Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Tích hợp

Đọc- hiểu

1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua đọc hiểu văn bản, học sinh hiểu, cảm nhận giá trị của sách trong đời sống. HS biết chọn sách phù hợp . Vận dụng phương pháp đọc sách một cách hiệu quả

1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội. Hiểu được cách lập luận của tác giả. Vận dụng được vào tạo lập văn bản nghị luận xã hội.

1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Vận dụng liên hệ tời một số quan điểm của các tác gia khác về sách và việc đọc sách. Kết nối giữa đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội với tạo lập văn bản nghị luận xã hội.

- Hiểu được vai trò của văn nghị luận xã hội trong bày tỏ ý kiến, quan điểm trước các vấn đề nóng diễn ra hàng ngày.

1.1.4. Đọc mở rộng: Tự tìm hiểu một số văn bản nghị luận xã hội khác.

1.2.Thực hành viết: Viết được bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng trong đời sống hay vấn đề tư tưởng, đạo lý.

- Viết bài văn, đoạn văn cảm nhận về một đoạn ngữ liệu đã học.

1.3. Nghe - Nói

- Nói: Trình bày, chia sẻ ý kiến quan điểm trước các vấn đề xã hội đặt ra trong bài học. Phát biểu ý kiến cá nhân về các nội dung liên quan đến bài học.

-Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của thầy và bạn.

-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc chia sẻ trước lớp về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận hay tìm hiểu bài học.

 

doc 21 trang cucpham 01/08/2022 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Tích hợp

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Tích hợp
 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP- NGỮ VĂN 9 ( HỌC KỲ I)
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ khung phân phối chương trình cấp THCS cỉa Bộ Giáo dục và Đào tạo .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì II. 
- Căn cứ thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ sách giáo khoa và sách giáo viên theo nội dung chương trình hiện hành.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
91
Những vấn đề chung về chủ đề
Bàn về đọc sách
92
93
Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống
94
Cách làm bài nghị luận về SVHT...
95
Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý
96
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng...
97
Luyện tập - đánh giá chủ đề
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CHUNG
-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung  kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua đọc hiểu văn bản, học sinh hiểu, cảm nhận giá trị của sách trong đời sống. HS biết chọn sách phù hợp . Vận dụng phương pháp đọc sách một cách hiệu quả
1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội. Hiểu được cách lập luận của tác giả. Vận dụng được vào tạo lập văn bản nghị luận xã hội. 
1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Vận dụng liên hệ tời một số quan điểm của các tác gia khác về sách và việc đọc sách. Kết nối giữa đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội với tạo lập văn bản nghị luận xã hội. 
- Hiểu được vai trò của văn nghị luận xã hội trong bày tỏ ý kiến, quan điểm trước các vấn đề nóng diễn ra hàng ngày...
1.1.4. Đọc mở rộng: Tự tìm hiểu một số văn bản nghị luận xã hội khác.
1.2.Thực hành viết: Viết được bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng trong đời sống hay vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Viết bài văn, đoạn văn cảm nhận về một đoạn ngữ liệu đã học.
1.3. Nghe - Nói
- Nói: Trình bày, chia sẻ ý kiến quan điểm trước các vấn đề xã hội đặt ra trong bài học. Phát biểu ý kiến cá nhân về các nội dung liên quan đến bài học.
-Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của thầy và bạn.
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc chia sẻ trước lớp về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận hay tìm hiểu bài học.
2.Phát triển phẩm chất, năng lực
2.1.Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản và tạo lập văn bản, học sinh biết yêu thương, trân trọng thiên nhiên, con người. Biết bày tỏ tình cảm bằng những hành động chia xẻ, giúp đỡ người khác.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức tìm hiểu, vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
2.2. Năng lực 
2.2.1.Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
2.2.2. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản: Hiểu được các nội dung và ý nghĩa văn bản. Từ đó hiểu giá trị và sự ảnh hưởng của tác phẩm tới cuộc sống. 
 - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức đã học vào tạo lập văn bản nghị luận xã hội. Biết xây dựng hệ thống luận điểm và viết các đoạn văn triển khai luận điểm.
- Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Sơ giản về cuộc đời và sự nghiệp của học giả Chu Quang Tiềm.
- Khái niệm truyện thơ Nghị luận xã hội.
-Văn bản Bàn về đọc sách thuộc kiểu văn bản nghị luận và đặc điểm của kiểu văn bản đó.
-Chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản.
- Phép lập luận chủ yếu của văn bảnnghi luận xã hội. Cách lập luận để bài có sức thuyết phục.
- Đánh dấu các câu mang luận điểm chính của bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt rõ ràng mạch lạc dứt khoát chưa?
-Em hãy nêu tên và tóm tắt nội dung cuốn sách mà em thích nhất.
-Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, thấy tầm quan trọng của sách.
-Lời khuyên bổ ích nào về việc lựa chọn sách và phương pháp đọc sách.
- Người viết đã bộc lộ thái độ đánh giá của mình trước hiện tượng được bàn đến.
- Hiểu về các vấn đề XH có thể viết bài văn nghị luận
-Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận hiện tượng đời sống như thế nào?
-Phương pháp tạo lập văn bản nghị luận XH.
-Cấu trúc, bố cục của bài nghị luận xã hội.
-Vận dụng nâng cao văn hóa đọc và chọn sách, đọc sách hiệu quả.
-Trao đổi về sự việc hiện tượng nào đáng đề viết một bài nghị luận hiện tượng nào thì không cần viết:
- Vận dụng cách làm bài nghị luận về vấn đề:
+ Tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. 
+ Quỹ chất độc màu da cam.
+Trò chơi điện tử 
+ Đọc mẩu chuyện về Nguyễn Hiền và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
+Lòng dũng cảm
+ Nghị lực
+ Bạo lực học đường
+Nghiện gam
- Vận dụng viết các đoạn văn nghị luận xã hội về các sự việc hiện tượng trong đời sống:
+ Môi trường
+ Sức khỏe
+ Đọc sách
- Thực hành xây dựng luận điểm, luận cứ cho bài nghị luận về giá trị của tình yêu thương trong đại dịch Covid-19.
-Viết bài thu hoạch nghị luận về những câu chuyện cảm động từ chuyên mục “ Việc tử tế” trên kênh truyền hình VTV3.
- Viết và chia sẻ đoạn văn nghị luận xã hội về tình mẫu tử...
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. 
- Các bài tập thực hành: Bài trình bày (bài nghị luận, ...)
 Đ. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên:Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
 + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
+Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
- Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề.
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
-Kĩ thuật động não, thảo luận 
- Kĩ thuật trình bày một phút 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
 - Gợi mở - Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm - Giảng bình, thuyết trình
PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TIẾT 91
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 ( Chu Quang Tiềm)
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Thông qua bài hs hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
HS biết vận dụng những nội dung đã tìm hiểu để tìm phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận dịch. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong VBNL, kĩ năng viết bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách.
4. Năng lực cần phát triển
– Năng lực tiếp nhận văn bản nghị luận: qua việc đọc hiểu văn bản.
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua các hoạt động nhóm,...).
-Năng lực thẩm mĩ: qua việc nhận ra vẻ đẹp của văn bản.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Tư liệu liên quan đến văn bản
Soạn bài theo SGK.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
– Năng lực tiếp nhận văn bản nghị luận: qua việc đọc hiểu văn bản .
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thực hành đặt câu với các thành phần tình thái, cảm thán, qua các hoạt động nhóm,...).
Năng lực tạo lập văn bản: qua việc viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Năng lực thẩm mĩ: qua việc nhận ra vẻ đẹp của văn bản
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 GV giới thiệu cho HS nghe về nhà văn nổi tiếng người Nga: Mác – xim Go – rơ – ki, người có ảnh hưởng lớn đến nền văn học nước Nga và thế giớ ...  tìm ý và lập dàn ý cho bài văn NL về TTĐL ?
- Thử nêu hướng viết từng phần bài của em. ?
GV cho HS đọc cách viết theo Sgk Tr.53.54
? Em hãy kết luận lại kiến thức cần ghi nhớ.
Hs nhớ lại thao tác, trình bày và áp dụng:
- HS suy nghĩ
- Phát hiện chi tiết
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
HS dựa vào bước đi cảu dạng văn này để phát hiện
-HS nêu ý kiến
-Khái quát kiến thức
-Nêu dàn ý chung.
-HS xây dựng dàn ý:
+Các luận điểm chính.
+Liên hệ thực tế.
+Liên hệ bản thân.
-HS viết bài
-Khái quát kiến thức
HS đọc ghi nhớ.
Suy nghĩ về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
B1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: NL về vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Y/ nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ. Tức là cảm nhận và hiểu được bài học rút ra từ câu tục ngữ đó.
- Tri thức: Sự hiểu biết thực tế cuộc sống và tục ngữ, văn hoá VN.
B2. Tìm ý:
+ Giải thích câu tục ngữ:
- Nước là có vai trò quan trọng trong c/slà thành quả là ta hưởng thụ (như)
- Nguồn là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy-là những người có công tạo dựng nên nước
- Nhớ nguồn:Phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ
->Vấn đề nghị luận: Những người được hưởng thành quả hôm nay phải biết ơn những người làm ra nó.
+Vấn đề đó đúng. Vì sao?
+ Ngày nay, đạo lý đó có ý nghĩa như thế nào?
=> Giải thích để tìm ra vấn đề nghị luận-> Khẳng định vấn đề -> áp dụng 
B3. Lập dàn ý:
HS nhớ lại kiến thức, trả lời.
Mở bài:
- Đánh giá chung vai trò của kho tàng tục ngữ VN
- Giới thiệu câu tục ngữ và cảm nhận chung của mình về câu tục ngữ đó.
Thân bài:
+ Giải thích câu tục ngữ -> Vấn đề nghị luận.
+ Khẳng định vấn đề đó hoàn toàn đúng:
+ Hiện nay, vấn đề có ý nghĩa quan trọng
B4. Viết bài 
B5. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
3.Kết luận:
* Ghi nhớ: Sgk Tr.54
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Hãy triển khai câu chủ đề trên thành đoạn văn hoàn chỉnh. 
- Tổ chức cho HS thảo luận nội dung 
- Tổ chức cho HS viết bài.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Cho HS trình bày bài viết
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
+Hình thức, dung lượng đoạn văn?
+ Nội dung triển khai?
+ Liên hệ?
- GV tổng hợp ý kiến.
Tuổi trẻ Việt Nam luôn xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là truyền thống vẻ vang, là nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ trong mọi giai đoạn lịch sử.
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:
+ Bảo vệ Tổ quốc bao gồm thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
+ Học sinh: Rèn luyện sức khỏe, Tích cực học tập tốt. Trau dồi kiến thức về quốc phòng- an ninh; Quan tâm đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Đấu tranh với hành động phá hoại đất nước.
+Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Hãy lập dàn ý cho đề văn : Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
2. Nêu suy nghĩ của em về hai câu thơ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con
( Chế Lan Viên)
---------------------- 
TIẾT 97
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Luyện tập củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề. Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành viết bài.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập. Giáo dục H có ý thức khi bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước một vấn đề đạo lý, tư tưởng.
* Phát triển năng lực: giao tiếp, trình bày, giới thiệu,.
 B.CHUẨN BỊ: Phương tiện: máy chiếu, vi tính, ...hình ảnh, tư liệu
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Vận dụng lý thuyết vào bài tập thực hành.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: để hoàn thành các bài tập.
- Vấn đáp, thuyết trình, thực hành, ...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Chia sẻ với bạn phần chuẩn bị ở nhà: Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
GV nhận xét, vào bài:
 Tuổi trẻ Việt Nam luôn xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là truyền thống vẻ vang, là nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ trong mọi giai đoạn lịch sử.
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:
+ Bảo vệ Tổ quốc bao gồm thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
+ Học sinh: Rèn luyện sức khỏe, Tích cực học tập tốt. Trau dồi kiến thức về quốc phòng- an ninh; Quan tâm đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Đấu tranh với hành động phá hoại đất nước.
+Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
 Trong khi đại dịch CVID-19 đe dọa nhân loại khiến nhiều nước phải lao đao thì Việt Nam được đánh giá là nước khống chế đại dịch toàn cầu tốt nhất. Một trong những đóng góp vào thành công ấy là tinh thần “ Thương người như thể thương thân” của dân tộc. Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa (giá trị) của tình yêu thương trong cuộc sống .
1. Thực hành 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Thực hiện thao tác tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn trên?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến
- Tổ chức cho HS lập dàn ý cho đề văn?
-Yêu cầu kiểu bài
-Vấn đề nghị luận
+ Giải thích
+ Bàn luận
+ Bài học
 a.Mở bài “ Bầu ơi... giàn” hay “ Thương người...” là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt tình yêu thương cộng đồng ấy được phát huy cao độ trong lúc khó khăn hoạn nạn...
b.Thân bài:
-Giải thích:Thương người như thể thương thân: là thương yêu người khác như thương chính bản thân mình, luôn quan tâm, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ và lo lắng cho người khác một cách chân thành và thiết thực nhất.
- Bàn luận: Tình yêu thương giữa con người có ý nghĩa quan trọng như động lực thúc đẩy xã hội và tạo sự bứt phá để có thể vượt qua những giới hạn hiện tại. 
+ Yêu thương cộng đồng là cội nguồn sức mạnh và sự hy sinh của mỗi người vì người khác (Yêu thương mọi người, lo lắng cho tính mạng của người khác là sức mạnh để những chiến sĩ gối đất nằm sương ngoài rừng phát hiện, ngăn chặn mầm bệnh, là động lực để các y, bác sỹ tuyến đầu đối mặt với nguy hiểm hết lòng vì người bệnh... )
+ Yêu thương gợi mở sáng tạo để giúp đỡ những người khác trong khó khăn. (Những cây ATM gạo, Siêu thị 0 đồng, Máy khử khuẩn toàn thân, bộ KIT kiểm tra nhanh vi rút... của người Việt được thế giới khâm phục )
+ Yêu thương tạo trách nhiệm tập thể, gắn kết cộng đồng. Chung tay, góp sức cùng nhau vượt khó khăn là trách nhiệm không của riêng ai. ( Những tấm gương đóng góp nhiều tỷ đồng mua thiết bị Y tế chống dịch, tất cả những người thuộc đối tượng cách ly đều một lòng một dạ lo cho mình và người khác tuân thủ nghiêm ngặt qui định... Những ai đi ngược lại qui định chung đều bị lên án mạnh mẽ như những người lợi dụng dịch để tăng giá hàng, làm hàng giả, trốn cách ly...) 
+ Giá trị của yêu thương là tạo dựng niềm tin và làm nên chiến thắng. Yêu thương mình và yêu thương mọi người để cùng đồng lòng “ chống dịch như chống giặc” và thực hiện cách ly xã hội “ Ở nhà là yêu nước”. Niềm tin tạo sự đồng tâm hiệp lực là nên thành quả đáng tự hào: Chúng ta đã chống dịch thành công.
-Bài học: Chính vậy, chúng ta hãy mở rộng trái tim mình để đón nhận và trao gửi yêu thương cùng tạo nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống .
+ Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác một cách chân chân thành...
+ Phê phán những người sống lạnh lùng, vô cảm...
c.Kết bài: Yêu thương con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng như một động lực của sự phát triển. 
2. Viết thu hoạch: 
Hàng ngày, trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam, chuyên mục “ Việc tử tế ” thường giới thiệu tấm gương những con người bình thường đã âm thầm làm ấm áp tình người, nóng lên tình đời trong cuộc sống. Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em khi xem chuyên mục ấy.
Biểu điểm:
Yêu cầu
Điểm
a. Về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội; đảm bảo truyền đạt tương đối trọn vẹn nội dung nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Đúng hình thức đoạn văn (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn). Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt lưu loát, thuyết phục...
2 đ
b. Về nội dung: Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn, có suy nghĩ riêng của bản thân.Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau:
- Chuyên mục “Việc tử tế” đã mang đến cho khán giả bao tin yêu vào tình đời cao đẹp. Vì những việc tử tế trên đời giống như tia nắng ấm áp, nuôi dưỡng trái tim con người.
- Nêu hiểu biết “ Việc tử tế”:  Tử tế là sự tốt bụng. Việc tử tế là những việc làm  thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ tự nguyện, chân thành đến những người xung quanh, mong muốn mang lại điều tốt đẹp nhất cho họ, Đặc biệt, chuyên mục trên truyền hình tái hiện những tấm gương âm thầm giúp đỡ những mảnh đời, những số phận bất hạnh về cả vật chất lẫn tinh thần, tiếp cho họ động lực để vươn lên.
- Ý nghĩa :
+ Đối với bản thân người làm việc tử tế: Người làm việc tử tế luôn tràn đầy lạc quan, hạnh phúc và luôn được yêu mến, trân trọng.
+ Đối với người được giúp đỡ: Có thêm nguồn động lực, sức mạnh, hy vọng và niềm tin để vượt lên chính mình ...
+ Đối với xã hội :Việc tử tế lan tỏa thông điệp sống tích cực, kết nối niềm tin và khơi nguồn cảm hứng cho ngày càng nhiều nghĩa cử cao đẹp trong xã hội... 
- Rút ra bài học : Biết sống tích cực, luôn chân thành quan tâm giúp đỡ người khác...phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm.
1đ
 1đ
2.0 đ
2đ
2đ
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Về nhà viết hoàn chỉnh dàn ý của đề văn trên
Lập bản đồ tư duy để nhớ kỹ năng làm bài:
NL VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
KHẲNG ĐỊNH/ BÀN LUẬN
(Tại sao?)
BÀI HỌC -LIÊN HỆ
( Nghĩ gì? Làm gi?)
GIẢI THÍCH
(là gì? Như thế nào?)

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_tich_hop.doc