Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Định

I-Mục tiêu bai học

 1. Kiến thức :

- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng.

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng :

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Giáo dục : Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và làm theo gương Bác Hồ.

4. Định hướng năng lực hướng tới :

- Năng lực nhận biết thể loại của văn bản nhật dụng có chứa nhiều yếu tố nghị luận

- Biết sống và học tập theo phong cách Hồ Chí Minh

5. Tích hợp quốc phòng an ninh

Lòng kính yêu, tự hào, học tập tấm gương Bác để trở thành một công dân tốt

II. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án + bảng phụ

 Học sinh: Soạn bài, chuẩn bị bài

III. Tiến trình tổ chức hoạt động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: 5p: kiểm tra chuẩn bị bài, sách vở bộ môn đầu năm học

3. Bài mới:

 3.1 Giới thiệu bài: 1p

GV tích hợp QPAN:

- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khi bác sống và làm việc ở hang Bác pó, ở chiến khu VB .

- Nhắc đến Bác, người Việt Nam ta không ai không biết đến. Bởi lẽ Bác là một vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước. Có Người ta mới sống trong nền độc lập như hôm nay. Vậy cuộc sống đời thường của Bác như thế nào, cũng như Bác đã tiếp thu các nền văn hóa nhân loại ra sao? Ta sẽ tìm hiểu kĩ trong tiết học hôm nay.

 

doc 362 trang cucpham 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Định

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Định
CHỦ ĐỀ 1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG
* TỔNG SỐ TIẾT : 06
* MỤC TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
- Nhận diện được những đặc điểm của văn bản nhật dụng
- Hiểu, trình bày được những nội dung, thông điệp chính và cách truyền tải thông điệp của các văn bản nhật dụng trong chủ đề.
- Biết cách đọc hiểu, khai thác thông tin từ văn bản nhật dụng. Biết vận dụng những hiểu biết về các vản bản nhật dụng trong chủ đề để nân cao kĩ năng ứng xử trước những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
* TÊN BÀI.
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
* * * *
Tuần 1
Ngày soạn: 4/ 9/2020
Ngày day: 7/9/2020- 9a	
Ngày day: 7/9/2020- 9d CHỦ ĐỀ 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG
 Tiết 1: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà) 
I-Mục tiêu bai học
 1. Kiến thức : 
- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng.
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng : 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 
3. Giáo dục : Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và làm theo gương Bác Hồ.
4. Định hướng năng lực hướng tới :
- Năng lực nhận biết thể loại của văn bản nhật dụng có chứa nhiều yếu tố nghị luận
- Biết sống và học tập theo phong cách Hồ Chí Minh
5. Tích hợp quốc phòng an ninh
Lòng kính yêu, tự hào, học tập tấm gương Bác để trở thành một công dân tốt
II. Chuẩn bị: 
	Giáo viên: giáo án + bảng phụ
	Học sinh: Soạn bài, chuẩn bị bài
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 5p: kiểm tra chuẩn bị bài, sách vở bộ môn đầu năm học
3. Bài mới: 
	3.1 Giới thiệu bài: 1p
GV tích hợp QPAN: 
- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khi bác sống và làm việc ở hang Bác pó, ở chiến khu VB.
- Nhắc đến Bác, người Việt Nam ta không ai không biết đến. Bởi lẽ Bác là một vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước. Có Người ta mới sống trong nền độc lập như hôm nay. Vậy cuộc sống đời thường của Bác như thế nào, cũng như Bác đã tiếp thu các nền văn hóa nhân loại ra sao? Ta sẽ tìm hiểu kĩ trong tiết học hôm nay.
	3.2 Tổ chức các hoạt động tổ chức
HĐ của thày - trò
Nội dung
* Hoạt động 1(15’)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc với giọng khúc triết. mạch lạc thể hiện niềm tôn kính với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
 Giáo viên đọc một đoạn - học sinh đọc.
- Hãy cho biết văn bản được trích ở tác phẩm nào ? của tác giả nào ?
-Ngoài ra em còn biết những tác phẩm, những cuốn sách nào viết về Bác, hãy kể tên ?
- Em hiểu phong cách là gì ? 
( Là lối sống cách sinh hoạt, làm việc ứng xửtạo nên cái riêng của một người hoặc của một lớp người. Phong cách Hồ Chí Minh là cái riêng của HCM )
? Hãy giải nghĩa từ truân chuyên, hiền triết ? 
( - Truân chuyên: Sự gian nan vất vả. 
 - Hiền triết : Chỉ người có tài năng đức độ, hiểu biết sâu rộng, được mọi người tôn kính )
? Xét về nguồn gốc các từ em vừa giải nghĩa có điểm gì chung ?
( Đều là từ Hán Việt )
- Giáo viên : Viết về phong cách HCM nhà văn Lê Anh Trà đã sử dụng rất nhiều từ Hán Việt đây cũng là dụng ý của tác giả. Đó là dụng ý gì?
* Hoạt động 2 (20 phút)
Văn bản Phong cách HCM thuộc loại văn bản nào ? 
( nhật dụng )
? Nêu chủ đề của văn bản ?
( Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc )
- Căn cứ vào chủ đề của văn bản, em hãy tìm bố cục? ND của từng phần? 
( 2 phần : (1)Từ đầu - rất hiện đại.
 ( 2) Còn lại. )
- Nêu nội dung chính của đoạn 1 ?
- Bác Hồ đã được tiếp xúc với tinh hoa văn hoá thế giới trong hoàn cảnh nào ?
(Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan và vất vả.)
Giáo viên giới thiệu : 
- 1911 Bác rời bến nhà Rồng qua nhiều cảng trên thế giới, thăm và ở nhiều nước.
- Theo em, sự tiếp xúc với nhiều nần văn hoá có tác dụng gì trong sự nghiệp tìm đường cứu nước của Bác? 
( Tạo điều kiện cho Bác có tầm nhìn sâu rộng, am hiểu nền văn tinh hoa của các dân tộc tren thế giới để từ đó tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc).
- Tìm các dẫn chứng chứng tỏ HCM am hiểu nhiều thứ tiếng ngoại quốc ?
( Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng như : Anh, Pháp, Nga, Hoa)
Giáo viên : Người không chỉ nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc mà còn sử dụng chúng một cách nghệ thuật để sáng tác văn chương. 
Những trò lố... Thuế máuNhật kí trong tù)
- Như vậy Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới thể hiện qua điều gì?
- Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã nắm được ngôn ngữ và hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước bằng con đường nào ? 
( Người làm nhiều nghề, đến đâu Người cùng học hỏi)
- Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên những nghề Bác đã làm trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước? ( Bồi tàu, dọn tuyết, rửa ảnh, làm báo)
- Như vậy theo em, để có được kho tàng tri thức có phải chỉ vùi đầu vào sách vở hay chỉ qua hoạt động thực tiễn ? 
( qua thực tiễn )
 Giáo viên : Tri thức của nhân loại, tinh hoa văn hoá thế giới được HCM tiếp thu qua từng công việc Người đã làm, qua mỗi nơi Người đã đặt chân, ở mọi nơi, mọi lúc chính sự không ngừng học hỏi mà người có được vốn kiến thức hết sức lớn lao. 
- Có điều đặc biệt gì trong cách tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới? GV đọc một đoạn văn
( Tiếp thu mọi cái đẹp và hay phê phán những cái tiêu cực)
- Theo em đó là cách tiếp thu như thế nào ?
( Tiếp thu có chọn lọc )
- Qua cách phân tích, em có nhận xét gì về phong cách HCM ?
? Điều đó được diễn đạt cụ thể bằng câu văn nào ? 
( Những điều kì lạrất hiện đại )
-Câu văn này có vai trò rất quan trọng với toàn văn bản. Theo em, đó là vai trò gì ? 
( Kết lại ý đoạn 1 mở ra vấn đề mới ở đoạn 2. )
- Em có nhận xét gì về cách lập luận đó ?
 ( chặt chẽ )
? Theo em đoạn 1 của văn bản, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. miêu tả B. Tự sự
C. Biểu cảm D. Nghị luận kết hợp tự sự.
( đáp án D )
Giáo viên : bằng cách lập luận chặt chẽ, sự kết hợp tự nhiên giữa nghị luận và tự sự đã làm nổi bật một nét đẹp trong phong cách HCM là sự tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa thế giới trên cơ sở giữ vững bản sắc truyền thống vẻ đẹp đó còn thể hiện ở phương diện nào giờ sau chúng ta tìm hiểu tiếp.
* Bài tập 
 (1).Theo tác giả để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ Tịch HCM đã làm gì ?
A. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
B. Học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán.
C. Đi nhiều nơi làm nhiều nghề.
D. Cả A, B, C.
(2). ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài của HCM không được nêu trong bài viết?
A. Không ảnh hưởng một cách thụ động.
B. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
C. Luôn đề cao bản sắc văn hoá của dân tộc.
D. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. 
Giáo viên nhắc lại nội dung phần 1.
I. Đọc hiểu chú thích 
 1. Đọc
 2. Chú thích.
 * Tác giả : Lê Anh Trà
 * Tác phẩm : Phong cách Hồ Chí Minh - cái vĩ đại gắn với cái giản dị.
* Từ khó :
 - Giải thích các từ : phong cách, truân chuyên, hiền triết.
II. Đọc hiểu văn bản. 
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới.
- Nắm vững các phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Con đường : Học hỏi, tìm hiểu trong lao động, ở mọi nơi, mọi lúc
- Tiếp thu văn hoá thế giới một cách có chọn lọc.
 Tiếp thu văn hoá nhân loại trên nền tảng văn hoá dân tộc.
 Phong cách HCM : một nhân cách rất Việt Nam, rất phương Đông, bình dị mà rất hiện đại.
- Cách lập luận chặt chẽ làm rõ nhan đề.
IV. Củng cố : 2p
- BT ứng dụng: HD viết một đoạn văn nói về phong cách Hồ Chí Minh 
- Bổ sung: Đọc thêm bài “ Theo chân Bác” Sưu tầm những câu chuyện ca ngợi lãnh tụ kính yêu
V. HD về nhà : 2p : Soạn tiếp bài.
*******************************
Ngày soạn: 4/ 9/2020
Ngày day: 7/9/2020- 9a	
Ngày day: 9/9/2020- 9d CHỦ ĐỀ 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG
 Tiết 2: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Tiếp)
 ( Lê Anh Trà) 
I-Mục tiêu bai học
 1. Kiến thức : 
- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng.
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng : 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 
3. Giáo dục : Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và làm theo gương Bác Hồ.
4. Định hướng năng lực hướng tới :
- Năng lực nhận biết thể loại của văn bản nhật dụng có chứa nhiều yếu tố nghị luận
- Biết sống và học tập theo phong cách Hồ Chí Minh
5. Tích hợp quốc phòng an ninh
Lòng kính yêu, tự hào, học tập tấm gương Bác để trở thành một công dân tốt
II. Chuẩn bị: 
	Giáo viên: giáo án + bảng phụ
	Học sinh: Soạn bài, chuẩn bị bài
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Ổn định lớp: 5p
2. Kiểm tra bài cũ: Liên hệ phương pháp học của Chủ tịch HCM trong bối cảnh hiện nay. Rút ra phương pháp học cho bản thân ( HS khá giỏi)
3. Bài mới: 
	3.1 Giới thiệu bài: 1p: GV vào bài trực tiếp
	3.2 Tổ chức các hoạt động tổ chức
HĐ của thày - trò
Nội dung
* Hoạt động 1(30’)
Giáo viên nhắc lại nội dung phần 1.
 Học sinh đọc phần 2.
- Nêu nội dung chính của phần 2 ? 
- Em hãy cho biết mỗi phần văn bản nói về thời kì nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ? 
( Phần 1 Bác hoạt động CM ở nước ngoài;
 Phần 2 Thời kì Bác làm chủ tịch nước )
* Ở đoạn văn phần 2 tác giả đã dùng những luận cứ nào trong những luận cứ sau để chứng minh giải thích cho luận điểm " lối sống bình dị, rất phương Đông "
A. Nơi ở và nơi làm việc.
B. Trang p ... ới người trên: Bác- cháu, anh –em, chị- em.
- Đối với bạn bè: Bạn –tớ, cậu –tớ, gọi tên bạn – mình ( tôi)
- Trong hội nghị:, trong lớp : Bạn –tôi, chúng tôi – các bạn, tôi- đ/c.
2.Phương châm :xưng khiêm , hô tôn 
- Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường ( xưng khiêm )và gọi người đối thoại một cách tôn kính ( hô tôn) .
- Đây không chỉ là phương châm xưng hô riêng trong tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông
VD: Vua tự xưng là “quả nhân” ( người kém cỏi) để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là “ cao tăng “ để thể hiện sự tôn kính 
Các nhà Nho tự xưng là “ hàn sĩ “, “ kẻ hậu sinh” và gọi người khác là “ tiên sinh”
Bạn bè xưng là “ tiểu đệ” và gọi người khác là “ đại ca”.
Một người tự xưng là “ chúng tôi” gọi người khác là: quý ông, quý bà
3. Mỗi phương tiện xưng hô đều hiện của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao ) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe .
III.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 1. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói của người khác Đặt trong dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp : Là thuật lại lời của người khác có điều chỉnh cho phù hợpkh«ng ®Æt trong dÊu ngoÆc kÐp.
2.* Cã thÓ chuyÓn nh­ sau :
- Vua Quang Trung hái NguyÔn ThiÕp lµ qu©n Thanh sang ®¸nh ,nÕu nhµ vua ®em binh ra chèng cù th× kh¶ n¨ng th¾ng hay thua nh­ thÕ nµo ? 
- NguyÔn ThiÕp tr¶ lêi r»ng: B©y giê trong n­íc trèng kh«ng , lßng ng­êi tan r· , qu©n Thanh ë xa tíi kh«ng biÕt t×nh h×nh qu©n ta m¹nh hay yÕu, kh«ng hiÓu râ thÕ nªn ®¸nh hay nªn gi÷ ra sao. Vua Quang Trung ra B¾c kh«ng qu¸ 10 ngµy qu©n Thanh sÏ bÞ dÑp tan.
+ Nh÷ng thay ®æi tõ ng÷ ®¸ng chó ý :
Trong lêi ®èi tho¹i 
Trong lêidÉn gi¸n tiÕp 
Tõ x­ng h«
Tõ chØ ®Þa ®iÓm 
Tõ chØ thêi gian 
T«i ( ng«i thø I)
Chóa c«ng ( ng«i thø II)
§©y 
B©y giê 
Nhµ vua ( ng«i thø III)
Vua Quang Trung (ng«i thø III)
(TØnh l­îc )
B©y giê 
4.Củng cố:Viết đoạn văn tự sự có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
5. HĐ HS về nhà:
- Xác định từ ngữ xưng hô, tìm lời dẫn trực tiếp trong vb: “Lặng lẽ Sa Pa”
- Ôn tập chuẩn bị Ôn tập làm văn.
Ngµy so¹n: 21/12/ 2019 
 Ngµy d¹y: 24/12/2019- 9C
Tuần 18. Tiết 87: 
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong chương trình lớp 9. Thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản và các kiểu loại đã học ở lớp 6,7,8.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực 
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, cảm thụ. 
- HS có phẩm chất : Tự tin , tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
- Soạn bài, hệ thống hóa kiến thức TLV của HKI
- Tích hợp với các văn bản đã học.
2. Trò: 
- Chuẩn bị trước các câu hỏi từ 1 - 4 (SGK/206)
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra : ( Trong giờ học)
3.Vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PP : Gợi mở-vấn đáp,hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
KT : Đặt câu hỏi
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
? Trong chương trình Ngữ văn 9 (Tập 1) phầnTLVcó những nội dung lớn nào ? Nội dung nào là trọng tâm ?
-HS thảo luận và trình bày
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh ?
? Lấy ví dụ minh họa.
GV chú ý phân biệt sự khác nhau giữa miêu tả, thuyết minh -> để tránh lạm dụng yếu tố miêu tả trong thuyết minh.
GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm
? Văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự có gì giống và khác văn bản miêu tả ?
HS thảo luận và trình bày
? Vai trò, vị trí và tác dụng yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn bản tự sự ?
? Tìm một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm ?
? Tìm một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ?
? Tìm một đoạn văn tự sự kết hợp cả hai yếu tố miêu tả và nghị luận ?
PP : Gợi mở-vấn đáp,hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2.KT : Đặt câu hỏi
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
? Tác dụng của các hình thức này?
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
? Em hãy tìm các đoạn văn có yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
? Tìm 2 đoạn văn : Một đoạn văn người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, một đoạn văn người kể chuyện ở ngôi thứ 3?
? Nhận xét vai trò của mỗi loại ngôi kể?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống với nội dung về kiểu văn bản này học ở lớp dưới?
? Còn điểm khác nhau là gì?
? Tại sao trong một văn bản có nhiều yếu tố (miêu tả, biểu cảm, nghị luận) mà vẫn gọi là văn bản tự sự?
? Theo em có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
Câu 1:
- Văn bản thuyết minh (kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
- Văn bản tự sự :
+ Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
+ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ...
+ Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Câu 2 :
- Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu về đối tượng.
VD : Khi thuyết minh về ngôi chùa, người thuyết minh sử dụng NT : tưởng tượng, so sánh, nhân hóa, miêu tả để người nghe hình dung ra ngôi chùa có dáng vẻ như thế nào, màu sắc, không gian...
Câu 3 :
a. Văn bản thuyết minh :
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng
b. Văn bản miêu tả :
- Xây dựng hình tượng thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét theo ý chủ quan, làm cho người đọc cảm nhận rõ đặc điểm của đối tượng.
c. Văn bản tự sự :
- Cung cấp về nội dung, cốt truyện, sự vật, sự việc, nhân vật thông qua lời kể, đối thoại, độc thoại...
Câu 4 :
- Làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn, có hình ảnh
- Đan lồng ý kiến, nhận xét bài văn sẽ chặt chẽ
+ Đoạn văn có miêu tả nội tâm
''Thực sự ... dài và hẹp'' (Cổng trường mở ra - Lý Lan)
+ Đoạn văn có yếu tố nghị luận :
''Vua Quang Trung ... không nói trước'' (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái)
+ Đoạn văn có miêu tả nội tâm và nghị luận :
'' Lão không hiểu ... thêm đáng buồn'' (Lão Hạc - Nam Cao)
Câu 5 :
- Đối thoại: + Là hình thức đối đáp , trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người
+ Gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp
- Độc thoại : + Lời nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tưởng
+ Độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có dâu gạch đầu dòng
- Độc thoại nội tâm : + Lói nói không thành lời ( Suy nghĩ ) 
+ Không có gạch đầu dòng
-> Tác dụng : Góp phần thể hiện tính cách, tình cảm, trân trọng của nhân vật.
+ Trích ''Dế Mèn phiêu lưu ký'' (Tô Hoài)
+ ''Làng'' (Kim Lân)
+ ''Lão Hạc'' (Nam Cao)
+ ''Lặng lẽ Sa Pa'' (Nguyễn Thành Long)
Câu 6 :
- Học sinh tự tìm trong các văn bản đã học 2 đoạn văn :
+ Ngôi thứ nhất
+ Ngôi thứ ba
- Ngôi thứ nhất : Người kể chuyện tham gia vào câu chuyện, sự việc mang tính chủ quan chân thực có độ tin cậy cao.
- Ngôi thứ ba : Người kể chuyện giấu tên nhưng biết hết sự việc, mang tính khách quan, linh hoạt.
Câu 7 :
* Giống :
- Là tự sự phải có cốt truyện, nhân vật và các sự việc... nhân vật chính, nhân vật phụ, sự việc chính và sự việc phụ...
* Khác :
- ở lớp dưới xét văn bản tự sự ở điểm thuần túy là tự sự -> giúp học sinh nhận biết được thế nào là tự sự.
- Lớp 9 xét tự sự trong sự tổng hợp với các phương thức khác nhau như : nghị luận, miêu tả, biểu cảm, các biện pháp nghệ thuật, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện.
Câu 8 :
- Trong các văn bản tuy có nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhưng vẫn xác định được kiểu văn bản vì căn cứ vào phương thức biểu đạt chính.
Tuy có miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng phương thức biểu đạt chính vẫn là tự sự -> Văn bản tự sự.
- Không có văn bản nào vận dụng duy nhất một phương thức biểu đạt. Đa phần đều kết hợp các phương thức biểu đạt vì thế mục đích biểu đạt mới cao.
c. .Củng cố
- Giáo viên yêu cầu HS hệ thống hóa lại kiến thức trong tiết ôn tập
+ Lí thuyết : Văn thuyết minh, văn miêu tả, văn tự sự
+ Thực hành : Các biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn thuyết minh.
 	Miêu tả nội tâm, nghị luận..
- Giáo viên yêu cầu HS khái quát nội dung tiết học :
+ Văn tự sự lớp 9 nâng cao hơn kết hợp nhiều yếu tố.
+ Tuy nhiên yếu tố chính là tự sự vẫn chủ yếu
5.Hướng dẫn HS VN
 - Ôn tập theo nội dung tiết học
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị các câu hỏi còn lại
.
Ngµy d¹y: 6/1/2019
Tiết 88, 89 : KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
(Sở ra đề)
Ngày soạn: /1/2019
Ngày dạy: /1/2019- 9C 
 Tiết 90: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm cho những bài làm khác.
- Vận dụng những KT đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày
3. Thái độ: Có ý thức rút kinh nghiệm cho bài sau
4.Năng lực và phẩm chất : 
-Năng lực : Tổng hợp, giải quyết vấn đề, tự học, tự rút ra những ưu khuyết điểm của mình để làm văn tốt hơn.
- Phẩm chất : Tự tin,tự chủ 
II. Chuẩn bị: 
 *. GV: Bảng phụ
 *. HS: Ôn tập KT 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra: không
 2. Bài mới:
* Tổ chức hoạt động
Trợ giúp của GV
Nội dung
 GV trả bài cho HS
I.Đề bài:
Gv nhận xét những ưu điểm, hạn chế tồn tại trong bài làm của HS.
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: một số em 
- Nắm được kiến thức phần văn và Tiếng Việt đã học.
- Biết thể hiện các nội dung kiến thức trên bài làm.
2. Hạn chế:
- Một số bài chưa nắm chắc KT cơ bảnvề tiêng việt
- Viết đoạn văn chưa đảm bảo đúng yêu cầu: thiếu câu chủ đề, chưa thuyết phục, lủng củng
- Câu viết bài văn: cốt truyện chưa bám sát vào tiến trình nội dung của bài thơ, kể còn sơ sài, chưa đủ các sự việc chính,truyện còn thiếu các yếu tố miêu tả, biểu cảm, độc thoại nội tâm, suy nghĩ của nhận vật. 
GV chữa bài theo đáp án của SGD
- GV sửa một số lỗi cơ bản trong bài làm của HS.
- Gv hướng dẫn HS sửa các lỗi trong bài làm.
III. Chữa bài:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_202.doc