Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Chủ đề tích: Văn nghị luận

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. (1)

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả. (2)

- Đặc điểm, yêu cầu, đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (3)

- Những yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (4)

2. Năng lực.

- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa vào phân tích ngôn từ). (5)

- Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận. (6)

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Nhận xét, đánh giá được tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong đoạn trích. (7)

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. (8)

- Nhận biết được bố cục của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (9)

- Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí. (10)

- Biết quan sát các hiện tượng của đời sống. (11)

- Đọc hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. (12)

- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. (13)

3. Phẩm chất.

- Yêu sách, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Intenet để mở rộng hiểu biết, có phương pháp đọc sách hiệu quả. (14)

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. (15)

- Có ý thức luôn quan tâm đến đời sống, tu dưỡng đạo đức; tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người, khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử, đứng về lẽ phải mà suy nghĩ. (16)

- Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. (17)

- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. (19)

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu bài tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. Tiến trình dạy học.

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.

a) Mục tiêu:

- Liên hệ, kết nối những hiểu biết của bản thân với chủ đề của bài học.

- Nêu và bảo vệ được quan điểm của bản thân bằng ngôn ngữ nói về một vấn đề xã hội liên quan đến nội dung của bài học.

b) Nội dung hoạt động:

- HS xem vi deo. Chia sẻ quan điểm của cá nhân.

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ nói theo phương thức nghị luận.

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS xem video về Ngày hội đọc sách-“Quyển sách tôi yêu”.

 

doc 23 trang cucpham 4821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Chủ đề tích: Văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Chủ đề tích: Văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Chủ đề tích: Văn nghị luận
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Thân gửi quý thầy cô giáo!
Xuất phát từ tinh thần muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ cùng với quý thầy cô giáo trên cả nước để góp phần thực hiện tốt CTGDPT 2018. Tôi xin mạn phép được “múa rìu qua mắt thợ”, chia sẻ với quý thầy cô những điều mà bản thân đã trực tiếp tiếp thu những định hướng của Bộ GD về dạy học trong chương trình GDPT hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, môn Ngữ văn, lớp 9, bắt đầu từ năm học 2021-2022.
Vì thế, khung Kế hoạch bài dạy này chỉ là những gợi ý cơ bản. Tùy vào đối tượng HS, yêu cầu của các đơn vị, các thầy cô giáo có thể thiết kế các hoạt động, nội dung bài học cho phù hợp với nhà trường, đối tượng HS và chính mình nhé!
Tôi xin chia sẻ những định hướng chung của Bộ GD:
* Đối với Khung kế hoạch bài dạy (phụ lục IV) theo CV5512:
- Áp dụng cho năm học 2021-2022 đối với lớp 9. 
- Bộ GD không bắt buộc thầy/cô phải nêu cụ thể về: năng lực, phẩm chất, phương pháp, kĩ thuật dạy học, công cụ đánh giá trong mỗi phần/hoạt động.
- Bắt buộc phải đảm bảo các mục, hoạt động (trong mỗi hoạt động có 04 thành tố). Trong mỗi thành tố cần thể hiện rõ nội dung.
- Mục tiêu của mỗi hoạt động phải gắn với mục tiêu tổng thể, tạo tính xuyên xuốt bài học.
- Không quy định số cột trong thiết kế từng hoạt động. Tùy vào cách thiết kế của thầy/cô sao cho hợp lý; chỉ cần làm rõ năng lực, phẩm chất của HS cần đạt qua mỗi hoạt động.
- Đối với Hoạt động 3: Luyện tập: Dựa vào mục tiêu của bài học để xác định phần luyện tập. Có 2 cách:
+ Nếu dạy riêng từng bài -> luyện tập Văn bản/tiếng Việt/Tập làm văn vừa học.
+ Nếu dạy theo chủ đề -> đọc, hiểu văn bản nghị luận khác cùng chủ đề/đề tài.
- Đối với Hoạt động 4: Vận dụng: Phần này không nhất thiết phải làm ngay tại lớp. GV có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà. HS biết vận dụng những điều đã được học từ bài học để giải quyết tình huống diễn ra xung quanh cuộc sống của các em.
- Đặc biệt: không yêu cầu chia số tiết cụ thể cho mỗi bài học cũng như thời gian cụ thể trong mỗi hoạt động. Cần đảm bảo trọn vẹn một vấn đề nào đó đối với bài học/chủ đề.
Mong muốn của BGD: thầy cô tiếp cận dần dần với việc tổ chức dạy học theo CTGDPT 2018 với một tinh thần phấn khởi, tự tin!
Đây chỉ là những gợi ý, quý thầy cô tham khảo nhé! Rất mong được trao đổi, học tập để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ! Trân trọng cảm ơn!
Kính chúc quý thầy cô giáo tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ!
TÊN BÀI DẠY: 
CHỦ ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN
MÔN HỌC: NGỮ VĂN 9
Gồm 05 bài:
- Bàn về đọc sách (trích) của Chu Quang Tiềm
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Thời gian thực hiện: 8 tiết
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. (1)
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả. (2)
- Đặc điểm, yêu cầu, đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (3)
- Những yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (4)
2. Năng lực.
- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa vào phân tích ngôn từ). (5)
- Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận. (6)
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Nhận xét, đánh giá được tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong đoạn trích. (7)
- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. (8)
- Nhận biết được bố cục của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (9)
- Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí. (10)
- Biết quan sát các hiện tượng của đời sống. (11)
- Đọc hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. (12)
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. (13)
3. Phẩm chất.
- Yêu sách, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Intenet để mở rộng hiểu biết, có phương pháp đọc sách hiệu quả. (14)
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. (15)
- Có ý thức luôn quan tâm đến đời sống, tu dưỡng đạo đức; tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người, khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử, đứng về lẽ phải mà suy nghĩ. (16)
- Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. (17)
- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. (19)
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu bài tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: 
- Liên hệ, kết nối những hiểu biết của bản thân với chủ đề của bài học.
- Nêu và bảo vệ được quan điểm của bản thân bằng ngôn ngữ nói về một vấn đề xã hội liên quan đến nội dung của bài học. 
b) Nội dung hoạt động: 
- HS xem vi deo. Chia sẻ quan điểm của cá nhân.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ nói theo phương thức nghị luận.
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem video về Ngày hội đọc sách-“Quyển sách tôi yêu”.
- Suy nghĩ của em sau khi xem video?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS suy nghĩ, chia sẻ quan điểm của cá nhân.
* Báo cáo kết quả: 
- HS chia sẻ quan điểm của cá nhân.
* Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét, kết luận, dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu và làm văn nghị luận.
2.1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Bàn về đọc sách” (Chu Quang Tiềm).
a) Mục tiêu: 
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. (1)
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả. (2)
- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa vào phân tích ngôn từ). (5)
- Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận. (6)
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Nhận xét, đánh giá được tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong đoạn trích. (7)
- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. (8)
- Yêu sách, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Intenet để mở rộng hiểu biết, có phương pháp đọc sách hiệu quả. (14)
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. (15)
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích văn bản
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập: 
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Mối quan hệ giữa ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG
CÁCH THỨC TỔ CHỨC
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Dự kiến sản phẩm:
- Tác giả: thông tin ở phần Chú thích trong SGK.
- Xuất xứ: là đoạn trích từ cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách”.
- Thể loại: Nghị luận.
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách
- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản.
- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV tổ chức đánh giá, nhận xét và chốt lại giao nhiệm vụ mới.
Phiếu bài tập số 1:
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (trích)
Tác giả
Xuất xứ
Thể loại
Phương thức biểu đạt chính
Những thông tin về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về việc đọc văn bản? 
HOẠT ĐỘNG
CÁCH THỨC TỔ CHỨC
ĐỌC, HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
Dự kiến sản phẩm:
- Văn bản nói về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách đúng đắn. 
- Tác giả ca ngợi vai trò của sách và việc đọc sách; phê phán những cách đọc sách không đúng; khẳng định cần phải biết chọn sách và có phương pháp đọc sách có hiệu quả mới phát huy được tầm quan trọng của sách. 
- Tác giả kết hợp phương thức nghị luận với biểu cảm (qua những ví von), thuyết minh (ở luận điểm 2) để làm tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Luận đề nằm ở tên văn bản. Có 3 luận điểm:
+ Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách (Từ đầu đến “thế giới mới”), chủ yếu sử dụng thao tác giải thích.
+ Các khó khăn và thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong thời đại hiện nay (Tiếp theo đến “tiêu hao lực lượng”), chủ yếu sử dụng thao tác chứng minh và bình luận.
+ Phương pháp đọc sách có hiệu quả (còn lại), chủ yếu sử dụng thao tác chứng minh, phân tích. 
- Cách lập luận: tổng – phân – hợp -> chặt chẽ, hợp lí.
* Trước khi đọc, hiểu chi tiết văn bản: GV cho HS làm việc cá nhân, thực hiện Phiếu học tập số 2 bằng chiến thuật dự đoán: 
Phiếu học tập số 2
Từ nhan đề “Bàn về đọc sách”, em hãy dự đoán về nội dung của văn bản; sau đó ghi thông tin vào cột bên trái trong bảng sau. Thông tin ở cột bên phải sẽ được điền sau khi đọc hiểu xong văn bản.
Dự đoán về nội dung và hìnhthức của văn bản
Nội dung và hình thức của văn bản (sau khi đọc)
1. Văn bản nói về vấn đề:...
2. Tác giả thể hiện thái độ . đối với vấn đề đặt ra trong vă ... Trích Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm
Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn trích.
2. Em hiểu như thế nào là lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”?
3. Tác giả phê phán lối đọc sách như thế nào trong đoạn trích trên?
4. Từ đoạn trích, em rút ra cho mình bài học gì khi đọc sách? 
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV tổ chức đánh giá, nhận xét và chốt lại giao nhiệm vụ mới.
HS luyện tập viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* GV có thể sử dụng các đề bài trong sách giáo khoa, hoặc các đề bài sau:
1. Từ văn bản “Bàn về đọc sách” (Chu Quang Tiềm), hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em khi quan sát bức ảnh dưới đây:
(Sưu tầm từ Internet)
2. Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số. 
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.
3. Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba. 
(Theo  
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về sự kiện trên.
* Trong 3 đề bài trên, GV dùng đề 1 và 2 để hướng dẫn HS cách làm bài; để 3 để HS viết thành bài văn hoàn chỉnh (có thể làm ở lớp hoặc ở nhà). Với đề bài hướng dẫn HS cách làm bài, GV yêu cầu HS:
- Chỉ ra vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó. 
- Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt được kết hợp trong bài văn.
- Xác định các thao tác lập luận được sử dụng.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn.
- Viết đoạn văn mở bài, các đoạn trong phần thân bài, đoạn kết bài.
- Chỉnh sửa bài viết.
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV tổ chức đánh giá, nhận xét và chốt lại giao nhiệm vụ mới.
HS luyện tập viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* GV có thể sử dụng các đề bài trong sách giáo khoa, hoặc các đề bài sau:
1. Học giả Chu Quang Tiềm cho rằng: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” (Trích “Bàn về đọc sách” – Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập 2). 
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên. 
2. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em khi có ai đó khuyên rằng: Hãy tắt điện thoại, gập máy tính để nói và cười?
* Với hai đề bài trên, GV yêu cầu HS:
- Chỉ ra vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó. 
- Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt được kết hợp trong bài văn.
- Xác định các thao tác lập luận được sử dụng.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn.
- Viết đoạn văn mở bài, các đoạn trong phần thân bài, đoạn kết bài.
- Chỉnh sửa bài viết.
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV tổ chức đánh giá, nhận xét và chốt lại giao nhiệm vụ mới.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Đọc hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. (12)
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. (13)
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. (15)
- Có ý thức luôn quan tâm đến đời sống, tu dưỡng đạo đức; tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người, khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử, đứng về lẽ phải mà suy nghĩ. (16)
- Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. (17)
- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. (19)
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản “Bàn về đọc sách” (Chu Quang Tiềm).
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề tư tưởng, đạo lí để làm bài.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Bài làm văn nghị luận xã hội.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG
CÁCH THỨC THỰC HIỆN
Đọc hiểu văn bản
GV yêu cầu HS thực hiện 1 trong 2 phiếu học tập sau đây:
Phiếu học tập số 9
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nói chung, sách có hai loại, sách nền tảng và sách kĩ năng. Đọc sách kĩ năng (kĩ năng sống, kĩ năng hành xử, kĩ năng làm việc) thì cũng rất tốt và cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu đọc sách văn hoá, sách khai minh (để hình thành bản tính bên trong, phần gốc rễ) rồi mới đọc sách kĩ năng (để hoàn thiện hành xử bên ngoài, phần cành lá). Như cuốn "Đắc nhân tâm", hồi trẻ thì tôi rất thích thú cuốn này, nhưng sau này tôi không thích lắm, vì nó khác nhiều với tinh thần cốt lõi của "giáo dục khai phóng và con người tự do" mà tôi theo đuổi.
Tôi nghĩ, thay vì chỉ cố tìm cách học những thủ thuật hay chiêu trò để lấy lòng hay thuyết phục người khác thì con người ta cần nâng tầm vóc văn hoá của mình lên, làm giàu lương tri và phẩm giá của mình, khi đó chỉ cần sống đúng với con người của mình (sống thực, sống tự do), không cần dùng bất cứ chiêu trò hay mẹo vặt nào mà vẫn được người khác tôn trọng, quý mến và tin tưởng. Ngược lại, nếu mình chỉ học toàn những thủ thuật, chiêu trò, mánh khoé, mẹo vặt để lấy lòng người khác mà bản tính bên trong con người mình lại không ra gì thì về lâu dài sẽ rất nguy hiểm cho chính mình và cho xã hội. Bởi lẽ, với những thủ thuật tinh vi học được thì có thể giúp mình thành công nhất thời, nhưng dần dà mình sẽ tự biến mình thành kẻ hai mặt (bản tính bên trong khác hẳn hành vi bên ngoài), còn xã hội với nhiều con người như vậy sẽ sụp đổ niềm tin và ngày một trở nên dối trá hơn. Do vậy, người đọc khôn ngoan sẽ đi vào những cuốn sách "tu thân" mang trong mình những giá trị khai minh tiến bộ chứ không chỉ những cuốn sách thiên về chiêu trò, mánh khoé. 
(Nhà giáo Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE,Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED))
Câu ¶ Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? 
Câu · Câu 2. Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa sách nền tảng và sách kĩ năng là gì? 
Câu ¸ Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết em hiểu thế nào là "người đọc khôn ngoan"? 
Câu ¹ Câu 4. Chia sẻ một kinh nghiệm khác của riêng em về việc đọc sách. Trình bày trong khoảng 5-7 dòng. 
Phiếu học tập số 10
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Kĩ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:
1. Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí...).
2. Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang... và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên internet).
3. Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).
4. Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,...
5. Biết vận dụng các biện pháp kĩ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp...
6. Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.
Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hằng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ.
(Trích Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam - Theo 
1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 
2. Theo đoạn trích, thế nào là "kĩ năng đọc"?
3. Theo em, vì sao người viết lại đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: "hằng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ”?
4. Em hãy nêu tên một cuốn sách hay mà mình đã đọc; chỉ ra ít nhất 01 điều mà em đã vận dụng được từ việc đọc cuốn sách đó vào cuộc sống của bản thân.
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV tổ chức đánh giá, nhận xét và chốt lại giao nhiệm vụ mới.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí hoặc một sự việc, hiện tượng đời sống.
GV yêu cầu HS làm bài kiểm tra 45 phút, thực hiện yêu cầu sau:
 Có nhiều người cho rằng, bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn, Internet đang làm cho thế hệ trẻ ngày càng đắm chìm vào thế giới ảo và phá vỡ các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp trong gia đình cũng như bạn bè.
Em có đồng ý với quan điểm trên không? Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về quan điểm đó.
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho HS. 
--------HẾT----------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_theo_cv5512_chu_de_tich_van_nghi_luan.doc