Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73-140 - Nguyễn Văn Khánh

A. Mục tiêu

 Giúp h/s

 1. Kiến thức: - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ 8 chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

 3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng cuộc sống tự do.

B- Chuẩn bị.

1. Thầy: GA, các TLTK, tranh ảnh.

2. Trò: Vở ghi, các TLTK, soạn bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: ổn định lớp.

Hoạt động 2: KT bài cũ. Đọc thuộc bài thơ.

Hoạt động 3: Dạy và học bài mới.

 

doc 122 trang cucpham 7400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73-140 - Nguyễn Văn Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73-140 - Nguyễn Văn Khánh

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73-140 - Nguyễn Văn Khánh
Tuần 20 - Tiết 73 	 Ngày soạn: 
Nhớ rừng
A. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp h/s 
	1. Kiến thức: - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
	- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
	2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ 8 chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
	3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng cuộc sống tự do.
B- Chuẩn bị.
1. Thầy: GA, các TLTK, tranh ảnh.
2. Trò: Vở ghi, các TLTK, soạn bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: ổn định lớp. 
Hoạt động 2: KT bài cũ. KT sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 3: Dạy và học bài mới. 
	* Giới thiệu bài 
	Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên, nhưng là nhà thơ mới tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Thế Lữ như vầng sao đột hiện, sangs chói khắp trời thơ Việt Nam. Ông không bàn về thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ với những bài thơ mới đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật như : Nhớ rừng, Tiếng sáo thiên thai, Cây đàn muôn điệu.
	* Bài mới 
Hoạt động 3. 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
? H/s đọc chú thích (*) sgk
? Trình bày những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ?
? Em biết gì về bài thơ “Nhớ rừng”?
G/v hướng dẫn cách đọc
G/v đọc mẫu, 3 – 4 h/s đọc ?
 Em có nhận xét gì về thể thơ ở bài thơ?
? Bài thơ được ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn?
H/s đọc lại đoạn 1 – 4 
? Theo em nội dung của đoạn thơ này là gì ?
? Tâm trạng đó của con hổ được miêu tả như thế nào? Nghệ thuật diễn tả tâm trạng căm uất của con hổ có gì đặc sắc?
? Tâm trạng đó của con hổ có gần gũi với tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước, nô lệ lúc đó?
- Cảnh vườn bách thú “tầm thường giả dối”, tù túng dưới mắt con hổ đó chính là cái thực tại xã hội đương thời được cẩm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội.
I. Tìm hiểu chung 
1, Tác giả : (1907 – 1989)
- Tên thật : Nguyễn Thế Lữ 
- Bút danh : Thế Lữ
- Quê : Bắc Ninh
- Thế Lữ là một trong những nhà thơ mới đầu tiên góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào thơ mới
- Ngoài sáng tác thơ, còn viết truyện trinh thám, kinh dị
- Trước cách mạng ông viết báo, sáng tác thơ, văn, biễu diễn kịch. Sau cách mạng ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người xây dung nền kịch nói hiện đại Việt Nam
- Tác phẩm chính : Mấy vần thơ (1935) Vàng và máu (1934)
2. Tác phẩm: 
a. Đọc, từ khó:
b. Thể loại thơ :
- Thơ 8 chữ, một sự sáng tạo của thơ mới
- Cách ngắt nhịp, tự do, linh hoạt 
c. Bố cục 
- Đoạn 1 – 4 : Cảnh con hổ ở vườn Bách thú
- Đoạn 2 – 3 : Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vũi của nó 
- Đoạn 5 : Nổi khát khao và nối tiếc những năm tháng hào hùng của thời tung hoành ngự trị
II. Phân tích 
1, Cảnh con hổ trong vườn bách thú 
* Tâm trạng căm hờn, uất hận và nổi ngao ngán của con hổ ở vườn bách thú 
- Từ chổ là chúa tể muôn loài, tung hoành chốn nước non hùng vĩ à bị nhốt chặt trong củi sắt, trở nên thứ đồ chơi, ngang bầy với bọn dở hơi tầm thường. Như vậy :
+ Bề ngoài : Thấm thía sự bất lực, ý thức được tình tế đắng cay, cam chịu
+ Bên trong : Ngùn ngụt lửa căm hờn uất hận
+ Khối căm hờn : Nỗi căm uất cứ chất chứa hàng ngày tạo thành khối, như khối đá nặng trĩu lòng
à Đặc trưng của bút pháp lãng mạn
* Đoạn thơ chạm vào nổi đau mất nước của người Việt Nam lúc bấy giờ. Nỗi căm hờn uất hận, ngao ngán của con hổ cũng như là tâm trạng của mọi người
ố Bài thơ gây tiếng vang rộng rãi, ít nhiều tác động đến tình cảm “yêu nước khát khao độc lập, tự do của người dân Việt Nam khi đó”
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà 
H/s làm bài tập 3,4 
Học thuộc, đọc diễn cảm bài thơ
Soạn phần còn lại của vb.
Tuần 20 - Tiết 74	 Ngày soạn: 
 Nhớ rừng (tiếp theo)
A. Mục tiêu 
	Giúp h/s 
	1. Kiến thức: - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
	- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
	2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ 8 chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
	3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng cuộc sống tự do.
B- Chuẩn bị.
1. Thầy: GA, các TLTK, tranh ảnh.
2. Trò: Vở ghi, các TLTK, soạn bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: ổn định lớp. 
Hoạt động 2: KT bài cũ. Đọc thuộc bài thơ.
Hoạt động 3: Dạy và học bài mới. 
	* Giới thiệu bài 
- H/s đọc lại đoạn 2,3
- Đây là hai đoạn hay nhất của bài thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ – chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó.
? cảnh giang sơn hùng vĩ và thời oanh liệt của chúa sơn lâm được tác giả miêu tả như thế nào?
(Gợi ý: Sống trong cảnh “bị nhục nhằn tù hãm” chúa ớn lâm sống mãi trong tình thương nổi nhớ than tung hoành hống hách như ngày xưa. Lối câu thơ vắt ngang qua hai dòng thơ là đặc điểm của thơ mới. Vậy chúa sơn lâm nhớ những gì?)
? Đó là một cảnh như thế nào?
? trong khung cảnh ấy tác giả đã thể hiện chúa sơn lâm xuất hiện như thế nào?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này?
? Đoạn 3 có chủ đề chúa sơn lâm ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của bức tranh tứ bình ấy?
G/v bình : 
? Dưới mắt hổ, cảnh vườn bách thú hiện ra như thế nào?
? Tâm trạng của con hổ trước cảnh ấy ra sao?
? bài thơ kết thúc bằng lời gửi thống thiết của hổ rừng thiêng, nơi nó ngự trị ngày xưa. Lời nhắn gửi ấy có liên quan và có ý nghĩa gì đối với tâm trạng con người Việt Nam lúc đó?
Hoạt động 3 :
Hướng dẫn tổng kết
? “Nhớ rừng” có thể coi là một áng thơ yêu nước, nhưng cũng là vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn. Em hãy nêu vẻ đẹp ấy?
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật cuả bài thơ?
H/s đọc to ghi nhớ
II. Phân tích 
1, Cảnh con hổ trong vườn bách thú 
2, Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó 
* Cảnh sơn lâm hùng vĩ : Bóng cả cây già, tiếng gió gào ngàn, giong nguồn hét núi, bang âm thầm lá gai, cỏ sắt, thét khúc trường ca dữ dội à Cảnh lớn lao, phi thường, dữ dội, đầy vẻ bí ẩn, linh thiêng.
* Chúa sơn lâm xuất hiện với tư thế và vẻ oai phong lẫm liệt, khi rừng thiêng tấu lên khúc trường ca dữ dội thì con hổ bước chân lên với tư thế “dõng dạc đường hoàng tấm thân”, “lượn” mềm mại như sang cuốn nhịp nhàng, quắc mắt thần trong hang tối khiến cho mọi vật đều im hơi
à Những câu thơ sống động, nhịp nhàng, miêu tả chính xác, ấn tượng
* Bức tranh tứ bình với chủ đề chua sơn lâm ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình : 
+ Cảnh đêm trăng vàng bên bờ suối
+ Cảnh những ngày mưa chuyển ngàn
+ Cảnh “bình minh gợi”
+ Cảnh “Những chiều lênh láng rằng”
ố Cảnh vô cùng thơ mộng, mãnh liệt, dữ dội, đầy bí mật, con hổ hiện lên với ve rnổi bật, tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đáng là một chúa sơn lâm đầy uy lực : Đặc điểm của bút pháp lãng mạn
- Giấc mơ huy hoàng khép lại trong lời than u uất “Than ôi! Thời đâu?”
à Lời gào thét đó là biểu hiện nổi khát khao cháy bỏng một cuộc đời tự do, một thế giới cao cả phi thường của chúa sơn lâm 
3, Nỗi ngao ngán trước thực tại và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới cảnh “nước non hùng vĩ xưa kia”.
- Dưới mắt hổ, cảnh ở vườn bách thú thật tầm thường, tẻ nhạt
- Hổ cất lời nhắn gửi tới nước non cũ với nhân dân : bày tỏ nổi lòng quặn đau, ngao ngán, căn hờn u uất vì bị cầm tù, bị mất tự do, chủ quyền, hổ cũng bày tỏ tấm lòng son sắt thuỷ chung với non nước cũ
- Câu kết : Là tiếng vang vọng sâu thẳm của tấm lòng yêu nước
III. Tổng kết 
1, Nghệ thuật:- Mạch thơ sôi nổi, cuồn cuộn
- Hình ảnh thơ mang vẻ đẹp tráng lệ, phi thường
- Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, gợi cảm, thể hiện được ý tưởng và cảm xúc thơ
ố “Nhớ rừng” thật là một áng thơ hay
2,Nội dung : 
- “Nhớ rừng” có thể coi là một áng thơ yêu nước tuy thầm kín nhưng tha thiết mãnh liệt 
- Đồng thời thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn gắn liền với sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, không hoà nhập với thế giới giả tạo Cảm hứng lãng mạn tràn đầy
Ghi nhớ – luyện tập
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà 
H/s làm bài tập 3,4 
Học thuộc, đọc diễn cảm và phân tích bài thơ.
Chuẩn bị bài: Câu nghi vấn.
Tiết 75 Ngày soạn: 
Câu nghi vấn
A. Mục tiêu cần đạt 
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác
	- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi
B. Tổ chức các hoạt động dạy học 
H/s đọc đoạn trích ở sgk
? Xác định câu nghi vấn trong đoạn đối thoại trích từ “Tắt đèn”
? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
? Từ phân tích ví dụ ,mẫu trên em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
? hãy dặt câu nghi vấn 
H/s làm bài tập theo 4 nhóm 
H/s thảo luận, các nhóm trình bày vào giấy trong
Các nhóm nhận xét lẫn nhau 
I. Đặc đỉêm hình thức và chức năng chính
1.Ví dụ : 
- Câu nghi vấn :
+ Sáng nay ta đắm lắm không
+ Thế làm sao ăn khoai
 + Hay là u đói quá?
*Đặc điểm hình thức : 
Kết thúc bằng dấu chấm hỏi
Có những từ nghi vấn : cókhông, (làm) sao, hay (là)
*Chức năng : Dùng để hỏi
2. Ghi nhớ
VD : Bạn đi đau về đấy
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
a, “Chị khất tiền sưu, phải không?”
b, “Tại sao con người như thế?”
c, “Văn là gì?” , “Chương là gì?”
d, “Chú mình vui không?”
 “Đùa trò gì?” ; “Cái gì thế?” 
 “Chị Cốc béo xù đấy hả?”
* Những từ gạch chân và dấu chấm hỏi thể hiện hình thức câu nghi vấn
Bài tập 2 :
- Căn cứ để xác định câu nghi vấn : có từ hay. Từ “hay” cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác, nhưng riêng trong câu nghi vấn từ hay bằng hoặc ở câu nghi vấn à sai ngữ pháp, hoặc biến thành kiểu câu khác.
Bài tập 3 :
Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn
Bài tập 4 :
- Khác nhau về hình thức có không; đã chưa
- Khác nhau về ý nghĩa
+ Câu thứ 2 có giả định là hỏi trước đó có vần đề về sức khoẻ (nếu điều giả định n ... 
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày một đối tượng nào đó cho người hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học.
- Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại
IV. Ôn tập về văn bản nghị luận 
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận, không có luận điểm bài văn nghị luận sẽ không có sương sống, không có linh hồn, không có lý do tồn tại 
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm 
* Luận chứng : Quá trình lập luận, viên dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm 
- H/s tự trả lời, phân tích ví dụ 
V. Ôn tập văn bản điều hành
H/s tự ôn ở nhà 
Hoạt động 4: Củng cố.
- G/v chiếu bảng tổng kết những vấn đề chủ yếu của phần tập làm văn lớp 8
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà 
tích cực ôn tập các ND đã học.
Tích cực thực hành các loại vb đã học.
Chuẩn bị: Kiểm tra HK II.
Tuần 35 - Tiết 135, 136 
Kiểm tra học kì II
Tuần 36 - Tiết 137
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Văn bản thông báo
A. Mục tiêu .
	1. Kiến thức: Giúp h/s hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách.
	2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với ví dụ, thông báo, tường trình, báo cáo bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản, đúng quy cách.
	3. Thái độ: Chủ động, tích cực, nghiêm túc trong học tập và vận dụng trong thực tế. 
B. Chuẩn bị của thầy - trò : 
	Sưu tầm một số văn bản thông báo các loại để phân tích mẫu
C. Tổ chức các hoạt động dạy học ; 
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: KT sự chuẩn bị của hS.
Hoạt động 3: Dạy và học bài mới.
Hoạt động 3. 1 : Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo .
- H/s đọc kỹ 2 văn bản thông báo ở sgk và TLCH:
? Ai là người viết thông báo ?
? Ai là đối tượng thông báo?
? Thông báo nhằm mục đích gì?
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì?
? Nhận xét hình thức trình bày thông báo 
Hoạt động3.2 : Hướng dẫn cách làm văn bản thông báo.
? H/s đọc, nhận xét, giải thích 3 tình huống sgk tình huống nào cần thiết thông báo?
? Cách làm vb thông báo?
Lưu ý : 
- Lời văn cần rõ ràng, chính xác, tránh người đọc hiểu lầm.
- Trình bày theo đúng mẫu chuẩn.
- Thông báo cần gửi đến tay người nhận kịp thời .
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo
H/s đọc to ghi nhớ 1, 2 sgk 
II. Hướng dẫn cách làm văn bản thông báo
1, Những tình huống cần làm văn bản
- Tình huống a : Tường trình 
- Tình huống b : Thông báo 
- Tình huống c : Thông báo 
2, Cách làm văn bản thông báo 
Các mục cần có 
- Tên cơ quan
- Tên văn bản thông báo
- Nội dung thông báo 
- Quốc hiệu
- Địa điểm
- Nơi nhận thông báo
- Họ tên, chức vụ, chữ ký
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Sách bài tập ngữ văn (94 – 95)
	- Cần thông báo cả 3 tình huống 
Bài tập 2 : Lỗi của văn bản thông báo: 
	- Diễn đạt chưa đúng ngữ pháp
	- Nội dung chưa nêu kế hoạch kiểm tra, công tác vệ sinh học đường
	- H/s tự sửa chữa 
Hoạt động 5: HDVN
Nắm chắc ND bài.
Vận dụng trong thực tế
Cuẩn bị: Chương trình địa phương phần TV.
Tuần 36 - Tiết 138 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chương trình địa phương
A. Mục tiêu . 
	1. Kiến thức- Giúp h/s biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô ở các địa phương
	- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức .
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu ngôn ngữ địa phương.
	3. Thái độ: Biết trân trọng, yêu mến và giữ gìn Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị của thầy - trò : 
	Sưu tầm những từ ngữ địa phương mình sinh sống hàng ngày
C. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: KT sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 3: Dạy và học bài mới.
Hoạt động 3. 1 : Tìm hiểu về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân . 
- G/v gợi cho h/s ý niệm về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân 
G/v yêu cầu h/s nhắc lại các khái niệm : Từ ngữ toàn dân, địa phương, biệt ngữ xã hội .
- HS TL, GV nhận xét, KL.
I. Tìm hiểu về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân .
* Xưng hô : 
Xưng : Người nói tự gọi mình 
Hô : Người nói gọi người đối thoại 
ố Để xưng hô người Việt dùng đại từ hoặc danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước .
* Cách xưng hô chịu sự chi phối của mối tương quan về vai giữa người nói và người nghe (ngang hàng, trên, dưới, dưới – trên) và hoàn cảnh gián tiếp ...
Hoạt động 2 : II. Hướng dẫn luuyện tập 
Bài tập 1 : H/s đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi 
	Xác định cách xưng hô địa phương ở trong các đoạn trích đã cho :
a, Từ “u” (gọi mẹ).
	b, Từ “Mợ” (gọi mẹ) à không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng phải là từ xưng hô địa phương (biệt ngữ XH).
Bài tập 2 : Tìm từ xưng hô địa phương .
- Đại từ trỏ người : Tui, choa, qua (tôi), tau (tao), bầy tui (chúng tôi), mi (mày), hấn (hắn).
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô : Bọ, thầy, tía, ba, u, bầm, đẻ, mạ, má, mẹ, cô, bá, ả
Bài tập 3 : Tìm những cách xưng hô ở địa phương .
	G/v gợi cho h/s về nhà tự tìm dẫn chứng 
	- Một h/s (lớp 8) có thể xưng hô với : 
+ Thầy – cô giáo là : em, con – thầy, cô
+ Chị của mẹ mình : Cháu – bá, cháu – dì
+ Chồng của cô mình : Cháu – chú, cháu – dượng
+ Ông nội : Cháu – nội, cháu – ông
+ Bà nội : Cháu – nội, cháu – bà
	- Người ngoài gia đình có tuổi tương đương em trai của mẹ là : Cháu – chú, cháu – cô, cháu – thím (dì)
Bài tập 4 : Tìm hiểu phạm vi sử dụng của từ xưng hô địa phương trong giao tiếp 
	Chỉ dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp (giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương), không được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà 
	H/s làm bài tập số 4 ở sgk 
Liên hệ thực tế ngôn ngữ địa phương.
Chuẩn bị: LT làm vb thông báo.
Tuần 36 - Tiết 139 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu . 
	1. Kiến thức: Giúp h/s củng cố lại kiến thức về văn bản thông báo : Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo, từ đó nâng cao năng lực thông báo cho h/s 
	2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
	3. Thái độ: Tích cực trong thực hanh , áp dụng thực tế các vb điều hành.
B. Chuẩn bị của thầy - trò : 
 - Bảng hệ thống so sánh 4 loại văn bản điều hành. Sưu tầm vb mẫu, một số tình huống
C. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: KT sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 3: Dạy và học bài mới.
Hoạt động 3. 1 : Hướng dẫn ôn tập, củng cố lý thuyết về văn bản thông báo .
	* G/v gọi 4 h/s trả lời 3 câu hỏi mục I sgk trang 148. 
	* G/v tổng kết bảng hệ thống 1 (ở sách thiết kế ngữ văn 8 trang 402) lên máy chiếu .
	* Lưu ý các câu hỏi :
	- Ai thông báo ? (xác định chủ thể)
	- Thông báo cho ai? (xác định đối tượng)
	- Thông báo về việc gì? (xác định nội dung): cần cụ thể, chính xác, rõ ràng
	- Thông báo như thế nào ? (xác định hình thức, bố cục)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Các h/s lựa chọn lý do trình bày lựa chọn của mình
	- Đáp án : 
a. + Thông báo
+ Hiệu trưởng viết thông báo
+ Cán bộ, g/v, h/s toàn trường nhận thông báo
+ Nội dung : Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 19 – 5 
b. + Báo cáo 
+ Các chi đội viết báo cáo
+ Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo
+ Nội dung tình hình hành động trong tháng
c. + Thông báo :
- Ban quản lý dự án viết thông báo
- Bà con nông dân giải phóng mặt bằng của công trình dự án
- Nội dung thông báo : Chủ trương của dự án
Bài tập 2 : 
	a, Những lỗi sai : 
	- Không có công văn số, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết góc trái phía trên và dưới bản thông báo
	- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo à còn thiếu cụ thể các mục : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra
	b, Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bảng thông báo
Bài tập 3 : H/s tự làm bài tập 
Bài tập 4 : H/s chọn 1 trong các tình huống ở bài tập 3 để viết một văn bản thông báo hoàn chỉnh ngay ở lớp, đọc to ghi nhớ, g/v và h/s nhận xét góp ý .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà 
- Ôn tập toàn bộ các ND đẫ học về bộ môn Ngữ văn 8. 
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành viết bài theo các kiểu bài đã học.
- Liên hệ thực tế.
- Sưu tầm các TLTK liên quan đến chương trình.
- Chuẩn bị: Trả bài KT học kì II.
Tuần 36 - Tiết 140 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Trả bài kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu . 
	1. Kiến thức- H/s nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung kiến thức, để từ đó thêm một lần nữa cũng cố, hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức và kỹ năng chủ yếu đã được học trong đoạn trích Ngữ Văn lớp 8 
	2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hoá, chữa bài làm của bản thân .
	3. Thái độ: Nghiêm túc rút kinh nghiệm và học hỏi, sửa sai.
B- Đề bài.
(Như tiết KT)
C- Đáp án và biểu điểm chấm
(Như tiết KT)
D- Kết quả điểm số sau chấm.
Điểm
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 – 10
Tổng điểm
2
28
20
 Tỉ lệ %
 (50 HS)
4
56
40
E- Nhận xét.
*Nhận xét chung.
Nhận xét chung và phân tích cụ thể những ưu điểm và nhược điểm trong các bài viết của h/s 
	- Về câu hỏi trắc nghiệm 
	- Về phần bài làm văn tự luận 
	- Nêu nhận xét tổng hợp khái quát, sau đó phân tích một số trường hợp cụ thể
	- H/s có thể tham gia trao đổi về những kiến thức nhận xét của g/v trên cơ sở đã đọc kỹ và tự chữa bài viết của mình 
*HD cách chữa.
Hướng dẫn h/s tiếp tục tự chữa bài viết 
	- Về chính tả và dùng từ
	- Về viết câu, diễn đạt câu, đoạn
	- Về trình bày, bố cục 
	- Về những lỗi khác 
*Đọc - Bình một số bài hay.
	- G/v lựa chọn một số bài, đoạn văn khá nhất trong phần tự luận để h/s đọc – bình 
	- H/s có thể tự chọn, đọc – bình câu, đoạn, bài văn của mình 
	- H/s tiếp tục tự chữa bài viết ở nhà 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà 
	- G/v hướng dẫn h/s ôn tập hè môn ngữ văn 
	(Theo ND HD ở tiết 139)

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_73_140_nguyen_van_khanh.doc