Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 21 - Võ Thị Thúy

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Hiểu được thế nào là phép phân tích, tổng hợp.

- Biết được mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp.

2. Về năng lực

- Các năng lực chung:

+ Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Các năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

+ Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản

3. Về phẩm chất

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- HS có ý thức sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp vào bài văn viết của mình.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ

2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:

 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

 - Kích thích HS hiểu được thế nào là phép lập luận pt và tổng hợp.

b. Nội dung: HS nghe câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tiến trình thực hiện:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Cho các ý sau:

+ Những bông hoa nở rực rỡ khi mùa xuân về.

+ Bầu trời trong sáng như pha lê.

+ Mưa xuân phơi phới.

+ Cỏ cây tràn trề nhựa sống.

? Các gợi ý trên khiến em liên tưởng đến điều gì? Hãy khái quát ý chung của các gợi ý trên bằng một câu văn?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi

 

docx 15 trang cucpham 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 21 - Võ Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 21 - Võ Thị Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 21 - Võ Thị Thúy
Trường: THCS Lê Qúy Đôn
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Võ Thị Thúy
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là phép phân tích, tổng hợp.
- Biết được mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp.
2. Về năng lực
- Các năng lực chung:
+ Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Các năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản
3. Về phẩm chất
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- HS có ý thức sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp vào bài văn viết của mình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS hiểu được thế nào là phép lập luận pt và tổng hợp.
b. Nội dung: HS nghe câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d. Tiến trình thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Cho các ý sau: 
+ Những bông hoa nở rực rỡ khi mùa xuân về.
+ Bầu trời trong sáng như pha lê.
+ Mưa xuân phơi phới.
+ Cỏ cây tràn trề nhựa sống.
? Các gợi ý trên khiến em liên tưởng đến điều gì? Hãy khái quát ý chung của các gợi ý trên bằng một câu văn?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
+ Sức sống của vạn vật khi mùa xuân về.
+ Mùa xuân thật là đẹp.
GV: Trong khi nói và viết, kĩ năng PT và tổng hợp vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Vậy thế nào là phép PT? Thế nào là phép tổng hợp? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được bản chất của phép lập luận phân tích và tổng hợp
b. Nội dung: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.
c Sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d. Tiến trình thực hiện:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ YC HS đọc văn bản.
?) Bài văn bàn về vấn đề gì?
?) Vấn đề đó được tác giả lập luận như thế nào?
?) Nêu những dẫn chứng cho cách lập luận của tác giả?
GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm lớn trong thời gian 7 phút.
2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
+ Bài văn bàn về vấn đề thế nào là trang phục đẹp.
+ Vấn đề đó được tác giả lập luận bằng cách đưa ra những hiện tượng tương phản về trang phục( những quy tắc ngầm trong ăn mặc)
- Dẫn chứng: 
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
+ Các quy tắc ngầm của văn hoá khiến mọi người phải tuân theo. 
- Trình bày từng bộ phận của vấn đề để làm rõ nội dung sâu kín bên trong.
GV kết luận: Tác giả đã tách ra từng trường hợp để cho thấy quy luật ngầm của vh chi phối cách ăn mặc.
=>Cách lập luận trên của tác giả chính là lập luận phân tích.
? Em hiểu phép lập luận phân tích là gì?
? Sau khi đã phân tích, tác giả đã viết câu văn nào tổng hợp các ý đã phân tích?
- Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng
? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp ntn? 
*GV: Cách viết trên của tác giả là phép tổng hợp.
? Em hiểu thế nào là phép tổng hợp?
Hoạt động nhóm cặp 3p:
?) Nếu chưa có sự phân tích thì có phép tổng hợp không?
?) Phép tổng hợp thường diễn ra ở phần nào của bài văn?
?) Phép phân tích và tổng hợp có vai trò ntn trong bài văn nghị luận?
- Đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
1. Ví dụ
2. Nhận xét
* Bài văn: Trang phục
- Vấn đề: trang phục đẹp.
- Các quy tắc ngầm của văn hoá khiến mọi người phải tuân theo. 
* Không . . . hở bụng 
* Ăn mặc. . . đi tát nước..
* Ăn mặc . . . cộng đồng.
=>lập luận phân tích
* Đẹp tức là phải phù hợp với VH, đạo đức, môi trường.
=>phép tổng hợp.
3. Ghi nhớ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phép lập luận pt và tổng hợp để làm bài tập.
b. Nội dung: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.
c. Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập, vở ghi.
d. Tiến hành thực hiện:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? kỹ năng phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn.
- GV hướng dẫn HS.
- Dự kiến sản phẩm: 
- Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách rốt cuộc là con đường quan trọng của học vấn
- Lc:
+ Học vấn là của nhân loại.
+Học vấn của nhân loại do sách truyền lại.
+ Sách là kho tàng học vấn.
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
2. Bài 2: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Kỹ năng phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc, làm cá nhân.
- GV hướng dẫn HS.
- Dự kiến sản phẩm: 
- 2 lý do:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu......
+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.......
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả, các HS khác khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
3. Bài 3:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? kỹ năng phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc, làm cá nhân.
- GV hướng dẫn HS.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ đọc sách để chuẩn bị làm cuộc trường chinh...
+ Nếu chúng ta đọc thì mới mong tiến lên từ văn hoá học thuật.
+ Nếu không đọc tự xoá bỏ hết các thành tựu. Nếu xoá bỏ hết thì chúng ta tự lùi về điểm xuất phát.
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả, các HS khác khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt KT 
II. Luyện tập
1. Bài 1: 
- Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách rốt cuộc là con đường quan trọng của học vấn
- LC:
+ Học vấn là của nhân loại.
+Học vấn của nhân loại do sách truyền lại.
+ Sách là kho tàng học vấn.
2. Bài 2: 
- 2 lý do:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu......
+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.......
3. Bài 3:
+ đọc sách để chuẩn bị làm cuộc trường chinh...
+ Nếu chúng ta đọc thì mới mong tiến lên từ văn hoá học thuật.
+ Nếu không đọc tự xoá bỏ hết các thành tựu. Nếu xoá bỏ hết thì chúng ta tự lùi về điểm xuất phát.
4. Hoạt động 3: Vận dụng:
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS	
d. Tiến hành thực hiện: 
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Chỉ ra phép lập luận phân tích và tổng hợp trong bài văn của em?( có bài văn chuẩn bị trước)
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
 + Nghe yêu cầu.
 + Trình bày cá nhân.
 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả, các HS khác khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Trường: THCS Lê Qúy Đôn
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Võ Thị Thúy
LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức 
- Mục đích tác dụng, đặc điểm của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực chuyên biệt: 
 + Đọc hiểu VB nghị luận: nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
 + Viết: Sử dụng phép phân tích tổng hợp thuần thục hơn khi tạo lập văn bản nghị luận.
3. Về phẩm chất
- Có trách nhiệm và ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi tạo lập văn bản.
- Ý thức tự giác học tập của học sinh. Nhận ra sự cần thiết phải vận dụng các PPLL phân tích và TH
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS hiểu được vai trò của phép lập luận pt và tổng hợp.
b. Nội dung: HS nghe câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d. Tiến hành thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Theo em khi nào cần tới phép PT và tổng hợp? Thế nào là PT? Tổng hợp là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
+ Người ta dùng phép PT và tổng hợp khi muốn làm rõ YN của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.
+ PT là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của 1 VĐ nhằm chỉ ra ND của sự vật, hiện tượng.
+ Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã PT . Không có PT thì không có tổng hợp.
GV: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành việc nhận diện VB PT và tổng hợp. Đồng thời luyện kĩ năng viết VB (đoạn văn) PT và tổng hợp.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt và th được sử dụng trong văn bản cụ thể.
b. Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d. Tiến hành thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm bằng kỹ thuật khăn phủ bàn (7 phút)
?) Đọc đoạn văn và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ntn?
2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm
 Đoạn văn a
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài..
+ Cái hay ở các điệu xanh
+ ở những cử động
+ ở các vần thơ
+ ở các chữ không non ép ... :
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Nguyễn Đình Thi
- Dự kiến TL: 
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003)...,
- Quê: Hà Nội
- Hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng tháng Tám 1945 
- Thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, còn là cây bút lí luận phê bình nổi tiếng 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 + Một nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức:
? Nêu những hiểu biết về văn bản?
1 HS trả lời.
Dự kiến TL: - Viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 
GV chốt:
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 HĐ NHÓM (3 phút):
Xác định kiểu văn bản?
Nêu PTBĐ chính của văn bản?
Vấn đề nghị luận là gì?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động cặp đôi.
 + HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Dự kiến TL:
- Kiểu vb: Nghị luận
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 
- Vấn đề nghị luận: Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người 
- Đọc văn bản. 
GVhướng dẫn: Giọng mạch lạc, rõ ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ. 
 HS đọc. 
?Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và chỉ ra các phần nội dung tương ứng? 
HS trả lời.
Nhận xét.
GV chốt:
- 3 luận điểm tương ứng 3 phần: 
 + P1một cách sống của tâm hồn à Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan, nội dung VN còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng t/c của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là 1 cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”
+ P2: Chúng tatrang giấy 
à Công dụng của văn nghệ: Rất cần thiết đối với đời sống con người nhất là hoàn cảnh chiến đấu sx vô cùng gian khổ của Dt ở những năm đầu kháng chiến.
+ P3: Còn lại: 
Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Khả năng cảm hóa sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xat từ trái tim.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-Nguyễn Đình Thi (1924-2003)...,
- Quê: Hà Nội
- Hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng tháng Tám 1945 
- Thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, còn là cây bút lí luận phê bình nổi tiếng 
2. Tác phẩm
- Viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 
- Phương thức biểu đạt chính : nghị luận 
- Vấn đề nghị luận : Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người 
- Bố cục: 3 phần
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chi tiết
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về nội dung và vai trò và sức mạnh của văn nghệ.
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS.
d. Tiến hành thực hiện: 
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
THẢO LUẬN NHÓM (5 phút)- phiếu học tập 
a. Nội dung phản ánh của Văn nghệ là gì
b. Câu văn nào của đoạn nêu lên luận điểm ấy? Em hiểu gì về nội dung phản ánh của văn nghệ?
 c. Theo tác giả, thì tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ đâu để xây dựng? 
? Nhưng ở đây có phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy hay không ? 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
c. Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: Lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan à tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn nhủ. 
HĐ cặp đôi:? Tác giả đã lấy dẫn chứng nào để minh hoạ?
? Nêu nhận xét về cách lập luận của t/giả?
? Từ 2 ý phân tích của tác giả về nội dung của tác phẩm nghệ thuật em hãy nêu nội dung của văn nghệ? 
HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi 
=> trình bày kết quả.
Dự kiến TL:
+ Dẫn chứng 1: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du à Đọc câu thơ, rung động trước cảnh đẹp ngày xuân, bâng khuâng nghe lời gửi của tác giả.
+ Dẫn chứng 2: An-na Ca-rê-nhi-na-Lép Tôn- xtôi.
- Tác phẩm nghệ thuật không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ à khiến ta rung động ngỡ ngàng trước những điều rất quen thuộc.
GV giảng 
- GV rút ra kết luận chung chốt
? HĐ theo nhóm: Vậy nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào ? 
HS dự kiến trả lời:
- Nội dung của các môn KH khác khám phá miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên, xã hội, các quy luật khách quan.
- Còn tiếng nói của văn nghệ thì khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người
GV chốt kt.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
a. Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? 
b. Tác giả đã chứng minh trong lĩnh vực nào của đời sống? 
c. Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tác dụng của tiếng nói văn nghệ như thế nào? 
? Nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao? 
Dự kiến TL: 
a. V a. Văn nghệ giúp ta sống phong phú
 hơn, thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Văn nghệ là sợi dây nối kết con người với cuộc sống đời thường đối với quần chúng nhân dân.
b. Cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu, hàng ngày
 c. Hoàn cảnh khắc nghiệt, đặc biệt, dễ gây ấn tượng.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 + Một nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức:
Em có n/xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ phân tích của tác giả? 
à Trữ tình, thiết tha.
GV bình: Sự Tác động của văn nghệ thật kì diệu...Chúng ta thử hình dung một ngày nào đó c/s của chúng ta không có sự hiện diện của VN c/s của chúng ta sẽ ra sao, sẽ buồn tẻ như thế nào.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gọi HS đọc đoạn cuối.
? Tác giả đã lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hoá? 
Gợi ý: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến như vậy ? Tư tưởng nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào ? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào ? Bằng cách gì ? 
Dự kiến TL:
+ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. 
+ Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét, vui buồn của con người chúng ta. 
+ Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng.
+ Tác phẩm nghệ thuật lay động cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn qua con đường tình cảm. 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động nhóm.
 + HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
 HS trả lời ->Nhận xét.
>GV chốt:
* GV bình thêm: Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui buồn, đợi chờ cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy.”
HĐ cặp đôi
? Cách viết trong "Tiếng nói của VN" có gì giống và khác bài "Bàn về đọc sách" 
Dự kiến trả lời:
* Giống: Lập luận từ các luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng và nhiệt tình của người viết.
* Khác: Tiếng nói của VN là bài NLVH nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm...
HS trả lời.
Nhận xét.
GV chốt:
HĐ cá nhân
? Vậy văn nghệ có khả năng kì diệu gì?
? Em hãy lấy dẫn chứng minh hoạ về một tác phẩm văn nghệ chứa đựng những tình cảm yêu, ghét, buồn vui ? 
- HS tự do phát biểu ý kiến.
HS trả lời.
Nhận xét.
GV chốt:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nội dung của văn nghệ
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khác quan mà còn thể hiện tư 
tưởng, tình cảm của nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của người sáng tác.
- Văn nghệ mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn đọc giả mỗi thế hệ 
- VN tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân người nghệ sĩ .
2. Vai trò của văn nghệ
- Văn nghệ giúp ta sống phong phú hơn, thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
- Văn nghệ là sợi dây nối kết con người với cuộc sống đời thường đối với quần chúng nhân dân.
- Văn nghệ mang lại niềm vui ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn, giúp họ tin yêu cuộc sống, vượt lên bao khó khăn gian khổ của cuộc sống hiện tại.
3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
- Lay động cảm xúc, tâm hồn
- Thay đổi nhận thức của con người...
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu
c. sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tiến hành thực hiện: 
 GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)
? Qua bài học, em rút ra nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm? 
? Tiểu luận nhằm thuyết phục người đọc điều gì? 
- HS trả lời, GV chốt một số ý về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm.
- Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK 17.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên .
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú giàu thuyết phục 
- Giọng văn chân thành say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản 
2. Nội dung
- Nội dung phản ánh của VN
- Công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các bài tập
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu
c. sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tiến hành thực hiện:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Khi đọc một cuốn sách hay khi xem xong một bộ phimem có tâm trạng thế nào? Trình bầy cảm xúc của mình.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV định hướng
III. Luyện tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. 
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tiến hành thực hiện: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 Sau khi chứng kiến câu chuyện cảm động của cha con ông Sáu, em có suy nghĩ cảm xúc như thế nào về tình cảm gia đình trong chiến tranh và trong cuộc sống hiện nay? 
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Suy nghĩ trả lời.
 + 2 HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV khái quát về tình cảm gia đình – nhắc nhở HS về đạo làm con.
IV. Vận dụng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_21_vo_thi_thuy.docx