Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Nắm được đặc điểm, công dụng của khởi ngữ.

- Học sinh nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng : Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.

- Biết đặt câu có khởi ngữ.

3. Thái độ:

- Hình thành thói quen : Nhận biết công dụng của khởi ngữ và sử dụng phù hợp.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức :

- Đặc điểm của khởi ngữ.

- Công dụng của khởi ngữ.

2. Kỹ năng :

- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.

- Đặt câu có khởi ngữ.

3. Thái độ:

-GD ý thức sử dụng khởi ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: - Mỏy chiếu, Bảng phụ, phiếu học tập.

 - Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo.

2. Trũ: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

 - Chuẩn bị phiếu học tập, sách BT, BTTN

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

* B¬ước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trư¬ởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học và soạn bài ở nhà của lớp.

* B¬ước II. Kiểm tra bài cũ:(1’)

+ Mục tiêu: Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà.

+ Ph¬ương án: Kiểm tra bài cũ

1. Câu gồm những thành phần nào? Kể tờn cỏc thành phần chớnh và thành phần phụ của câu

2. Phõn tích cấu trỳc ngữ phỏp trong câu sau?

a.Tụi làm bài tập này rồi.

b.Bài tập này, tụi làm rồi.

* GV chiếu kết quả lên máy bằng sơ đồ

 

doc 305 trang cucpham 5000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức)
Tuần 20 264 CẢ NHÀ LƯU Ý : CỘT THỨ NHẤT GHI HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Tiết 91,92 
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
======Chu Quang Tiềm =====
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : 
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
2. Kỹ năng : 
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục của nhà lí luận Chu Quang Tiềm.
3. Thái độ:
- Hình thành thói quen yêu quí, trân trọng những quyển sách quý, sách hay.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức : 
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kỹ năng : 
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ)
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ:say mê đọc sách và đọc đúng phương pháp, lựa chọn sách cho phù hợp.
4. Tích hợp liên môn:
-Môn GDCD: Sự siêng năng kiên trì
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
- Máy chiếu, phim trong, bảng phụ.
- Một số nhận định, đánh giá về sách và vai trò, tầm quan trọng của sách.
- Chân dung Chu Quang Tiềm (nếu có).
2. Trũ:	
- Tự đọc và tóm tắt tác phẩm ở nhà.
- Tự truy cập các thông tin trên mạng về tác giả, tác phẩm.
- Soạn và trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản ra vở bài tập.
- Trả lời cỏc câu hỏi và làm các bài tập trong sách BT trắc nhiệm.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
* Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
* Bước II. Kiểm tra bài cũ:( 4-5p)
+ Mục tiêu: Kiểm tra thông tin từ bài trước, rèn ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
+ Phương án: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
* Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan 	
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực: Mục tiêu Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV hỏi:
? Em thấy sách có vai trò như thế nào với bản thân mình?
 - Từ câu trả lời của hs , gv gới thiệu vào bài mới
 - Ghi tên bài
 Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
- HS trả lời
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
- Ghi tên bài
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 60’)
+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích
+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.
+ Thời gian: Dự kiến 15p
+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc
I. Hướng dẫn HS đọc - chú thích.
1. Hướng dẫn HS đọc.
I. HS đọc - tìm hiểu chú thích.
1. Học sinh đọc.
*GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS đọc:
- Với văn bản này khi đọc ta cần đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, tường minh các lí lẽ và dẫn chứng.
- Nhấn mạnh một số câu văn nêu luận điểm đứng đầu các đoạn văn.
* Thầy đọc mẫu đoạn văn đầu, gọi H.S đọc các đoạn tiếp theo.
* Thầy chốt chuyển ý sang phần tìm hiểu chú thích.
+ Nghe, thực hiện các yêu cầu thầy hướng dẫn.
+ Nghe, đọc, nhận xét.
2. Chú thích.
2. HS tìm hiểu chú thích.
H. Nêu những điều em đã tìm hiểu được về tác giả Chu Quang Tiềm dựa vào nội dung em truy cập trên mạng và phần Chú thích SGK?
* GV bổ sung thêm thông tin về tác giả và chiếu chân dung tác giả.
+ Nêu theo vốn hiểu biết và đọc phần chú thích.HS khác bổ sung.Quan sát chân dung tác giả.
- Nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng của văn học hiện đại Trung Quốc.
- Người huyện Đông Thành, tỉnh An Huy- Trung Quốc.
- Học qua rất nhiều trường Cao đẳng và Đại học nổi tiếng ở trong nước và thế giới như: Anh- Pháp
- Giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ ở Trung Quốc.
H. Văn bản: Bàn về đọc sách được trích từ văn kiện nào? Nội dung bài viết đề cập đến vấn đề gì?
+ HS trao đổi trả lời
- Trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách” do GS Trần Đình Sử dịch.
- Nội dung: Văn bản nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách; những khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay, cách lựa chọn sách cần đọc và đọc sách thế nào cho có hiệu quả.
H. Đọc và học văn bản, em hiểu gì về ý nghĩa của các từ:
Học vấn (1)
Học thuật (2)
Kinh (4)
Vô thưởng vô phạt (5)
* GV khái quát và chuyển ý.
+ H.S giải nghĩa các từ ngữ theo SGK.
Cần chú ý các chú thích (1) (2) (4) (5).
II. Hướng HS tìm hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu khái quát văn bản.
(Hình thành các kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết, phân tích, hợp tác nhóm)
II. HS tìm hiểu văn bản.
1.HS tìm hiểu khái quát văn bản.
* GV HD HS thảo luận KTKTB 5p
H. Nêu yêu cầu: 
-Hãy xác định PTBĐ chính của VB?
-Vấn đề nghị luận của của bài viết này là gì? 
-Hãy chỉ ra bố cục của bài viết? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này? 
* GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận. Làm ra phiếu bài tập, trả lời. 
* Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung
* Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
- GV bổ sung , chốt và chuyển ý.
+ HS thảo luận KTKTB (5p)
một số câu hỏi khái quát, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Văn bản viết theo phương thức nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Đoạn 1: Từ đầu đến “phát hiện ra thế giới mới” ® luận điểm1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đoạn 2: Từ tiếp đến “tiêu hao lực lượng”® luận điểm 2: Những khó khăn và các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Đoạn 3: Phần còn lại.® luận điểm 3: Bàn về phương pháp đọc sách (gồm lựa chọn sách cần đọc và đọc sách thế nào cho có hiệu quả.)
2. GV HD tìm hiểu chi tiết văn bản.
2. HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
Cho H.S đọc đoạn 1 nêu luận điểm 
H: Đọc kĩ đoạn văn 1 và cho biết luận điểm nằm ở vị trí nào của văn bản?
GV tổ chức cho HS THẢO LUẬN(2 phỳt):Để phân tích luận điểm này, tác giả đó đưa ra các lí lẽ ( các luận cứ )gỡ?
H: Làm rõ tầm quan trọng của việc đọc sách thực chất là để làm nổi bật ý nghĩa của việc đọc sách. Vậy ý nghĩa của việc đọc sách ?
-1 HS đọc, nêu vấn đề.
 - Quan sát phần 1, phát hiện trả lời.
-Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
Hs thảo luận nhúm bàn 
+Mỗi học vấn đều là thành quả của toàn nhân loại tích lũy,doSách vở ghi chép,lưu truyền lại. 
+Sỏch là kho tàng quớ bỏu cất giữ di sản tinh thần nhõn loại, là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật. 
+Mong tiến lờn ,nhất định phải lấy thành quả nhân loại đó đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
+Nếu xúa bỏ dự cú tiến lờncũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu
Ý nghĩa của việc đọc sách
- Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghỡn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức,lời dạy của biết bao người đó đó khổ cụng tỡm kiếm, thu nhận. tích lũy nõng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện ra thế giới mới 
* GV bổ sung: Đối với mỗi con người, đọc sách cũng chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua.
H. Em nhận xét gì về các kiểu câu và cách lập luận của tác giả?
TIẾT 2.
Gv chuyển:Không thể thu nhận được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đó qua nhưng đọc sách có dễ không? Tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc?
- Suy nghĩ về cách lập luận, rút ra nhận xét.
à khẳng định điều này để dẫn tới điều khẳng định sau đó như một hệ quả tất yếu.
àsắp xếp khéo léo để các vấn đề được đặt ra ,triển khai móc nối lôgic chặt chẽ với nhau.(cách lập luận đặc trưng của nghị luận giải thích
H:đọc tiếp phần2,chú ý 2 đ/văn so sánh:giống như ăn uống giống như đánh trận
H: Nêu luận điểm của phần 2 & nhận xét về cách trình bày luận điểm?
H: LĐ này được làm rừ bằng những luận cứ nào?
*GV tổ chức cho HS THẢO LUẬN nhúm bàn
Câu hỏi: Để các luận cứ này được thuyết phục, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gỡ ? Tỏc dụng của BP nghệ thuật này? 
+ HS đọc đoạn văn 2 và nêu luận điểm
Các luận cứ:
+Một là: Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. 
+ Hai là: Sách nhiều khiến người đọc lãng phí thời gian, sức lực, lạc hướng.
- Hs thảo luận nhóm 2 phút
+Cỏc hỡnh ảnh so sánh:
.Giống như ăn uống, ăn tươi nuốt sống.
. Như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố.
-> luận điểm trở lên rõ ràng cụ thể, dễ hiểu
H. Em hiểu thế nào là không chuyên sâu? Dễ khiến người đọc lạc hướng?
H. Cho ví dụ về việc đọc sách hiện nay của các bạn học sinh?
* Gọi HS trả lời, GV bổ sung.
+ Suy nghĩ, trao đổi nhóm cặp, trả lời.
+ Không chuyên sâu có nghĩa là liếc qua không lưu tâm tìm hiểu 
VD: cầm sgk thì chỉ đọc qua, xem nhân vật này thế nào xấu hay đẹp, gặp ai nói thế nào, xem tranh vẽ ... nhằm thoả mãn trí tò mò chứ không chú ý tới lời văn, câu thơ, sự việc h/a hay ý nghĩa sâu xa của câu chuyện , tập sách. Còn rất nhiều bạn chỉ thích tập trung vào loại truyện tranh với những pha giật gân, những hình vẽ kì quặc, lạ mắt, cả ngày có khi ngốn hàng chục cuốn sách mà chẳng thu lượm được điều gì có ích=> Đó chính là bệnh ăn không tiêu dễ sinh đau dạ dày.
+ Đọc lạc hướng là đọc không có sự lựa chọn gặp gì đọc nấy mà không chịu tìm những cuốn sách bổ sung, phụ trợ nâng cao học vấn đang tiếp nhận trau dồi VD: chỉ thích truyện tranh, báo cười, tiểu thuyết tâm lí, truyện kiếm hiệp, thơ t/y, sách hỏi đáp chuyện nọ chuyện kia.
H. Hai thiên hướng sai lệch nhà văn nêu ra có thoả đáng không? Cá nhân em có mắc sai phạm trong các thiên hướng đó không?
+ Suy nghĩ, lí giải,  ... iến dịch Điện Biên Phủ.
* Nội dung
- Văn học hớng vào đời sống cách mạng và kháng chiến, tập trung thể hiện hình ảnh quần chúng nhân dân với tinh thần yêu nớc, căm thù giặc, quyết tâm kháng chiến, tình đồng chí đồng đội.
Lượm – Tố Hữu
Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ 
b. Văn học từ 1955- 1975
* Hoàn cảnh:
- Đất nớc bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội , Miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ thống nhất đất nớc
* Nội dung :
- Văn học ca ngợi công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cuộc kháng chống Mĩ ở Miếm Nam.
Cô Tô - Nguyễn Tuân, Tiếng gà tra - Xuân Quỳnh, Tuổi thơ im lặng- Duy Khán
c . Văn học từ 1975- nay 
* Nội dung
- Đất nớc thống nhất đang đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
* Nội dung
- Văn học phản ánh những biến chuyển của đời sống xã hội , đời sống con ngời trong thời kì hòa bình. 
* Một số tác phẩm chính: Bến quê- Nguyễn Minh Châu, Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 
 Ngµy so¹n 10- 5 - 2018
TiÕt 202-203. KiÓm tra tæng kÕt cuèi n¨m
A. Môc tiªu cÇn ®¹t: 
Häc sinh lµm vµ n¾m ®­îc c¸c kiÕn thøc c¬ b¶n cña häc k× hai
Lµm ®­îc bµi nghÞ luËn cèt yÕu vÒ : ®o¹n th¬ ,bµi th¬; ®o¹n trÝch hoÆc t¸c phÈm
B. TiÕn tr×nh giê kiÓm tra
1. æn ®Þnh tæ chøc
2. Ph¸t ®Ò :
 Ma trận đề kiểm tra học kì II: ( thời gian 90phút).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Ngày soạn 14 /5/2018
Tiết 204 : Tìm hiểu thêm về vở kịch Bắc Sơn (TC)
Mục tiêu:
Hs tìm hiểu thêm các nội dung trọn vẹn hơn về kịch.
Biết cảm nhận về các nhân vật, nắm được nghệ thuật kịch
* Bài mới:
Bắc Sơn là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, là tác phẩm mở đầu của kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và sức mạnh cảm hoá của cách mạng với quần chúng . 
Đoạn trích hồi 
IV
của vở kịch Bắc Sơn đã tạo được những xung đột kịch điển hình, qua đó tái hiện sinh động chân dung các chiến sĩ cách mạng và tấm lòng của Thơm – nhân vật trung tâm của vở kịch.
Thơm là con của cụ Phương và là chị của Sáng, hai chiến sĩ tham gia vào khởi nghĩa Bắc Sơn. Nhưng cô còn là vợ của Ngọc, một tên Việt gian đã dẫn quân Pháp về tấn công làng Vũ Lăng, đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa, gây thiệt hại nặng nề cho cách mạng . Trong trận chiến đấu không cân sức, cụ Phương và Sáng đã hy sinh anh dũng. Ngọc cố tình che giấu vợ về hành động theo giặc vì hắn sợ bị trừng trị. 
Mặt khác, hắn lại ôm tham vọng có thật nhiều tiền thưởng của Pháp vì thành tích bắt cán bộ. Một tình huống trớ trêu đầy bất ngờ khi những người bị hắn lùng bắt là Thái và Cửu lại lọt vào chính ngôi nhà của vợ chồng Thơm – Ngọc. Chính trong thời điểm này, người xem được chứng kiến một sự chuyển biến dứt khoát của Thơm, mưu trí đánh lừa Ngọc, bảo về an toàn cho các chiến sĩ cách mạng.
Màn kịch bắt đầu bằng những đối thoại giữa Thơm và Ngọc . Lúc này, qua lời đồn đãi, Thơm đã bắt đầu nghi ngờ Ngọc làm tay sai cho giặc Pháp. Bản tính của một người vợ yêu chồng, nhẹ dạ cả tin và trong sáng khiến cho đến tận lúc ấy cô không hề tin vào những dư luận chung quanh .
Cộng vào đó, Ngọc vốn là kẻ xảo trá và khéo nịnh vợ nên cô nàng không có cơ sở để nghi cho Ngọc là kẻ phản động . Những lời nói lấp lửng của Ngọc cho thấy hắn cố tình che giấu và chột dạ lo sợ hành động gian manh của mình bị phát giác. Khi Thơm nhìn, hắn đã hoảng hốt :"Mắt cứ như mắt chú đấy !" (chú tức là cụ Phương – bố của Thơm). 
Khi Thơm tỏ ý nghi Ngọc đi bắt giáo Thái – chiến sĩ Bắc Sơn đang bị giặc truy lùng, hắn đã lu loa lấp liếm bằng những lời nói đánh trống lảng. Nhưng chính thái độ của hắn đã vạch trần bản chất hèn nhát và gian xảo :"Thơm nhìn chồng, vô ý thức y quay mặt nhìn đi chỗ khác". Dù từ trước đó, Thơm cũng là con người thờ ơ với thời cuộc , an phận thủ thường, nhưng bản thân cô không thể không chịu sự tác động của cha và em trai, biết việc đánh Tây là đúng đắn. Bởi thế, gặp ánh mắt của Ngọc lảng tránh, cô nói thẳng :"Đã làm rồi, thì thôi đi, hay ho gì cái việc ấy". 
Lời nói ấy cho thấy Thơm là một con người sẵn sàng khoan dung, tha thứ nhưng không chấp nhận chồng là một kẻ xấu xa. Ngọc là kẻ có nhiều tham vọng, bị đồng tiền làm mờ mắt và dựa vào thế lực của Pháp hòng kiếm chác danh vị giàu sang. 
Có lúc, Thơm đã tận hưởng những cám dỗ vật chất Ngọc đem lại, nhưng giờ phút này, nàng đã dần dần thấy rõ hơn bộ mặt thật của Ngọc và những đồng tiền nhơ nhuốc hắn đem về. Bởi vậy, cô rất dứt khoát :"Làm việc ấy để có tiền thì chết đói, chết rách còn hơn. Anh thằng Sáng đừng cho tôi tiền nữa, tôi không cần tiền ấy".
Nhưng Ngọc cũng thể hiện sự gian xảo, mập mờ khi tung hoả mù lừa Thơm bằng việc vu khống trắng trợn giáo Thái là mật thám. Bởi thế, lòng Thơm hoang mang chưa quyết, lẫn lộn trắng đen. Bản thân cô hẳn phải mong muốn lời đồn không là sự thật, nhưng lương tâm và linh tính mách bảo lại khiến cô đau khổ trăm phần. Kết lại lớp kịch thứ nhất của hồi này, ta thấy Thơm cầm trên tay kỷ vật là khẩu súng lục của cha mà khóc. Đó là thái độ ân hận và báo hiệu một sự chuyển biến tích cực cho tính cách nhân vật :"Chú ơi ! Mé ơi ! Chỉ tại con thôi ! Con có biết đâu !". Những xung đột kịch hình thành từ chính sự giằng xé nội tâm của nhân vật, đòi hỏi phải được làm sáng tỏ :"Đã chắc gì những lời đồn !Nhưng tiền thì lấy đâu mà lắm thế!".
Tình huống đầy bất ngờ mở đầu lớp hai của hồi bốn như bổ sung thêm cho thái độ ngả về phía cách mạng của thơm. Màn đối thoại giữa ba nhân vật :Thơm – Thái – Cửu đã làm nên tình huống thử thách. Chính vào thời điểm này, ta nhận ra vai trò của Thái khi ngăn Cửu manh động định rút súng bắn Thơm, khi biết vào nhầm nhà của kẻ đang lùng bắt mình. Sự bình tĩnh của người cán bộ dạn dày ấy đã cảm hoá được Thơm. Vì đây là lần đầu tiên cô được tiếp xúc với nhân vật rất được mọi người tin yêu, ca ngợi. Những gì cô chứng kiến càng khẳng định cho niềm tin vào ngừời cách mạng. 
Mặc dù Thơm chưa hiểu hết về công việc cách mạng nhưng dẫu sao cô cũng là con của một liệt sĩ Bắc Sơn, đó cũng là cơ sở để giáo Thái khẳng định lòng tin :"Tôi biết cô Thơm. Anh đừng nghi ngờ dòng máu cụ Phương. Tôi tin như thế. Nghe giọng nói thì biết là thật hay không thật chứ.". Nhưng điều trớ trêu, vào chính thời điểm ấy, Ngọc đã dắt quân Pháp lùng bắt Thái và Cửu. Tình thế khẩn cấp không cho phép do dự và cũng là lúc Thơm chứng minh cho tấm lòng ngay thẳng của mình. 
Trong hoàn cảnh ấy, Thơm thể hiện thái độ hốt hoảng, cuống quýt gần như khóc, nghẹn ngào. Tâm trạng ấy không phải là do sợ cho bản thân mà chính là đan xen nỗi lo lắng về sinh mạng những chiến sĩ đang ở trong nhà mình, cùng nỗi uất ức khi thấy tận mắt :"Có cả Tây. Ngọc cũng đi vào đấy". Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng khi hành động ngoan ngoãn và mau lẹ, thân mật như một người em gái để quyết tâm bảo vệ họ.
Không chỉ che giấu cho những người cách mạng, Thơm còn phải thể hiện hết sự khôn khéo và bình tĩnh để đánh lạc hướng Ngọc. Trong giờ phút này, khi biết rõ bộ mặt thật của Ngọc, cô đã đóng một vai kịch bất đắc dĩ nhưng cũng rất tỉnh táo như nhằm vạch rõ chân tướng của Ngọc. Màn đối thoại lần thứ hai giữa Thơm và Ngọc tạo được sự hồi hộp căng thẳng của một cuộc đấu trí. Giờ phút này, không chỉ tìm cách che chở cho những cán bộ cách mạng đang ẩn nấp ngay trong buồng của
mình, nói to nhằm đánh động cảnh báo để họ đề phòng kẻ địch, Thơm cong muốn Ngọc bộc lộ chân tướng Việt gian nên cô vờ như muốn níu giữ, vừa tìm cách vuốt ve lòng tự ái của Ngọc. 
Quả thật, giờ phút này, Ngọc bộc lộ rõ động cơ theo giặc của mình. Hoá ra, chỉ vì những tính toán ích kỷ, cá nhân : mua nhà, tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm để vênh vang với thiên hạ nên Ngọc đã trở thành nô lệ cho chính những tham vọng của mình. Anh ta quả là một con người đáng giận hơn đáng thương. Bởi lẽ, đã có lúc anh ta tự độc thoại để như đáp lại một sự bứt rứt trong lòng, có lẽ vì ân hận trước việc làm của mình đã gây nên cái chết của những người thân yêu của vợ, làm tan cửa nát nhà, nhưng lời lẽ của Ngọc lại là một sự nguỵ biện :"Đằng nào chúng nó cũng bị bắt, mình chả bắt thì cũng người khác bắt, bắt sớm lại đỡ khổ". Để rồi cuối cùng, những toan tính nhỏ nhen đã thắng thế trước tình cảm, hắn không thèm đếm xỉa đến sự quan tâm lo lắng thực sự của Thơm mà sấp ngửa chạy theo ảo vọng giàu sang. 
Bởi thế, dù lời lẽ của Thơm có xa xăm, bóng gió, nhằm cảm hoá Ngọc cũng không ngăn cản nổi anh ta, cuối cùng, cô phải bộc lộ thái độ sốt ruột cùng lời nói sẵng như muốn tách xa khỏi Ngọc. Dù vậy, bề ngoài vẫn phải tỏ ra vui vẻ để tránh sự sinh nghi. Có thể nhận ra trong màn đối thoại này, những lời của Thơm không hề bày tỏ cảm xúc của người vợ thương chồng như lúc đầu mà cô đang phảo gắng gượng chịu đựng vai trò người vợ trước một tên Việt gian đầy tham vọng . Kết lại hồi kịch là khoảnh khắc thở phào sung sướng như trút được gánh nặng của Thơm :"May thế!". Đó cũng là tín hiệu cho ta biết cô đã thực sự đứng về phía cách mạng, không còn là người thờ ơ đứng ngoài cuộc như trước.
Màn kịch với những tình huống đột biến liên tục trong bối cảnh ngôi nhà của Thơm đã tạo nên những bước ngoặc tâm trạng dứt khoát của nhân vật. Qua đó, chúng ta nhận ra một con người có lòng tự trọng, ngay thẳng, tuy còn có lúc ngây thơ, cả tin nhưng khi biết rõ sự thật đã lột xác để trở thành một con người bình tĩnh, can đảm, quyết tâm bảo vệ cách mạng đến cùng. Nguyễn Huy Tưởng đã thành công trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật kịch qua ngôn ngữ và hành động kịch rất tự nhiên.
Bắc Sơn đã có sức cuốn hút công chúng bởi lẽ tác phẩm đem lại hình ảnh chân thực về những chiến sĩ cách mạng trong những ngày sục sôi của khởi nghĩa Bắc Sơn. Qua đó, nhà văn còn khẳng định tấm lòng của nhân dân không rời xa cách mạng ngay cả trong giờ phút nguy nan nhất . Qua hình tượng nhân vật Thơm, công chúng còn có dịp chứng kiến sức cảm hoá của cách mạng với quần chúng . Chính mối quan hệ này đã làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm.
* Dặn dò : Về nhà soạn bài Tổng kết văn học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_2_chuan_kien_thuc.doc