Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Góp phần giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường chung bằng cách giảm thiểu tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, tuyên truyền rộng rãi trong gia đình, nhân dân về tác hại của ni lông; HS có thể sử dụng những vật liệu thân thiện môi trường để thay thế cho bao bì ni lông.

2. Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:

a) Kĩ năng đọc : Biết đọc hiểu một văn bản thông tin, cụ thể:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích được các khía cạnh của văn bản thông tin về vấn đề bảo vệ môi trường.

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000; giải thích ý nghĩa nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

 - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.

- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, bản đồ, ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.

- Liên hệ với những hiểu biết về vấn đề rác thải ni lông và các hoạt động khác của con người gây ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên toàn cầu hiện nay mà bản thân nắm được.

- Nhận biết được nghĩa và cách dùng từ mượn tiếng Hán; các thuật ngữ chỉ nguyên tố hóa học CO2, CO, H2SO4, đi-ô-xin .; các tổ chức quốc tế quan trọng như: UNICEF.; khái niệm Ngày Trái Đất

- Nhận biết được các kiểu câu chia theo mục đích nói, chia theo cấu trúc.

b) Kĩ năng viết: Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, bảo đảm các bước).

- Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

c) Kĩ năng nói và nghe: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh, video minh hoạ.

- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử.

II. PHƯƠNG TIỆN, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương tiện dạy học

- Máy chiếu, bộ loa.

- Bài soạn (gồm văn bản dạy học dưới dạng in hoặc giáo án điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức hoạt động học cho học sinh).

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp;

- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận,

 

doc 10 trang cucpham 6320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
GIÁO ÁN MINH HỌA - VĂN BẢN THÔNG TIN
(Tích hợp 4 kĩ năng, dành cho học sinh lớp 9)
(Thời gian: 10 - 12 tiết)
Họ tên giáo viên: 
Đơn vị công tác:..
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Trong bài học này, HS sẽ đọc hiểu văn bản về vấn đề bảo vệ môi trường viết theo phương thức thuyết minh, từ đó thực hiện các hoạt động viết, nghe và nói theo phương thức thuyết minh. Một số kiến thức tiếng Việt được tích hợp trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe. 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Góp phần giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường chung bằng cách giảm thiểu tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, tuyên truyền rộng rãi trong gia đình, nhân dân về tác hại của ni lông; HS có thể sử dụng những vật liệu thân thiện môi trường để thay thế cho bao bì ni lông.
2. Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau: 
a) Kĩ năng đọc : Biết đọc hiểu một văn bản thông tin, cụ thể: 
- Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích được các khía cạnh của văn bản thông tin về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000; giải thích ý nghĩa nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
 - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, bản đồ,) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
- Liên hệ với những hiểu biết về vấn đề rác thải ni lông và các hoạt động khác của con người gây ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên toàn cầu hiện nay mà bản thân nắm được.
- Nhận biết được nghĩa và cách dùng từ mượn tiếng Hán; các thuật ngữ chỉ nguyên tố hóa học CO2, CO, H2SO4, đi-ô-xin.; các tổ chức quốc tế quan trọng như: UNICEF..; khái niệm Ngày Trái Đất
- Nhận biết được các kiểu câu chia theo mục đích nói, chia theo cấu trúc.
b) Kĩ năng viết: Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, bảo đảm các bước). 
- Biết cách trích dẫn văn bản của người khác. 
c) Kĩ năng nói và nghe: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh, video minh hoạ. 
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử. 
II. PHƯƠNG TIỆN, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu, bộ loa. 
- Bài soạn (gồm văn bản dạy học dưới dạng in hoặc giáo án điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức hoạt động học cho học sinh). 
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp; 
- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận, 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Yêu cầu cần đạt
và kết quả dự kiến
Hoạt động của GV và HS
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6 -7 tiết)
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (4 tiết)
*Yêu cầu cần đạt: Huy động những tri thức cần thiết liên quan đến văn bản đọc.
* Kết quả dự kiến: 
- Giải mã được hình ảnh trên máy chiếu và nêu được cảm nhận của mình về hiện tượng trái đất nóng lên do rác thải trong đó có bao bì nilon.
- Nêu được một số thông tin về việc sử dụng bao bì nilon của việc sử dụng bao bì nilon qua mạng internet (xem các bài giới thiệu, xem tranh ảnh, video)
 1. GV tổ chức hoạt động khởi động: đặt một số câu hỏi, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời: 
- Cho HS quan sát hình ảnh trên máy chiếu (trái đất nóng lên do hoạt động thải rác ra môi trường của con người),
? Em hãy nêu cảm nhận của mình khi quan sát hình ảnh đó.
- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và định hướng cho HS. 
 2. GV dẫn dắt vào bài:
 Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết, thu hút sự quan tâm của nhiều người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Trong đó, sử dụng bao bì nilon là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vậy thực trạng vấn đề rác thải ni lông ở nước ta hiện nay như thế nào, hậu quả ra sao, con người cần phải làm gì để hạn chế những hậu quả đó?... Cô trò ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
 3. GV phát phiếu học tập
- Yêu cầu : HS điền thông tin vào cột thứ nhất và cột thứ hai; cột thứ bao hoàn thành khi học xong văn bản.
Phiếu học tập số 1
Những điều em đã biết về tác hại của bao bì nilon
Những điều em muốn biết về tác hại của bao bì nilon
Những điều em biết thêm về tác hại của bao bì nilon
.
.
4. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 em. 
- Mỗi nhóm có giấy A3 để ghi kết quả thảo luận.
*Yêu cầu cần đạt: Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. 
 *Kết quả dự kiến: 
 (1)- “Ngày Trái Đất” là ngày 22/4 hàng năm; do Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Có 141 nước tham gia.
(2) Người viết khẳng định ý nghĩa của thông tin Ngày Trái Đất và Ngày Trái Đất ở Việt Nam; tác hại của bao bì ni lông và biện pháp khắc phục.
- GV hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung khái quát của văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
 (1) GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc kĩ nhan đề văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: 
- Giải thích nghĩa của cụm từ: “Ngày Trái Đất”.
 (2) GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bộ văn bản, xem hình ảnh đính kèm, nhận xét ấn tượng nổi bật nhất của văn bản đối với bản thân bằng việc thực hiện yêu cầu sau: 
- Văn bản đề cập đến những vấn đề gì?
- HS trả lời, GV gợi mở hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS.
*Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bằng các luận điểm phù hợp.
- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, video gồm cả hình ảnh và lời nói) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản. 
- Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng như: plastic; các thuật ngữ chỉ nguyên tố hóa học CO2, CO, H2SO4, đi-ô-xin, NH3, CH4, H2S .; các tổ chức quốc tế quan trọng như: UNICEF..; khái niệm Ngày Trái Đất
* Kết quả dự kiến: 
(1) - Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp nghị luận.
- Bố cục: ba phần:
- Phần 1: Từ đầu từng khu vực: Sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân sự ra đời của Ngày Trái đất.
- Phần 2:Tiếp theo ..môi trường: Tác hại của bao bì ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng.
- Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi bảo vệ môi trường.
 * Kết quả dự kiến
- Ngày 22 - 4 hàng năm được gọi là Ngày Trái Đất.
- Do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng năm 1970.
- Bao bì ni lông có tiện ích: rẻ, tiện dụng, nhẹ,
*Kết quả dự kiến:
- Do đặc tính không phân hủy của pla-xtíc à Tác hại:
+ Với môi trường:
Ÿ Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
Ÿ Cản trở sự phát triển của cỏ à hiện tượng xói mòn.
Ÿ Tắc nghẽn các đường nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đô thị vào mùa mưa.
Ÿ Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
+ Với sức khỏe của con người:
Ÿ Muỗi phát sinh à lây truyền dịch bệnh.
Ÿ Đựng thực phẩm: 
P Gây hại cho não.
P Nguyên nhân gây ung thư phổi.
Ÿ Khi đốt: 
P Ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu.
P Ảnh hưởng đến các nội tiết tố.
P Giảm khả năng miễn dịch.
P Gây rối lọan chức năng.
P Gây ung thư.
P Dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, bao bì nilon gây:
Ÿ Tắc nghẽn các đường nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đô thị vào mùa mưa.
Ÿ Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
- Xử lí: Chôn, đốt, tái sử dụng, tái chế...
+ HS có thể tự do đưa ra quan điểm phân tích mặt lợi, mặt hại, ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đó.
- Giải pháp: Hạn chế việc dùng bao bì nilông bằng cách:
+ Thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilông (giặt phơi khô dùng lại).
+ Không sử dụng bao bì nilông khi không cần thiết.
+ Sử dụng chất liệu khác thay cho túi đựng bằng nilông.
+ Tìm giải pháp hạn chế tác hại của bao bì nilông.
*Kết quả dự kiến
- Nhiệm vụ của chúng ta:
+ Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài.
 + Hành động cụ thể của chúng ta “Một ngày không dùng bao bì ni lông”
* Kết quả dự kiến: 
- HS chỉ ra được các kiểu câu trần thuật, câu cầu khiến, câu rút gọn... có trong đoạn văn.
- Các từ mượn tiếng Hán: quan tâm, trái đất, nguy cơ, môi trường, gia tăng...
-> Làm cho lời văn thêm trang trọng, tính thuyết phục cao hơn.
*Kết quả dự kiến: 
- VB hướng tới tất cả mọi người, những ai mong muốn được sống trong môi trường an toàn, không bị ô nhiễm bởi rác thải do chính con người gây nên.
- Sử dụng văn bản đa phương tiện.
- Thông tin hữu ích, nghệ thuật giàu sức thuyết phục. 
* Liên hệ, mở rộng, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. 
Kết quả dự kiến: HS thực hiện, trả lời theo quan điểm cá nhân, miễn là có sức thuyết phục.
* Kết quả dự kiến:
- Khái quát được giá trị nội dung và hình thức của văn bản. 
- Đọc thêm các văn bản có cùng chủ đề và độ dài tương đương với văn bản đã học.
Thực hành đọc văn bản thông tin tương tự 
- Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản thông tin tương tự.
* Kết quả dự kiến:
- Huy động những hiểu biết về cách viết văn thuyết minh.
- Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. 
 - Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
- Nâng cao kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
- Nâng cao kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
- Thuyết minh được về một vấn đề về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử có sử dụng các hình thức hỗ trợ như: Sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh....
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày, chỉ ra những hạn chế (nếu có)
GV hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản“Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
(1) GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu: 
- Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. 
- Nêu bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản. 
- Ngoài ngôn ngữ, văn bản còn sử dụng các phương tiện gì để chuyển tải thông tin? 
(2) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần mở đầu của văn bản, làm việc cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau:
- Ở phần đầu, sự kiện nào được thông báo? Do ai khởi xướng? Khởi xướng từ bao giờ?
- Bằng sự hiểu biết kết hợp với các hình ảnh trên, em hãy cho biết bao bì nilông có tác dụng gì?
(3) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần 2,3 của văn bản, làm việc nhóm, mỗi nhóm 4 HS, ghi kết quả thảo luận trên giấy A3. Nhóm 1: Vì sao bao bì nilông gây tác hại lớn cho môi trường ? 
? Bao bì ni lông có tác hại gì đối với môi trường.
Nhóm 2: Bao bì nilông gây nên những tác hại nào đối với sức khỏe con người?
Nhóm 3: Theo em, hiện nay chúng ta có những biện pháp nào để xử lí bao bì nilông? Ưu điểm và hạn chế của mỗi biện pháp đó.
Nhóm 4: Bài viết đã đưa ra cách giải pháp nào cho việc xử lí bao bì nilông?
- Các nhóm trình bày, nhận xét kết quả của nhau.
- GV theo dõi, dẫn dắt, chốt kết quả sau mỗi nhiệm vụ của mỗi nhóm.
(3) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần 4 của văn bản. Bài viết đã nêu ra những nhiệm vụ cụ thể nào về việc sử dụng bao bì ni lông?
* Hoàn thành bài tập sau: 
 Đọc kĩ đoạn văn: “Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!.....không sử dụng bao bì ni lông” 
 (SGK, Ngữ văn 8, trang 106)
(a) Chỉ ra các kiểu câu chia theo mục đích nói có trong đoạn văn trên.
(b) Tìm ít nhất hai từ mượn tiếng Hán có trong đoạn văn trên và tác dụng của việc sử dụng các từ mượn đó?
(c) Tìm câu rút gọn, nêu đặc điểm, tác dụng của câu rút gọn trong đoạn văn.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác động của văn bản: 
- Văn bản hướng đến đối tượng người đọc nào?
- Theo em, để đạt được mục đích tuyên truyền đó, văn bản đã sử dụng những phương tiện gì ? 
- Em đánh giá như thế nào về nghệ thuật và nội dung văn bản.
GV tổ chức cho HS liên hệ, mở rộng, vận dụng GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện một trong số hoặc một số nhiệm vụ sau:
? Liên hệ việc sử dụng bào bì ni lông trong gia đình em hiện nay.
? Sau khi học xong văn bản, em có dự định gì với người thân, bạn bè, những người xung quanh.
- Tuyên truyền, thuyết phục.
GV tổng kết và củng cố bài học: 
(1) GV chốt lại giá trị nội dung và hình thức nổi bật của văn bản.
 (2) GV yêu cầu HS: 
- Tìm kiếm, sưu tầm 02 văn bản khác cũng viết về vấn đề môi trường (trong đó có sử dụng câu đơn, câu ghép, các kết từ để nối các vế câu ghép...).
- So sánh, chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau (một cách khái quát) về nội dung và cách trình bày của các văn bản. 
- Tìm và nhận xét cách sử dụng các kiểu câu chia theo mục đích nói trong văn bản.
Hướng dẫn HS tự đọc văn bản thông tin - 3 tiết
 - GV chọn một văn bản thông tin thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử (nổi tiếng và gần gũi với hs) trong đó có sử dụng kênh hình (văn bản đa phương thức); sau đó yêu cầu HS thực hành đọc hiểu với một số yêu cầu cơ bản sau: 
- Mục đích và nội dung chính của văn bản, mối quan hệ giữa nội dung và mục đích.
- Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề văn bản, nguồn dẫn. 
- Vai trò và ý nghĩa của bố cục văn bản, các tiêu đề nhỏ, các dấu hiệu hình thức nổi bật trong văn bản. 
- Vai trò và tác dụng của kênh hình trong văn bản.
- Giá trị của văn bản đối với xã hội và bản thân.
VIẾT - 3 tiết
GV tổ chức cho HS thực hành viết văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịchsử.
GV nêu yêu cầu: Trong vai một người hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương em (danh thắng hoặc di tích được xếp hạng cấp quốc gia).
1) Tìm hiểu đề và lập dàn ý (1tiết)
 - Xác định những vấn đề trọng tâm của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
- Đối tượng (độc giả) mà bài viết hướng tới.
- Chỉ ra các nguồn mà em sẽ lấy thông thông tin để viết bài và cho biết em sẽ dẫn các nguồn thông tin đó trực tiếp hay gián tiếp. 
- Xác định nội dung chính của bài giới thiệu
- Xác định các phương thức biểu đạt và các phương tiện sẽ sử dụng để giới thiệu.
- Xác định hệ thống ý cho bài viết.
- Lập dàn ý cho bài viết. 
2) Viết thành bài văn thuyết minh (2 tiết) Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ; nhắc HS dành thời gian đọc lại và sửa lỗi trước khi nộp bài.
GV yêu cầu HS về nhà:
 - Viết thành bài văn hoàn chỉnh: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương em.
NÓI VÀ NGHE - 2 tiết
Sau khi nhận xét bài viết trên lớp, GV yêu cầu HS trao đổi về bài tập đã chuẩn bị ở nhà, yêu cầu mỗi nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để thuyết trình trước lớp: 
- GV chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm sẽ bắt thăm cử 01 hs đại diện thuyết trình. 
- HS trình bày, kết hợp ngôn ngữ nói với các điệu bộ, cử chỉ phù hợp; sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa đã chuẩn bị để làm tăng sức hấp dẫn cho bài nói. 
- HS nghe bài thuyết trình.
- HS nhận xét bài thuyết trình của bạn, tập trung vào tính rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn của nội dung cũng như hình thức trình bày.
 - HS trả lời câu hỏi:
 + Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?
+ Em sẽ góp ý, điều chỉnh, thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn để bài nói tốt hon[ ?
- GV chốt lại những yêu cầu cơ bản về bài thuyết minh về vấn đề bảo vệ môi trường, về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. 
Hết 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_thong_tin_ve_ngay_trai_dat_nam.doc