Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt

1- Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng và Hoài Thanh.

- Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị : giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết; Hiểu đ¬ược quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn ch¬ương trong lịch sử loài ng¬ười.

- Hiểu được nghệ thuật nghị luận, phong cách nghị luận của hai tác giả trong bài viết, đặc biệt là cách nêu luận điểm rõ ràng, nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. Từ đó hiểu phương pháp lập luận chứng minh; yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.

2- Về kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

3- Về thái độ:

- Cảm phục, kính trọng lối sống, vẻ đẹp nhân cách Bác Hồ.

- Trân trọng, ng¬ưỡng mộ tài năng văn ch¬ương của Hoài Thanh.

- Học tập cách viết văn nghị luận chứng minh của hai tác giả .

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- PC: Yêu lãnh tụ, nhân ái với mọi vật và con người, trách nhiệm lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân.

B- Chuẩn bị:

1- Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ

2- Trò: Sgk, chuẩn bị bài.

 

doc 26 trang cucpham 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn : 12/ 3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021
Tuần 24, 25 – CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: 
 ĐỌC- HIỂU VÀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH 
 ( Tổng số tiết : 8 tiết)
A- Mục tiêu cần đạt
1- Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng và Hoài Thanh.
- Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị : giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết; Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu được nghệ thuật nghị luận, phong cách nghị luận của hai tác giả trong bài viết, đặc biệt là cách nêu luận điểm rõ ràng, nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. Từ đó hiểu phương pháp lập luận chứng minh; yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
2- Về kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
3- Về thái độ:
- Cảm phục, kính trọng lối sống, vẻ đẹp nhân cách Bác Hồ.
- Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng văn chương của Hoài Thanh.
- Học tập cách viết văn nghị luận chứng minh của hai tác giả .
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Yêu lãnh tụ, nhân ái với mọi vật và con người, trách nhiệm lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò: Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: 
- Chiếu một vài hình ảnh về lãnh tụ Hồ Chí Minh: hoạt động cách mạng và lối sống giản dị. 
? Em có suy nghĩ gì về con người của Bác
- GV dẫn vào bài: 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Tiết 92, 93- Văn bản:
 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
 (Phạm Văn Đồng) 
- Mục tiêu: Nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm( xuất xứ, bố cục, PTBĐ, luận điểm...)
- Phương pháp và KT : Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Hình thành NL tự học.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 15 phút.
? Trình bày đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng ?
- GV hướng dẫn cách đọc giọng tha thiết như giãi bày, tâm sự, khâm phục, ngợi ca.
- GV đọc 1 đoạn - Gọi HS đọc
- Tìm hiểu chú thích sgk.
? Bài văn có xuất xứ từ đâu ?
? Xác định kiểu VB?
? Phương thức biểu đạt? 
? Luận điểm chính của Vb là gì?
? Hãy xác định bố cục của VB?
( GV: vì đây là đoạn trích nên không có bố cục MB, TB, KB. Đây chỉ gồm hai phần đầu, thiếu kết bài ) :
- Mục tiêu: Hiểu được đức tính giản dị của Bác Hồ làm nên nét vĩ đại của con người Bác.
- Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:
 + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + PC: Yêu lãnh tụ, trách nhiệm lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân.
- Thời gian: 28’
- Quan sát đoạn văn đầu:
? Tác giả nhận xét khái quát về đức tính giản dị của Bác Hồ qua câu văn nào?
? Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?
( GV: NAQ là người dân VN đầu tiên, người dân thuộc địa đầu tiên dám đứng lên đòi thực dân Pháp phải đảm bảo quyền sống, quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Người đã sáng lập ra Đảng CS VN và nhiều tổ chức CM trong nước. Là lãnh tụ của dân tộc VN, Người khai sinh ra nước VN dân chủ CH, cùng nhân dân chèo lái con thuyền CM, đập tan ách thống trị của td Pháp và ĐQ Mĩ. Đó là cuộc đời chính trị lay trời chuyển đất của HCM. Tuy nhiên Người cũng lại là một con người vô cùng giản dị. 
? Như vậy với cách nêu vấn đề ấy, ta thấy tác giả muốn khẳng định điều gì?
? Những từ ngữ trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp thể hiện thái độ nào của tác giả? ( GV: Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân, góp phần nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch cho nhân dân).
- Gv chuyển ý: 
? Sau khi nêu nhận định chung về đức tính giản dị của Bác, tác giả đã làm gì?
( HS: Chứng minh đức tính giản dị của Bác ở nhiều phương diện khác nhau).
- GV đọc đoạn VB tiếp theo:
? Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác bằng những luận điểm nào?
( Dự kiến: - Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người.
 - Giản dị trong cách nói và viết)
? Tác giả đã chứng minh những phương diện nào trong lối sống giản dị của Bác?
( Dự kiến: 
 - Giản dị trong bữa ăn.
 - Giản dị trong nơi ở.
 - Cách làm việc. 
 - Quan hệ với mọi người).
 Tổ/c thảo luận nhóm: 7’
 (Kĩ thuật mảnh ghép
+ Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- Lớp học chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 9 hs. GV đánh số HS lần lượt từ 1 đến 9.
- Nhiệm vụ:
 Nhóm 1: Tìm những chi tiết kể về bữa ăn thường ngày của Bác? 
 Nhóm 2: Sự giản dị trong nơi ở của Bác được thể hiện qua những chi tiết nào? 
 Nhóm 3: Chỉ ra sự giản dị trong cách làm việc của Bác? 
 Nhóm 4: Tìm những biểu hiện về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người? 
 + Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Hình thành 4 nhóm mới: Nhóm 1: HS số 1,2; nhóm 2: HS 3,4; Nhóm 3: HS 5,6; nhóm 4: HS 7,8,9.
- GV phát bảng nhóm kẻ sẵn nội dung hd.
- Nhiệm vụ mới:
? Những chi tiết về sự giản dị của Bác cho ta thấy điều gì?
- Gv bổ sung, kết luận.
- GV đọc đoạn cuối:
? Trong đoạn này, tác giả giải thích và bình luận điều gì ?
? Trước hết, tác giả nhắc nhở mọi người điều gì ?
( GV giải thích tu hành, hiền triết, ẩn dật: 
Bác sống không phải ăn cơm chay, ép xác khổ hạnh như các nhà tu hành, cũng không sống theo kiểu ẩn dật vui với thiên nhiên, với ruộng vường như muốn quên hết sự đời như các bậc hiền nhân xưa).
? Vậy tác giả giải thích lí do và ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác bằng câu văn nào
 ? Em hiểu gì về lí do đó?
( Dự kiến: + Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác luôn gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân.
 + Bác sống giản dị vì Người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân.
? Câu văn nào ghi lời bình luận của tác giả về ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác ? Em hiểu lời bình đó như thế nào ?
( GV: -> Lối sống giản dị hoà hợp với các giá trị tinh thần khác làm thành phẩm chất cao quý tuyệt đẹp ở Bác Hồ.
Đó là biểu hiện của đời sống thật sự văn minh. Vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình).
? Từ đó, tác giả muốn nhắn gửi chúng ta điều gì ?
( Dự kiến: Hãy tìm hiểu, suy ngẫm về đức tính giản dị trong cách sống của Bác Hồ, để nhớ Bác, biết ơn, kính trọng và mãi mãi noi gương Bác).
? Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của tác giả và cách đưa dẫn chứng, lí lẽ trong đoạn này? 
? Với cách lập luận ấy, tác giải thuyết phục ta điều gì? Qua đó thể hiện tình cảm gì của tác giả ?
(Gv: Rõ ràng, chúng ta thấy ở Bác có những việc làm rất bình thường, giản dị mà có lẽ không mấy ai trong đ/s thường nhật để ý đến. Đã có rất nhiều nhà thơ ca ngợi cách sống giản dị của Bác mà khổ thơ sau của nhà thơ Tố Hữu là tiêu biểu :
 Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
 ...
 Bác vẫn thường đi khắp thế gian)
? Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra để chứng minh đức tính giản dị của Bác là gì?
? Nội dung chính của phần này tập trung trong câu văn nào?
? Sự giản dị trong cách nói và bài viết của Bác nhằm mục đích gì?
? Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác ?
? Những câu nói đó khẳng định điều gì?
? Cách viết của Bác có tác động tới nhận thức của quần chúng như thế nào?
? Tác giả có lời bình luận như thế nào về tác dụng của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác Hồ ? Lời bình có ý nghĩa như thế nào?
? Tác giả lập luận đoạn văn theo quan hệ nào?
? Em hiểu ý nghĩa của cách lập luận và lời bình luận này như thế nào ?
 (GV: Câu văn bình luận ấy vừa ngợi ca hiệu quả, tác dụng của những bài viết, những tư tưởng của Bác Hồ, vừa sơ kết, khái quát LĐ 2 trong áng văn nghị luận này.
 Như vậy, qua VB, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Ở Bác, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đ/s tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời đạo đức HCM. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm 1 phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và học tập tấm gương đạo đức của Bác).
? Em nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong VB này ?
? Qua VB, em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV chốt lại
TL cá nhân
HS đọc
Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm
- HĐ cá nhân: 2’; HĐ nhóm 2’
- Chia sẻ nội dung thảo luận nhóm ở vòng 1.
- HĐ nhóm vòng 2: 3’.
- Đại diện nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
- Các nhóm bổ sung nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung :
1- Tác giả :
- (1906 - 2000) - quê xã Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn, từng giữ nhiều cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước.
2- Tác phẩm.
a- Đọc và tìm hiểu chú thích :
* Đọc
* Tìm hiểu chú thích
b- Tìm hiểu chung về tác phẩm :
* Xuất xứ :
- Trích từ bài diễn văn «  Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại » đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1970).
* Kiểu VB :
- Nghị luận.
- Lập luận chứng minh.
- Luận điểm chính: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
* Bố cục: 2 phần 
 P1. Từ đầu -> tuyệt đ ... h hưởng những thành quả, những niềm hạnh phúc, vui sướng trong cuộc sống : Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày giỗ trong gia đình, lễ hội truyền thống, những câu ca dao,...
 + Đến nay, đạo lý đó vẫn được những con người VN của thời hiện tại tiếp tục phát huy.
 Xây nhà tình nghĩa, chăm sóc bà mẹ VN anh hùng, các ngày lễ kỉ niệm 27/7, 20/11, 22/12,...
 c- Kết bài :
- Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
 3- Viết đoạn văn : 
- Phần mở bài và kết bài phải hô ứng.
- Giữa các phần, các đoạn phải có phương tiện liên kết.
II- Thực hành :
Yêu cầu sau tiết 96:
- Đọc tham khảo những bài nghị luận chứng minh.
- Nắm chắc phương pháp làm bài văn chứng minh
- Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
.....Tiết 97 - Tập làm văn: 
 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH.
- Mục tiêu: Biết cách viết đoạn văn nghị luận chứng minh: nêu luận điểm, luận cứ và lập luận bằng ngôn ngữ nói.
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL và PC hướng tới:
 + NL: Hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm
- Thời gian: 45’
- Hs chuẩn bị ở nhà.
- Thảo luận nhóm: 5 phút.
? Cần lưu ý điều gì khi viết đoạn văn chứng minh?
- Chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm 1 đề.
- Mỗi em đọc 1 đoạn văn đã chuẩn bị cho các bạn nghe và góp ý - căn cứ vào phần lí thuyết nêu ở trên.
- Mỗi nhóm cử 2 đại diện lên trình bày 
 + Nhóm 1 : Đề 1
 + Nhóm 2 : Đề 2
 + Nhóm 3 : Đề 3
 + Nhóm 4 : Đề 4
 + Nhóm 5 : Đề 5
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến, đánh giá, nhận xét, cho điểm (nếu bài tốt)
- Hoàn chỉnh những đoạn văn theo các đề.
TL cá nhân
I- Chuẩn bị ở nhà :
II- Thực hành trên lớp :
1- Những điểm cần lưu ý khi viết một đoạn văn chứng minh.
- Bài văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài viết. Vì vậy khi viết đoạn văn cần cố gắng hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài văn để có từ ngữ chuyển đoạn hợp lí .
- Phải có câu chủ đề nêu rõ LĐ của đoạn văn(có thể đứng đầu hoặc đứng cuối đoạn). Các ý, các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho LĐ.
- Các luận cứ phải được sắp xếp hợp lý để quá trình lập luận chứng minh được thực sự rõ ràng, mạch lạc.
2- Thực hành theo tổ, nhóm : 
3- Thực hành trước lớp :
Ví dụ :
Đề 2: Chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
 Nhà văn Hoài Thanh trong VB Ý nghĩa văn chương viết rằng : "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đúng như vậy, trước đây em chưa hề biết gì về Côn Sơn, do đó không có gì thích thú nơi này. Nhưng sau khi học xong VB Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, em đã biết một Côn Sơn có vẻ đẹp ngàn xưa, thanh cao, yên tĩnh với tiếng suối như tiếng đàn cầm, rêu như chiếu êm, trúc bạt ngàn râm mát, biết đây là nơi đại thi hào Nguyễn Trãi đã sống những năm cuối đời và sáng tác nên những bài ca bất hủ. Em đã vô cùng say mê, khao khát được đến Côn Sơn để tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm ngưỡng di tích lịch sử.
Đề 3 : Chứng minh rằng văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
 Không những vậy, văn chương còn luyện những tình cảm ta sẵn có. Lời nhận xét của tác giả Hoài Thanh lại 1 lần nữa đúng đắn. Trước nay, ai cũng nói: tôi yêu quê hương tha thiết nhưng tình yêu đó không cụ thể mà nó mơ hồ, không rõ nét. chỉ đến khi học những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, em mới thấm thía được tình yêu quê hương của nhân dân ta. Đó là, nỗi nhớ quê hương từ những thứ canh rau muống, cà dầm tương bình thường, dân dã; đó là tình yêu quê hương với những con diều biếc, những dậu mùng tơi, những chiếc nón trắng nhấp nhô trên đồng. Từ đó, em hiểu rằng tình yêu quê hương phải gắn liền với những vật thân thuộc, giản dị hằng ngày. Đó chẳng phải là văn chương đã luyện những tình cảm ta sẵn có là gì?
Đề 4 : Chứng minh rằng phải chọn sách mà đọc.
 Đúng vậy, trong thực tế không phải sách nào cũng tốt cả. Bởi lẽ bên cạnh những quyển sách có giá trị rất cần thiết cho chúng ta thì cũng có không ít những quyển sách vô bổ có hại đang có mặt rộng rãi khắp trên thị trường. đó là những quyển sách đầu độc tuổi thơ, kích động bạo lực, tuyên truyền văn hoá đồi truỵ ... mà ta cần phải tránh xa. Vì vậy ta phải biết chọ sách mà đọc. Nếu ta chọn được sách tốt tức là ta đã chọn được một người bạn hiền.
 Đề 5: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
 Bác đã dành biết bao tình cảm cho thiếu niên nhi đồng, tình cảm ấy chứa chan trong những vần thơ Bác dành cho chúng em trong dịp tết Trung thu :
 Trung thu trăng sáng như gương
 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
 Dường như không một phút giây nào Bác không dành cho trẻ em tình thương nỗi nhớ. Trăng với Bác là bạn tri âm, vậy mà ngắm trăng đẹp Bác càng nhớ thương các cháu. Ở một bài khác, Bác cũng nói :
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
 Bác luôn nâng niu, luôn quan tâm chăm sóc từ đời sống đến việc học tập của thiếu nhi. Bác rất vĩ đại mà cũng thật gần gũi. Tình yêu thương của Bác dành cho thiếu nhi đã làm cho hàng triệu triệu trái tim rung động.
 Đề 8 : Chứng minh rằng bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
 Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người : cơm gạo, cá thịt, cây trái, nhà ở, nước uống, quần áo mặc, khí trời để thở,... đều do thiên nhiên cung cấp. Cái đẹp của thiên nhiên khiến cho tâm hồn ta thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc. Thiên nhiên là đề tài hấp dẫn cho thi nhân, văn nhân sáng tạo nên những tác phẩm lừng danh. Không có thiên nhiên, con người sẽ không còn sự sống. Chính vì vậy, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
Yêu cầu sau tiết 97:
- Đọc tham khảo, phân tích những đoạn văn chứng minh để biết cách viết đoạn văn lập luận chứng minh.
- Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. 
..............................................................................................................................................
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
 Tiết 98- LUYỆN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHỦ ĐỀ
 ĐỌC - HIỂU VÀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức toàn bộ chủ đề.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi, nhóm
- Định hướng năng lực, PC:
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập; chăm chỉ tìm tòi, tổng hợp tri thức.
- Thời gian: 45 phút 
Bài tập 1: Hãy vẽ sơ đồ tư duy về cách lập luận cho bài Đức tình giản dị của Bác Hồ.
Bài tập 2: Hoàn thành sơ đồ tư duy về cách lập luận cho bài Ý nghĩa văn chương.
Bài tập 3: Hãy chỉ ra luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài Ý nghĩa văn chương.
Hoạt động 4: Tiết 99- VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 
ĐỌC HIỂU VÀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các câu hỏi ở các mức độ khác nhau của chủ đề.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Kiểm tra 15 phút + giao câu hỏi về nhà để học sinh hoàn thành qua phiếu học tập.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Trung thực khi làm bài kiểm tra nhận thức, trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân.
- Thời gian: 45 phút.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng và Hoài Thanh.
- Nhận biết được xuất xứ, bố cục, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, luận điểm, luận cứ, lập luận,...
 - Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết; Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu được nghệ thuật nghị luận, phong cách nghị luận của hai tác giả trong bài viết, đặc biệt là cách nêu luận điểm rõ ràng, nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. Từ đó hiểu phương pháp lập luận chứng minh; yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm. Biết cách tìm luận cứ và lập luận chứng minh cho một luận điểm.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận , làm bài văn lập luận chứng minh .
Hệ thống câu hỏi đánh giá chủ đề ở các mức độ: 
( GV chọn một câu hỏi bài tập trong phần vận dụng thấp để làm bài kiểm tra, đánh giá. Những câu hỏi còn lại yêu cầu học sinh về nhà làm bài, hoàn thành bằng phiếu học tập cá nhân). 
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
? Những hiểu biết về hai tác giả Phạm Văn Đồng và Hoài Thanh?
 ? Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ( Ý nghãi van chương) thuộc kiểu văn bản nào? Cho biết PT biểu đạt của 2 VB?
? VB Đức tính giản dị của Bác Hồ gồm mấy luận điểm? Chỉ ra những câu văn nêu luận điểm?
? Nêu nội dung và nghệ thuật của VB Đức tính giản dị của Bác Hồ?
? VB Ý nghĩa văn chương gồm mấy luận điểm? Chỉ ra những câu văn nêu luận điểm?
? Nêu nội dung và nghệ thuật của VB Ý nghĩa văn chương?
? Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã giúp cho em hiểu được những gì về Bác Hồ?
? Tại sao chúng ta luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
? Văn bản Ý nghĩa văn chương đã giúp cho em hiểu được những gì khi làm văn lập luận chứng minh?
? Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về tinh thần tương thân tương ái trong việc phòng chống covid- 19 của các địa phương trong cả nước ta?
? Cho câu luận điểm sau: “ Corona là một loại vi rút vô cùng có hại”. Hãy tìm những luận cứ phù hợp để lập luận cho luận điểm trên.
Đề 1: Hãy chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí : uống nước nhớ nguồn.
Đề 2: Suy nghĩ của em về đức tính trung thực.
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, phiếu làm việc cá nhân, nhóm. 
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: + Chuyện kể Bác Hồ
 + Những tác phẩm của Hoài Thanh.
- Đọc thêm những bài văn nghị luận chứng minh.
- Hoàn thiện 2 bài văn trên.
- Chuẩn bị : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_theo_cv417_tuan_24.doc