Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em - tương lai nhân loại.

- Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II. TRỌNG TÂM(ghi theo hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN)

1. Kiến thức

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

* Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục

- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình.

- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.

- Tự nhận thức và xác định được giá trị lòng nhân ái và trách nhiệm với gia đình– nhà trường – xã hội

- Giao tiếp – phản hồi - lắng nghe tích cực trình bày ý nghĩ – ý tưởng, cảm nhận của bản thân trước những cảm xúc của nhân vật cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản.

3.Thái độ

- Có ý thức yêu thích bộ môn

- Nghiêm túc tự giác trong học tập

- Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình.

- Hiểu thấy rõ được ý nghĩa của ngày khai trường- nâng niu trân trọng những kỉ niệm của tuổi đến trường.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh

- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài

- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân

- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp .

- Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực .

- Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân.

- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh

 

doc 422 trang cucpham 02/08/2022 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1
Tuần 1
Tiết 1
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Theo Lí Lan, báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1-9-2000)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em - tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
II. TRỌNG TÂM(ghi theo hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN)
1. Kiến thức
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
* Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục
- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình.
- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.
- Tự nhận thức và xác định được giá trị lòng nhân ái và trách nhiệm với gia đình– nhà trường – xã hội
- Giao tiếp – phản hồi - lắng nghe tích cực trình bày ý nghĩ – ý tưởng, cảm nhận của bản thân trước những cảm xúc của nhân vật cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản.
3.Thái độ
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập
- Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình.
- Hiểu thấy rõ được ý nghĩa của ngày khai trường- nâng niu trân trọng những kỉ niệm của tuổi đến trường.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học 
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài
- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân
- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ...
- Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ...	
- Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân.
- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên
-Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên => Soạn giáo án.
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái.
2. Học sinh: 
 - Đọc văn bản ít nhất 3 lần => trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.
- Ôn lại một số văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK)
* Mục tiêu: kiểm tra việc học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới của học sinh
* Phương án: Kiểm tra trước khi vào tìm hiểu bài mới
Kiểm tra SGK, vở soạn, vở bài tập và vở ghi của hs.
3. Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
* Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
* Phương pháp: Thuyết trình
* Kỹ thuật : Động não
* Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
“ Ngày đầu tiên đi học 
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc 
Mẹ dỗ dành yêu thương”
Gợi lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của mỗi học sinh Bằng bài hát “Ngày đầu tiên đi học”. ->Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy ? Bài Cổng trường mở ra mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. 
- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.
- Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội.
- Cổng trường mở ra làvăn bản nhậ dụng đề cập đến những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em .
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu :
- Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Hs nắm được các giá trị của văn bản.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác...
* Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
* Kỹ thuật: Động não, giao việc, .
* Thời gian: 27- 30’.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT-KN
GHI CH
1: Đọc - hiểu chú thích.
GV cho HS đọc truyện. Hướng dẫn cách đọc cho HS: đọc với giọng tự nhiên, chậm rãi, rõ ràng. Góp ý ngắn gọn cách đọc cho HS.
 (?) Văn bản này thuộc loại văn bản nào?
(?) Em nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng.
2: Tìm hiểu văn bản.
Em hãy tóm tắt đại ý của văn bản.
Tìm những chi tiết, từ ngữ để biểu hiện tâm trạng của 2 mẹ con?
(?)Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để thể hiện tâm trạng của 2 mẹ con ?
(?) Theo em, tại sao người mẹ không ngủ được
 (?) Vậy chi tiết nào cho thấy ngày khai trường đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người mẹ?
(?) Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?
GV bình:
è Mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng, chăm sóc, lo lắng mỗi khi ta bệnh, lo âu dõi theo bước chân ta, bảo vệ ta khi gặp nguy hiểm, vỗ về an ủi ta lúc buồn phiền, động viên khích lệ ta mỗi khi ta gặp khó khăn và luôn ở bên ta cho hết cuộc đời. Bởi thế có một danh nhân đã nói rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan duy chỉ có trái tim người mẹ là vĩ đại hơn hết”
(?) Trong bài văn, có phải người mẹ đang trực tiếp nói chuyện với con không? Theo em, người mẹ đang nói với ai?
(?) Cách viết này có tác dụng gì?
(?) Câu văn nào trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Câu hỏi thảo luận:
Kết thúc bài văn, người mẹ nói: “bước qua  thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới đó là những gì sau 6 năm học qua.
(èHiểu biết về thế giới xung quanh, tư tưởng, đạo lý, tri thức nhân loại, tình bạn, thầy trò )
GV bình: 
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, quãng đời đẹp nhất là quãng đời chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. “ Thế giới kỳ diệu” đó đang chờ chúng ta khám phá với bao vui, buồn, hơn, giận. Và dù gì đi chăng nữa, hãy nhớ rằng: chúng ta không bao giờ đơn độc một mình. Vì bên cạnh ta là thầy cô giáo, là bạn bè thân quen. 
 3 : Hướng dẫn tổng kết
Qua tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, em hiểu điều tác giả muốn nói ở đây là gì?
GV cho HS nhắc lại ý nghĩa văn bản
HS phát biểu.
Văn bản nhật dụng
Là văn bản đề cập đến những nội dung có tính cập nhật đề tài có tính thời sự đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài
HS phát biểu 
Viết về tâm trạng của một người mẹ vào đêm trước ngày khai trường khi con vào lớp 1.
Mẹ: không tập trung vào việc gì cả, trằn trọc không ngủ được, nhớ về buổi khai trường đầu tiên của mẹ, nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
Con: gương mặt thanh thoát, ngủ ngoan, đôi môi hé nở, thanh thản, vô tư.
Nghệ thuật tương phản
HS phát biểu theo cảm nhận của bản thân.
Định hướng:
- Vì lo lắng cho con
- Vì nghĩ về kỉ niệm xưa.
“cứ nhắm mắt  dài và hẹp”
“cho nên ấn tượng  bước vào”.
Có tình yêu thương con hết mực, mong muốn con cũng có kỉ niệm về ngày khai trường, muốn con có một tâm hồn trong sáng rộng mở.
Dự kiến trả lời:
Người mẹ không nói với con, người mẹ đang tâm sự với chính mình.
Cách viết này nhằm làm nổi bật, tâm trạng của nhân vật, có thể nêu lên những tâm tư tình cảm sâu kín, khó thể hiện bằng lời nói.
“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong GD sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.”
HS thảo luận theo nhóm.
HS có thể trả lời theo cách riêng, theo cảm nhận của mình miễn là làm nổi bật lên vai trò và vị trí của nhà trường.
Định hướng trả lời theo phần Ghi nhớ ( SGK )
- Bài văn giúp em hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con.
- Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
I. ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH.:
Tác giả: Lý Lan.
Tác phẩm: Văn bản nhật dụng; trích từ Báo “Yêu trẻ” số 166.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Hoàn cảch nảy sinh tâm trạng:
Đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
2. Diễn biến tâm trạng của mẹ:
- Không tập trung được.
- Trằn trọc không ngủ được.
- Nhớ về buổi khai trường đầu tiên 
- nhớ sự nôn nao hồi hộp.
sự thao thức, suy nghĩ xen lẫn hồi ức, thể hiện tấm lòng yêu thương, tình cảm đẹp đẽ đối với con.
Con: ngủ ngoan, thanh thản, vô tư.
3. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra:
Đi đi conbước qua cánh cổng trường  thế giới kỳ diệu sẽ mở ra
Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.
III. GHI NHỚ:
SGK trang 9
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Thời gian: 7- 10 phút.
* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...
* Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chú
Bài tập 1: 
Em tán thành ý kiến trên vì nó đánh dấu bước ngoặt, sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mỗi con người: sinh hoạt trong môi trường mới, học nhiều điều -> tâm trạng vừa háo hức vừa hồi hộp , lo lắng.
Bài tập 2: Những kỉ niệm nào thức dậy trong em khi đọc văn bản “ cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan . Hãy viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. (về nhà)
- Hs thảo luận nhóm bàn và bình.
- Học sinh nêu cảm nhận.
...
IV. Luyện tập.
Bài tập phần luyện tập SGK
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướn ... Phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm
- Thời gian: 18 phút
- Năng lực dạy học cần hướng tới: hợp tác, giao tiếp tiếng Việt
? Nhắc lại kiến thức Tiếng Việt đã học trong kỳ I?
? GV yêu cầu HS trình bày bảng hệ thống hoá kiến thức đã phân công chuẩn bị?
- Gọi HS khác nhận xét.
 - GV nhận xét , bổ sung.
- Nhắc lại nội dung kiến thức TV đã học: từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, thành ngữ, chơi chữ, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ HV.
- Các nhóm trình bày theo nội dung bảng ôn tập.
+ N1: Từ láy, từ ghép, từ HV.
+ N2: Đại từ, quan hệ từ.
+ N3: Từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa.
+ N4 : Thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
I. Nội dung ôn tập
- Cấu tạo từ
- Nghĩa của từ
- Các biện pháp tu từ
- Từ HV
* Yêu cầu HS bổ sung vào vở những kiến thức TV còn chưa chuẩn.
Đơn vị kiến thức
Khái niệm
Phân loại, cách dùng
Ví dụ
1. Từ ghép
Là từ có cấu tạo bởi 2 tiếng có nghĩa trở lên.
- Từ ghép đẳng lập, 
- Từ ghép chính phụ.
- Nhà cửa
- Hoa lan
2. Từ láy
Là từ có 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có QH về âm.
- Từ láy toàn bộ
- Từ láy bộ phận
- Xanh xanh
- Lênh - khênh 
3. Từ HV
Từ mượn tiếng Hán
- Từ ghép chính phụ
- Từ ghép đẳng lập
- Thi nhân
- Giang sơn
4. Đại từ
Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh của lời nói hoặc dùng để hỏi. 
- Đại từ để trỏ
- Đại từ để hỏi
*Có thể làm CN, VN, hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
- Tôi, mày ...
- Ai, bao nhiêu
5. Quan hệ từ
Từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ: sở hữu, so sánh ... giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong đoạn văn.
- Trường hợp bắt buộc sử dụng và không bắt buộc sử dụng quan hệ từ.
- Một số quan hệ từ dùng thành cặp.
- Sách của tôi
- Cái tủ bằng gỗ
- Vì trời mưa nên áo ướt.
6. Từ đồng nghĩa
Từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn 
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Mẹ - má
- Chết - hi sinh
7.Từ trái nghĩa
Là từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Sử dụng trong thể đối, tạo hình tượng tương phản.
- Sống - chết.
- Cao - thấp.
8. Từ đồng âm
Là những từ có cách phát âm giống nhau, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau.
- Nhãn lồng
- Lồng gà
- Ngựa lồng 
- Lồng chăn
9. Thành ngữ.
Loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của từ ngữ hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa.
- Nhà rách, vách nát
- Nhanh như chớp ...
10. Điệp ngữ
Cách sử dụng từ ngữ lặp đi lặp lại để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ chuyển tiếp
- Điệp ngữ nối tiếp
- Cháu chiến đấu ...
- Cảnh khuya như vẽ
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết ...
11. Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,  làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
- Dùng từ đồng âm; 
- Lối nói lái;
- Cách trại âm
- Cách điệp âm;
-Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, 
- Bà già đi chợ 
- Con cá đối bỏ trong cối đá 
- Đi phố Mía gặp cô hàng mật 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Phương pháp: tiếp sức, động não, nhóm
- Thời gian: 18 phút
- Năng lực dạy học cần hướng tới: hợp tác, giao tiếp tiếng Việt
- GV tổ chức chơi trò chơi tiếp sức.
- Tìm nhanh các thành ngữ.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét cho điểm.
- Giao việc cho HS các nhóm.
+ Nhóm 1: Bài 3 /193.
+ Nhóm 2: Bài 6 /194.
+ Nhóm 3: Bài 7 / 194.
- Hướng dẫn hs thảo luận.
- Yêu cầu HS trình bày trên bảng.
- Đánh giá.
- GV chốt nội dung ôn tập.
- Các tổ thi tiếp sức.
- Theo dõi, nhận xét.
*Ví dụ:
+ Trăm trận trăm thắng
+ Rừng thiêng nước độc
+ Cây nhà lá vườn
+ Trùng trục như con bò thui
- Làm bài tập theo nhóm.
- Cử đại diện trình bày.
II. Luyện tập
Bài 1: Tìm thành ngữ.
- Cành vàng, lá ngọc
- Miệng nam mô bụng một bồ dao găm 
Bài 3
Bài 6
Bài 7
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
+ Thực hành viết các đoạn văn sử dụng các đơn vị kiến thức đã học theo 3 chủ đề về môi trường, biển đảo, giao thông ( đã giao cụ thể trong phần đề cương)
+ Suy nghĩ cá nhân
+ trình bày tâm trạng....
+ Lớp nhận xét, bổ sung
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian:1’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
-Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học.
(+Tụ quan sát, liên hệ, trao đổi, trình bày....Rèn kĩ năng tự nhận thức điểu chỉnh hành vi của bản thân.
Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (2 phút) 
 - Học bài cũ: + Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học
 + Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
 - Chuẩn bị: Tiết 68: Luyện tập sử dụng từ. (Yêu cầu HS khái quát kiến thức theo bản đồ tư duy)
 + Nhóm 1: Phần Văn.
 + Nhóm 2: Phần Tiếng Việt.
 + Nhóm 3: Phần Tập làm văn.
TUẦN 18- TIẾT 68: 
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ 
I. Mức độ cần đạt 
 1. Kiến thức: 
 - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
 - Chuẩn mực sử dụng từ .
 - Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực. 
 3. Thái độ:
 - Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực khi nói và viết.
II. Trọng tâm
 1. Kiến thức: 
 - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
 - Chuẩn mực sử dụng từ .
 - Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực. 
 3. Thái độ:
 - Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực khi nói và viết.
4. Năng lực dạy học được hướng tới:
 - năng lực chung: hợp tác
 - năng lực chuyên biệt: giao tiếp tiếng Việt
 III. Chuẩn bị của GV và HS
 - Giáo viên: Bài soạn.
 - Học sinh: Vở ghi, vở bài tập, bài tập làm văn số 2,3 ; đọc và trả lời câu hỏi trong bài học.
 IV. Tổ chức dạy và học 
 Bước I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
 Kiểm tra sĩ số, trật tự nội vụ lớp học
 Bước II. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 ? Nêu các chuẩn mực sử dụng từ?
 Đáp án : - Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
 - Sử dụng từ đúng nghĩa
 - Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
 - Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
 - Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
 * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp
* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình.
* Kỹ thuật : Động não.
* Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
- G V giới thiệu ý nghĩa của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Hs nghe và ghi tên bài
Tiết:68
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu: 
+ Học sinh nắm được các giá trị của văn bản.
+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác...
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, giao tiếp, chia sẻ và năng lực cảm thụ tác phẩm truyện .... 
* Phương pháp: Đọc diễn cảm, thuyết trình, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
 Bước III. Tổ chức dạy và học bài mới: (40 phút)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Chuẩn KT-KN cần đạt
Ghi chú
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1
- GV yêu cầu:
- Đọc nhẩm lại các bài viết Tập làm văn số 2,3.
- Kẻ bảng như trong SGK (Ghi lại những từ đã dùng sai và nêu cách sửa vào bảng đã kẻ.
- Gọi HS trình bày phần thống kê.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài làm của HS
- Gọi HS đọc bài tập 2
- Cho 2 HS ngồi cạnh nhau đọc chéo bài Tập làm văn của nhau rồi nhận xét về các trường hợp dùng từ; nêu cách chữa lỗi dùng từ: không đúng nghĩa; không đúng tính chất ngữ pháp; không đúng sắc thái biểu cảm; không hợp với tình huống giao tiếp ...
- Gọi một số nhóm trình bày.
- GV khái quát nội dung tiết luyện tập.
- Xác định yêu cầu. 
- Đọc nhẩm lại bài Tập làm văn số 2,3
- Kẻ bảng.
-Tìm các từ dùng sai và sửa.
- Trình bày.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- Đọc bài tập.
- Làm việc theo nhóm đôi: đọc và nhận xét bài tập làm văn của nhau.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung
Bài 1: Chữa lỗi dùng từ trong các bài Tập làm văn số 2, 3.
Từ dùng sai âm, chính tả
Cách chữa
Bài 2:
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
Vận dụng kiến thức về chuẩn mực sử dụng từ, hãy viết một bài tâm sự ngắn với nội dung: Tưởng tượng một ngày nào đó xa quê và viết lại nỗi niềm thương nhớ của em với quê hương
+ Suy nghĩ cá nhân
+ trình bày tâm trạng....
+ Lớp nhận xét, bổ sung
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian:1’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
- Hãy tìm tiếp 5-10 lỗi sử dụng từ mà em gặp trong giao tiếp. Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất cách chữa các lỗi đó.
(+Tụ quan sát, liên hệ, trao đổi, trình bày....Rèn kĩ năng tự nhận thức điểu chỉnh hành vi của bản thân.
 Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (2 phút)
 - Học bài: + Hoàn thành các bài tập.
 + Tiếp tục chữa lỗi dùng từ trong các bài kiểm tra Ngữ văn.
 - Chuẩn bị bài mới: Tiết 65 Ôn tập văn biểu cảm.
 + Đọc nội dung bài học.
 + Chuẩn bị theo hướng dẫn ôn tập trong SGK và vở bài tập.
******************************************
TUẦN 19 - TIẾT 70,71
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ
******************************************
TUẦN 19 - TIẾT 72
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_k.doc