Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng" (Bản hay)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Nêu tóm lược về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Kim Lân
- Chỉ ra được những biểu hiện tình yêu làng của ông Hai.
- Hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Trình bày ý nghĩa của tác phẩm
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản truyện hiện đại
2. Năng lực :
a/ Năng lực môn học (ngôn ngữ)
Biết khai thác thông tin từ văn bản : Đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
- Nhận biết và phân tích nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm Làng
- Nhận biết và phân tích được tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai, hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
- Nhận biết những thành công về nghệ thuật và tác dụng của chúng
- Liên hệ nhân vật, sự kiện trong tác phẩm với những tác phẩm liên quan.
- Vận dụng viết đoạn văn cảm nhận về nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
b/ Năng lực chung:
Năng lực hợp tác ( thảo luận nhóm ) , giải quyết vấn đề ( xử lí các câu hỏi )
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng tình yêu quê hương , tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam; tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Bồi dưỡng niềm tin yêu con người, góp phần hình thành phẩm chất nhân ái của hs.
Bồi dưỡng tinh thần lạc quan, ý thức trách nhiệm, biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng" (Bản hay)
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: LÀNG - Kim Lân – I. Mục tiêu: Kiến thức : - Nêu tóm lược về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Kim Lân - Chỉ ra được những biểu hiện tình yêu làng của ông Hai. - Hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Trình bày ý nghĩa của tác phẩm - Nhận biết được đặc điểm của văn bản truyện hiện đại Năng lực : a/ Năng lực môn học (ngôn ngữ) Biết khai thác thông tin từ văn bản : Đọc hiểu truyện ngắn hiện đại - Nhận biết và phân tích nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm Làng - Nhận biết và phân tích được tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai, hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. - Nhận biết những thành công về nghệ thuật và tác dụng của chúng - Liên hệ nhân vật, sự kiện trong tác phẩm với những tác phẩm liên quan. - Vận dụng viết đoạn văn cảm nhận về nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản. b/ Năng lực chung: Năng lực hợp tác ( thảo luận nhóm ) , giải quyết vấn đề ( xử lí các câu hỏi ) 3. Phẩm chất Bồi dưỡng tình yêu quê hương , tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam; tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Bồi dưỡng niềm tin yêu con người, góp phần hình thành phẩm chất nhân ái của hs. Bồi dưỡng tinh thần lạc quan, ý thức trách nhiệm, biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh. II. Thiết bị dạy học và học liệu: Sgk, phiếu học tập, III. Tiến trình dạy học: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC DỰ KIẾN NỘI DUNG CẦN ĐẠT 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Huy động vốn kiến thức ban đầu của hs về niềm tự hào của bản thân đối với địa phương mình đang sinh sống từ đó tạo tâm thế bước vào bài học mới. b) Nội dung: Gv gợi ý cho hs chia sẻ về nội dung sau: Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp niềm tự hào về địa phương nơi mình đang sinh sống ( phong tục, tập quán, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa). Cảm xúc của em khi chia sẻ những thông tin đó? c) Sản phẩm: nội dung chia sẻ của học sinh d) Tổ chức thực hiện: - Gv phát vấn (sử dụng câu hỏi đã nêu) gọi 1,2 HS trình bày; HS trao đổi chia sẻ . Gv nhận xét đánh giá hđ của hs, chuyển ý dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: a) Mục tiêu: Nhận biết tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp: - Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm - Nhận biết sự kiện, nhân vật, cốt truyện, trong tác phẩm; - Biết được tình huống truyện, tác dụng; - Phân tích nội dung (diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai) - Hiểu ý nghĩa của truyện - Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện - Biết liên hệ nhân vật, sự kiện trong bài thơ với những văn bản liên quan. b) Nội dung: -Hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại. + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm + Tìm hiểu nhân vật , sự kiện, cốt truyện, tình huống truyện. + Phân tích nội dung và nghệ thuật. + Ý nghĩa của truyện c) Sản phẩm: Nội dung chia sẻ của hs , phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện: (1) HD HS tìm hiểu về tác giả tác phẩm: - Y/c đọc phần chú thích sgk, giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm. - Đọc văn bản, tóm tắt truyện, bố cục, nhân vật. (2) Gv tổ chức cho hs tìm hiểu văn bản GV nêu vấn đề (2.1) K L đã đặt nhân vật vào tình huống truyện như thế nào? Việc tạo tình huống truyện nhằm mục đích gì? -> HS HĐ cá nhân -> chia sẻ, trao đổi -> GV nhận xét, chốt ý đúng. (2.2) GV tổ chức cho hs tìm hiểu diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo Tây đến kết thúc truyện. ( sử sụng phiếu học tập) Hành động Tâm trạng Trước khi nghe tin xấu về làng Khi nghe tin làng theo Tây Ban đầu Những ngày sau đó Khi nói chuyện với con Khi nghe tin cải chính về làng - HS HĐ nhóm -> đại diện chia sẻ-> trao đổi -> GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung đúng (2.3) Y/c hs chỉ ra mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật sau khi nghe tin làng theo Tây? Tâm trạng ấy của nhân vật được biểu hiện như thế nào? - HS HĐ cá nhân -> chia sẻ, trao đổi -> GV nhận xét, chốt ý đúng. (2.4) Từ đoạn ông Hai trò chuyện với thằng Húc, hãy tìm những chi tiết thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật ông Hai. - HS HĐ cá nhân -> chia sẻ, trao đổi -> GV nhận xét, chốt ý đúng. (2.5) Y/c hs nêu nội dung ý nghĩa của truyện ngắn Làng - HS HĐ cặp đôi -> chia sẻ, trao đổi -> GV nhận xét, chốt ý đúng. (2.6) GV HD hs tìm hiểu về nghệ thuật Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nhận xét về nghệ thuật sau. Lí giải ý kiến của em? Truyện Làng có tình huống gay cấn ; miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói ( đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm ), ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ. HS HĐ cá nhân-> chia sẻ, trao đổi -> GV nhận xét, chốt ý đúng. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm ( sgk) 2. Đọc, tóm tắt: sgk II. Tìm hiểu văn bản 1. Tình huống truyện : - Ông Hai là người rất yêu làng luôn tự hào về làng của mình nhưng ở nơi tản cư bất ngờ nghe tin làng theo Tây à tình huống độc đáo ->Tinh yêu làng yêu nước của ông Hai. 2/ Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai . a/ Trước khi nghe tin xấu về làng: - Hay khoe làng, hay kể về làng, nghe ngóng tin từ chiến trường b/ Khi nghe tin làng theo Tây - Sững sờ, không thể tin nổi, xấu hổ, lo lắng và đau đớn - Nơm nớp lo sợ, ám ảnh, đau xót, tủi hổ, - Dằn vặt, buồn khổ, mong muốn giải bày c/ Khi nghe tin cải chính Sung sướng, vui mừng, quên cả những mất mát của bản thân là nhà bị đốt vì niềm vui chung của làng, lại tự hào về làng yêu làng như trước. d/ Mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật sau khi nghe tin làng theo Tây: Xung đột nội tâm gay gắt giữa tình yêu làng và tình yêu đất nước. - “ Làng thì yêu thật phải thù” e/ Trút nỗi lòng mình vào những lời tâm sự với con -> tình yêu làng sâu nặng và tấm lòng thủy chung với kháng chiến với CM. 3/ Ý nghĩa của truyện Làng: Thể hiện chân thực, sinh động tình yêu làng quê, tình yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của ông Hai, đó cũng là tình cảm của người nông dân VN đối với đất nước trong thời kì kháng chiến. 4/ Nghệ thuật : - Tạo tình huống gay cấn . - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói ( đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm) - Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ - Lời trần thuật tự nhiên, sinh động Hoạt động 3:Luyện tập: a)Mục tiêu: Giúp hs hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc của nhà văn Kim Lân b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học, đóng vai nhân vật kể lại tình huống ông Hai nghe tin làng theo Tây. c) Sản phẩm: Nội dung hs trình bày d) Tổ chức thực hiện: HS cử một thành viên đứng trước lớp, nhập vai ông Hai kể lại tâm trạng của mình khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. - HS HĐ cá nhân->cả lớp theo dõi nhận xét rút kinh nghiệm III. Luyện tập: Hoạt động 4:Vận dụng a)Mục tiêu: - Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện hiện đại. - Phát triển năng lực ngôn ngữ để liên hệ, so sánh với văn bản khác từ đó tạo lập văn bản. - Mở rộng và vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn. b) Nội dung: - HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại để sưu tầm 1 số bài có nội dung liên quan. - Sưu tầm những truyện ngắn, bài thơ viết về tình yêu quê hương, đất nước mà em biết. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương của ông Hai. c) Sản phẩm: Vở BT của hs với yêu cầu đã nêu d) Tổ chức thực hiện: (1) Gv nêu vấn đề: - Sưu tầm những truyện ngắn, bài thơ viết về tình yêu quê hương mà em biết. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương của ông Hai. (2) Gv cho HS làm việc cá nhân, ở nhà: GV kiểm tra sản phẩm HS qua vở bài tập, đánh giá, phản hồi. IV. Vận dụng: -
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_lang_ban_hay.doc