Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Văn bản "Đồng chí"

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Cần cụ thể. Bắt đầu bằng động từ

- Hiểu biết (nhận ra, biết được- nêu, tóm tắt) về tác giả Chính Hữu: Cuộc đời, sự nghiệp, đề tài và phong cách thơ (trên chuẩn)- linh hoạt, tùy đối tượng HS. (phân tích, thể hiện, )

- Hiểu hiện thực thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

*Tích hợp giáo dục ANQP: Bản thân chương trình mới đã có tích hợp trong CT. Lớp 9 (giao thời) nên cần tích hợp.

- Những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

- (Phân tích được) vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí đồng đội của họ được thể hiện trong bài.

- Những đặc sắc nghệ thuật: Chi tiết và hình ảnh tự nhiên bình dị mà cô đọng, giàu biểu cảm.

2. Năng lực:

- Năng lực ngôn ngữ và tự chủ (thuyết trình về tác giả, hoàn cảnh sáng tác)- Thuyết trình hoặc viết đoạn văn.

- Năng lực cảm thụ văn học, giải quyết vấn đề sáng tạo (đọc, cảm thụ, phân tích và phát biểu cảm nghĩ)

- Năng lưc giao tiếp, hợp tác (Thảo luận nhóm, trình bày ý tưởng)

3. Phẩm chất:

 Yêu nước (lí tưởng cách mạng, mục đích chiến đấu), nhân ái (tình đồng đội, tình yêu quê hương gia đình), trách nhiệm (trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương đất nước), trung thực.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Tranh ảnh về tác giả tác phẩm;

- Tư liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Máy chiếu

III. Tiến trình dạy học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu (Hình dung- (đích đến) trước rồi tiến hành các hoạt động sau.

a) Mục tiêu:

 Giúp HS cảm nhận về bài hát, hiểu biết những thông tin liên quan đến văn bản (viết về người lính thời kháng chiến chống Pháp) để kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho HS và nhu cầu tìm hiểu văn bản để cảm nhận về tình đồng đội thắm thiết của người lính được thể hiện trong tác phẩm.

b) Nội dung:

 HS xem một đoạn video, nghe bài hát, huy động những hiểu biết của mình để trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học: hiểu biết những thông tin về cuộc kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính.

c) Sản phẩm dự kiến

- Bước đầu có tâm thế, cảm xúc để tìm hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm.

- Nêu được một số thông tin về cuộc kháng chiến ngay từ những ngày đầu chống thực dân Pháp

 

doc 9 trang cucpham 4540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Văn bản "Đồng chí"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Văn bản "Đồng chí"

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Văn bản "Đồng chí"
Phụ lục IV 
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
(Kèm theo Công văn số 5512 /BGDĐT-GDTrH ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) 
Trường:	Họ và tên giáo viên: 
Tổ:............................ 	 
TÊN BÀI DẠY: ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu)
Môn học/Hoạt động giáo dục: Ngữ văn; lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (3 tiết) 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Cần cụ thể. Bắt đầu bằng động từ
- Hiểu biết (nhận ra, biết được- nêu, tóm tắt) về tác giả Chính Hữu: Cuộc đời, sự nghiệp, đề tài và phong cách thơ (trên chuẩn)- linh hoạt, tùy đối tượng HS. (phân tích, thể hiện,)
- Hiểu hiện thực thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. 
*Tích hợp giáo dục ANQP: Bản thân chương trình mới đã có tích hợp trong CT. Lớp 9 (giao thời) nên cần tích hợp.
- Những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. 
- (Phân tích được) vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí đồng đội của họ được thể hiện trong bài.
- Những đặc sắc nghệ thuật: Chi tiết và hình ảnh tự nhiên bình dị mà cô đọng, giàu biểu cảm.
2. Năng lực: 
- Năng lực ngôn ngữ và tự chủ (thuyết trình về tác giả, hoàn cảnh sáng tác)- Thuyết trình hoặc viết đoạn văn.
- Năng lực cảm thụ văn học, giải quyết vấn đề sáng tạo (đọc, cảm thụ, phân tích và phát biểu cảm nghĩ)
- Năng lưc giao tiếp, hợp tác (Thảo luận nhóm, trình bày ý tưởng)
3. Phẩm chất:
 Yêu nước (lí tưởng cách mạng, mục đích chiến đấu), nhân ái (tình đồng đội, tình yêu quê hương gia đình), trách nhiệm (trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương đất nước), trung thực.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
- Tranh ảnh về tác giả tác phẩm;
- Tư liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Máy chiếu
III. Tiến trình dạy học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Hình dung- (đích đến) trước rồi tiến hành các hoạt động sau.
a) Mục tiêu:
 Giúp HS cảm nhận về bài hát, hiểu biết những thông tin liên quan đến văn bản (viết về người lính thời kháng chiến chống Pháp) để kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho HS và nhu cầu tìm hiểu văn bản để cảm nhận về tình đồng đội thắm thiết của người lính được thể hiện trong tác phẩm. 
b) Nội dung:
 HS xem một đoạn video, nghe bài hát, huy động những hiểu biết của mình để trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học: hiểu biết những thông tin về cuộc kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính..
c) Sản phẩm dự kiến
- Bước đầu có tâm thế, cảm xúc để tìm hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm.
- Nêu được một số thông tin về cuộc kháng chiến ngay từ những ngày đầu chống thực dân Pháp
d) Tổ chức hoạt động: Chuẩn của CT 2018. ND ghi bảng cần linh hoạt: có thể chốt dưới phần trả lời của HS; Không phải: đọc- chép à biết- chép.
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động của GV và HS
- Dự kiến câu trả lời: GV khuyến khích cho HS chia sẻ để dẫn dắt cảm xúc: Các em có thể thấy xúc động, tự hào
- Dự kiến câu trả lời: Trên cơ sở HS soạn bài và học lịch sử, xem video HS có thể trình bày những hiểu biết cơ bản như: đó là cuộc kháng chiến gian khổ, vẻ đẹp chân thực, giản dị của người lính chống Pháp
- GV tổ chức cho HS xem một đoạn video ngắn chiếu một số hình ảnh người lính, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc kết hợp nghe bài hát Đồng chí.
- GV sử dụng kĩ thuật dạy học đàm thoại:
+ Sau khi xem đoạn video và nghe bài hát, các em có cảm nhận như thế nào?
+ Em có hiểu biết gì về người lính và cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta?
- HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài: Dân tộc VN đã trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kì, vĩ đại . Nên đề tài người lính luôn là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ ca. Đã có không ít nhà thơ , nhà văn , hoạ sĩ khai thác vẻ đẹp ấy. Tuy nhiên vẻ đẹp thì muôn màu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Đồng chí” để thấy đựơc vẻ đẹp của người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản “Đồng chí” (Chính Hữu). 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Tìm hiểu về tác giả, mạch cảm xúc, bố cục, ý nghĩa nhan đề. 
- Phân tích được cơ sở hình thành tình đồng chí, biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, biểu tượng đẹp của tình đồng chí.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. 
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích văn bản theo bố cục
- Tổng kết giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản
c) Sản phẩm: 
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản
- Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập,
d) Tổ chức thực hiện: 
Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động của GV và HS
Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
Kết quả dự kiến: 
- HS nắm được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên khai sinh: Trần Đình Đắc (1926). Quê: Can Lộc, Hà Tĩnh. 
- Đề tài: viết về chiến tranh và hình ảnh người lính .
- Phong cách thơ: cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc hàm súc.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
 Sáng tác đầu 1948, in trong tập "Đầu súng trăng treo".
* GV sử dụng PP đàm thoại, thuyết trình bằng cách giao nhiệm vụ học tập cho HS : HS làm sản phẩm thuyết trình về nhà thơ Chính Hữu, bài thơ “Đồng chí”, trình bày sản phẩm trước cả lớp.
- GV gọi đại diện của một nhóm lên trình bày.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
* GV chiếu clip về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và một số hình ảnh về chiến dịch .
Đọc và tìm hiểu văn bản
Kết quả dự kiến: 
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích
2. Thể thơ: Tự do.
3. PTBĐ: Biểu cảm + Tự sự + miêu tả .
4. Bố cục: 3 phần
5. Tìm hiểu văn bản
a. Những cơ sở để hình thành tình đồng chí:
- Sử dụng thành ngữ, hình ảnh sóng đôi.
" Người lính cùng chung cảnh ngộ xuất thân - là những người nông dân nghèo khổ từ những miền quê khác nhau.
- Hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ 
" Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng, mục đích chiến đấu ; cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, niềm vui của đời lính. 
- Dòng thơ đặc biệt gồm1từ có 2 tiếng và dấu chấm than “Đồng chí!” ⇒ tạo 1 nốt nhấn như một phát hiện, định nghĩa về tình đồng chí, đồng thời như bản lề nối liền 2 đoạn thơ, khép mở 2 ý thơ.
b. Biểu hiện của tình đồng chí
- Nghệ thuật hoán dụ, nhân hóa
" Người lính cảm thông sâu sắc tâm tư, tình cảm nỗi lòng của nhau - nỗi niềm nhớ về quê hương.
- Phép liệt kê, ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, mộc mạc, chân thực và giàu sức gợi cảm; câu thơ sóng đôi, đối xứng.
" Người lính sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Biểu tuợng giàu chất thơ về tình đồng chí:
- Ba hình ảnh gắn kết: 
Người lính, khẩu súng, vầng trăng.
- Hình ảnh “đầu súng trăng treo”:
+ Hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu 
tượng, liên tưởng phong phú.
" Kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn: chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.
=> Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu 
tượng về người lính.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: 
- Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp. 
- Những biểu hiện của mối tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ.
- Biểu tượng giàu chất thơ về tình đồng chí.
2. Nghệ thuật 
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. 
GV hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản 
- GV hướng dẫn cách đọc, gọi 1HS đọc, 1HS nhận xét, GV chỉnh sửa, hoàn thiện cách đọc bài cho HS.
* GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trình bày 1 phút: Nhận xét thể thơ? Phương thức biểu đạt của văn bản? Mạch cảm xúc của bài thơ được phát triển như thế nào?
* GV yêu cầu HS đọc kĩ 7 câu thơ đầu của văn bản
* GV sử dụng PP dạy học đàm thoai gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu cơ sở hình thành tình đồng chí bằng hệ thống câu hỏi:
- Mở đầu bài thơ là sự giới thiệu về quê hương các anh. Ở hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Qua đó cho em hiểu gì về hoàn cảnh xuất thân của những người lính?
? Phân tích ý nghĩa của từ “đôi” trong 2 câu thơ: “Tôi với anh đôi (1) người xa lạ” và “Đêm rét chung chăn thành đôi (2) tri kỷ”
? Vì sao những người lính từ đôi người xa lạ giờ lại thành đôi tri kỉ? (ở họ còn có những điểm nào chung?).
? Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” ?
* GV sử dụng hoạt động cặp đôi: Em có nhận xét gì về cấu trúc của câu thơ “Đồng chí”? Cách kết cấu đó có ý nghĩa gì trong cả đoạn thơ?
* GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5p) - kỹ thuật khăn trải bàn, tìm hiểu những biểu hiện của tình đồng chí
- GV chia lớp thành 4 nhóm, chiếu câu hỏi thảo luận:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu các câu thơ:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
............
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Cho biết:
1. Ở nơi chiến trường, người lính đã chia sẻ với nhau những gì về hoàn cảnh riêng tư? Hai chữ "mặc kệ" cho em hiểu gì về tâm tư của người lính?
2. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó vẻ đẹp nào trong tâm hồn người lính được thể hiện?
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu đoạn thơ: 
"Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
.............
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay".
Cho biết:
1. Hoàn cảnh sống của người lính nơi chiến trường được gợi tả qua những hình ảnh nào? Những chi tiết đó giúp em cảm nhận điều gì về cuộc đời cũng như tình cảm của người lính?
2. Sức mạnh nào đã giúp người lính vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn ấy?
3. Nhận xét về ngôn ngữ, hình ảnh của đoạn thơ? Qua đó vẻ đẹp nào của tình đổng chí được gợi mở?
- HS: Thảo luận nhóm – trình bày, các nhóm khác nhận xét. GV kết hợp chiếu kết quả đúng lên máy.
* GV giới thiệu bức tranh sgk.
 ? Miêu tả nội dung bức tranh? Những câu thơ nào ứng với bức tranh đó ?
- HS đọc 3 câu thơ cuối.	
? Ba câu thơ cuối xuất hiện những hình ảnh nào?
? Hình ảnh rừng hoang, sương muối gợi cho ta hiện thực gì?
? Hình ảnh tiếp theo giúp em hình dung ra điều gì?
? Kết lại bài thơ Đồng chí là một hình ảnh đẹp, theo em đó là hình ảnh nào? 
* GV sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm (3p): nêu ‎ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “đầu súng trăng treo”?
* GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở tổng kết nội dung, nghệ thuật bằng hệ thống câu hỏi: 
? Bài thơ giúp em cảm nhận được gì về hình ảnh những người lính cách mạng trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp?
? Nêu ‎nghĩa của bài thơ?
? Qua bài thơ em hiểu thêm điều gì về tác giả Chính Hữu?
? Cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ?
? Em thấy mình cần làm gì để xứng đáng với thế hệ cha anh?
? Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ?
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- HS phân tích được vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí đồng đội của họ. 
- Trình bày được cảm nhận về chi tiết và hình ảnh thơ đặc sắc.
b) Nội dung: 
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về dòng thơ “Đồng chí!”, “Đầu súng trăng treo”.
c) Sản phẩm: 
- Dòng thơ đặc biệt, 2 tiếng, 1từ, dấu chấm than "Đồng chí!" ⇒ tạo 1 nốt nhấn như một phát hiện, 1 lời khẳng định, là quá trình tất yếu dẫn đến 1 t/cảm cao đẹp của tình đồng chí. Câu thơ được lấy làm nhan đề của bài, biểu hiện chủ đề, là linh hồn của bài thơ ⇒ Nó như bản lề nối liền 2 đoạn thơ khép mở 2 ý thơ.
- Câu thơ cuối “Đầu súng trăng treo” kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Đó là phát hiện được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc giữa “rừng hoang sương muối”, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các măt vừa hài hòa vừa bổ sung trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ đẹp như một lời tôn vinh ý nghĩa của cuộc kháng chiến vĩ đại, là biểu tượng đẹp của người lính cách mạng. 
d)Tổ chức thực hiện: 
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động của GV và HS
Huy động kiến thức đã được đọc hiểu bài thơ Đồng chí để giải quyết được yêu cầu viết đoạn văn trình bày cảm thụ về nét đặc sắc của hai dòng thơ “Đồng chí”, “”Đầu sung trăng treo.
Kết quả dự kiến:
- Dòng thơ đặc biệt gồm 1từ có 2 tiếng và dấu chấm than "Đồng chí!" ⇒ tạo 1 nốt nhấn như một phát hiện, 1 lời khẳng định, là quá trình tất yếu dẫn đến 1 t/cảm cao đẹp của tình đồng chí. Câu thơ được lấy làm nhan đề của bài, biểu hiện chủ đề, là linh hồn của bài thơ ⇒ Nó như bản lề nối liền 2 đoạn thơ khép mở 2 ý thơ.
- Câu thơ cuối “Đầu súng trăng treo” kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Đó là phát hiện được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc giữa “rừng hoang sương muối”, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các măt vừa hài hòa vừa bổ sung trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ đẹp như một lời tôn vinh ý nghĩa của cuộc kháng chiến vĩ đại, là biểu tượng đẹp của người lính cách mạng. 
Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo tổ;
- Ra câu hỏi
HS thực hiện nhiệm vụ:
- Trao đổi, hợp tác, bổ sung ý kiến
- Thư kí ghi sản phẩm
Báo cáo kết quả
- Lần lượt trình bày theo nhóm
- Các nhóm khác phát biểu, đánh giá, bổ sung.
Kết luận:
GV chốt kiến thức
Đánh giá hoạt động luyện tập của HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: 
- Củng cố hiểu biết về chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Liên hệ thực tế.
- Trân trọng tài năng sáng tác của nhà thơ.
b) Nội dung: 
- Nhận xét về tình đồng chí của những người lính trong cuộc k/c chống Pháp.
- Hiện nay từ “đồng chí” còn được dùng không,dùng trong trường hợp nào?
- So với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” có giả trị ở những dấu hiệu riêng biệt nào?
c) Sản phẩm: 
- Tình đồng chí là kết tinh cao độ giữa tình bạn và tình người. Tình đồng chí của những người lính nông dân được biểu hiện mộc mạc chân chất nhưng sâu sắc, tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.
-“Đồng chí” là cách xưng hô của người cùng chung tổ chức cách mạng, cùng lí tưởng (Quân đội, cán bộ công chức nhà nước,)
- Bài thơ Đồng chí thể hiện phong cách thơ của Chính Hữu: ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có những câu thơ dồn nén cảm xúc, cấu trúc sóng đôi, cách sử dụng đại từ anh-tôi.
d) Tổ chức thực hiện: 
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động của GV và HS
Huy động kiến thức đã được đọc hiểu bài thơ Đồng chí để giải quyết được yêu cầu Kết quả dự kiến:
-Tình đồng chí là kết tinh cao độ giữa tình bạn và tình người. Tình đồng chí của những người lính nông dân được biểu hiện mộc mạc chân chất nhưng sâu sắc, tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.
-“Đồng chí” là cách xưng hô của người cùng chung tổ chức cách mạng, cùng lí tưởng (Quân đội, cán bộ công chức nhà nước,)
- Bài thơ Đồng chí thể hiện phong cách thơ của Chính Hữu: ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có những câu thơ dồn nén cảm xúc, cấu trúc sóng đôi, cách sử dụng đại từ anh-tôi.
Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS làm việc ở nhà
- Chép câu hỏi, làm vào vở bài tập.
HS thực hiện nhiệm vụ:
- Trả lời câu hỏi vào vở bài tập;
Báo cáo kết quả
- Trình bày giải đáp bài tập trước lớp vào tiết sau.
- Các HS khác phát biểu, đánh giá, bổ sung.
Kết luận:
- GV chốt kiến thức
- Đánh giá hoạt động vận dụng của HS.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
5. Rút kinh nghiệm. 
NHỮNG THỐNG NHẤT
Thực hiện thống nhất theo quy định (theo công văn 5512)- Thực hiện cho tất cả các khối lớp. Lớp 9 thực hiện trong năm học 2021-2022.
Khi xác định mục tiêu, cần diễn đạt bằng các động từ. Tất cả những nội dung xác định trong mục tiêu phải được thể hiện trong bài
Yêu cầu về thiết bị học liệu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_theo_cv5512_van_ban_dong_chi.doc