Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được :

 1- Kiến thức :

 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.

 2- Kĩ năng :

 Thành thục kĩ năng tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh qua các đề bài cụ thể.

 3- Thái độ:

 Bước đầu làm quen với thể loại chứng minh, luôn có ý thức tập chứng minh 1 vấn đề trong cuộc sống.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- PC : Chăm chỉ tìm tòi kiến thức về văn nghị luận chứng minh, trách nhiệm hoàn thành bài tập được giao.

B- Chuẩn bị :

- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,.

- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,.

C- Tổ chức các HĐ dạy và học :

Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.

- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi.

- Hình thức: cả lớp.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Tư duy sáng tạo.

 + Chăm chỉ học bài cũ để nắm kiến thức.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT

- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi :

? Một bài bài văn nghị luận gồm có mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?

? Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ các phần, người ta phải làm gì?

- Dẫn dắt vào bài mới:

 Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần chúng ta làm sáng tỏ bằng những luận cứ xác đáng. Đó là lúc chúng ta phải dùng phép lập luận chứng minh. Phép lập luận này có đặc điểm gì ? Cách làm ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

doc 19 trang cucpham 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn : 2/ 3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021 
Tuần 23- Tiết 89- Tập làm văn: 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được :
 1- Kiến thức :
 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
 2- Kĩ năng : 
 Thành thục kĩ năng tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh qua các đề bài cụ thể.
 3- Thái độ:
 Bước đầu làm quen với thể loại chứng minh, luôn có ý thức tập chứng minh 1 vấn đề trong cuộc sống.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC : Chăm chỉ tìm tòi kiến thức về văn nghị luận chứng minh, trách nhiệm hoàn thành bài tập được giao.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động: 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài cũ để nắm kiến thức.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi :
? Một bài bài văn nghị luận gồm có mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?
? Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ các phần, người ta phải làm gì?
- Dẫn dắt vào bài mới:
 Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần chúng ta làm sáng tỏ bằng những luận cứ xác đáng. Đó là lúc chúng ta phải dùng phép lập luận chứng minh. Phép lập luận này có đặc điểm gì ? Cách làm ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Hiểu mục đích và phương pháp chứng minh.
- Phương pháp và kĩ thuật: thảo luận, phát hiện, phân tích, đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: Các nhân, nhóm.
- Năng lực, PC: 
 + NL: Hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tìm tòi kiến thức về văn nghị luận chứng minh, trách nhiệm hoàn thành bài tập được giao.
- Thời gian : 10’
? Khi muốn nói với mọi người rằng bạn A lớp em rất tốt bụng, em phải làm thế nào cho mọi người tin là em nói thật ?
? Yêu cầu về những chuyện kể trên phải như thế nào ?
? Nếu nói bạn B học giỏi nhất lớp thì phải có dẫn chứng gì để thuyết phục các bạn ?
? Từ hai ví dụ trên, em hãy rút ra kết luận khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ 1 vấn đề thật hay giả thì người ta làm gì ?
? Cách dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ 1 điều gì đáng tin gọi là gì ?
? Em hãy lấy 1 số ví dụ khác ?
? Trong VB nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy ?
? Trong đời sống, người ta dùng sự thật để làm gì ?
- Gọi HS đoc bài văn " Đừng sợ vấp ngã".
? LĐ chính được nêu ra trong bài là gì ?
? Những câu văn nào mang LĐ phụ ?
? Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận như thế nào?
? Qua bài, tác giả muốn nói tới điều gì 
? Các dẫn chứng được đưa ra trong bài có đáng tin cậy không ? Vì sao ?
? Từ ví dụ trên, em cho biết thế nào là phép lập luận chứng minh ?
? Các lí lẽ, dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải đảm bảo yêu cầu gì?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Mục đích và phương pháp chứng minh. 
1- Mục đích chứng minh :
 a- Tìm hiểu ví dụ :
- Kể những việc làm tốt của bạn A : 
 + Vui vẻ, hay giúp đỡ bạn bè và mọi người
 + Học giỏi nhưng không kiêu ngạo, thường xuyên hướng dẫn các bạn yếu học tập.
- Phải đúng sự thật, có sức thuyết phục.
- Rất chăm chỉ học tập.
- Các bài kiểm tra hầu hết cao nhất lớp.
- Các môn học tổng kết cuối năm đạt loại giỏi, hơn hẳn các bạn khác -> đây là điểm thực chất
-> Người ta phải đưa ra được các lí lẽ, dẫn chứng có thật làm sáng tỏ vấn đề, làm cho người đọc, người nghe tin điều đó là có thật.
- Chứng minh (nhân chứng, vật chứng)
VD: Đưa ra tấm chứng minh thư là chứng minh tư cách công dân, khi đưa giấy khai sinh là đưa ra bằng chứng về ngày sinh,...
- Ta phải dùng lí lẽ, dẫn chứng xác thực để chứng tỏ 1 nhận định, luận điểm nào đó là đúng đắn, là đáng tin cậy -> Khi đó là ta đã chứng minh.
 b- Ghi nhớ 1 :
Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
2- Phương pháp lập luận chứng minh.
 a- Tìm hiểu ví dụ :
 Bài văn : Đừng sợ vấp ngã
* Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã
* Câu mang luận điểm: 
- Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ
- Vậy xin bạn chớ lo thất bại.
* Lập luận:
Mở bài :
- Câu 1 : Vấp ngã là thường.
- Câu 2, 3, 4 - lấy ví dụ có thật đã được thừa nhận không thể chối cãi mà ai cũng có lần trải qua. Ví dụ : đánh bóng bàn - dường như không đánh trúng.
Thân bài :
Nêu cụ thể = 5 dẫn chứng có thật :
 + Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi-xnây-len.
 + Lu-i Pa-xtơ là HS trung bình, cụ thể là môn Hoá - cái môn sau này làm nên sự xuất sắc của ông - đứng hạng 15/22 HS.
 + Lép Tôn-xtôi sau này nổi tiếng nhưng đã từng nếm thất bại vì bị đình chỉ đại học vì thiếu năng lực và ý chí.
 + Hen-ri Pho đến lần thứ 5 mới thành công.
 + Ca sĩ Ca-ru-xô thầy đánh giá là thiếu chất giọng nhưng đã thành danh.
Kết bài : Nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng.
-> Thất bại là mẹ thành công.
- Khuyên con người ta phải có ý chí, phải cố gắng hết sức mình thì sẽ thành công lớn.
-> Các dẫn chứng đưa ra rất đáng tin vì nó đã nói đến những thất bại, những vấp ngã bước đầu của những người nổi tiếng, ai cũng biết.
 b- Ghi nhớ 2, 3 :
- Trong văn NL, chứng minh là 1 phép lập luận dùng nhữnglí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ LĐ mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, dẫn chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về Nghị luận chứng minh.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ , ham học, có tinh thần tự học; trách nhiệm trau dồi để làm tốt văn nghị luận chứng minh.
- Thời gian: 15 phút .
- Gọi HS đọc VB
Tổ/c HĐ nhóm: 5’
(KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + Nhiệm vụ: 
 Trả lời các câu hỏi a,b,c:
a- Tìm LĐ chính của bài văn ? Những câu văn nào mang LĐ ?
b- Để chứng minh LĐ của mình, người viết đã nêu những luận cứ nào? Những luận cứ trên có hiển nhiên, có sức thuyết phục không ?
c- Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập :
 Bài 1: VB : Không sợ sai lầm
* Luận điểm chính: Không sợ sai lầm
* Những câu mang luận điểm:
- Một người lúc nào cũng sợ thất bại ... suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Bạn làm sao tránh được sai lầm. Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Chẳng ai thích sai lầm cả.
- Những người sáng suốtsố phận của mình.
* Những luận cứ:
 Đoạn 1 : 
- Sợ sặc nước thì không biết bơi
- Sợ nói sai sẽ không học được ngoại ngữ.
- Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
 Đoạn 2 :
- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai
- Sợ sai thì bạn chẳng dám làm
- Tiêu chuẩn đúng sai khác nhau
- Chớ sợ trắc trở mà ngừng tay
 Đoạn 3 :
- Không cố ý pham sai lầm
- Có người phạm sai lầm thì chán nản
- Có kẻ sai lại tiếp tục sai lầm thêm
- Có người rút kinh nghiệm để tiến lên
- Rất hiển nhiên và có sức thuyết phục vì đó là những luận cứ có thật diễn ra hằng ngày mà ai cũng cảm nhận được
-> Luận cứ phải xác thực, rõ ràng, chắc chắn.
- Ở bài này khi đưa luận cứ không nêu dẫn chứng cụ thể như bài Đừng sợ vấp ngã. Vì thế dễ cho người đọc tự thấy mình trong những dẫn chứng đó.
 -> Như vậy, có rất nhiều cách đưa luận cứ để lập luận chứng minh, miễn là luận cứ phải có sức thuyết phục người đọc tin và làm theo.
* Củng cố :
? Nhắc lại thế nào là nghị luận chứng minh ?
? Trình bày lại phép lập luận chứng minh ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về lập luận chứng minh để giải quyết tình huống mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học; trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
	Tạo lập một đoạn văn trình bày một trong những luận điểm sau: 
 Lòng kiên trì sẽ dẫn tới thành công.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo một số bài văn nghị luận chứng minh. Sưu tầm một số câu chuyện về lòng kiên trì, dũng cảm, trung thực, khiêm tốn, hiếu học.
- Nắm chắc phương pháp lập luận chứng minh.
- Làm các bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài : Cách làm bài lập luận chứng minh.
 ...................................................................................
Soạn : 2/ 3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021
Tiết 90- Tiếng Việt: 
 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU( tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt : Qua bài này, HS có được :
1- Kiến thức :
- Nắm được công dụng của trạng ngữ (bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài).
- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).
2- Kĩ năng :
Thành thục trong việc vận dụng các công dụng của trạng ngữ và tác dụng của việc tách trạng ngữ vào trong văn nói, văn viết.
3- Thái độ:
Có ý thức sử dụng trạng ngữ 1 cách hợp lí, đúng mục đích giao tiếp.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng ... n bài cho đề bài trên từ những ý đã tìm được ở bước 1 ?
? Như vậy, phần thân bài, em phải làm gì 
( Dự kiến: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm nêu ra là đúng đắn).
? Kết bài như thế nào ?
? Từ dàn bài cụ thể trên, em hãy rút ra dàn bài chung của bài văn chứng minh ?
( Dự kiến : Dàn bài chung:
 Mở bài: Nêu LĐ cần được chứng minh
 Thân bài: Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ LĐ là đúng đắn
 Kết bài: Nêu ý nghĩa của LĐ đã được c/m).
? Em sẽ viết bài theo trình tự nào?
( Dự kiến: Viết từng đoạn, từ mở bài đến kết bài)
? Có thể viết mở bài theo những cách nào?
(Dự kiến: - Đi thẳng vào vấn đề
- Suy từ cái chung đến cái riêng
- Suy từ tâm lý con người
- Nêu những câu hỏi ở dạng băn khoăn thắc mắc).
? Từ những ví dụ trên, em hãy cho biết khi viết mở bài có cần lập luận không ?
( Dự kiến: Rất cần lập luận. Có nhiều cách lập luận khác nhau và phải phù hợp với yêu cầu của bài)
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài ?
( Dự kiến: Phải có những từ ngữ chuyển đoạn như: Thật vậy, quả vậy, quả thật, đúng vậy,... để khẳng định vấn đề là đúng ngay từ đầu).
? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó ?
( Dự kiến: Có thể dùng từ chuyển đoạn hoặc dùng ý để liên kết).
? Nên viết đoạn phân tích lý lẽ như thế nào ?
( Dự kiến: - Phân tích lý lẽ : "Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại" trước rồi phân tích lí lẽ "không có chí thì không làm được gì" sau hoặc có thể ngược lại miễn là hợp lí.
- Có thể nêu lí lẽ trước rồi phân tích).
? Hãy tập viết 1 đoạn phân tích lý lẽ?
? Tương tự như trên, em sẽ viết đoạn nêu dẫn chứng như thế nào ?
( Dự kiến: - Có từ ngữ chuyển đoạn
 - Cần nêu những dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục.
 - Dẫn chứng phải có thật, gần với đời thường)
- Gọi HS đọc 3 kết bài trong SGK
? Làm thế nào để liên kết MB với TB 
( Dự kiến: Dùng từ ngữ chuyển đoạn : Tóm lại)
? Kết bài đã hô ứng với phần mở bài chưa?
( Dự kiến: Đã có sự hô ứng giữa từng cách mở bài với từng cách kết bài).
? KB đã cho thấy LĐ đã được chứng minh chưa ?
( Dự kiến: - Kết bài đã nêu ý nghĩa của LĐ đã được chứng minh.
- Kết bài phải có lời văn hô ứng với mở bài 
? Vậy khi viết văn chứng minh, em cần lưu ý điều gì ?
( Dự kiến: Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết).
? Bước này nhằm mục đích gì ?
? Theo em, có thể bỏ được bước nào trong 4 bước không? Vì sao ?
( Dự kiến: Không bỏ được bước nào vì nếu không có bước 1 thì dẫn tới lạc đề, không trọng tâm; không có bước 2 thì sẽ không có cái sườn để viết bài; không có bước 3 thì sẽ không tạo lập được VB; không có bước 4 thì những lỗi sai sẽ không được sửa -> VB chưa hoàn chỉnh).
HS nhắc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
( HS : Ba phần).
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS làm việc cá nhân
HS làm việc cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh :
1- Tìm hiểu ví dụ :
 Đề bài : 
 Nhân dân ta thường nói : Có chí thì nên. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
a- Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý :
* Tìm hiểu đề.
- Vấn đề NL: tư tưởng Có chí thì nên
- Phạm vi nghị luận: Phân tích, làm sáng tỏ chân lý đúng đắn: Có chí thì nên.
- Tính chất: Khẳng định
- Thái độ: Ca ngợi, khẳng định ý chí của con người sẽ đem tới thành công.
* Lập ý.
- Luận điểm chính: Có chí thì nên
 + Lđ phụ 1 giải thích: 
 Chí là ý muốn bền bỉ theo đuổi 1 việc gì tốt đẹp - là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực.
 Nên là kết quả, là thành công.
-> Ai có chí thì sẽ thành công.
 + Lđ phụ 2: Bất cứ việc gì như học Ngoại ngữ, tập bơi, tập đi xe, nếu không kiên trì thì sẽ không học được
 + Lđ phụ 3: Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì đều không làm được.
- Luận cứ ( dẫn chứng) :
 + Bác Hồ : cuộc đời và sự nghiệp
 + Anh Nguyễn Ngọc Ký
 + Cuộc kháng chiến của dân tộc ta
 + Lời dạy của Bác đối với thanh niên
- Lập luận: Phải chặt chẽ, rành mạch: từ giải thích vấn đề -> dùng lí lẽ phân tích các dẫn chứng nêu ra (như phần trên).
 b- Bước 2 : Lập dàn bài :
* Mở bài:
 Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết
( Nêu luận điểm cần chứng minh)
* Thân bài :
 + Xét về lý :
 - Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại
 - Không có chí thì sẽ thất bại
 + Xét về thực tế : 
 - Những người có chí đều thành công:
 . Bác Hồ kính yêu nhờ có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, lòng yêu nước đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta.
 . Anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay nhưng nhờ kiên trì học tập, rèn luyện nay đã trở thành thầy giáo - nhà giáo ưu tú.
 . Lời dạy của Bác đối với thanh niên :
 Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên
 . Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhờ kiên trì chịu đựng gian khổ, bền bỉ đấu tranh mà nhân dân ta đã đánh đuổi hết các kẻ thù xâm lược giành lại nền độc lập và bảo vệ vững chắc nền độc lập đó.
 . Con người khám phá vũ trụ, đi vòng quanh trái đất bằng đường biển chính là nhờ ý chí và nghị lực.
 * Kết bài : Nêu ý nghĩa của LĐ đã chứng minh:
 Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
c- Bước 3 : Viết bài
* Mở bài :
 Ví dụ :
 Trong cuộc sống, không phải ngả đường nào dẫn đến tương lai cũng đều bằng phẳng, tốt đẹp. Có những đoạn đường đầy chông gai, sỏi đá; cũng có những đoạn đường thơm ngát hoa hồng. Nhưng ngay cả những đoạn đường thơm ngát hoa hồng, ta cũng đừng quên “ hoa hồng nào cũng có gai sắc”. Liệu con người có thể băng qua sỏi đá, chông gai, chấp nhận mọi thử thách để xây dựng tương lai ? Liệu có những đèo dốc, ghềnh thác nào không thể vượt nổi ? Lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ đã giúp ta giải đáp những băn khoăn ấy “Có chí thì nên”.
 * Thân bài :
 Ví dụ :
 Thật vậy, chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. Trong cuộc sống có rất nhiều những khó khăn trở ngại như khám phá vũ trụ, lòng đất, khai phá đất đai, phát minh khoa học,... con người đều đã và đang làm được. Đó chính là nhờ có ý chí và nghị lực cùng với lòng quyết tâm sắt đá. Nếu thiếu ý chí thì dù cho việc nhỏ đến mấy như nấu cơm, quét nhà,... cũng khó có thể làm tốt được.
 Ví dụ :
 1. Thực tế đã có biết bao tấm gương sáng về những con người có ý chí đã làm nên sự nghiệp. Bác Hồ kính yêu từ lúc là anh Ba xuống làm phụ bếp dưới tàu chỉ với hai bàn tay trắng; giai đoạn long đong xứ người "Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá" và "Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya". đến những ngày Việt Minh trên hang Pắc Bó, quanh quẩn chỉ cháo bẹ, rau măng,...Nếu không có "Suốt ba mươi năm ấy chân không nghỉ" trên đường đời gian lao phấn đấu, làm sao Bác có thể tìm ra con đường cứu nước, đưa dân tộc ta tới đích vinh quang ?
 2. Hay anh Nguyễn Ngọc Kí, thuở nhỏ sau 1 trận ốm nặng đã bị liệt cả hai tay. Nhưng do lòng khao khát được học tập, được đến trường nên anh đã kiên trì tập viết bằng chân với những cục gạch, mẩu phấn rồi đến cái bút ở trên sân hay mảnh chiếu cuối lớp. Có những hôm đang viết, chân bị chuột rút đau điếng người mà khi khỏi rồi anh lại kiên trì tập luyện. Và thời gian không phụ công người có chí. Anh Nguyễn Ngọc Kí ngày nào nay đã trở thành Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí. 
* Kết bài :
 d- Bước 4 : Đọc lại và sửa chữa.
- Kiểm tra, sửa chữa lại những lỗi trong VB.
Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố .
- Mục tiêu: củng cố kiến thức về lập luận chứng minh.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm : Có ý thức trau dồi kiến thức để làm bài văn chứng minh.
- Thời gian: 15 phút .	
- Gọi HS đọc 2 đề văn trong SGK
? Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bài này có giống với đề bài trên không ?
? Tuy nhiên, giữa 3 đề đó vẫn có sự khác nhau. Hãy chỉ ra sự khác nhau đó?
Tổ/c hoạt động nhóm
( KT học hợp đồng)
 - GV chia lớp thành 6 nhóm.
- Nhiệm vụ: 
 + N1,2,3: Làm đề 1
 + N4,5,6: Làm đề 2
- Yêu cầu các nhóm kí hợp đồng thực hiện ở nhà các bước của một bài văn lập luận chứng minh.
- Học sinh các nhóm trao hoạt động ở nhà, cử đại diện trả lời.
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm
- Nhận hợp đồng làm ở nhà.
- Báo cáo trong phần kiểm tra bài cũ tiết sau.
II- Luyện tập :
- Lần lượt theo trình tự 4 bước ở trên. Vì 2 đề này đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí, tương tự như câu "Có chí thì nên".
- Khi chứng minh cho câu "Có công mài sắt có ngày nên kim", cần phải nhấn mạnh vào chiều thuận : Hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó như mài sắt (cứng rắn, khó mài) thành kim (bé nhỏ) cũng có thể hoàn thành.
- Còn khi c/m cho bài "Không có việc gì khó...", cần chú ý đến cả hai chiều thận - nghịch : Một mặt, nếu lòng không bền thì không làm được việc; còn đã quyết chí thì việc dù lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.
 * Củng cố :
? Trình bày lại các bước làm bài văn chứng minh ?
? Nêu dàn ý bài văn chứng minh.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về lập luận chứng minh.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách trau dồi kiến thức để làm bài lập luận chứng minh.
	Tập viết đoạn văn chứng minh cho câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo những bài văn nghị luận chứng minh.
- Nắm chắc cách làm bài văn chứng minh.
- Chuẩn bị đề bài ở tiết Luyện tập lập luận c/m để giờ sau luyện tập. 
 ...................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_theo_cv417_tuan_23.doc