Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 2: Văn nghị luận xã hội

Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ

1.1.Đọc- hiểu

1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận ”Bàn về đọc sách”. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả.

 1.1.2. Đọc hiểu hình thức:

- Biết được thể loại, phương thức biểu đạt

- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Nhận diện được các sự việc, hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lý được bàn luận trong một văn bản

1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Tích hợp liên môn: vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình.

1.1.4. Đọc mở rộng: tìm đọc một số văn bản nghị luận khác cùng đề tài

 1.2 -Thực hành viết:

 - Rèn thêm cách viết một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lý.

- Viết bài bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm.

1.3. Nghe - Nói

- Nói: Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản

-Nghe: Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè

-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

2.Phát triển phẩm chất, năng lực

2.1.Phẩm chất chủ yếu:

- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh.

- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.

-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.

2.2. Năng lực

2.2.1.Năng lực chung:

-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

 

docx 54 trang cucpham 01/08/2022 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 2: Văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 2: Văn nghị luận xã hội

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 2: Văn nghị luận xã hội
CHỦ ĐÊ 2: VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì II. 
 - Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và ngữ pháp trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả. Có ki năng làm bài văn nghị luận xã hội.
- Biết bày tỏ suy nghĩ, hành động của bản thân một cách cụ thể và thiết thực.
-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
II. THỜI GIAN DỰ KIẾN
- Chủ đề gồm 11 tiết. Nội dung từng tiết được phân chia như sau:
Tiết
Nội dung
Ghi chú
91
Bàn về đọc sách 
92
Bàn về đọc sách (tiếp) 
93
Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống
94
Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống (tiếp)
95
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
96
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống (tiếp)
97
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
98
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp)
99
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
100
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp)
101
Tổng kết, luyện tập chủ đề đã học
III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận ”Bàn về đọc sách”. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả. 
 1.1.2. Đọc hiểu hình thức: 
- Biết được thể loại, phương thức biểu đạt 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Nhận diện được các sự việc, hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lý được bàn luận trong một văn bản
1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Tích hợp liên môn: vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình. 
1.1.4. Đọc mở rộng: tìm đọc một số văn bản nghị luận khác cùng đề tài 
 1.2 -Thực hành viết: 
 - Rèn thêm cách viết một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lý.
- Viết bài bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm.
1.3. Nghe - Nói
- Nói: Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản
-Nghe: Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2.Phát triển phẩm chất, năng lực
2.1.Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
2.2. Năng lực 
2.2.1.Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
2.2.2. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học. 
 - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức ngữ pháp tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản;Trình bày dễ hiểu các ý tưởng ; có thái độ tự tin khi nói; kể lại mạch lạc câu chuyện; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học.
- Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hương phát triển năng lực
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Biết được những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả 
- Nắm được phương thức biểu đạt 
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Hiểu được kiểu bài: nghị luận về tư tưởng đạo lý, nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống; 
- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách cho hiệu quả. 
-Có hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội đề cập trong bài.
- Hiểu được đặc điểm, yêu cầu, cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận tư tưởng đạo lý
- Nêu quan điểm, suy nghĩ riêng về nội dung, ý nghĩa của văn bản.
-Rút ra những bài học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
- Viết đoạn văn đánh giá nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Biết cách viết một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lý.
2.Tiêu chí đánh giá được xác định ở 4 mức độ theo định hướng phát triển năng lực
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Mức độ thấp
Mức độ cao
-Nhận diện phương thức biểu đạt
-Nêu được hoàn cảnh ra đời của văn bản
- Nắm được đặc điểm cảu kiểu bài nghị luận về tu tưởng đạo lý, sự việc hiện tượng đời sống
-Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản 
-Có hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội đề cập trong bài.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống trong bài học.
- Đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Nêu quan điểm / suy nghĩ riêng về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm
-Rút ra những bài học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
 - Lập kế hoạch để giải quyết tình huống GV đặt ra.
- Viết đoạn văn đánh giá nội dung, nghệ thuật của văn bản
- Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. 
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
Bài trình bày (thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, )
V. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên: Sưu tầm tư liệu về chủ đề, thiết kế tiến trình dạy học, máy chiếu, phiếu học tập, sắp xếp học sinh theo nhóm...
2. Học sinh: Đọc, soạn bài trước và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các văn bản và tìm đọc các tư liệu liên quan đến chủ đề; lập bảng hệ thống kiến thức về các văn bản trong chương trình; tập hệ thống kiến thức về các văn bản bằng bản đồ tư duy. 
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ (KẾ HOẠCH DẠY HỌC)
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Tiết 91-Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 - Chu Quang Tiềm - 
I. Mục tiêu cần đạt:	
1. Kiến thức: HS nắm được
 - Những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.
 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
2. Kĩ năng:
 - Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
 - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
 - Rèn thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ, tình cảm:
- GDHS Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Vận dụng kiến thức đã học vào học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 -Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học thẩm mĩ, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề
 II. Chuẩn bị của GV-HS: 
- GV: chuẩn kiến thức, SGK, SGV Ngữ văn 9 tập II, ảnh tác giả (nếu có), đọc
 tư liệu, soạn bài. 
- HS : Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn. 
 III. Tiến trình các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 
3. Tiến trình lên lớp: 	
 * Hoạt động 1 : Khởi động
 - Mục tiêu : Tạo tâm thế vào bài và định hướng chú ý cho HS.
 - Phương pháp/ kĩ thuật : Đàm thoại, thuyết trình; động não.
 - Thời gian: 3 phút
? Quan sát tranh em nhận thấy hoạt động nào đã diễn ra ở trường?
Đây là hoạt động ngày hội đọc sách được tổ chức hằng năm tại trường
? Hoạt động này có ý nghĩa như thế nào?
Giúp các em có những trải nghiệm, được đọc những cuốn sách có giá trị 
 ? Theo em việc đọc sách có quan trọng không? Tại sao?
HS trả lời...
GV dẫn dắt vào bài
 Bước chân vào trường học các em đã được tiếp xúc và làm quen với sách, những cuốn sách đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người học trò. Nhưng liệu các em đã hiểu hết giá trị của sách, cách đọc sách hiệu quả, những hiệu quả tác dụng mà khi đọc sách con người ta có được khi đọc sách. Để hiểu sâu hơn về cách đọc sách, vai trò tác dụng của việc đọc sách, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự cần thiết của việc đọc sách và pp đọc sách của nhà văn Chu Quang Tiềm trong văn bản: Bàn về đọc sách.
 * Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức bài học.
 - Mục tiêu : HS nắm được vài nét về tác giả, thể loại và xuất xứ, giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 - Phương pháp/ kĩ thuật : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, so sánh đối chiếu; động não ... 
 - Thời gian : 30 phút 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Tiềm?
- GV bổ sung thêm tư liệu
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học 
nổi tiếng của  ... út
?Giới thiệu những nét chính về Chu Quang Tiềm và văn bản “Bàn về đọc sách”?
?Nhắc lại khái niệm các dạng bài nghị luận xã hội?
? Dàn ý của hai dạng bài nghị luận xã hội?
Sự việc hiện tượng
ảnh hưởng xấu
Sự việc hiện tượng
ảnh hưởng tốt
Mở bài
Nêu vấn đề
Nêu vấn đề
Thân bài
1.Giải thích sự việc hiện tượng.
a. Giải thích( với sự việc hiện tượng khó hiểu hoặc xa lạ)
b.Trình bày thực trạng, biểu hiện thực tế vấn đề
2. Bàn luận 
a.Phân tích tác hại
b. Chỉ ra nguyên nhân.
c.Biện pháp khắc phục.
3.Bài học cho bản thân
1.Giải thích sự việc hiện tượng
a. Giải thích( với sự việc hiện tượng khó hiểu hoặc xa lạ)
b.Trình bày thực trạng, biểu hiện thực tế vấn đề
2. Bàn luận 
a. Phân tích tác dụng, ý nghĩa của hiện tượng.
c.Biện pháp nhân rộng hiện tương.
d.Phê phán hiện tượng trái ngược.
3.Bài học cho bản thân
Kết bài
-Đánh giá chung về hiện tượng
-Liên hệ 
-Đánh giá chung về hiện tượng
-Liên hệ 
Dàn ý bài nghị luận tư tưởng đạo lý
Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
 b. Thân bài
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ().
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ()
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến):
 * Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
c.Kết bài
– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ()
– Lời nhắn gửi đến mọi người ()
?phân biệt nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lí.
*Điều chỉnh, bổ sung: 
Hệ thống kiến thức
Văn bản: Bàn về đọc sách
Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 
2.Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
* Nội dung: Bài viết nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Từ đó đưa ra cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
 * Nghệ thuật:
Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở:
+ Nội dung luôn thấu tình đạt lý. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ đưa ra với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò chuyện thân tình, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể sinh động.
* Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
II. Tập làm văn: Nghị luận xã hội.
Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống
Nghị luận về tư tưởng đạo lí
3. Phân biệt điểm giống và khác của văn bản NL về 1 HTĐS và TTĐL: 
1. Giống: Đều là văn bản nghị luận.
 2. Khác: - NL về HTĐS: Xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ.
 - NLVTTĐL: Xuất phát từ tương tưởng đạo lý, được giải thích, phân tích thì vận dụng các sự việc, thực tế của đời sống để chứng minh, nhằm khẳng định hoặc phủ định một tư tưởng nào đó.
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS khái quát được kiến thức đã học
- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, gợi mở, động não 
- Thời gian: 25 phút
Bài tập đọc hiểu: Đọc đoạn văn sau đây rồi trả lời câu hỏi 
() “ Đọc sách vốn có lợi ích cho riêng mình, đọc nhiều không thể coi là một vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém” ()
(Trích “Bàn về đọc sách” – Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGDVN, 2015)
Câu hỏi: 
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2: “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, từ “sâu” ở đây là từ loại gì? Nó có nghĩa là gì?
Câu 3: Xác định thái độ của tác giả được gửi gắm vào câu văn “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”.
Câu 4: Em đọc sách ở mức độ nào? Em có đồng ý với ý kiến sau: “Sách luôn có ích cho con người” ? Vì sao?
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách. 
Đề bài: Tìm hiểu đề và Lập dàn ý cho đề bài sau:
Một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong môi trường học đường hiện nay đó là tình trạng “Bạo lực học đường”, em có suy nghĩ như thế nào về hiện tượng trên..”
*Điều chỉnh, bổ sung: 
Luyện tập.
Bài tập đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận .
Câu 2: “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, từ “sâu” ở đây là tính từ. “Sâu” có nghĩa là: sâu sắc, sâu rộng.
Câu 3: Xác định thái độ của tác giả được gửi gắm vào câu văn “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”:
Thái độ phê phán những người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, đọc sách chỉ biết đọc số lượng mà không chú trọng vào chất lượng của sách.
Câu 4: Em đọc sách ở mức độ nào? Em có đồng ý với ý kiến sau: “Sách luôn có ích cho con người” ? Vì sao?
- Học sinh chỉ ra mức độ đọc sách của bản thân: đọc thường xuyên, mọi lúc mọi nơi hoặc thỉnh thoảng đọc sách
- Học sinh đồng ý với ý kiến “Sách luôn có ích cho con người”. Vì: Đọc sách giúp cho em có được vốn kiến thức sâu rộng; Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp; Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo; Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ; Đọc sách giúp sống tốt hơn
5. Đảm bảo những yêu cầu về:
- Nội dung: nêu rõ hiện tượng; bày tỏ suy nghĩ về hậu quả và nguyên nhân của hiện tượng; đề xuất một vài giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của học sinh về sách và có phương pháp đọc sách hiệu quả.
Bài tập làm văn: 
1.Tìm hiểu đề:
- Xác định vấn đề nghị luận: Bạo lực học đường – > hiện tượng cỏ ảnh hưởng xấu.
- Phạm vi dẫn chứng: Môi trường học đường ( thông tin lấy từ mạng Internet, từ quan sát cuộc sồng xung quanh...) 
2. Dàn ý
A. Mở bài :
- Môi trường học đường đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu: nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử.... Một trong những vấn đề nhức nhối hàng đầu hiện nay đó chính là vấn nạn : Bạo lực học đường. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần loại bỏ.
B. Thân bài:
1. Giải thích khái niệm: Bạo lực học đường 
a. Giải thích: Bạo lực học đường là hành vi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực giữa những học sinh với nhau. Có 2 dạng hành vi bạo lực: Bạo lực bằng vũ lực lên cơ thể của nạm nhân,bạo lực bằng lời nói xúc phạm nhân phẩm người khác. 
b.Thực trạng bạo lực học đường hiện nay: 
- Hiện tượng bạo lực học đường hiện nay xảy ra ở mức độ khá trầm trọng. Nhất là với học sinh Trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Chỉ cần đánh cụm từ “ học sinh đánh nhau” trên Google tìm kiếm là trên 3.145 .000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực học đường để giải quyết thắc mắc.
 - Đây là con số thật khủng khiếp và đáng báo động.
2. Bàn luận.
 a. Phân tích hậu quả của vấn đề: 
- Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường. Để lại nỗi đau cho nạn nhân, cho phụ huynh, cho giâ đình, xã hội 
-Với nạn nhân: Thể xác, tinh thần bị thương tích...( dẫn chứng..) 
- Về phía người gây ra bạo lực phải đối mặt với pháp luât,với tòa án lương tâm, con đường học hành bị ảnh hưởng...( dẫn chứng) - Thiệt hại về kinh tế: Phải chữa chạy, đền bù cho nạm nhân... – Từ bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh dẫn đến thói côn đồ khi lớn lên... gây nguy hiểm cho xã hội. 
-> Từ những hậu quả trên ta thấy bạo lực học đường gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức ở một bộ phận giới trẻ hiện nay
b. Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề :
- Do học sinh cá biệt lập kết bè để ức hiếp bạn, để tỏ ra ta đây. 
– Do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực. 
– Do ghen tị về thành tích học tâp, Do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích,nổi nóng không biết kiềm chế..
- Do bị tiêm nhiễm từ cách cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường , thậm chí là của người lớn trong gia đình.... Những cách cư xử không chuẩn mực ấy gieo vào đầu óc các trẻ em những suy nghĩ không tốt dẫn đến các em có lối hành vi cư xử không hay với bạn bè trong nhà trương. 
c. Đề ra giải pháp khắc phục. 
– Bản thân mỗi học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm, rèn tính kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình sai, biết tha thứ , độ lượng khi bạn nhận ra lỗi lầm. 
 - Tham gia các hoạt động thể thao, phong trào... có ích cho cộng đồng... 
 – Biết rèn luyện nhan cách, đạo đức,lối sống lành mạnh, chuẩn mực, 
– Hày tiên phong trong phong tráo chống bạo lực học đường. 
C. Kết bài:
- Vì một môi trường lành mạnh, Học sinh chúng ta cùng nhau hãy nói không với: Bạo lực học đường. 
*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Hs biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập
- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.động não
- Thời gian: 7 phút.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn mở bài dựa theo dàn ý trên.
Giáo viên gọi học sinh đọc bài
*Điều chỉnh, bổ sung: 
*Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Hs biết vận dụng vào làm bài tập nâng cao
- Phương pháp, kĩ thuật: động não, gợi mở.
- Thời gian: 2 phút.
 ? Tìm hiểu đề văn nghị luận sau: Trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa “ của Nguyễn Thành Long  anh thanh niên đã tâm sự với ông họa sĩ:“ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Từ lời tâm sự trên em  có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay?
(giáo viên giao về nhà)
*Điều chỉnh, bổ sung: 
 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại kiến thức toàn chủ đề
 5. Dặn dò : Về học bài và xem trước bài : Khởi ngữ.
- Hướng dẫn tự đọc: Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_2_van_nghi_luan_xa_hoi.docx