Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện thơ Nôm trung đại

I- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, GIA ĐÌNH, THỜI ĐẠI

1. Tác giả

 - Nguyễn Du (1965 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

 - Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

 - Nguyễn Du từ nhỏ có cuộc sống sung sướng, thông minh, giỏi văn chương. Nhưng lên 9 tuổi mồ côi cha và 12 tuổi mồ côi mẹ, cuộc sống của Nguyễn Du có nhiều biến đổi, phải sống tự lập từ đây.

 - Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm đồng cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhan đạo chủ nghĩa lớn.

2. Gia đình.

 - Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, vừa là nhà nghiên cứu sử học vừa là nhà văn, nhà thơ và làm đến chức tế tướng trong triểu. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản là người tài hoa, rất giỏi thơ phú, từng làm quan to dưới Triều Lê – Trịnh.

 - Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân bình dân, người xứ Kinh Bắc giỏi nghề ca xướng, là vợ thứ 3 và ít hơn chồng 32 tuổi. Từ thuở nhỏ, Nguyễn Du đã chịu nhiều ảnh hưởng của người mẹ.

3. Thời đại

 Nguyễn Du sống vào cuối Triều Lê đầu triển Nguyễn. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối. Nông dân nổi dạy nhiều nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.

4. Sự nghiệp văn học

 Nguyễn Du để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc gồm những tác phẩm bằng chứ Hán và chữ Nôm:

 - Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.

 - Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiểu, văn chiệu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trưởng Lưu.

 

doc 57 trang cucpham 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện thơ Nôm trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện thơ Nôm trung đại

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện thơ Nôm trung đại
Chuyên đề : TRUYỆN THƠ NÔM TRUNG ĐẠI
TRUYỆN KIỂU
TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
TRUYỆN KIỀU
I- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, GIA ĐÌNH, THỜI ĐẠI
1. Tác giả
	- Nguyễn Du (1965 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
	- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
	- Nguyễn Du từ nhỏ có cuộc sống sung sướng, thông minh, giỏi văn chương. Nhưng lên 9 tuổi mồ côi cha và 12 tuổi mồ côi mẹ, cuộc sống của Nguyễn Du có nhiều biến đổi, phải sống tự lập từ đây.
	- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm đồng cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhan đạo chủ nghĩa lớn.
2. Gia đình.
	- Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, vừa là nhà nghiên cứu sử học vừa là nhà văn, nhà thơ và làm đến chức tế tướng trong triểu. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản là người tài hoa, rất giỏi thơ phú, từng làm quan to dưới Triều Lê – Trịnh.
	- Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân bình dân, người xứ Kinh Bắc giỏi nghề ca xướng, là vợ thứ 3 và ít hơn chồng 32 tuổi. Từ thuở nhỏ, Nguyễn Du đã chịu nhiều ảnh hưởng của người mẹ.
3. Thời đại
	Nguyễn Du sống vào cuối Triều Lê đầu triển Nguyễn. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối. Nông dân nổi dạy nhiều nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
4. Sự nghiệp văn học 
	Nguyễn Du để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc gồm những tác phẩm bằng chứ Hán và chữ Nôm:
	- Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.
	- Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiểu, văn chiệu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trưởng Lưu.
II- KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN KIỂU
1. Nguồn gốc Truyện Kiều
	Truyện Kiều có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn học của Trung Quốc Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du đã mượn cốt truyện và nhân vật. Tuy nhiên, phân sáng sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. Chính điều này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.
2. Giá trị nội dung 
	- Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, phơi bày bộ mặt thối nát của tầng lớp thống trị và nỗi khổ đau của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
	- Giá trị nhân đạo: Nguyễn Du bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người, tố cáo xã hội và những thế lực đen tối đã chà đạp quyền sống của con người lương thiện. Ông trân trọng để cao vẻ đẹp hình thức, nhân phẩm, tài năng và những khát vọng chân chính của con người về quyền sống, quyền hạnh phúc, tự do, công lí
3. Giá trị nghệ thuật
	Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại, bút pháp nghệ thuật
	- Về ngôn ngữ: Tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật, có chức năng biểu đạt, biểu cảm và có giá trị thẩm mĩ. Ngôn ngữ kể chuyện có cả ba hình thức: trực tiếp ( lời của nhân vật); gián tiếp ( lời của tác giả); nửa trực tiếp ( lời của tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu của nhân vật ).
	- Về thể loại : nghệ thuật tự sự bằng thơ có sự phát triển vượt bậc, thể lục bát, được sử dụng nhuần nhụy đạt tới độ mẫu mực của thể lục bát cổ điển.
	- Nghệ thuật tả người : Bút pháp ước lệ, chú ý miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lí nhân vật làm hiện lên con người hành động và con người cảm nghĩ.
	- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên; miêu tả bức tranh chân thực và tả cảnh ngụ tình. Truyện Kiều đã trở thành một kiệt tác của văn học Việt Nam góp phần đưa tên tuổi của Nguyễn Du được vinh danh là một danh nhân văn hóa thế giới.
VĂN BẢN: CHỊ EM THÚY KIỂU
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vị trí đoạn trích
	Nằm ở phần đầu tác phẩm Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đính ước.
2. Bố cục: Bốn phần
- Phần một: Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều
- Phần hai:4 câu tiếp Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân
- Phần ba: 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều
- Phần bốn: 4 câu cuối: Nhận xét chung và phẩm hạn của hai chị em
3. Nghệ thuật, nội dung
* Nghệ thuật:
- Bút pháp ước lệ tượng trưng tạo được sức gợi.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế: xây dựng được những bức chân dung đa dạn linh hoạt, thu hút.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là lựa chọn những từ ngữ có giá tri gợi tả cao.
* Nôi dung
Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của hai chị em Thúy Kiều và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc bệnh qua cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.
II, Đọc – hiểu văn bản
1, Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều (bốn câu đầu)
. Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổ điển để giới thiệu về lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp của hai chị em:
 “Đầu lòng hai ả tố nga
 Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
 Mai cốt cách tuyết tinh thần
 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
-Lại lịch: Họ là hai người con gái đầu trong gia đình họ Vương
-Vị trí trong gia đình: Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em
-Vẻ đẹp của hai chị em
+ “Mai cốt cách”: Cốt cách thì thanh cao như hoa mai. Đó là một loài hoa mà sắc thì rực rỡ, hương thì quý phái
+ “Tuyết tinh thần”: Phong thái, tinh thần thì trong trắng, tinh khiết như hoa tuyết.
*Nhịp điệu 4/4, 3/3 ở câu thơ thứ hai, nhịp nhàng, đối xứng, làm nổi bật được vẻ đẹp đến độ hoàn mĩ của cả hai chị em.
Tác giả sử dụng lời bình để khép lại bốn câu thơ đầu:
“Mỗi người một vẻ”, cho thấy nét riêng từ nhan sắc, tính cách, tâm hồn của mỗi người.
“Mười phân vẹn mười”, đã tô đậm được vẻ đẹp đến độ toàn diện, hoàn hảo của hai chị em.
Lời giới thiệu vô cùng ngắn gọn, nhưng đã mang đến cho chúng ta nhiều thông tin phong phú và những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều. Đồng thời, cũng bộc lộ được cảm hứng ca ngợi cái tài hoa, nhan sắc của con người qua nghệ thuật điêu luyện, tài hoa của Nguyễn Du
2, Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân (bốn câu tiếp)
Chỉ bằng bốn câu thơ, Nguyễn Du đã tả một cách đầy đủ, trọn vẹn những đặc điểm của nhân vật Thúy Vân:
 “Vân xem trang trọng khác vời
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngoài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
- Câu thơ đầu tiên giới thiệu khái quát phong thái của Thúy Vân
+ Từ “xem” thể hiện sự đánh giá mang tính chủ quan của người miêu tả
+ Từ “trang trọng” cho thấy sự xuất hiện của nhân vật Thúy Vân với vẻ đẹp mang phong thái đoan trang, cao sang, quý phái
Gợi ấn tượng tốt đẹp về một người phụ nữ trong khuôn khổ, lễ giáo của xã hội phong kiến
Tiếp đó, tác giả miêu tả một cách chi tiết, trọn vẹn bức chân dung tuyệt đẹp của nhân vật Thúy Vân qua bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp thủ pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, liệt kê và đi kèm những từ ngữ giàu sức gợi:
+ Hình ảnh ẩn dụ: “khuôn trăng đầy đặn” đã vẽ nên một khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, xinh đẹp, sáng trong như mặt trăng; “nét ngài nở nang” gợi tả một đôi long mày cong, sắc nét như mày ngài. Cặp lông mày ấy tạo nên vẻ cân xứng, hài hòa trên khuôn mặt trẻ trung của Vân.
+ Hình ảnh nhân hóa: “hoa cười ngọc thốt” gợi tả khuôn miệng cười tươi tắn như hoa nở và tiếng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” đã gợi tả mái tóc óng ả, nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết.
+ Những từ ngữ giàu sức gợi: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”làm nổi bật, nhấn mạnh vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, quý phái của Thúy Vân
+ Vẻ đẹp đoan trang của Thúy Vân được so sánh với những hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.
-Nguyễn Du đã sử dụng rất có chọn lọc hai động từ “thua” và “nhường”. “Mây” và “ tuyết” là của thiên nhiên, tạo hóa, hay đó còn là cả một xã hội phong kiến. Và với vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa trong khuôn khổ của xã hội phong kiến, thì dẫu Vân có đẹp hơn những cái đẹp nhất của thiên nhiên thì nàng vẫn được đón nhận, bao bọc và yêu thương.
-Đặc biệt. từ bức chân dung ngoại hình của Thúy Vân, ta thấy được tính cách và số phận của nàng: tính cách rất trầm tĩnh, dịu dàng, đoan trang phúc hậu. Đó là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nó dự đoán một số phận, một tương lai êm ấm và bình lặng đang chờ đón nàng
=> Bằng bút pháp cổ điển ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức chân dung của nhân vật Thúy Vân để từ đó gợi cho người đọc thấy được tính cách và số phận của nàng.
3, Gợi tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều (mười hai câu tiếp)
Nếu như miêu tả bức chân dung của Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ dùng có bốn câu thì đến Thúy Kiều ông dùng đến mười hai câu.Chứng tỏ, tác giả đã ưu ái, dùng nhiều bút lực và sự yêu mến đặc biệt cho nhân vật này.
Sự yêu mến đó càng được khẳng định khi Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật đòn bẩy một cách tài tình: Ông miêu tả nhân vật Thúy Vân trước như một tuyệt thế giai nhân để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều:
 “Kiều càng sắc sảo mặn mà
 So bề tài sắc lại là phần hơn”
Từ “càng” đứng trước từ láy liên tiếp: “sắc sảo”, “mặn mà” để tô đậm vẻ đẹp “sắc sảo” về trí tuệ và vẻ “mặn mà” về tâm hồn của Thúy Kiều.
->Không tả một cách cụ thể, nhưng Nguyễn Du đã khắc sâu trong tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều. Lỗi miêu tả giúp tác giả tránh được sự trùng lặp nhàm chán và phát huy được trí tưởng tượng của độc giả. Đây chính là sự tài hoa và tài tình của Nguyễn Du.
a, Vẻ đẹp nhan sắc:
Khác với Thúy Vân, tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhấn”, tức là vẽ hồn chân dung bằng những hình ảnh mang tính ước lệ:
 “Làn thu thủy nét xuân sơn,
 Hoahen thua thắm liễu hờn kém xanh”
+ “Làn thu thủy” đó là đôi mắt trong sáng, tĩnh lặng, sâu thẳm, huyền ảo như làn nước mùa thu.
+ “Nét xuân sơn” đó là đôi lông mày thanh tú, xinh đẹp như dáng núi mùa xuân.
->Không cần phải nhiều nét, nhưng bức chân của nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với nhữ ...  dân lành được bảo vệ, công lí được thực thi. Nhiều lần, bị bọn cướp hăm dọa, thậm chí là tấn công gây thương tích nhưng các anh vẫn giữ vững lí tưởng. Các anh chính là những Lục Vân Tiên can trường, dũng khí, quyết chiến đấu để bảo vệ lẽ công bằng trong thời đại mới.
Chúng ta cũng không quên hình ảnh của MC Phan Anh rong ruổi trên khắp nẻo đường, tìm đến và hỗ trợ, cứu giúp đồng bào các vùng thiên tai luc lụt. Ở đâu có người khó khăn, anh đều tìm cách giúp đỡ họ vượt qua hoạn nạn. Không những thế, anh còn kêu gọi, vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, cá nhân có chung nguyện vọng cùng chung tay giúp sức tạo nên một phong trào tương trợ nhân ái rộng lớn trên khắp cả nước.
Nhiều khi, các chương trình hành động của anh bị nhiều người soi mói, chỉ trích, vu khống, cố tình bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của anh nhưng Phan Anh đã dũng cảm vượt qua. Anh đã đứng vững và tiếp tục hành động. Phan Anh xứng đáng được ca ngợi như một Lục Vân Tiên trong thời đại ngày.
Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn lắm người thờ ơ trước nghịch cảnh khổ đâu của người khác. Cuộc sống tiện nghi khiến họ ngày càng trở nên vô cảm, vô tình. Họ chỉ biết lợi ích của bản thân mà bỏ rơi người khác trong khó khăn hoạn nạn. Thậm chí là còn tiếp tay cho kẻ ác.
Trong thời gian qua, báo chí cũng đưa tin rất nhiều về những vụ “hôi của” của nhân dân khi các xe hàng gặp tai nạn trên địa bàn. Vụ tai nạn xảy ra khiến cho nhiều hàng hóa trên xe đỏ ra đường. Người  dân vô tình vô cảm, không những không chung tay cứu giúp mà còn thản nhiên lấy đi hàng hóa mặc cho tài xế van nài thảm thiết. Đến khi lục lượng chức năng đến hỗ trợ người bị nạn, họ vẫn cứ tiếp tục hành động mà không chút xấu hổ. Đó là một thực trạng đau lòng, đáng tủi nhục.
Cũng có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra để lại cho ta nhiều suy nghĩ. Khi nạn nhân bất tỉnh, nhiều kẻ cơ hội cũng vây quanh nạn nhân, tranh thủ lấy đi những đồ vật đáng giá rồi bỏ mặt nạn nhân trong thương tích, không cần quan tâm họ sống chết thế nào. Đó là một hành vi tàn nhẫn, vô nhân đạo.
Cũng có nhiều bạn trẻ, chỉ vì một xích mích nhỏ mà kéo bè kéo đảng đi đánh một người, gây cho họ nhiều thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí là mất mạng. Đó là hành động hèn hạ của kẻ tiểu nhân, ỷ mạnh hiếp yếu thật không đáng mặt anh hùng.
Cũng có nhiều bạn trẻ không chăm lo học hành mà lêu lỏng, sống cuộc sống buông thả, hèn kém, trụy lạc trong các tệ nạn xã hội, thiếu ý chí, thiếu lý tưởng trong sáng. Họ chỉ biết đến bản thân, thậm chí là sống bản năng, tàn ác,  dẫm đạp lên các giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội để thỏa mãn đời sống thấp kém của mình. Đó là những ung nhọt trong xã hội cần phải sớm được gỡ bỏ để xây dựng một cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tiến bộ.
Xã hôi càng văn minh, con người cần phải biết tôn trọng và thực hiện những nguyên tắc chung, biết sống vì mọi người, đề cao lòng nhân ái và tinh thần hiệp nghĩa. Phải tuân thủ và bảo vệ pháp luật, hướng đến bảo vệ cộng đồng.
Tuổi trẻ cũng cần nỗ lực rèn luyện mình, ra sức học tập và nâng cao bản lĩnh sống. Biết đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, cái bất công, bảo vệ lẽ phải hướng đến lý tưởng cao cả.
 Không còn nghi ngờ gì nữa, để bảo vệ chính mình, bảo vệ cuộc sống của chúng ta, để công lí được thực thi và kẻ ác không có cơ hội  gây ra điều ác thì mỗi người phải tự hoàn thiện bản thân mình, tăng cường đoàn kết tạo nên nguồn sức mạnh to lớn kiên quyết quét sạch cái xấu xa ra khỏi cộng đồng. Mỗi các nhân hãy là một Lục Vân Tiên thời nay, đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Đề bài: Sau khi học xong đoạn tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Ngữ văn 9 – tập một), có học sinh đã phát biểu: “Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa”.
Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy viết bài trao đồi với bạn học sinh trên.
Bài viết tham khảo:
 Trong cuộc sống hiện nay, khi mà xã hội đang ngày càng phát triển đi kèm với cuộc sống cạnh tranh để mưu sinh ngày càng gắt gao hơn, có không ít người chỉ biết chăm lo vun vén cho hạnh phúc của mình. Điều đó làm cho không ít bạn trẻ hiện nay có một quan niệm sai ỉầm về tinh thần vị nghía trong cuộc sống. Họ cho ràng hình tượng Lục Vân Tiên trong quá khứ chỉ còn là ảo tưởng trong xã hội hiện nay. Thế nhưng, thực tế có phải như vậy? Tôi dám chắc với các bạn là không! Xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều những tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời, những người anh hùng có thể chúng ta đã biết hoặc chưa biết đang hàng ngày giúp đỡ mọi người đem lại bình yên cho cuộc sống.
 Chúng ta có lẽ không ai là không biết đến nhân vật Lục Vân Tiên – một trang nam nhi giàu nghĩa khí, cao thượng, sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Không màng sống chết của bản thân, chàng đã bao lần xông thẳng vào bọn cướp “đằng đằng sát khí” để cứu người bị nạn. Xuất hiện trước mắt ta lúc nào cũng thế, Lục Vân Tiên mang dáng dấp của một hiệp sĩ, một người anh hùng ra tay cứu đời. Chàng là nhân vật lí tưong mang đầy đù khí phách phẩm chất của người quân tử ngày xưa. Và có lẽ cùng chính vì tấm lòng nghĩa hiệp đó mà Lục Vân Tiên có một sức sống lâu bền trong lòng mỗi người dân từ xưa đến nay. 
Thé nhưng, hiện nay chúng ta liệu còn có những Lục Vân Tiên như thế? Đó là câu hỏi mà có lẽ trong chúng ta ai cũng đã một lần đặt ra cho mình. Đứng trước cuộc đời đang mở rộng trước mắt, không ít bạn trẻ đang băn khoăn về giá trị cuộc sống, về cách sống và cách nhìn cuộc đời. Rõ ràng rằng giữa vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, con người đang phải vật lộn từng giờ để kiếm bữa ăn. Nhung không vì thế mà tinh thần vị nghĩa có thể được xem nhẹ. Hiện nay có không ít người tỏ ra bàng quan với sự bất bình của xã hội. Có những sự bàng quan vì không dám đấu tranh, không muốn “rước hoạ và thân”. Nhưng cũng có những sự bàng quan đến mức vô cảm đớn hèn. Nó khiến mỗi chúng ta cảm thấy hổ thẹn đau đớn về sự tha hoá của đạo đức con người. Không đau sao được khi người ta phải ban hành cả điều luật về cứu người bị tai nạn khi tham gia giao thông, trong khi đáng lẽ ra đó là trách nhiệm, lưcmg tâm của mỗi người. Chúng ta đang xây dựng một xã hội văn minh, ấy vậy mà cái điều tưởng chừng như là tự nguyện đó lại bị những con người “văn mình” coi thường xem nhẹ. Cũng không đau sao được khi đó đây vẫn còn những con người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà bắt chấp lợi ích cộng đồng. Không chỉ có vậy nhiều người còn xem tinh thần vị nghĩa là mơ hồ, xa xỉ, thậm chí là mánh khóe để kiếm tiền, trục lợi. Tại sao họ không nhìn thấy hay không muốn nhìn thấy rằng cuộc đời vẫn còn rất nhiều những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, thậm chí phải hi sinh cả bản thân mình. Tôi dường như cảm thấy có ai đang bóp nghẹt trái tim mình khi nghe tin một chàng trai mười bảy tuổi vì cứu bạn khỏi điện giật mà mất đi đôi tay và một bên chân. Mười bảy tuổi anh đang đứng trước bao ước mơ hoài bão của bản thân mình. Anh muốn kiếm tiền phụ giúp cha mẹ để nuôi các em ăn học. Thế nhưng trong cái giây phút mà lòng thương bạn đã chiến thắng tất cả, anh đã quyết định cứu bạn. Một sự hi sinh quá lớn lao và quá đau đớn. Ta tự hỏi rằng liệu những con người đang sung sướng trên đau khổ của người khác có dám nhìn thẳng vào mắt anh, vào cơ thể tật nguyền của anh. Rồi họ có từng nghe đến một chàng trai tên Hoàng, đã lao mình xuống dòng sông Gianh lạnh buốt để cứu ba mươi sáu người trong vụ đắm đò kinh hoàng ngày 28 Tết. Trong kì thi tốt nghiệp trung học phố thông vừa qua, hai cậu bạn Dũng và Quang trên đường đi thi đã cứu người bị nạn và chậm thi 15 phút Hoàng đã đuợc đặc cách vào trường Hải Quân, hai bạn trẻ kia cũng đã được xét đỗ tốt nghiệp mà không phải thi lại. Có những người ích kỉ đã nói rằng tại sao lại có sự vô lí đó? Vô lí ư? Không hề. Bởi với hành động cứu người cùa mình, họ đã vượt qua một cách xuất sắc bài thi về sự trưởng thành, bài thi có giá trị hơn bát cứ bài thi nào mà các bạn trải qua trước đó. Rồi vẫn còn rất nhiều những tấm gương nghĩa hiệp khác vẫn đang ngày đêm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn đấu tranh chống lại cái ác. Tất cả họ đều xứng đáng được tôn vinh. Bởi họ là những con người tuyệt vời, với những tâm hồn cao đẹp tuyệt vời. Họ xứng đáng là những hiệp sĩ. Dầu họ không có những phép màu, những thanh gươm, nhưng chính vì vậy họ càng trở nên cao cả và đáng trân trọng. Bởi không phải ai cũng dám đón nhận nồi đau, sự thiệt thòi về mình để mang đến hạnh phúc cho người khác.
Trong đời sống hiện nay còn có rất nhiều vấn đề đòi hỏi sự đóng góp chia sẻ của tất cả mọi người trong xã hội. Vì vậy mà tinh thần nghĩa hiệp ngày nay càng phải hiểu một cách rộng hơn, thoáng hơn. Đó là sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, đồng bào gặp thiên tai, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, hiến máu nhân đạo Dầu vẫn còn những sự ích kỉ, hẹp hòi nhưng chúng ta cũng không thể không kinh ngạc trước những nghĩa cử đẹp đẽ của mỗi con người. Đó là con số hàng trăm tỉ đồng quyên góp được trong năm qua để ủng hộ đồng bào lũ lụt. Đó là những sinh viên tình nguyện mỗi mùa hè lại ra đi để giúp đỡ những miền đất còn nghèo khó của Tổ quốc. Đó là những chiến sĩ đã hi sinh trong lúc cứu dân khỏi hoả hoạn, thiên tai Vâng, cảm ơn tất cả, cảm ơn những tấm lòng đã cho ta thấu hiểu được giá trị cuộc sống, nhùng hành động, việc làm đã đem đến cho ta niềm tin vào tinh thần vị nghĩa
 Là một học sinh, tôi luôn ý thức được rằng cuộc sống không chì toàn màu hồng cũng không phải chỉ có một màu đen. Người ta sẽ lớn lên. sẽ phải thoát ra khỏi thế giới cổ tích đẹp đẽ để nhìn thẳng vào cuộc sống. Có những người bị rơi vào thất vọng vì họ chỉ nghe thấy, nhìn thấy nhiều điều xấu xa, đê hèn. Phải chăng chính những định kiến sai lầm ngay từ nhỏ đã làm mất đi ý thức vị nghĩa của mỗi con người? Phải chăng những sự thật về tinh thần nghĩa hiệp, về những tấm lòng sẻ chia càn phải được tôn vinh đề cao hơn nữa? Để thế hệ trẻ ngày nay có một cách nhìn cuộc sống tích cục đúng đắn hơn, từ đó sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_truyen_tho_nom_trung_dai.doc