Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Phương pháp thuyết minh (Tiết 1)

I. Mức độ cần đạt:

-Nâng cao hiểu biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh trong việc tạo lậpvăn bản

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức:

- Kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học).

-Nắm được đặc điểm, tác dụng và yêu cầu của từng phương pháp thuyết minh.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng

- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.

- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống

- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu

- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định định nghĩa so sánh, phân tích liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng

3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn

4. Năng lực: Phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực hợp tác và tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học .

5. Phương pháp :

Phương pháp nghiên cứu tình huống

Phương pháp quy nạp

Phương pháp đàm thoại

Phương pháp nêu vấn đề

Phương pháp thảo luận nhóm

 

docx 8 trang cucpham 9000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Phương pháp thuyết minh (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Phương pháp thuyết minh (Tiết 1)

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Phương pháp thuyết minh (Tiết 1)
Ngày soạn: 30.11.2020	Tiết số: 52
Ngày dạy:	3.12.2020	Số tiết: 2
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH( TIẾT 1)
Mức độ cần đạt:
-Nâng cao hiểu biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh trong việc tạo lậpvăn bản
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức:
- Kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học).
-Nắm được đặc điểm, tác dụng và yêu cầu của từng phương pháp thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu
- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định định nghĩa so sánh, phân tích liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng
3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn
4. Năng lực: Phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực hợp tác và tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học.
5. Phương pháp :
Phương pháp nghiên cứu tình huống
Phương pháp quy nạp
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp nêu vấn đề
Phương pháp thảo luận nhóm
6. Kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Kĩ thuật trình bày một phút
Kĩ thuật chia nhóm;
7. Hình thức tổ chức dạy học: Học trong lớp: được thực hiện theo các cách sau:
Học cá nhân
Học theo nhóm
II. Chuẩn bị:
Thầy:
Nghiên cứu soạn giáo án
Các phương tiện dạy học: máy trình chiếu, bút dạ, giấy khổ lớn
Trò:
- Học bài cũ
- Xem trước bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
Giáo viên cho học sinh xem video
Dẫn: Chúng ta vừa theo dõi một đoạn thuyết minh giới thiệu về di tích lịch sử Đền Trần.  Các con thấy, để thực hiện được nội dung phần thuyết minh trên, người thực hiện cần có những hiểu biết, và cách diễn đạt phù hợp lôi cuốn người xem.  Vậy làm thế nào để các con cũng viết được những bài thuyết minh đạt yêu cầu và có sức hấp dẫn người đọc, chúng ta cùng đi  tìm hiểu bài học ngày hôm nay
Giáo viên giới thiệu:  Bài học của chúng ta được chia trong thời gian 2 tiết. tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu về phần I
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
-Yêu cầu học sinh theo dõi lại các ví dụ:  Cây dừa Bình Định, Huế,  Con giun đất, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Khởi nghĩa Nông Văn Vân
?Các văn bản này cung cấp cho chúng ta những hiểu biết gì về đối tượng thuyết minh
Hs:các đoạn văn đã cung cấp kiến thức về đối tượng thuyết minh
Đoạn văn bản: Cây dừa cho biết đặc điểm và lợi ích của cây dừa đối với người Bình Định
Đoạn văn bản: Tại sao lá cây có màu xanh lục: Giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh
Đoạn văn bản: HUẾ: Giới thiệu về địa danh Huế
Đoạn văn bản: Khởi nghĩa Nông Văn Vân giới thiệu về người tù trưởng Nông Văn Vân
?  Từ đó cho biết những kiến thức đó thuộc các lĩnh vực nào
HS  Địa lí, lịch sử, văn hóa , sinh học (Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội)
Giáo viên chốt, :  Như vậy em thấy  văn bản thuyết minh cần sử dụng tri thức thuộc nhiều lĩnh vực . Từ những ví dụ trên cho biết những tri thức trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu gì?
HS :  yêu cầu  chính xác thực tế
? Bằng sự tưởng tượng suy luận chúng ta có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không
HS : không
? Để có được những tri thức chúng ta cần phải làm gì
HS;  cần phải biết quan sát, học tập, tích lũy, tra cứu tài liệu, phân tích tài liệu
? Vậy quan sát , học tập,tra cứu phân tích nhằm những mục tiêu cụ thể nào
HS: + Quan sát để nhìn ra sự vật nhận biết được đặc điểm cấu tạo hình dáng
Học tập tra cứu là quá trình nghiên cứu ghi chép để tích lũy những kiến thức về đặc  điểm tính chất nguồn gốc .
Phân tích chia tách theo từng phương diện
GV : Đó chính là bản chất, là nét đặc trưng của đối tượng thuyết minh. Từ đó bạn nào khái quát lại về vai trò của quan sát học tập tích lũy tri thức
HS; Để nắm bắt được bản chất đặc trưng của đối tượng thuyết minh
GV ghi bảng và chốt
Quan sát học tập tích lũy tri thức  để nắm bắt được bản chất đặc trưng của đối tượng thuyết minh
Quay trở lại với văn bản Huế, ta thấy tri thức về Huế rất phong phú có thể khai thác ở nhiều kênh thông tin. Nhưng trong văn bản thuyết minh chúng ta cần phải biết chọn lọc và trình bày những tri thức cơ bản, đặc trưng nhất giúp cho hình ảnh Huế nổi bật, tránh sa đà vào những kiến thức không tiêu biểu, không quan trọng
Đây cũng là nội dung của phần ghi nhơ 1 SGK trang 128. Một con đọc phần ghi nhớ.
Hs đọc ghi nhớ.
đến đây ta thấy cả văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả đều cần sử dụng kỹ năng quan sát nhưng cách vận dụng kĩ năng này lại khác nhau.
? Con hãy chỉ ra sự khác nhau đó
HS; + Văn miêu tả:  quan sát để tái hiện đặc điểm trạng thái của sự vật hiện tượng
+ Văn thuyết minh: quan sát không chỉ là nhìn xem mà phải là vừa nhìn vừa xem xét để phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng
GV: rất tốt, ta đã hiểu được nhiệm vụ đầu tiên của mình khi làm bài văn thuyết minh.
GVChuyển ý;  khi đã có được vốn tri thức, người viết văn thuyết minh cần phải có có những phương pháp thuyết minh phù hợp để có được những bài viết đạt yêu cầu Vậy có những phương pháp thuyết minh nào cần được sử dụng. chúng ta cùng sang phần 2
GV: Để tìm hiểu kiến thức phần bài học này, cô chia lớp thành 6 nhóm thảo luận , và nội dung thảo luận gồm 3 câu hỏi sau
- Đọc ví dụ và cho biết
? Đối tượng thuyết minh trong các đoạn văn
?Cách cung cấp kiến thức  của người viết về các đối tượng thuyết minh trong đoạn văn
?Tác dụng của cách viết đó
GV: phân công cụ thể công việc như sau
+ Nhóm 1: ví dụ a sách giáo khoa trang 126
+ Nhóm 2: ví dụ b sách giáo khoa trang 127
+ Nhóm 3: ví dụ c d sách giáo khoa trang 127
+ Nhóm 4: ví dụ d sách giáo khoa trang 127
+ Nhóm 5: ví dụ e sách giáo khoa trang 128
+ Nhóm 6: ví dụ g sách giáo khoa trang 115-116
- Các nhóm tự phân công thư ký và nhóm trưởng,nhận nhiệm vụ của mình trên bảng, đọc và thực hiện yêu cầu thảo luận trong thời gian 5 phút.
- sau khi hết thời gian thảo luận các con nhóm trưởng lên trình bày kết quả lên bảng theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Nếu nhóm nào có câu trả lời trước thời gian sẽ được ưu tiên trả lời và được cộng điểm thi đua
( học sinh làm việc, lên dán kết quả tháo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành hoạt động học tập.)
- Yêu cầu các nhóm trưởng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm mình bằng miệng
Nội dung ghi bảng
* Nhóm 1;
- Đối tượng thuyết minh:    Nông Văn Vân
- Cách cung cấp tri thức:  câu trần thuật đơn có từ là
- Tác dụng: nêu đặc điểm, em tính chất, công dụng giúp người đọc hiểu được thực ra đặc điểm riêng biệt của đối tượng thuyết minh
*Nhóm 2
- Đối tượng thuyết minh: Cây Dừa
- Cách cung cấp tri thức: nêu lần lượt các đặc điểm các tác dụng của cây dừa
- Tác dụng: tạo ra sự phong phú giúp người đọc hiểu sâu sắc toàn diện về đối tượng thuyết minh
*Nhóm 3
- Đối tượng thuyết minh: chiến dịch chống thuốc lá ở châu Âu đặc biệt là ở Bỉ
- Cung cấp tri thức: đưa ví dụ cụ thể
- Tác dụng; giúp người đọc đọc tin vào những kiến thức được cung cấp
*Nhóm 4
- Đối tượng thuyết minh; vai trò của cây xanh
- Cách cung cấp tri thức; đưa số liệu chính xác
- Tác dụng; tạo độ tin cậy cao
*Nhóm 5
- Đối tượng thuyết minh; biển Thái Bình Dương
- Cung cấp tri thức; so sánh đối chiếu
- Tác dụng ;dễ hình dung,  tăng sức thuyết phục
* Nhóm 6
- Đối tượng thuyết minh; Huế
- Cách cung cấp tri thức; chia nhỏ đối tượng ra từng khía cạnh
- Tác dụng;  giúp người đọc hiểu đầy đủ toàn diện về Huế
Giáo viên chốt: như vậy các con đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình.
Chúng ta quan sát bảng và nhận thấy các con đã tìm ra 6  cách thức để trình bày tri thức trong một bài thuyết minh. Đây cũng chính là 6 phương pháp thuyết minh thường được sử dụng.
Giáo viên vừa chỉ bảng vừa kết luận
-Với kiểu câu trần thuật đơn có từ là; ta đang sử dụng phương pháp nêu  định nghĩa, giải thích
- Khi lần lượt nêu ra các đặc điểm, tính chất, công dụng; ta đang sử dụng phương pháp liệt kê
- Khi đưa ra những con số, số liệu chính xác rõ ràng; ta đang sử dụng phương pháp nêu số liệu
- Khi ta so sánh đối chiếu các sự vật cùng loại khác loại nhằm làm nổi bật tính chất của sự vật thuyết minh;  ta đang sử dụng phương pháp so sánh
- Khi ta chia sự vật thuyết minh ra các mặt, các khía cạnh, phương diện để thuyết minh :Là ta đang sử dụng phương pháp phân loại phân tích
GV: Gọi 1 hs nhắc lại tên các phương pháp thuyết minh vừa tìm được
GV ghi bảng .
G: Đây cũng là nội dung phần ghi nhớ thứ hai trạng 128. Một con đọc phần ghi nhớ.
GV; Một lần nữa các con cùng quan sát lại các ví dụ trong sách giáo khoa và cho cô biết
? Đoạn văn các con đang theo dõi sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
HS : Phương pháp liệt kê
?Khi sử dụng phương pháp liệt kê các tri thức sẽ được trình bày theo một trình tự nhất định, theo các con đó thường là những trình tự nào?
HS: không gian, thời gian, cấu tạo, đặc điểm, tính chất
? Ở ví dụ thứ 2 này các con đã tìm thấy phương pháp thuyết minh nào?
HS: Dùng số liệu
? Việc sử dụng số liệu trong văn bản thuyết minh cần được chính xác trung thực và mang tính thực tế.Vì vậy khi  thực thực hiện những phương pháp này ta cần lưu ý điều gì
HS; một số những số liệu cần rõ nguồn gốc và xuất xứ
?Văn bản Huế đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào điển hình nhất?
HS: Phương pháp phân loại phân tích
?Phương pháp phân tích phân loại thường được sử dụng khi thuyết minh những đối tượng nào
HS: Các đối tượng hoặc vấn đề có sự đa dạng phức tạp như một địa danh, một đồ vật
Ví dụ như thuyết minh cái xe đạp, thuyết minh về hồ Gươm, thuyết minh về lăng Bác
? Kiểu câu trần thuật đơn có từ là trong phương pháp nêu định nghĩa, giải thích . Đây là kiểu câu các con đã học từ lớp 6. Vậy theo các con kiểu câu này thường có vị trí và nhiệm vụ như thế nào trong văn bản thuyết minh
HS: + vị trí; đầu bài, đầu đoạn
+ vai trò: giới thiệu làm nổi bật nét riêng biệt của đối tượng thuyết minh
GV:Cô có ba ví dụ sau
- Sách là đồ dùng thiết yếu của học sinh
- Sách và phương tiện giữ gìn và truyền bá kiến thức
- Sách là bạn tốt của con người
? Trong ba ví dụ trên định nghĩa nào chính xác nhất về sách, cách nào có thể sử dụng trong văn bản thuyết minh
HS : Phương án : Sách là phương tiện giữ gìn và truyền  bá kiến thức
? Vì sao
HS: vì + câu thứ nhất quá hẹp
+ câu thứ 3 quá rộng
+ chỉ có câu thứ hai cho ta hiểu vai trò của sách
? Vậy ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng phương pháp nêu định nghĩa giải thích
HS: định nghĩa cần chính xác rõ ràng không được chung chung mơ hồ
? Trong ví dụ c ngoài phương pháp nêu ví dụ người viết còn đang sử dụng phương pháp thuyết minh nào nữa
HS: Nêu số liệu
Học sinh đọc lại số liệu 1987, 40 đô la,  500đô la
GV: Có ý kiến cho rằng trong một bài văn thuyết minh chỉ cần sử dụng một phương pháp thuyết minh cho đơn giản nhưng cũng có ý kiến cho rằng cần phải kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh.
? ý kiến của con như thế nào
HS  thực tế trong một bài thuyết minh người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh một cách hợp lý để đạt kết quả quả cao
GV: cả lớp quan sát một lần nữa bảng hệ thống hóa các phương pháp thuyết minh và ghi nhớ phần kiến thức này
HS  quan sát- đọc( nếu thời gian còn)
GV: chúng ta quay trở lại video ở đầu tiết học
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
GV: Lồng trong quá trình hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
Xem lại video và đọc đoạn văn thuyết minh
? Để thực hiện nhiệm vụ thuyết minh về di tích Đền Trần người viết đã sử dụng tri thức thuộc lĩnh vực nào và những phương pháp thuyết minh nào
HS: -  sử dụng các tri thức thuộc các lĩnh vực
+ lịch sử, văn hóa
+ địa lý
+ Kiến trúc
- các phương pháp thuyết minh
+ Nêu định nghĩa giải thích
+ Dùng số liệu
+ Liệt kê
+ Phân tích, phân loại
HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
? Tìm các phương pháp thuyết minh đã được sử dụng trong văn bản: “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”
Hs: các PPTM được sử dụng là:
- Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp nêu ví dụ
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp phân loại, phân tích
I. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh.
Để nắm bản chất, nét đặc trưng của đối tượng thuyết minh
Tránh sa vào những kiến thức không tiêu biểu, không quan trọng
2. Phương pháp thuyết minh.
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp nêu ví dụ
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp phân loại, phân tích
- Phương pháp so sánh
Trong bài văn thuyết minh, có thể sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp thuyết minh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_52_phuong_phap_thuyet_minh_tiet_1.docx