Giáo án phát triển năng lực Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 19: Học hát "Niềm vui của em"

I- Mục tiêu:

1- Về kiến thức: HS biết được :

- Bài hát “ Niềm vui của em” là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng. Bài hát mang âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc.

- Học sinh biết bài hát nói lên tình cảm, niềm vui của những em nhỏ và những bà mẹ ở vùng miền núi xa xôi được đến trường, đến lớp học tập.

2- Về kĩ năng:

HS hát đúng giai điệu, tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhạc, có lĩnh xướng đồng ca.

3- Thái độ:

Giáo dục HS ý thức cố gắng học tập.

II- Chuẩn bị:

1- Chuẩn bị của GV:

 - Nhạc cụ quen dùng( đàn phím điện tử)

 - Đàn và hát thuần thục bài “ Niềm vui của em”.

2- Chuẩn bị của học sinh:

 - SGK Âm nhạc lớp 6.

 - Nhạc cụ gõ.

III- Hoạt động dạy học.

1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

2- Kiểm tra bài cũ.

- Gv đàn một giai điệu và hỏi HS:

? Em hãy cho biết giai điệu vừa rồi là của bài hát nào?

( Đáp án: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ.)

- Cho cả lớp hát lại bài hát đó.

 

doc 5 trang cucpham 26/07/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 19: Học hát "Niềm vui của em"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 19: Học hát "Niềm vui của em"

Giáo án phát triển năng lực Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 19: Học hát "Niềm vui của em"
Soạn: 19/ 11/ 2012.
Dạy: 26/ 11/2012.
Tiết 19- HỌC HÁT:
 BÀI: NIỀM VUI CỦA EM.
 Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng.
I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức: HS biết được :
- Bài hát “ Niềm vui của em” là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng. Bài hát mang âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc. 
- Học sinh biết bài hát nói lên tình cảm, niềm vui của những em nhỏ và những bà mẹ ở vùng miền núi xa xôi được đến trường, đến lớp học tập.
2- Về kĩ năng:
HS hát đúng giai điệu, tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhạc, có lĩnh xướng đồng ca.
3- Thái độ:
Giáo dục HS ý thức cố gắng học tập. 
II- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị của GV:
 - Nhạc cụ quen dùng( đàn phím điện tử)
 - Đàn và hát thuần thục bài “ Niềm vui của em”.
2- Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK Âm nhạc lớp 6.
 - Nhạc cụ gõ.
III- Hoạt động dạy học.
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
Gv đàn một giai điệu và hỏi HS:
? Em hãy cho biết giai điệu vừa rồi là của bài hát nào?
( Đáp án: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ.) 
Cho cả lớp hát lại bài hát đó.
3- Bài mới: 
Tiết 19- HỌC HÁT:
 BÀI: NIỀM VUI CỦA EM.
 Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng.
Hoạt động của GV
Nội dung 
Hoạt động của HS
- Gv ghi nhan đề lên bảng.
- GV chiếu tranh, thuyết trình: 
- Gv ghi nội dung lên bảng.
- Gv chiếu ảnh nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng, hỏi HS.
- Gv ghi bảng: 
- Gv thuyết trình: 
- Gv giới thiệu: 
- GV ghi bảng:
- GV trình bày bài hát
- GV hỏi: 
- GV khái quát.
- Gv hỏi:
- GV tích hợp với môi trường: 
- GV cho HS đọc lời ca của bài hát.
- GV giới thiệu, hỏi HS: 
- GV khái quát, ghi bảng.
- GV giới thiệu:
- Gv ghi bảng:
- Gv giới thiệu: 
- Gv ghi bảng:
- Gv chiếu phần khởi động giọng, cho HS khởi động giọng.
- GV ghi nội dung.
- Gv hướng dẫn: 
- GV ghi bảng
- Gv hướng dẫn: 
4- Củng cố bài:
- GV hướng dẫn: 
- Gv hướng dẫn: 
- GV chỉ định:
- GV hỏi:
Tiết 19- Học hát: 
 Bài: Niềm vui của em
Giới thiệu bài: Sáng sáng khi ông mặt trời lên, ở vùng miền núi xa xôi, chúng ta thấy những người mẹ thì lên nương rẫy để làm việc. Còn những em nhỏ thì cắp sách tới trường.Giữa thiên nhiên bao la, ta như nghe đâu đây tiếng chim hòa cùng tiếng hát. Từng giọt sương long lanh còn đọng trên lá cây ngọn cỏ. Nụ hoa xinh tươi như hòa cùng niềm vui của em bé. 
 Buổi tối, mẹ em lại ra lớp bình dân học vụ của bản làng để học, để biết thêm bao điều mới lạ. Niềm vui của em bé dân tộc miền núi được Nguyễn Huy Hùng thể hiện thành bài hát ngắn gọn nhưng giàu cảm xúc. 
1- Tìm hiểu bài.
a- Tác giả: 
? Em có hiểu biết gì về nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng không?
Nguyễn Huy Hùng, sinh ngày 12- 7- 1954, tại huyện Đa Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Ông tốt nghiệp trường quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ Huế. Hiện nay ông đang công tác tại Đài phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng, với chức danh trưởng phòng biên tập văn nghệ, là hội viên của nhạc sĩ VN, hội viên hội nhà bào VN và Ủy viên BCH hội VHNT Quảng Nam.
- Ông là tác giả của nhiều bài hát : 
“ Chiều trên sông thu”, “ Tiếng hát bên dòng sông”, “ Nhớ vu gia”.
- Ngoài ra ông còn có nhiều tác phẩm hay viết cho thiếu nhi: “ Em yêu anh bộ đội”, “ Từ ước mơ hôm nay” và “ Niềm vui của em”.
- Một số tác phẩm cùng mang âm hưởng dân ca vùng núi phía Bắc như bài : Đi học, Gà gáy, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Tiếng chim trong vườn Bác.
b- Tìm hiểu bài hát.
- Nghe hát mẫu:
- GV trình bày bài hát, cho HS nghe giai điệu.
? Cảm nhận của em sau khi nghe xong lời ca và giai điệu của bài hát?
 Nét nhạc trong sáng, nhẹ nhàng, gợi cho người nghe tình cảm yêu thương đối vớ các bạn nhỏ và những bà mẹ dân tộc miền núi xa xôi đang cố gắng học hành để vươn tới những ước mơ, khát vọng tươi đẹp. 
? Theo em người mẹ trong bài hát là học sinh hay cô giáo?
- Người mẹ là học sinh- người đi học.
- Học tập sẽ giúp cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Để đến được với con chữ, các bạn nhỏ ở miền núi xa xôi gặp rất nhiều khó khăn: con đường đến trường của họ không bằng phẳng dễ đi mà đèo dốc cheo leo; cơ sở vật chất của trường học còn rất nhiều thiếu thốn, có khi chỉ là những tranh tre mái nứa. Nhưng có một điều đặc biệt, các bạn nhỏ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn hăng say đến trường để học những con chữ, những phép tính, mong được đóng góp sức mình vào việc xây dựng quê hương đất nước. Vậy chúng ta ở miền đồng bằng, các em có mọi điều kiện để học tập, chẳng vì cớ gì ta lại bỏ đi cái quyền được học tập của mình. Các em càng cần học tập hăng say hơn nữa để xứng đáng là chủ nhân của một đất nước tươi đẹp. 
- HS đọc lời bài hát.
? Bài hát được viết ở nhịp bao nhiêu? 
- Nhịp 2/4.
- Bài hát viết ở giọng mi thứ.
? Bài hát có mấy lời? Mỗi lời chia làm mấy câu hát?
- Có hai lời:
+ Lời 1: bắt đầu từ “ Khi ông mặt trời thức dậy”, kết thúc “ ước mơ”.
 + Lời 2: bắt đầu từ “ Khi ông mặt trời đi ngủ”, kết thúc “ đong đầy”.
- Mỗi lời : 7 câu hát.
* Lời 1: 
Câu 1: Khi ông mặt trời thức dậy.
Câu 2: Mẹ lên trường.
Câu 3: Cùng đànhát
Câu 4: Hạt sương .vai
Câu 5: Nụ hoa .cười
Câu 6: Đưa em.mơ
Câu 7: Đưa emmơ.
* Lời 2: Tương tự lời 1. Lời 2 cũng được kết cấu như lời 1.
- Kí hiệu âm nhạc trong bài hát:
Pha thăng, dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu nối, dấu luyến, dấu lặng đen.
3- Dạy bài hát.
a- Luyện thanh.
À a á a à.
b- Tập hát.
- HS lấy hơi ở đầu câu hát
- GV hát mẫu câu 1: 1 lần, đàn giai điệu 2-3 lần.
- GV bắt nhịp( đếm 2- 1) và đàn giai điệu để HS hát.
- GV chỉ định HS khá hát mẫu.
- Cả lớp hát, GV lắng nghe và sửa sai rồi hướng dẫn HS hát lại những chỗ cần thiết.
- Gv hướng dẫn HS tập hát các câu tương tự như câu 1.
c- Hát cả bài.
- Lấy hơi ở đầu câu hát.
- Kết thúc bằng cách hát nhắc lại câu “ Ơi con gà rừng nào gáy đong đầy” thêm một lần nữa.
- Gv tiếp tục sửa những chỗ chưa đạt bằng cách cho học sinh hát theo nhóm, nhóm khác nhận xét, chỉ ra chỗ sai: hát đúng những dấu luyến, thể hiện sắc thái hồn nhiên, tha thiết.
- Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách:
Khi ông mặt trời thức dậy.
 x x x x
Mẹ lên rẫy em đến trường
 x x x x
Cùng đàn chim hòa vang tiếng hát
 x x x x
Hạt sương long lanh nhẹ thấm trên vai 
 x x x x
Nụ hoa xinh tươi luôn hé môi cười
 x x x x
Đưa em vào đời đẹp những ước mơ
 x x x x
Đưa em vào đời đẹp những ước mơ.
 x x x x
- Tương tự, lời 2 cũng kết hợp gõ đệm theo phách như vậy.
- Kết hợp vận động theo nhạc đứng tại chỗ nhún chân nhẹ nhàng.
- Hs trình bày có lĩnh xướng, đồng ca: 1 HS lĩnh xướng câu 1,2,3, cả lớp đồng ca.
- Hát song ca.
? Nội dung bài hát đã giáo dục cho em điều gì? 
- Cố gắng học tập tốt.
- HS ghi bài.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS ghi bài.
- HS quan sát, lắng nghe, ghi bài
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe giai điệu và cảm nhận
- HS trả lời:
- HS lắng nghe.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS nghe, kết hợp ghi
- HS quan sát, nhớ vị trí các câu hát.
- HS ghi bài.
- HS ghi bài.
- HS ghi bài.
- HS nghe.
- HS thực hiện.
- HS ghi bài
- HS nghe.
- HS thực hiện, hát theo đàn
- HS nghe, nhận xét, sửa chỗ sai.
- HS thực hiện hát 2 lời thể hiện sắc thái.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời: 
5- Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc bài hát, thuộc giai điệu, tiết tấu và tập thể hiện sắc thái của bài hát với tình cảm hồn nhiên.
- Trả lời câu 1 và câu 2 – BT SGK trang 39
- Chuẩn bị trước bài: Tập đọc nhạc số 6 ở tiết 20.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_am_nhac_lop_6_tiet_19_hoc_hat_ni.doc