khiêm tốn:
 + Người khiêm tốn tự cho mình là kém, còn phải học hỏi nhiều.
 + Người không khiêm tốn tự đề cao mình,ca tụng chiến công của mình hoặc mặc cảm, tự ti.
- Nguyên nhân: 
 + Kiêu căng, tụ phụ, quá đề cao mình
 + Mặc cảm, tự ti
* Bố cục:
- Mở bài : Đ1 : Giới thiệu nét cơ bản về lòng khiêm tốn
- Thân bài : Đ2,3,4,5,6 : Giải thích cụ thể lòng khiêm tốn, người khiêm tốn, biểu hiện,...
- Kết bài : Đ7 : Nhấn mạnh vị trí của lòng khiêm tốn đối với người muốn thành công.
* Mối liên hệ: Khái quát - giải thích cụ thể - nhấn mạnh
* Ngôn ngữ: trong sáng, gần gũi, dễ hiểu
-> Bố cục mạch lạc, rõ ràng
b- Ghi nhớ :
Hoạt động 3 : Luyện tập - củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về lập luận giải thích 
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC:
 Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm hoàn thành bài tập để củng cố kiến thức.
- Thời gian: 28 phút.
- Gọi HS đọc VB Lòng nhân đạo 
? Vấn đề được giải thích ở đây là gì ?
? Hãy chỉ ra những P2 được tác giả sử dụng trong bài ?
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
? Trong truyện này, Nhan Xúc giải thích hay chứng minh? Vì sao và bằng cách nào?
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Luyện tập :
- Là lòng nhân đạo
- Nêu định nghĩa : Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người
- Đặt câu hỏi : Thế nào là biết thương người ? và thế nào là lòng nhân đạo ?
- Kể những biểu hiện:
 + Ông lão hành khất
 + Đứa bé nhặt từng mẩu bánh
 + Mọi người xót thương
- Đối chiếu lập luận bằng cách đưa ra câu nói của Thánh Găngđi.
* Bài tập 3 (SBT) :
- Nhan Xúc chứng minh, Công Nghi Hưu giải thích. Vì Nhan Xúc kể câu chuyện (dẫn chứng) để chứng minh Sĩ quá, vua không quý. Còn Công Nghi Hưu giải thích lí do vì sao mình không nhận cá.
* Củng cố :
? Thế nào là nghị luận giải thích ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về lập luận giải thích để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ - chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
	Tạo lập một đoạn văn giải thích câu tục ngữ sau: 
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Nắm được nội dung bài học
- Làm các BT trong SGK
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài lập luận giải thích.
Soạn : 22/3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021
Tiết 107- Văn bản 
 SỐNG CHẾT MẶC BAY
 (Phạm Duy Tốn)
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọ quan lại dưới chế độ cũ 
- Những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn.
2- Kĩ năng :
- Kĩ năng đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.
3- Thái độ:
- Thông cảm, thương xót cho số phận của người dân trong xã hội cũ; căm ghét bọn quan lại thờ ơ, bỏ mặc nhân dân trong cảnh khốn cùng.
- Từ đó xác định hành động đúng đắn cho mình.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Nhân ái với con n ... ân. 
Hoạt động 3: Luyện tập.
 	? Làm bài tập trong vở bài tập, phần LT.
? Phân tích hai cảnh đối lập trong đình và ngoài đê? Thủ pháp tăng cấp được thể hiện ntn trong VB?
Hoạt động 4: Vận dụng.
 Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận về thói vô trách nhiệm của quan dân thời kì phong kiến.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc: Bình giảng văn học về truyện. ( Bình giảng Ngữ văn 7).
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Kể tóm tắt được truyện.
- Chuẩn bị bài: "Những trò lố..
Soạn : 14/ 3/2021 - Dạy: / 3/ 2021.
Tiết 109 – Tập làm văn: 
 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm 1 bài văn lập luận giải thích
- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
2- Kĩ năng :
Thành thục các bước làm bài văn giải thích.
3- Thái độ :
Có ý thức lý giải vấn đề một cách thuyết phục nhờ hệ thống LĐ, LC, L2
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập, trách nhiệm với hoạt động nhóm.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,..
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Nêu vấn đề, động não.
- Hình thức tổ chức: cả lớp.
- Định hướng NL-PC: 
 + NL: GQVĐ, thu thập thông tin.
 + PC: Chăm chỉ và trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
- Thời gian: 5’.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Thế nào là giải thích trong văn NL? Người ta thường giải thích bằng những cách nào ?
* Khởi động vào bài mới:
 Giờ trước các em đã được tìm hiểu chung về kiểu bài lập luận giải thích. Cách làm kiểu bài này ra sao ? Chúg ta cùng tìm hiểu điều đó trong bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Thành thục kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích với các bước làm bài cụ thể:
 Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần các đoạn trong bài văn giải thích.
- Phương pháp, KT: Nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm .
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC hướng tới: 
 + NL: Giải quyết tình huống, hợp tác, thu thập thông tin.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.
- Thời gian: 20’
? Nhắc lại các bước làm một bài văn nghị luận nói chung ?
- Cho HS nhắc lại
? Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì?
? Vấn đề được trình bày dưới dạng nào?
? Đối với tục ngữ, cần phải tìm hiểu những nghĩa nào ?
? Cần vận dụng phép lập luận nào ?
? Muốn tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ, phải làm như thế nào ?
? Giải thích câu TN bằng cách nào ?
? Để tìm ý cho bài làm, có thể liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ nào ?
? Câu TN có ý nghĩa như thế nào ? 
? Từ đó, em có thể rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu đề và tìm ý cho 1 bài văn lập luận giải thích ?
? Bài văn L2 giải thích có nên gồm ba phần chính giống như bài văn L2 c/m không ? Vì sao ?
? Nhìn vào gợi ý SGK, cho biết phần mở bài trong bài văn giải thích phải đạt yêu cầu gì ?
? Thân bài có nhiệm vụ gì ?
? Để làm cho ý nghĩa câu tục ngữ " Đi một ngày đàng học một sàng khôn" dễ hiểu nên sắp xếp những ý đã tìm được theo thứ tự nào?
? Đi một ngày đàng nghĩa là gì ?
? Học một sàng khôn là gì ?
? Như cách giải thích của từ điển đã dẫn ở trên, cho biết câu TN có đúc kết 1 kinh nghiệm về nhận thức không ? Kinh nghiệm đó là gì ?
? Từ đó, em hãy rút ra cách trình bày phần thân bài ?
? Kết bài làm nhiệm vụ gì ?
? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho bài văn lập luận giải thích?
- Gọi HS đọc các mở bài trong SGK
? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài L2 giải thích không ?
? Có phải đối với mỗi bài văn chỉ có 1 cách mở bài duy nhất hay không ?
- Gọi HS đọc 3 đoạn thân bài
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài ?
? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết được với các đoạn trước đó?
? Ngoài những cách nói như Thật vậy,... còn có cách nào khác không ?
? Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen như thế nào ?
? Tương tự như vậy, nên giải thích đoạn nghĩa bóng, nghĩa sâu như thế nào ?
? Nếu sử dụng 1 cách mở bài khác thì có thể viết các đoạn thân bài như trong SGK không ? Vì sao ?
- Gọi HS đọc đoạn kết bài trong SGK
? Kết bài ấy đã cho thấy rõ là vấn đề đã được giải thích xong chưa ?
? Có phải đối với mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất không ?
? Đọc lại các phần MB, TB và KB - cho biết chúng có phù hợp với đề bài và dàn bài không ?
? Từ việc tìm hiểu trên, em hãy rút ra cách làm bài L2 giải thích ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV chốt lại
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
 (đọc ghi nhớ)
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Các bước làm bài văn lập luận giải thích 
Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
 1- Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý :
- Yêu cầu: Giải thích một vấn đề- lời khuyên của nhân dân ta : muốn hiểu biết nhiều thì phải đi đây đi đó...
- Vấn đề trình bày bằng một câu tục ngữ.
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng
- Ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong đó.
-> Cần phải vận dụng phép lập luận giải thích .
- Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển, tự mình suy nghĩ thấu đáo thêm.
* Giải thích bằng cách:
- Chỉ ra nghĩa đen : đi nhiều thì sẽ học được nhiều cái khôn.
- Nghĩa bóng : Đi đây đi đó thì sẽ mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải.
- Nghĩa sâu xa : Khát vọng của người nông dân sau luỹ tre xanh muốn đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết.
 - Làm trai cho đáng nên trai
 Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng
 - Đi cho biết đó biết đây
 Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
-> Như một lời khuyên, một lời khích lệ mọi người nên đi đây đi đó, chống thói ở lì một nơi, thủ cựu, tự thoả mãn.
=> Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý : 
- Tìm hiểu đề :
 + Xác định kiểu bài
 + Yêu cầu giải thích
 + Phạm vi giải thích
- Tìm ý :
 + Tìm hiểu nghĩa của vấn đề (nghĩa đen, nghĩa sâu xa - nếu có).
 + Nêu những vấn đề có liên quan
 2- Bước 2 : Lập dàn ý :
- Rất cần vì đó là bố cục chung của mọi bài văn.
a) Mở bài :
- Phải giới thiệu vấn đề cần giải thích, định hướng giải thích.
b) Thân bài :
 Triển khai việc giải thích.
* Nghĩa đen :
- Là đi nhiều, tìm hiểu nhiều
- Học được nhiều cái khôn của nhân loại.
 * Nghĩa bóng :
- Đó chính là kinh nghiệm về nhận thức - kinh nghiệm :
 + Đi nhiều hiểu lắm
 + Phải mở rộng tầm hiểu biết
* Nghĩa sâu : Đây là một chân lí.
 Đồng thời phản ánh khao khát của người nông dân xưa muốn đi khỏi nhà, khỏi phạm vi hẹp để mở rộng tầm hiểu biết.
- Liên hệ với những câu tục ngữ khác.
-> Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích theo một trình tự sắp xếp hợp lý.
 c) Kết bài :
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ với người xưa và ngày nay.
- Ý nghĩa điều cần giải thích đối với mọi người.
( HS kết luận như trong mục ghi nhớ).
3- Bước 3 : Viết bài :
 a- Viết phần mở bài :
- Có. Bởi vì mỗi đoạn đã giới thiệu được vấn đề cần giải thích và nêu phương hướng giải thích.
- Không. Có nhiều cách mở bài miễn là phù hợp với yêu cầu của đề bài.
b- Viết phần thân bài :
- Dùng từ khẳng định : Thật vậy, Đúng vậy,... để liên kết phần thân bài với phần mở bài.
- Dùng từ ngữ liên kết, hoặc câu chuyển đoạn để liên kết các đoạn thân bài.
- Có, miễn là liên kết được. Ví dụ : Trước hết, câu tục ngữ đúc rút một kinh nghiệm.
- Giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của cả câu, của toàn nhận định. Vì lập luận theo trình tự như vậy sẽ dễ hiểu hơn đối với người đọc.
- Giải thích như trên để phù hợp với đoạn trên.
- Không, vì đoạn của thân bài còn phải phù hợp với đoạn mở bài, để bài văn thành một thể thống nhất.
 c- Viết phần kết bài :
- Kết bài cho thấy rõ vấn đề đã được giải thích xong.
- Có nhiều cách kết bài, kết bài phải phù hợp với mở bài và thân bài.
4- Đọc và sửa chữa :
 *Ghi nhớ :
Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức về lập luận giải thích.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm : Có ý thức trau dồi kiến thức để làm bài văn lập luận giải thích.
- Thời gian: 15 phút .	
? Hãy tự viết thêm những cách kết bài cho đề bài trên?
- Làm việc cá nhân
- Báo cáo kết quả.
II- Luyện tập :
Ví dụ : 
 1. Nhân dân ta ngày xưa đã đúc kết kinh nghiệm về việc học khôn cho chúng ta. Nếu đi nhiều, học hỏi nhiều thì túi khôn cũng sẽ nhiều. Đó là khát vọng được mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết nhưng cũng là một con đường học khôn thật hấp dẫn, thật tự nhiên. Hãy tiếp xúc nhiều và sàng lọc những điều khôn, kiến văn của chúng ta sẽ dồi dào hơn, sâu sắc hơn.
 2. Rõ ràng, đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lý không bao giờ cũ. Ngày xưa, con người cần đi để học. Ngày nay, trong 1 xã hội đang phát triển mạnh mẽ, con người lại càng phải đi nhiều ngày đàng hơn nữa, để học lấy nhiều sàng khôn hơn nữa, nếu không muốn đất nước mình và bản thân mình bị bỏ rơi lại phía sau. 
* Củng cố : Trình bày lại cách làm bài văn giải thích ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về lập luận giải thích.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách trau dồi kiến thức để làm bài lập luận giải thích.
Tập viết đoạn văn giải thích cho câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo những bài văn nghị luận giải thích.
- Nắm được cách làm bài L2 giải thích.; Làm BT trong SBT
- Chuẩn bị cho đề bài của tiết luyện tập để giờ sau luyện tập làm bài L2 GT.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_theo_cv417_tuan_27.doc