Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Văn bản nhật dụng và những yêu cầu khi tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021

Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề:

a. Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm của văn bản nhật dụng và đặc trưng qua các tác phẩm cụ thể.

- Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản nhật dụng trong chương trình.

- HS nắm được những yêu cầu cơ bản khi tạo lập văn bản như: tính liên kết, bố cục và sự mạch lạc của văn bản. Hiểu được muốn đạt được mục đính giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết, có bố cuc rõ ràng và có sự mạch lạc trong văn bản.

b. Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu văn bản nhật dụng.

- Vận dụng kiến thức tổng hợp để làm các bài tập nhận diện thông hiểu và tạo lập được văn bản ở các mức độ từ đoạn văn đến bài văn.

c. Thái độ: Bồi dưỡng tìnhcảm gia đình, tình yêu thương con người, trân trọng những giá trị nhân văn tốt đẹp qua văn chương và cuộc sống Giáo dục HS ý thức tạo lập văn bản khi nói và viết, nghiêm túc khi học tập bộ môn và vận dụng vào cuộc sống.

d. Định hướng phát triển năng lực HS:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài

- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân

- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp .

- Năng lực làm bài tâp,lắng nghe ,ghi tích cực .

- Năng lực làm việc độc lập, trình bày ý kiến cá nhân.

- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh.

- Năng lự tư duy, thẩm mĩ

 

docx 49 trang cucpham 01/08/2022 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Văn bản nhật dụng và những yêu cầu khi tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Văn bản nhật dụng và những yêu cầu khi tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Văn bản nhật dụng và những yêu cầu khi tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021
Ngày soạn: 5/9/2020
CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU KHI TẠO LẬP VĂN BẢN- NGỮ VĂN 7
Thời lượng: 10 tiết
Số bài: 06
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
- Công văn 3280 của Bộ giáo dục về tinh giảm chương trình Ngữ văn 7.
	- Các văn bản nhật dụng và các bài học tập làm văn về tạo lập văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 7 ở SGK hiện hành.
	- Tài liệu tham khảo: Tư liệu Ngữ văn 7, SGV Ngữ văn 7, Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 7 và một số tài liệu tham khảo khác.
	II. THỜI GIAN DỰ KIẾN
- Chủ đề gồm 10 tiết. Nội dung từng tiết được phân chia như sau:
Tiết
Nội dung
Ghi chú
1,2
Khái quát chủ đề - Đọc hiểu văn bản Cổng trường mở ra.
3,4
Đọc hiểu văn bản Mẹ tôi
5,6
Đọc hiểu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.
7
Liên kết trong văn bản.
8
Bố cục trong văn bản
9
Mạch lạc trong văn bản.
10
Tổng kết chủ đề + Luyện tập tổng hợp + Kiểm tra đánh giá.
Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề:
a. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của văn bản nhật dụng và đặc trưng qua các tác phẩm cụ thể.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản nhật dụng trong chương trình.
- HS nắm được những yêu cầu cơ bản khi tạo lập văn bản như: tính liên kết, bố cục và sự mạch lạc của văn bản. Hiểu được muốn đạt được mục đính giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết, có bố cuc rõ ràng và có sự mạch lạc trong văn bản.
b. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu văn bản nhật dụng. 
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để làm các bài tập nhận diện thông hiểu và tạo lập được văn bản ở các mức độ từ đoạn văn đến bài văn.
c. Thái độ: Bồi dưỡng tìnhcảm gia đình, tình yêu thương con người, trân trọng những giá trị nhân văn tốt đẹp qua văn chương và cuộc sống Giáo dục HS ý thức tạo lập văn bản khi nói và viết, nghiêm túc khi học tập bộ môn và vận dụng vào cuộc sống.
d. Định hướng phát triển năng lực HS:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học 
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài
- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân
- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ...
- Năng lực làm bài tâp,lắng nghe ,ghi tích cực ...	
- Năng lực làm việc độc lập, trình bày ý kiến cá nhân.
- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh.
- Năng lự tư duy, thẩm mĩ
Bước 2: Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Tác giả hoàn cảnh sáng tác
- Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm (cuộc đời, sự nghiệp, hoàn cảnh sáng tác, )
- Hiểu được sự ảnh hưởng của tác giả tới giá trị nội dung và ý nghĩa của các văn bản.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuât của văn bản không có trong SGK
- Thể loại văn bản
Nhận diện được thể loại cụ thể trong văn bản và đặc trưng của thể loại đó.
Hiểu được ai tro của thể loại trong việc thể hiện nội dung tư tưởng cảm xúc của các văn bản.
Vận dụng những hiểu biết về thể loại để lí giải, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong các văn bản.
Vận dụng những hiểu biết về đặc trưng thể loại để tạo lập văn bản khác.
- Đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo
- Nhận diện được cảm xúc chủ đạo trong từng văn bản.
Hiểu được ý nghĩa của đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của các văn bản đối với bản thân và cuộc sống
Vận dụng những hiểu biết về đề tài chủ đề để lí giải, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong các văn bản
Vận dụng những hiểu biết về đề tài, chủ đề để đọc – hiểu văn bản khác cùng chủ đề, đề tài.
- Ý nghĩa nội dung
- Giá trị nghệ thuật 
- Nhận biết được những hình ảnh/ chi tiết tiêu biểu, trong tác phẩm.
- Nhớ được những câu văn hay có giá trị 
- Nhận diện được những yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng trong các chi tiết, hình ảnh.
Hiểu được vai trò, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, câu văn đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Cảm nhận được ý nghĩa của một số từ ngữ, hình ảnh/ chi tiết đặc sắc trong văn bản.
- Trình bày được cảm nhận, ấn tượng của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Đọc diễn cảm tác phẩm
- Trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo về văn bản
- Đọc - hiểu các văn bản khác có cùng nội dung ý nghĩa. Biết so sánh được các văn bản đó.
- Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân
- Viết văn, vẽ tranh
- Nghiên cứu KH, dự án
Các yêu cầu khi tạo lập văn bản: tính liên kết, tính mạch lạc và chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được tính liên kết, tính mạch lạc và chủ đề của văn bản đã cho trong các phần ngữ liệu.
Hiểu được vai trò của tính liên kết, mạch lạc và bố cục khi tạo lập văn bản trong quá trình giao tiếp.
Vận dụng được những hiểu biết về tính liên kết, mạch lạc, bố cục khi đọc hiểu được văn bản khác và tạo lập được các văn bản đảm bảo các yêu cầu về tính liên kết, mạch lạc và bố cục văn bản.
- Trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo khi tạo lập văn bản .
- So sánh các văn bản đảm bảo các yêu cầu trên với các văn bản ko có liên kết, mạch lạc
Câu hỏi định tính, định lượng
- Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật)
- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá)
- Bài tạo lập văn bản (trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân)
- Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị tác phẩm)
Bài tập thực hành
- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành)
- Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề)
- Bài trình bày miệng (thuyết trình, trao đổi thảo luận, trình bày về một vấn đề)
 Câu hỏi và bài tập minh họa:
Văn bản 1: Bài “Cổng trường mở ra” (Lí Lan)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu hiểu biết về tác giả?
- Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
- Văn bản được viết theo thể loại gì?
- Văn bản được đọc với giọng điệu như thế nào?
- Nêu chủ đề của văn bản.
- Tìm những chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong văn bản.
 - Câu văn nào thể hiện nội dung tư tưởng của văn bản?
- Hoàn cảnh của tác giả có ảnh được đến cảm xúc trong văn bản không?
- Văn bản có bố cục mấy phần? Căn cứ xác định bố cục của văn bản?
- Tác giả đưa ra quan điểm gì về nhà trường và giáo dục? Câu văn nào nói lên điều đó?
- Ở đoạn văn tiếp theo, tác giả tập trung làm sáng tỏ nội dung nào?
- Tác giả đã dùng những câu văn nào để đưa ra ý kiến của mình?
- Em có nhận xét gì về các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn bản này?
- Kết thúc văn bản người mẹ nhắn nhủ con điều gì?
- Kể tên một số tác phẩm khác của nhà văn Lí Lan? Kể tên các văn bản cùng đề tài.
- Trong phần mở đầu, người mẹ xuất hiện với tâm trạng gì?
- Nghệ thuật diễn đạt trong phần này có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng gì?
- Chỉ rõ mạch cảm xúc suy nghĩ của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con?
- Việc mẹ nói về ngày khai trường ở Nhật có ý nghĩa như thế nào?
- Theo em, văn bản này có ý nghĩa ntn?
-Điền vào sơ đồ thể hiện hệ thống các phần của văn bản?
- Theo em, hình ảnh thế giới diệu kì mà người mẹ ở đây nói đến là gì? Hãy liên hệ đến bản thân để chứng tỏ cho điều đó.
- Ngày khai trường ở Việt Nam chúng ta diễn ra như thế nào? 
- Ngày khai trường đầu tiên của em như thế nào? Viết đoạn văn kể về ngày khai trường đầu tiên của mình?
Văn bản 2: Mẹ tôi ( Et-môn-đô đơ A-mi-xi)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Nêu xuất xứ của văn bản?
- Văn bản được đọc với giọng điệu như thế nào?
- Văn bản viết theo hình thức nào?
 Văn bản viết về chủ đề gì?
?Vì sao người bố lại viết thư cho con?
? Nội dung bức thư của người bố?
? Người bố hồi tưởng về mẹ qua những chi tiết nào?
? Người bố đã vẽ ra viễn cảnh gì cho con khi không còn mẹ?
?Tìm nhưng câu văn thể hiện thái độ của bố?
? Nhận xét về nghệ thuật của đoạn này?
? Người bố có sự thay đổi giọng điệu như thế nào trong bức thư?
- Sưu tầm những câu chuyện, văn bản khác trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả?
- Theo em người mẹ có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi người?
-.Theo em người bố ở đây là người như thế nào?
? Tại sao đọc xong bức thư En-ri-cô lại xúc động như vậy?
- Trình bày cảm nhận của em về nội dung, ý nghĩa văn bản?
- Hãy lí giải tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại lựa chọn cách viết thư?
?Em đã bao giờ phạm lỗi với mẹ chưa? Khi đó em có hành động gì?
? Qua văn bản hãy rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống
Văn bản 3: Bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”(Khánh Hoài)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Hoàn cảnh sáng tác văn bản?
- Văn bản viết theo thể loại nào?
- Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
- Văn bản được đọc với giọng điệu như thế nào?
- Văn bản NL về vấn đề gì? 
- Văn bản có mấy cảnh chia tay đó là những cuộc chia tay nào?
- Tác giả đã dùng những chi tiết nào để diễn tả tâm trang của người anh, người em?
- Nhận xét về tình cảm anh em của Thành và Thủy qua các chi tiết đó?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn văn trên?
- Kể tên một số tác phẩm nghị luận xã hội khác cùng viết về đề tài.
- Trong phần mở đầu, tác giả dẫn dắt vào vấn đề như thế nào?
- Giải thích nhan đề của văn bản?
- Theo em những con búp bê có vai trò gì trong câu chuyện?
- Theo em, văn bản này có ý nghĩa ntn?
- Chỉ rõ tâm trạng của người anh trong đoạn?
- Theo em tại sao tác giả lại xen lẫn những đoạn miêu tả? Vai trò của nó?
?Theo em cuộc chia tay nào xúc động nhất? Hãy lí giải?
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thủy
? Thi viết vẽ tranh, sáng tác thơ ca về đề tại gia đình?
 Tập làm văn: Liên kết trong văn bản Bố cụ ... a tay nhau
Ý 4: Trước khi chia tay, hai anh em đưa nhau đến trường chào thầy cô và bạn bè
Ý 5: cũng chính nhờ tình cảm của hai anh em mà hai con búp bê đã không phải chia tay
Trong các ý trên, ý nào không phù hợp với yêu cầu của đề bài?
Chọn câu trả lời đúng:
	A. Ý 4
	B. Ý 1
	C. Ý 5
	D. Ý 3
Hoạt động mở rộng, sáng tạo
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ 
- Phương tiện: 
- Thời gian:
-Tìm đọc tài liệu về mạch lạc trong văn bản
	- Ôn luyện những kiến thức đã học; Làm bài tập 1 câu a SGK/ 32
	- Chuẩn bị bài mới: Tổng kết chủ đề kiểm tra đánh giá
	**************************************
TUẦN 3 - TIẾT 10
Ngày soạn: 
	TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ, LUYỆN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hệ thống và nắm vững những kiến thức cơ bản vừa học trong chủ đề.
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản qua các bài tập.
3. Thái độ
- Có ý thức nói, viết mạch lạc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp hợp tác...
 - Năng lực làm bài tâp,lắng nghe ,ghi tích cực ...	
 - Năng lực làm việc nhóm, làm việc độc lập trình bày ý kiến cá nhân 
B. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên.
1. Đối với giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo
2. Đối với học sinh: - Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV và câu hỏi sgk.
C. Phương pháp
- Phân tích mẫu, qui nạp, vấn đáp, thực hành.
- Động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ?
? Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
? Những yêu cầu để văn bản có tính mạch lạc?
3. Bài mới(36 phút)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật:Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: 
- Thời gian: 
Bài tập 1: Cho đoạn văn: 
“ Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai trường.... Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được . Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 
b. Đoạn văn đó sử dụng biện phép tu từ gì? Tác dụng? 
c. Em nhận ra tìm trạng gỡ của người mẹ qua đoạn văn trên? 
d) Tìm từ láy, hai từ ghép đẳng lập trong đoạn văn trên?
e. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.
* Gợi ý
- Văn bản: Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lí Lan
b.Biện pháp điệp ngữ:” Mẹ tin” nhắc lại ba lần vang vọng trong tâm hồn của người mẹ. Khẳng định sự yên lòng, không phải lo lắng vì con, thể hiện tình yêu và sự tin tưởng của người mẹ dành cho con
c.Tâm trạng: bồi hồi, xao xuyến bâng khuâng khi nhớ lại những kỉ niệm xưa, ngày còn thơ ấu, ngày đầu tiên cắp sách tới trường.
d.- Từ láy : lo lắng 
 - Từ ghép đẳng lập : Trầm bổng, âu yếm 
e. Hs viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của mình : 
 - Với lời văn nhẹ nhàng; cách biểu cảm trực tiếp... đoạn văn cho ta thấy được tâm trạng bồi hồi, xao xuyến bâng khuâng của mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con, khi nhớ lại những kỉ niệm xưa, ngày còn thơ ấu, ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Đồng thời thể hiện tình yêu lớn lao của mẹ. Đoạn văn như nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết trõn trọng, nâng niu tình cảm đó. 
Bài tập 2: Cho đoạn văn: 
“... Rồi ông bày tỏ tâm trạng: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả? 
b. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? 
* Gợi ý
a.Mẹ tôi “
- Tác giả : Ét- môn-đô đơ A-mi-xi
b. Biện pháp : So sánh “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố” 
- Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau của cha mẹ khi con cái hư hỗn. “Nhát dao đâm vào tim”-nỗi lòng người cha : vô cùng đau đớn vừa buồn, vừa giận con, vùa đau đớn, xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm mong đợi của ông.
Bài tập 3
Kể lại cuộc chia tay đẫm nước mắt của Thuỷ với cô giáo và các bạn thân yêu, Thành đã tâm sự: “Tôi dắt em ra khỏi lớp ...Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vằng ươm trùm lê cảnh vật.” 
a. Tại sao Thành kinh ngạc thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật. 
b.Đoạn văn này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì, tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó?
c. Tìm một đoạn văn khác trong truyện cũng có cách miêu tả tâm lí tương tự? 
* Gợi ý
.Thành thấy kinh ngạc vì: Trong ki mọi việc diễn ra bình thường, cảnh vật vẫn êm đẹp, cuộc đời vẫn bình yên thì... hai anh em và gia đình Thành lại đang phải chịu sự mất mát đổ vỡ quá lớn về tình cảm. Nói cách khác, Thành ngạc nhiên vì trong tâm hồn mình đang nổi giông bão vì sắp phải chi lìa đứa em đáng thương thế mà bên ngoài mọi người, đất trời vẫ không có gì thây đổi
b. Đoạn văn này tác giả đã sử dụng nghệ thuật: Tạo tình huống trớ trêu, đối chọi giữa nội tâm và ngoại cảnh . Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tạo vật đẹp đẽ vô tư, bình thản trước cảnh ngộ bất hạnh của con người.
-> Làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái bơ vơ , thất vọng lạc lõng của nhân vật trong truyện =>đó là nét thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện của tác giả Khánh Hoài .
c. HS tìm : “ trong khi hai anh em Thành ngồi dưới gốc cây hồng xiêm, lòng buồn rười rượi thì : “Đàng đông tròi hửng dần. Những bông hoa thuọc dược trong vườn đã thoáng hiện ra trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót...”
Bài tập 4 :Dưới đây là một đoạn văn tường thuật buổi khai giảng năm học. Theo em, ĐV có tính LK không? Hãy bổ sung các ý để ĐV có tính LK.
“ Trong tiếng vỗ tay vang dội, cô hiệu trởng với dáng điệu vui vẻ, hiền hoà tiến lên lễ đài.( 1)Lời văn sôi nổi truyền cho thày trò niềm tự hào và tinh thần quyết tâm.( 2) Âm thanh rộn ràng phấp phới trên đỉnh cột cờ thúc giục chúng em buớc vào năm học mới.”
*Gợi ý:
- ĐV thiếu LK vì còn thiếu một số ý
+ Cô hiệu trưởng bước lên lễ đài làm gì?
+Lời văn nói trong câu 2 liên quan đến ý gì ở câu 1?
+Âm thanh và hình ảnh phấp phới trên đỉnh cột cờ ở câu 3 là tả cái gì?
GV HD HS viết lại ĐV.
Bài tập 5:Để chuẩn bị viết bài TLV theo đề bài: “ Sau khi thu hoạch lúa, cánh đồng làng em lại tấp nập cảnh trồng màu”, một bạn đã phác ra bố cục như sau:
 *MB: Giới thiệu chung về cánh đồng làng em.
 * Thân bài: 
+ Cảnh mọi người tấp nập gieo ngô, đậu. +Những thửa ruộng khô, trơ gốc rạ.
+ Người ta lại khẩn trương cày bừa, đập đất.
+ Quang cảnh chung của cánh đồng sau khi gặt lúa.
 * KB: Cảm nghĩ của em khi đứng trước cánh đồng.
Câu hỏi: 
Bố cục trên đây đã hoàn toàn hợp lí chưa?
Nên sửa như thế nào?
*Gợi y:
a) Phần TB bố cục chưa hợp lí, các chi tiết của cảnh xếp lộn xộn.
b) Sắp xếp lại theo bố cục trình tự không gian và thời gian
VD: Theo (t): 
+Những thửa ruộng....ra xếp đầu tiên.
+ Người ta lại......
 ( HS tự sắp xếp)
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Kiểm tra tự luận
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não
- Thời gian: 15 phút
KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài: Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
	Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".
 (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
	a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
	b. Theo emthế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?
	d. Nêu ý nghĩa của câu văn.
 e. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong đoạn văn trên
* Đáp án
a- Văn bản: Cổng trường mở ra- 0,5 điểm
- Tác giả: Lí Lan - 0,5 điểm
b. HS có thể trả lời theo những cách hiểu khác nhau nhưng cơ bản đứng ứng những nội dung sau: Thế giới kì diệu ở đây được hiểu là: 
- Kho tàng tri thức vô tận trong mọi lĩnh vực – 1 điểm
- Những bài học đạo đức làm người – 1 điểm
- Những tình cảm yêu thương con người và các mối qua hệ như tình bạn bè, thầy trò...1 điểm
c. .- Thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con – 1điểm
- Nêu vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người – 1 điểm
d. * Về kĩ năng : 1 điểm:
- Đảm bảo hình thức đoạn văn.
- Trình bày rõ ràng đảm bảo sự liên kết mạch lạc.
- Diễn đạt trong sáng không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
* Về nội dung : HS có thể trình bày theo các ý khác nhau đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
- Mẹ là người yêu thương con mết mực - 1 điểm
- Là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có suy nghĩ sâu sắc – 1 điểm
- Mẹ là người có khát khao và niềm tin vào người con của mình – 1 điểm
Mức độ đánh giá
- Mức tối đa: Đáp ứng được yêu cầu đã nêu.
- Mức đạt: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu chính song còn hạn chế trong cách diễn đạt hoặc nội dung chưa thật hợp lý
- Mức chưa đạt: không đảm bảo các yêu cầu trên hoặc không làm.
Hoạt động 3: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ 
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian:
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường.
- Tìm hiểu kĩ về tác giả, tác phẩm
	- Đọc kĩ các văn bản, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo
	- Viết đoạn văn biểu cảm về mẹ.
	- Câu chuyện cảm động về mẹ sưu tầm.
- Chuẩn bị bài mới: Những câu hát về Tình yêu quê hương đất nước, con người:
+ Đọc văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi trong sgk.
+ Sưu tầm ca dao.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_1_van_ban_nhat_dung_va_nhung_ye.docx