Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng"

Năng lực, phẩm chất YÊU CẦU CẦN ĐẠT STT của YCCĐ

Năng lực đặc thù (đọc) Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết, sự việc tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. (1)

 Nhận biết được chủ đề của văn bản. (2)

 Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. (3)

 Nhận biết được một số đặc điểm của truyện ngắn về: cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ nhân vật, sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại (4)

 Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật qua: hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật (5)

 Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra. (6)

 Đọc mở rộng 1- 2 truyện ngắn của Kim Lân hoặc truyện ngắn hiện đại có dung lượng tương đương và cùng chủ đề. (7)

Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV góp ý.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết hợp tác, phối hợp với GV, HS để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề: biết suy nghĩ, trăn trở để giải quyết nhiệm vụ học tập. (8)

Phẩm chất chủ yếu - Yêu nước: tự hào và cảm phục về tinh thần kháng chiến, tinh thần yêu nước của nhân dân ta; có ý thức tìm hiểu về những nét đẹp của quê hương, đất nước. (9)

 - Nhân ái, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, bảng, phấn, giấy A4, bút lông.

2. Học liệu: ngữ liệu đọc, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu

Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

(1) Kích hoạt kiến thức nền, nêu được ấn tượng chung về văn bản. Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị tiếp cận với nội dung bài học mới. Giới thiệu cho HS nghe bài hát về làng quê, nói về tình cảm làng quê và hình ảnh làng quê trong chiến tranh. Trực quan, đàm thoại, gợi mở. GV sử dụng rubic đánh giá trực tiếp phần phát biểu của học sinh.

 

docx 16 trang cucpham 01/08/2022 2720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng"

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng"
BÀI CUỐI KHÓA
KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN
BÀI HỌC: LÀNG (Trích)
Lớp: 9
Thời lượng: 3 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Năng lực, phẩm chất
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
STT của YCCĐ
Năng lực đặc thù (đọc)
Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết, sự việc tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. 
(1)
Nhận biết được chủ đề của văn bản.
(2)
Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
(3)
Nhận biết được một số đặc điểm của truyện ngắn về: cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ nhân vật, sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại
(4)
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật qua: hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật
(5)
Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
(6)
Đọc mở rộng 1- 2 truyện ngắn của Kim Lân hoặc truyện ngắn hiện đại có dung lượng tương đương và cùng chủ đề.
(7)
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV góp ý.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết hợp tác, phối hợp với GV, HS để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: biết suy nghĩ, trăn trở để giải quyết nhiệm vụ học tập.
(8)
Phẩm chất chủ yếu
- Yêu nước: tự hào và cảm phục về tinh thần kháng chiến, tinh thần yêu nước của nhân dân ta; có ý thức tìm hiểu về những nét đẹp của quê hương, đất nước.
(9)
- Nhân ái, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, bảng, phấn, giấy A4, bút lông. 
2. Học liệu: ngữ liệu đọc, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 5 phút)
1. Mục tiêu
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
(1) Kích hoạt kiến thức nền, nêu được ấn tượng chung về văn bản. Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị tiếp cận với nội dung bài học mới.
Giới thiệu cho HS nghe bài hát về làng quê, nói về tình cảm làng quê và hình ảnh làng quê trong chiến tranh.
Trực quan, đàm thoại, gợi mở.
GV sử dụng rubic đánh giá trực tiếp phần phát biểu của học sinh.
2. Tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS nghe bài hát “Làng tôi” (Văn Cao), yêu cầu HS trình bày cảm nhận về lời bài hát. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
¤ HS:  lắng nghe, suy ngẫm chuẩn bị trình bày cảm nhận của cá nhân.
¤ GV: gợi mở: (Lời bài hát nói về đề tài gì? Gợi lên những hình ảnh gì ?...). Nhắc lại các câu hát: 
 Làng tôi xanh bóng tre
 Từng tiếng chuông ban chiều
 Tiếng chuông nhà thờ rung
 Nhưng một ngày giặc Pháp tràn qua
 Đốt phá tan hoang, quê nhà tôi xơ xác
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
¤ GV: gọi 1 – 2 HS trình bày cảm nhận của cá nhân
 Tổ chức cho các em nhận xét và tranh luận. 
¤ HS:  Hình thành kĩ năng nghe, nhận xét, thuyết trình.
¤ GV: Từ phần phát biểu của HS, dẫn dắt giới thiệu vào bài mới: Truyện ngắn Làng của Kim Lân
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (Thời gian: 80 phút)
1. Mục tiêu
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
(1) Nêu được ấn tượng chung về văn bản (truyện vết về người nông dân trong kháng chiến chống Pháp); nhận biết được các chi tiết, sự việc tiêu biểu (tình huống ông Hai nghe tin làng theo giặc và khi nghe tin làng theo giặc được cải chính).
(2) Nhận biết được chủ đề của văn bản (Ca ngợi tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.).
(3) Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn
(4) Nhận biết được một số đặc điểm của truyện ngắn về: cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ nhân vật (đối thoại,độc thoại, độc thoại nội tâm), sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
(5) Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật ông Hai qua: hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật
1. Tìm hiểu chung về nhà văn Kim Lân và truyện “Làng”.
2.Tìm hiểu cốt truyện.
3. Tim hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.
4. Tìm hiểu chủ đề. 
5. Tìm hiểu đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật khắc họa nhân vật.
- Dạy học trực quan.
- Dạy học hợp tác.
- Đàm thoại gợi mở.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
GV sử dụng rubic đánh giá trực tiếp phần phát biểu và phiếu học tập của HS.
2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
v Thực hiện đọc và tìm hiểu chung
¤ GV: Giao nhiệm vụ cho HS
? Theo dõi phần Chú thích SGK, hãy tóm tắt một số thông tin chính về nhà văn Kim Lân.
¤ HS: Trình bày tóm tắt những nét chính về tác giả. Cả lớp tham gia nhận xét, bổ sung. 
¤ GV: Cho HS quan sát hình ảnh trên màn hình: chân dung nhà văn và những tác phẩm tiêu biểu của ông. 
 Giới thiệu một số đặc điểm về con người và sáng tác của Kim Lân.
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả: (chú thích* SGK/171)
- Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài; là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước CM tháng Tám năm 1945.
- Đề tài sáng tác chủ yếu của ông là những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê.
*Trước Cách mạng tháng Tám:  Đề tài sáng tác chủ yếu của ông nhằm tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim...).Với các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn...
 - Ngoài ra còn có một số truyện tiêu biểu (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu mang tính chất tự truyện nhưng thể hiện không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng.
* Sau Cách Mạng tháng Tám:  Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn viết về cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê Việt Nam – mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. 
- Những tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
- Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai diễn tiêu biểu: Thống lý Pá Tra trong phim Vợ chồng A Phủ ; Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Lý Cựu trong phim Chị Dậu ; Lão Pẩu trong phim Con Vá...
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Chiều 20/7/2007, nhà văn Kim Lân – tác giả của các truyện ngắn kinh điển như “Làng”, “Vợ nhặt” đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn.
¤ GV: Sử dụng hình thức thảo luận nhóm theo bàn, giao nhiệm vụ từng bàn hoàn thiện các nội dung vào phiếu học tập (Những nội dung này GV đã cho HS chuẩn bị trước ở nhà). (thời gian 3 phút)
¤ HS: Thảo luận nhóm theo bàn, ghi vào phiếu học tập, trình bày kết quả, nhận xét.
PHIẾU HỌC TẬP 
 Lớp: Bàn số: 
Văn bản Làng (Kim Lân)
Hoàn cảnh sáng tác
Thể loại 
Đề tài
PTBĐ
Ngôi kể
Nhân vật chính 
Nội dung chính
¤ GV: Thu phiếu học tập. Chốt ý, bổ sung.
+ Làng sáng tác năm 1948.
+ Thể loại: truyện ngắn hiện đại.
+ Đề tài: viết về người nông dân.
+ PTBĐ: tự sự xen miêu tả, biểu cảm.
+ Ngôi kể: ngôi thứ 3- người kể là tác giả nhưng giấu mặt.
+ Nhân vật chính: ông Hai.
+ Nội dung: Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2. Tác phẩm:
a) Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm Làng sáng tác năm 1948.
- Là tác phẩm thành công của văn học VN thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
b) Thể loại: truyện ngắn
c) Đề tài: viết về người nông dân.
d) Phương thức biểu đạt: Tự sự xen miêu tả, biểu cảm
e) Ngôi kể: ngôi thứ 3- người kể là tác giả nhưng giấu mặt.
g) Nhân vật chính: ông Hai.
h) Nội dung: Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
¤ GV: Tóm tắt phần đầu của truyện Làng (phần không có trong SGK)
 Ông Hai là người nông dân thật thà chất phác, quê ở làng Chợ Dầu .Ông rất yêu làng của mình và có một thói quen “khoe làng”. Ông khoe đủ thứ về làng của mình từ cái sinh phần viên Tổng Đốc, đến nhà cửa, đường làng, chòi phát thanh, làng kháng chiến với hầm hào, ụ chiến đấu. Năm 1946 khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhân dân thành phố và các làng mạc gần đô thị phải tạm thời tản cư đi nơi khác. Trong đó có gia đình Ông Hai.
¤ GV: Sử dụng hình thức đọc phân vai cho HS đọc văn bản
(Lưu ý về cách đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng điệu lúc chậm rãi, lúc vui vẻ, khi trầm lắng và chú ý chuyển giọng các lời đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâmtheo vai đọc) 
¤ HS: Đăng ký vai đọc (Người dẫn truyện, nhân vật ông Hai, nhân vật người đàn bà tản cư kiêm nhân vật bà Hai, nhân vật cậu con trai út) và thực hiện đọc phân vai.
¤ GV: Kiểm tra việc đọc chú thích, tìm hiểu nghĩa của từ được chú thích trong SGK của HS. Yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ chú thích trong bài (Giải thích chú thích (Chú thích 6, 14,15,16, 27,SGK/172,173)
¤ HS: Giải nghĩa một số từ ngữ chú thích trong bài theo sự chỉ định của GV.
¤ GV: Giải thích thêm về từ tản cư (cho thấy hoàn cảnh và công việc mà ông Hai cùng gia đình làm vì tham gia kháng chiến), qua đó tích hợp liên hệ hoàn cảnh đất nước và nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiếng chống Pháp năm 1946 – 1954 nhiều gian khổ, đau thương mất mát.
¤ GV: Giao nhiệm vụ yêu cầu hội ý nhóm theo bàn, xác định bố cục của văn bản. (thời gian 3 phút)
? Theo diễn biến của câu chuyện , em hãy xác định bố cục của văn bản. 
¤ HS: Trao đổi nhóm theo bàn, trình bày, nhận xét kết quả.
¤ GV: Chốt ý 
i) Bố cục văn bản:  3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “vui quá”/tr.164: Tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng mình theo giặc.
+ Phần 2: Từ “Ông lão náo nức.đến đôi phần”/tr.170: Tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin  làng mình theo giặc.
+ Phần 3: còn lại:  Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính.
¤ GV: Chỉ định 3 HS lần lượt kể tóm tắt theo 3 phần của câu chuyện.
¤ HS: Kể tóm tắt nội dung phần truyện theo yêu cầu của GV.
¤ GV: Cho một HS kể tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện.
¤ HS: Cá nhân tham gia kể tóm tắt lại truyện. Lớp nhận ... ường
+ Nước mắt giàn ra, nghĩ đến sự hắt hủi
+ Ông rít lên:“chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì ”
+ Bực bội, gắt gỏng vô cớ, trằn trọc
=> Dày vò, tủi nhục, cố kìm nén đau khổ.
* Những ngày sau đó:
+ Không dám ra khỏi nhà
+ Nghe ngóng tình hình bên ngoài.
+ Nơm nớp lo sợ, chột dạ 
=> Tủi hổ, lo sợ ám ảnh
+ Khi nghe mụ chủ nhà có ý định không cho ở:
- Đấu tranh nội tâm gay gắt
- Lựa chọn dứt khoát: “làng theo Tây rồi thì phải thù”
=> Tình yêu nước bao trùm lên tình cảm làng quê.
* Khi trò chuyện với đứa con út:
+ Khẳng định nhà ta ở làng Chợ Dầu
+ Ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh
=> Yêu làng, yêu nước, trung thành với CM, với Cụ Hồ.
Ø Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng; là biểu hiện tình yêu làng, yêu nước của người dân làng Chợ Dầu, của người nông dân Việt Nam.
¤ GV: Cho HS theo dõi đoạn truyện cuối. Nêu câu hỏi chỉ định
? Khi nghe tin làng theo Tây được cải chính, ông Hai có những hành động và biểu hiện tâm trạng như thế nào ? Chitieets nào làm em cảm động nhất, vì sao ? (dáng vẻ, cử chỉ, hành động, lời nói)
¤ HS: Cá nhân suy nghĩ và trình bày kết quả theo sự chỉ định của GV, cả lớp nhận xét.
¤ GV: Nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ, trình bày cảm nhận cá nhân.
? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về tình yêu làng, yêu nước ở ông Hai ?
¤ HS: Cá nhân độc lập suy nghĩ, trình bày cảm nhận, cả lớp nhận xét.
¤ GV: Chốt ý
 Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu. Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận.
 Tình yêu làng, yêu nước thật sâu nặng và cảm động, đặt lên trên lợi ích cá nhân.
c) Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính
+ Ông Hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con.
+ Ông đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.
=> Vui sướng, hạnh phúc tột độ
Ø Tình yêu làng, yêu nước sâu nặng và cảm động, đặt lên trên lợi ích cá nhân.
v Thực hiện tổng kết - Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp
¤ GV: Nêu câu hỏi, yêu cầu HS độc lập suy nghĩ, trả lời.
? Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? 
(Nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật)
¤ HS: Cá nhân tham gia trả lời, cả lớp nghe, bổ sung.
¤ GV: Chốt ý
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Tạo tình huống truyện gay cấn.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại).
¤ GV: Nêu câu hỏi, yêu cầu HS độc lập suy nghĩ, trả lời. 
? Đoạn trích đã làm nổi bật được phẩm chất gì ở người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ?
¤ HS: Cá nhân trình bày ý kiến, cả lớp nghe, bổ sung.
¤ GV: Chốt ý – Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/74.
2. Ý nghĩa văn bản:
* Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
v Ghi nhớ: ( SGK/174 )
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Thời gian: 30 phút)
1. Mục tiêu
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
 (2) Nhận biết được chủ đề của văn bản (Ca ngợi tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.). 
(3) Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
(5) Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật ông Hai qua: hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật
 (8) Năng lực tự chủ và tự học: nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV góp ý. Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết hợp tác, phối hợp với GV, HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề: biết suy nghĩ, trăn trở để giải quyết nhiệm vụ học tập.
(9) Tự hào và cảm phục về tinh thần kháng chiến, tinh thần yêu nước của nhân dân ta; có ý thức tìm hiểu về những nét đẹp của quê hương, đất nước. Nhân ái, trách nhiệm.
1. Khái quát diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai.
2. Khái quát về cốt truyện.
4. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề văn bản. 
- Dạy học hợp tác.
- Đàm thoại gợi mở.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật sơ đồ tư duy.
- GV sử dụng rubic đánh giá trực tiếp sản phẩm và phần phát biểu của HS.
- HS tự đánh giá lẫn nhau.
2. Tổ chức hoạt động 
v Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố kiến thức và kỹ năng.
¤ GV: Yêu cầu các nhóm (mỗi bàn 1 nhóm) dùng sơ đồ tư duy tóm lược diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bảnvà ghi vào giấy A4. Hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Biểu hiện tâm trạng nhân vật ông Hai qua những giai đoạn nào ?
+ Qua mỗi giai đoạn, ông Hai có những biểu hiện tâm trạng như thế nào ?
+ Qua những biểu hiện đó, cho thấy ông Hai có đặc điểm gì nổi bật ?
¤ HS: Tổng hợp phần tìm hiểu về diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai thể hiện qua văn bản bằng sơ đồ tư duy.
 ¤ GV: Gọi 1-2 nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV thu về nhà chấm.
IV. Luyện tập:
1) Lập sơ đồ tư duy
 DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA ÔNG HAI
Trước khi nghe tin làng theo giặc
Khi nghe tin làng theo giặc
Khi nghe tin làng theo giặc được cải chính
Luôn tự hào về làng mình
Vui mừng, hớn hở
Đau đớn, xót xa, tủi hổ
Ám ảnh, day dứt, lo sợ
Tuyệt vọng, băn khoăn
Vui mừng, phấn khởi,
Sung sướng, hạnh phúc
Lại đi khoe về làng mình
Tình yêu làng gắn bó, hòa quyện, thống nhất với tình yêu đất nước
¤ GV: Nêu câu hỏi đặt vấn đề cho HS tham gia trả lời. 
 ? Theo em, vì sao tác giả đặt nhan đề của truyện là “Làng” mà không đặt là “Làng Chợ Dầu” ?
+ Tên Làng với Làng Chợ Dầu có gì khác nhau ?
¤ HS: Trao đổi theo nhóm bàn, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
¤ GV: Chốt ý
 Nhan đề của truyện là Làng, không đặt là Làng Chợ Dầu vì : nếu là Làng Chợ Dầu thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế Làng là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
 Như vậy, nhan đề Làng vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
2) Ý nghĩa nhan đề của truyện
 Nhan đề Làng vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
 (2) Nhận biết được chủ đề của văn bản (Ca ngợi tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.).
 (6) Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
(9) Tự hào và cảm phục về tinh thần kháng chiến, tinh thần yêu nước của nhân dân ta; có ý thức tìm hiểu về những nét đẹp của quê hương, đất nước.
Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm qua tác phẩm.
- Đàm thoại gợi mở.
GV sử dụng rubic đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
2. Tổ chức hoạt động 
¤ GV: Nêu câu hỏi cho HS trao đổi, thảo luận nhóm theo bàn
 ? Đọc truyện ngắn “Làng”, em có cảm nhận gì về người nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ?
¤ HS: Trao đổi theo nhóm, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
¤ GV: Chốt ý
+ Người nông dân trong kháng chiến chống Pháp: Yêu làng tha thiết. Tin tưởng,trung thành với cách mạng, với cụ Hồ. Tình yêu làng gắn bó, hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước.
¤ GV: Nêu câu hỏi cho HS trình bày quan điểm của cá nhân. 
? Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước ?
¤ HS: Cá nhân mỗi HS trình bày ý kiến của riêng mình.
¤ GV: Liên hệ giáo dục HS về tình cảm đối với quê hương, đất nước, ý thức được trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất nước. 
3) Cảm nhận về người nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
(7) Đọc mở rộng 1- 2 truyện ngắn của Kim Lân hoặc truyện ngắn hiện đại có dung lượng tương đương và cùng chủ đề.
Liên hệ mở rộng với các tác phẩm khác để củng cố, hệ thống hóa kiến thức về chủ đề cũng như thể loại tác phẩm có trong chương trình.
- Dạy học hợp tác.
GV sử dụng rubic đánh giá trực tiếp phần trình bày của HS.
2. Tổ chức hoạt động 
¤ GV: Giao nhiệm vụ cho HS
Các nhóm HS giới thiệu với lớp 1 - 2 tác phẩm truyện có cùng chủ đề và thể loại đã sưu tầm trước. (Việc này GV đã cho HS chuẩn bị trước ở nhà)
¤ HS: Từng nhóm giới thiệu về tác phẩm,tác giả và khái quát về tác phẩm: thời kỳ sáng tác, thể loại, nội dung
¤ GV: Nhận xét, đánh giá chung, nhắc HS về nhà tiếp tục đọc các tác phẩm.
4) Sưu tầm 1 - 2 tác phẩm truyện có cùng chủ đề và thể loại .
IV- HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 
1/ Bài vừa học: 
Đọc kĩ lại văn bản – Tóm tắt nội dung truyện. 
Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện. 
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.
Làm bài tập 2 phần Luyện tập - SGK/174. 
( Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước ? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy ?
- Nếu bài thơ “Đồng chí” đã khai thác được những t/cảm bao trùm một cách phổ biến trong con người thời kháng chiến chống Pháp đó là tình yêu quê hương đất nước hòa hợp trong tình đồng chí, đồng đội.
- Thì thành công của Kim Lân là diễn tả được tâm trạng chung ấy trong sự thể hiện sinh động cụ thể ở một con người nên nó trở thành nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Vì thế nó là tính chất chung mà có nét riêng được khắc họa rõ nét.)
2/ Bài sắp học: Chương trình địa phương
 Văn bản: CHIỀU AN NINH (Liên Nam)
Đọc kĩ bài thơ – Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Soạn phần Đọc – Hiểu văn bản. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_lang.docx