Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Phan Thị Linh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Học sinh : - Hiểu đ¬ược một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng: HS : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ: Bồi d¬ưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo

g¬ương Bác.

4. Phẩm chất - năng lực:

- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,yêu quê hương đất nước.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

5. Dự kiến ph¬ương án tích hợp

- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

doc 296 trang cucpham 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Phan Thị Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Phan Thị Linh

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Phan Thị Linh
 Ngày soạn: 15 / 8/ Ngày dạy: 22 / 8 / 
 Tuần 1
 Tiết 1- Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Học sinh : - Hiểu được một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng: HS  : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo gươngBác.
4. Phẩm chất - năng lực: 
- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, máy chiếu
- Dự kiến phương án tích hợp – Liên hệ :
+ Văn - Văn: Văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
+ Văn - Tập làm văn: văn nghị luận
2. Trò:- Soạn bài
- Đọc lại văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '', sưu tầm những tài liệu viết về Bác.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động :
* Ổn định lớp 
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Bài soạn)
* Vào bài mới
 GV giới thiệu ( ... ) Chiếu đoạn clip về hình ảnh HCM
 Những mẫu chuyện trong cuộc đời của Hồ Chủ Tịch là tấm gương mà mỗi chúng ta phải học tập. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người.
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc , tìm hiểu chung
* PP : gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não
GV : Giới thiệu vài nét về tác giả.
? Văn bản được trích trong tác phẩm nào ?
? Theo em vb này cần được đọc với giọng đọc ntn ?
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu
- Gọi 2 HS đọc
- Yêu cầu HS khác theo dõi và nhận xét 
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ : phong cách , truân chuyên, uyên thâm.
? Bài viết trên thuộc kiểu loại văn bản nào ?
? Chủ đề chính của vb?
? Để giúp người đọc hiểu rõ nội dung đó tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào.?
? Văn bản được chia làm mấy phần. Nêu rõ giới hạn và nội dung từng phần?
Hoạt động 2 : Phân tích
* Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm...
* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi.
-Yêu cầu HS chú ý phần 1
? Em biết danh hiệu cao quý nào của Hồ Chí Minh về văn hoá ?
? Quá trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh gắn với một cuộc đời như thế nào ?
? Trong cuộc đời ấy, vốn tri thức văn hoá của Bác được thể hiện ra sao ?
? Tìm những câu văn nêu bật quá trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh  ?
? Tác giả đã sử dụng bpnt nào qua các chi tiết trên ?
? Qua đó em hiểu gì về Hồ Chí Minh ?
- GV: giảng và cung cấp tư liệu về cuộc đời HCM trong quá trình người tìm đường cứu nước.
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi
? Cách tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? Và đây là cách tiếp thu ntn?
- GV gọi HS trình bày, NX
- GV; giảng
? Cách lập luận của tg ở đoạn văn trên?
- GV sử dụng kĩ thuật động não
? Qua đv trên, em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của HCM?
? Điều này có ý nghĩa như thế nào với quá trình hội nhập của chúng ta?
- GV khái quát
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả : Lê Anh Trà
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ
- Vb được trích trong HCM và văn hóa Việt Nam ( 1990)
b, Đọc, tìm hiểu chú thích
- Giọng đọc: Nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện rõ niềm tự hào về Bác...
- Chú thích (sgk)
c. Kiểu loại văn bản nhật dụng
- Chủ đề: Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
d, PTBĐ : Nghị luận + tự sự, biểu cảm.
e. Bố cục
+ Phần 1 ( Đoạn 1 ): Quá trình tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
+ Phần 2 ( Đoạn 2,3,4 ): Lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Phân tích
1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác. 
*Hồ Chí Minh: Danh nhân văn hoá thế giới (UNEECO-1990)
* Con đường hình thành phong cách vh của Bác
- Quá trình ấy gắn với cuộc đời đi tìm đường cứu nước đầy '' truân chuyên ''
-Người tiếp xúc với văn hoá của nhiều nước, nhiều vùng (phương Đông, phương Tây)
- '' Trên những ... châu Mĩ ''
- '' Người đã từng sống... Anh ''
- '' Người nói ... nghề ''
-'' Có thể nói ... Hồ Chí Minh ''
- '' Đến đâu ... uyên thâm '' 
+ NT: kể xen lẫn bình luận, so sánh
-> Bác là người đi nhiều, biết nhiều, có nhu cầu cao về văn hoá, am hiểu văn hóa thế giới uyên thâm . Người có vốn văn hóa sâu rộng.
* Cách tiếp thu văn hóa của Bác:
 - Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực
->Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Những ảnh hưởng quốc tế...nhào nặn với gốc vh dân tộc không gì lay chuyển được
->Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ vững giá trị vh dân tộc.
+Lập luận chặt chẽ; kết hợp giữa bình luận, kể.
=> Một nhân cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
- Chúng ta có định hướng đúng đắn, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại.
3.Hoạt động luyện tập:
? Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh sâu rộng nh thế nào?
?Cách lập luận của tg có gì đặc biệt?
4. Hoạt động vận dụng:
- Em học tập được ở Bác cách tiếp thu tri thức,văn hóa của nhân loại như thế nào?
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Sưu tầm 1 số tài liệu về quá trình tự học , tiếp nhận tri thức của Bác.
- Học bài cũ
 - Soạn tiếp phần 2 ( Câu hỏi 2,3,4 - SGK )
- Sưu tầm những bài thơ , câu chuyện kể về lối sống của Bác
 ========================================
 Ngày soạn: 16 / 8 / Ngày dạy: 24 / 8 / 
TUẦN 1 
 Tiết 2- Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Tiếp )
 ( Lê Anh Trà )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Học sinh : - Hiểu được một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng: HS  : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo 
gương Bác.
4. Phẩm chất - năng lực: 
- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,yêu quê hương đất nước.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
5. Dự kiến phương án tích hợp
- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập, máy chiếu.
- Dự kiến phương án tích hợp - liên hệ :
+ Văn - Văn: Văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
+ Văn - Tập làm văn: Văn nghị luận
2. Trò:
- Soạn bài ( Câu hỏi 2,3,4 )
- Đọc lại văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
- Chuẩn bị phần luyện tập – SGK
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động 
* Ổn định lớp: 
*Kiểm tra bài cũ
- Phân tích nét đẹp trong phong cách tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh?
* Vào bài mới : GV cung cấp clip thể hiện phong cách sinh hoạt của Bác.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Phân tích (tiếp)
* Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm...
* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
- GV yêu cầu HS chú ý phần 2
? Tác giả đã giới thiệu về nơi ở và nơi làm việc của Bác qua các chi tiết nào ?
? Em hiểu gì về nơi ở và nơi làm việc của Bác ?
- GV giảng+ cung cấp thơ
? Trang phục của Bác được giới thiệu ra sao ?
? Đây là những trang phục ntn ?
? Em hãy tìm những chi tiết nói về bữa ăn của Bác và nx về những món ăn đó ?
GV giảng
? Những chi tiết nào nói về tư trang của Bác ?
? Phương thức lập luận nào được tg sử dụng ở những chi tiết trên ?
? Với cách lập luận chặt chẽ em hiểu gì về lối sống của Bác ?
? Về phía tác giả, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá nào về lối sống của Bác?
? Em hiểu như thế nào về nội dung lời nhận xét, bình luận ấy ?
? Em đó được học, đọc bài thơ bài văn nào nói về cuộc sống giản dị của Bác ?
- Tức cảnh Pác bó
- Đức tính giản dị (Phạm Văn Đồng).
-Thăm cõi Bác xưa (Tố Hữu).
- GV:giảng, chốt
- GV tích hợp an ninh quốc phòng: Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- GV yêu cầu HS chú ý Đ3, Đ4
? Lối sống của Bác còn được thể hiện qua những chi tiết nào?
- GV cho HS thảo luận theo 4 nhóm
 ( 5 phút)
(1) Khi viết về lối sống của Bác, tác giả đã dùng bpnt nào?
(2) Qua đó em hiểu ntn về lối sống của Bác ?
(3) Cách sống đó có ý nghĩa như thế nào ?
- HS làm việc cá nhân -> HS thảo luận.
- GV gọi đại diện HS trình bày, HS nhận xét -> GV chốt kiến thức
- GV sử dụng kĩ thuật trình bày một phút và yêu cầu hs cảm nhận cái đẹp của lối sống giản dị qua hai câu thơ / sgk.
 - GV sử dụng kĩ thuật động não : 
? Cảm nhận chung của em về Bác qua văn bản ?
? Tình cảm của tg đối với Bác được thể hiện ra sao ?
? Qua văn bản này, em học tập được điều gì ở Bác ?
 Học sin ... c sinh bốc thăm đề tài.
 1- Đề tài : nhớ trường
 2- Đề tài: Tình bạn. 
 3- Đề tài : con sông quê hương.
 4- Đề tài : Thiên nhiên 
* Yêu cầu : làm đúng thể loại, nội dung trong sáng, có ý nghĩa tích cực.
 - Gọi đại diện trình bày
 - Gọi nhóm khác nhận xét, bình
GV: nhận xét, biểu dương nhóm làm tốt về thể loại, ý nghĩa
GV: Đưa một số đoạn thơ theo chủ đề đã cho.
Gv: Bình một số bài thơ hay và khuyến khích tinh thần sáng tác thơ văn của HS 
IV. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn.
V. Thi làm thơ tám chữ theo đề tài cho trước:
1. Nhớ trường.
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
 Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng
2. Nhớ bạn
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời
 Nhớ những ngày vui rộn rã tiếng cười
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau long lanh rơi lệ.
3. Con sông quê hương
 Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
 Gặp nhau hồn nhiên nụ cười rất thật
 Để mai ngày thao thức viết thành thơ.
3. Hoạt động vận dụng	 
 - Tiếp tục làm thơ tám chữ ?
4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Về tập làm thơ tám chữ theo đề tài
 - Chuẩn bị bài giờ sau học bài “Những đứa trẻ” 
+ Đọc Vb
+ Trả lời các câu hỏi / SGK
 Ngày soạn : . 12 . Ngày dạy : .12.
TUẦN 18 - TIẾT 88 + 89 
NHỮNG ĐỨA TRẺ ( ĐỌC THÊM )
(Trích Thời thơ ấu)
	Mác- xim Go-rơ-ki
 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Qua bài học này, HS cần :
1.Kiến thức : Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này . 
2.Kĩ năng: Rèn khả năng phát hiện, phân tích các chi tiết, các yếu tố nghệ thuật .
3. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, yêu thương con người .
4. Năng lực và phẩm chất
- Năng lực : Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học
- Phẩm chất : Tự tin, tự chủ, yêu thương con người, nhân ái
II .CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu có liên quan, máy chiếu
2. Trò: Ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra .
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.PP : Gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm,phân tích, bình giảng
2. Kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, đặt câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức : 
* Kiểm tra bài cũ :
- Tóm tắt văn bản Cố hương ? Nêu nghệ thuật và nội dung của văn bản ?
* Tổ chức khởi động :
- GV cho Hs thi tìm các câu thơ, lời hát về tình bạn.
- Cảm nhận về tình bạn qua các lời thơ trên?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Yêu cầu theo dõi sgk/ 232
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả M.Gorki?
GV giới thiệu chân dung nhà văn.
- Xuất xứ của đoạn trích ?
GV: Hướng dẫn, đọc mẫu, 
 gọi hs đọc, nhận xét
GV : yêu cầu HS tóm tắt
GV tóm tắt lại .
- Giải thích chú thích 5,7,9,10 ?
- Xác định thể loại của văn bản ?
- Những PTBĐ trong tác phẩm ?
- Bài có thể chia mấy phần? nêu nội dung từng phần ?
- GV : yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi :
- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và bọn trẻ ? 
- Cảm nhận của em về hoàn cảnh của chúng ?
- HS trả lời, NX
- Vì sao những đứa trẻ lại chơi với nhau?
? Vì sao ông đại tá không cho con chơi với Aliôsa?
- Tuy bị cấm đoán nhưng chúng vẫn chơi với nhau bằng cách nào ?
- Nhận xét gì về nghệ thuật trong đoạn văn này ?
- Tình cảm gì của bọn trẻ với nhau ntn?
GV : Bình .............
- Ali có tâm trạng gì khi nói chuyện với bọn trẻ?
- Em thử giải thích vì sao A-li có tâm trạng đó?
- Chi tiết A-li bắt chim song chú bé từ bỏ ý định đó vì sao?
- Qua đó, em hiểu thêm gì về bọn trẻ?
- Khi nhắc đến dì ghẻ, bọn trẻ có hành động gì? 
- Tg sử dụng nghệ thuật gì và tác dụng của nó ra sao?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm : 
- Em hãy nêu nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
- Qua đó, em thấy hình ảnh bọn trẻ hiện lên như thế nào?
- A-li là chú bé ntn?
- HS thảo luận -> trình bày, NX
( Tiết 2)
- Hình ảnh người cha của bọn trẻ xuất hiện như thế nào? 
- Hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến nhân vật nào?
- Hành động của ông ta ra sao? Qua đó, em thấy ông ta là người như thế nào.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: 
- Tg sử dụng nghệ thuật gì để bộc lộ tình cách nhân vật?
- Đó là con người có tính cáchnhư thế nào?
GV; giảng 
- Kể lại cái cách bọn trẻ chơi với nhau?
- Em có nhận xét gì về cách chơi đó?
- Bọn trẻ đã kể những gì cho A-li nghe?
- Qua đó, em có nhận xét gì về cuộc sống của bọn trẻ?
- A-li đã làm gì? 
- Qua đó, em thấy A-li là người bạn 
như thế nào?
- Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào về cuộc sống của bọn trẻ?
- GV sử dụng kĩ thuật động não : 
- Em cảm nhận gì về tình bạn và 
người bạn A-li.?
- GV sử dụng kĩ thuật trình bày một phút: 
- Em hãy tổng kết giá trị nghệ thuật và nội dung chính của văn bản?
- Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu gì về tác giả Mác-xim Gor-ki ?
- Câu chuyện cho em bài học gì?
I .Đọc, Tìm hiểu chung 
1. Tác giả, 
Mácxim Gorki(1868-1936) là bút danh của A.Pêscốp-Nhà văn lớn của Nga và thế giới trong thế kỉ XX.
- Gorki (cay đắng )
- Tác giả viết ba tiểu thuyết tự thuật .
 + Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những 
trường đại học của tôi.
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ
- Trích từ chương IX tác phẩm ‘‘Thời thơ ấu’’ (13 chương )
*. Đọc , tóm tắt, chú thích :
- Đọc 
 - Tóm tắt 
- Hiểu chú thích sgk /233
*Thể loại : Tiểu thuyết
* PTBĐ : Tự sự + miêu tả và biểu cảm
* Bố cục : 3 phần :
 - Phần 1: Từ đầu .....đến “ ấn em nó cúi xuống”
 (Tình bạn tuổi thơ trong trắng )
 - Phần hai : tiếp ....đến “ không được đến nhà tao”
 (Tình bạn bị cấm đoán )
 - Phần ba : còn lại . 
 (Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn )
II. Phân tích :
1. Tình bạn của những đứa trẻ 
- Aliôsa mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác ,ông ngoại hay đánh đòn , chỉ có bà là người hiền hậu ...
- Những đứa trẻ: sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì ,mẹ chết sống với dì ghẻ ,bị cấm đoán , đánh đòn 
-> Là những đứa trẻ thiếu tình thương ...
-> Do tình cờ ,Aliôsa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng nên 3 đứa trẻ hiểu và chơi với Aliôsa.
- Ông bà ngoại của Aliôsa là hàng xóm với đại tá ốpxiannicốp nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau ( dân thường – quan chức giàu sang) nên đại tá không cho con chơi với Aliôsa.
- Cả bọn chui vào xe trượt tuyết , trò chuyện
+ Ngôn ngữ đối thoại ....
 => Yêu thương, quý mến nhau, thân thiết như anh em ruột .
- Khó mà tin được rằng... cảm thấy tức thay cho chúng
-> A-li thấy chúng hiền lành và yếu ớt, chúng mất mẹ nhưng còn có bố, cậu bé muốn bênh vực bạn nhưng bất lực.
- A-li từ bỏ ý định bắt chim khi đứa bé phản đối
- A-li bắt một con bạch yến theo ý muốn của bạn
-> Chúng biết sống cho bạn và hết lòng yêu quý bạn.
-“..ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”
-> Phép so sánh: sự cô đơn, yếu ớt, đáng thương, cần được người chở che, bảo vệ.
+ Ngôn ngữ đối thoại, kết hợp chuyện đời thường với chuyện cổ tích 
=> Hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu và tình bạn gắn bó.
-> A-li là người bạn tốt, biết sẻ chia.
2. Những đứa trẻ bị cấm đoán:
“- Một ông già với bộ ria trắng...
 ... khung cảnh: những đám mây đỏ..”.
-> Hình ảnh đẹp, gợi lên nhân vật thần tiên 
“.... Đứa nào...” -> Một con người hách dịch.
“.. Đẩy ra khỏi cổng...” -> lạnh lùng và tàn nhẫn.
+ NT: Sự tương phản giữa ngoại hình với hành động.
=> Tính cách thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn 
3.Những đứa trẻ gặp nhau:
 “...Bọn trẻ tiếp tục chơi.....”
-> Đó là một cuộc chơi không bình 
thường: Đoàn kết, có tổ chức nhưng phải bí mật và trốn tránh (lẽ ra chúng không phải làm như vậy)
- “... Cuộc sống buồn tẻ...... Chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ”
 => Cuộc sống âm thầm và cô độc; thiếu vắng niềm vui; thiếu vắng tình thương ruột thịt.
- A-li kể chuyện cổ tích. muốn làm cho chúng vui thích
->Người bạn có sự đồng cảm, sẻ chia và nâng đỡ.
ó Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của bố mẹ. Đó là cuộc sống bất hạnh
- Tình bạn gắn bó. Đó là một tình bạn trong trắng, ấm áp.
- A-li-ô-sa là người hiểu biết, chân thành, giàu lòng nhân ái. Đó là một người bạn cao cả
III. Tổng kết
- Nghệ thuật : Sgk
- Nội dung: Sgk
- Tác giả: Một con người có tấm lòng cao cả, nhân ái, đồng cảm và nâng đỡ, sẻ chia bất hạnh của mọi người.
- Bài học về cách sống: Sống gắn bó và yêu thương mọi người, sẵn sàng sẻ chia những khó khăn, bất hạnh của họ
3. Hoạt động luyện tập
- Tóm tắt ngắn gọn văn bản ?
- Cảm nhận của em về tình cảm của bọn trẻ ?
4. Hoạt động vận dụng
- Viết đoạn văn kể về tình bạn của em ?
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tìm đọc các bài viết về tác phẩm.
- Học bài .
- Chuẩn bị : ôn lại những kiến thức đã học -> giờ sau trả bài kiểm tra học kì 
( Theo lịch của PGD )
====================================================
 Ngày soạn : 12. Ngày dạy : . 1. 
 TIẾT 90 - 	TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I.Mục tiêu : 
 1. Kiến thức :
 - Học sinh hệ thống hóa những kiến thức đã học ở học kì I
 2.Kĩ năng : 
 - So sánh đối chiếu với đáp án để rút ra nhận xét về bài làm của mình ,tìm cách khắc phục những hạn chế .
 3. Thái độ :
 - Nghiêm túc học tập 
4. Năng lực và phẩm chất
- Năng lực : Hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học.
- Phẩm chất : Tự tin.
II.Chuẩn bị :
1. Thầy : Chấm bài , nhận xét .
2.Trò : Ôn tập
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.PP : Gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi.
IV, Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ : - Kết hợp trong giờ .
* Tổ chức khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hoa điểm mười.
 2. Hoạt động luyện tập
3.Hoạt động vận dụng
- Đọc và sửa các lỗi sai trong bài.
- Viết lại bài văn ?	
4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Xem lại và sửa lại bài viết.
- Ôn tập tổng hợp kiến thức.
- Chuẩn bị ; Bàn về đọc sách.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
========================================================

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_1_phan_thi_linh.doc