Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Anh

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức :

- Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một vân bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh

- Chủ đề của văn bản và những thể hiện của chủ đề của văn bản.

- Khái niệm về thể loại hồi kí

- Cốt truyện, nhân vật,sự kiện trong đoạn trích trong lòng mẹ.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng

- Bố cục của văn bản ,tác dụng của việc xây dựng bố cục văn bản

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong đời sống của bản thân.

- Đọc- hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

- Trình bày một văn bản ( nói, viết) thống nhất về chủ đề.

- Bước đầu biết đọc-hiểu một văn bản hồi kí

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện

- Xắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc-hiểu văn bản

3. Phẩm chất, năng lực cần phát triển

- Phẩm chất: Học sinh có ý thức tự chủ, đồng cảm; yêu mến mái trường, thầy cô, bạn bè; có ý thức học tập tốt; có trách nhiệm trong việc học tập của bản thân.

Học sinh có ý thức tự chủ, đồng cảm; yêu mến bạn bè; có ý thức chia sẻ với những hoàn cảnh éo le của bạn; có trách nhiệm với bạn bè.

- Qua đọc hiểu văn bản các em có thêm lòng bao dung , nhân ái, biết yêu thương chân trọng những người thân trong gia đình.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác. Năng lực thưởng thức và cảm thụ văn học, NL giao tiếp TV.

4. Tích hợp: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Xác định giá trị bản thân, trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

 

doc 191 trang cucpham 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Anh

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lan Anh
Ngày soạn: 04/09/2020
Ngày thực hiện: 8C1,8C4: 07/09/2020 8C2: 10/09/2020 8C3: 09/09/2020 
Điều chỉnh:	
 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP (7 tiết)
Bài 1,2: TÔI ĐI HỌC, TRONG LÒNG MẸ
 ( Thanh Tịnh ) (Nguyên Hồng)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức : 
- Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một vân bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh
- Chủ đề của văn bản và những thể hiện của chủ đề của văn bản.
- Khái niệm về thể loại hồi kí
- Cốt truyện, nhân vật,sự kiện trong đoạn trích trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng
- Bố cục của văn bản ,tác dụng của việc xây dựng bố cục văn bản
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong đời sống của bản thân.
- Đọc- hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản ( nói, viết) thống nhất về chủ đề.
- Bước đầu biết đọc-hiểu một văn bản hồi kí
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện
- Xắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc-hiểu văn bản
3. Phẩm chất, năng lực cần phát triển
- Phẩm chất: Học sinh có ý thức tự chủ, đồng cảm; yêu mến mái trường, thầy cô, bạn bè; có ý thức học tập tốt; có trách nhiệm trong việc học tập của bản thân.
Học sinh có ý thức tự chủ, đồng cảm; yêu mến bạn bè; có ý thức chia sẻ với những hoàn cảnh éo le của bạn; có trách nhiệm với bạn bè.
- Qua đọc hiểu văn bản các em có thêm lòng bao dung , nhân ái, biết yêu thương chân trọng những người thân trong gia đình.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác. Năng lực thưởng thức và cảm thụ văn học, NL giao tiếp TV.
4. Tích hợp: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Xác định giá trị bản thân, trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống. 
5. Bản đặc tả 
 Cấp độ
Tên chủ đề
	Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I.
Phần 
Đọc hiểu văn bản
- Văn bản: Tôi đi học
- Nắm cốt truyện nhân vật và sự kiện trong đoạn trích.
 - Nêu được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
- Nêu nội dung, ý nghĩa văn bản.
- Hiểu, cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện cóa kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Viết Viết đoạn văn (từ 5 đến 10 câu) kết nối các vấn đề trong văn bản với kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên.
Về m Liên hệ vấn đề giáo dục hiện nay.
- Văn bản: Trong lòng mẹ
- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nv Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
- Nêu được đặc điểm thể loại truyện kíể.
- Nêu nội dung, ý nghĩa văn bản.
- Hiểu được cốt truyện nhân vật sự kiện trong đoạn trích trong lòng mẹ.
Viết đoạn văn (từ 5 đến 10 câu) kết nối các vấn đề trong văn bản với cuộc sống: Tình mẫu tử.
II. Tập làm văn
Tính thống nhất của chủ đề văn bản.
- Nắm được thế nào là chủ đề văn bản, những thể hiện của một chủ dề văn bản.
- Nhận biết cách thể hiện chủ đề văn bản trong từng văn bản cụ thể.
- Hiểu và phân tích được tính thống nhất trong việc thể hiện chủ đề văn bản 
- Hiểu và giải thích tính thống nhất của văn bản trong các văn bản cụ thể. 
Bố cục của văn bản 
- Nhận biết được yêu cầu của bố cục một văn bản. 
- Hiểu được tác dụng của các việc xây dựng bố cục văn bản. 
Viết bài văn có bố cục chặt chẽ rõ ràng. 
- Viết bài văn tự sự. 
III. Tiếng Việt
Trường từ vựng
- Nắm được thế nào là trường từ vựng. 
- Hiểu và biết xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: 
- Sổ tay lên lớp
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu Tài liệu Hướng dẫn tự học Ngữ văn 8 bài 1,2: Đọc, tóm tắt truyện, trả lời các câu hỏi trong SHD.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Phương pháp: Vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tiết 1, 2
Hoạt động chung cả lớp
- Đọc câu văn trong shd trang 3 trả lời hai câu hỏi bên dưới.
? Câu văn trên gợi cho em cảm xúc gì?
? Hãy chia sẻ những ấn tượng, kỉ niệm về một ngày tựu trường của mình với các bạn trong lớp?
- GV : Hs báo cáo, chia sẻ, bổ sung
- Gv kết nối vào hoạt động 2.
Bài 1: Tôi đi học
A. Hoạt động khởi động (6’)
HS: Hoạt động chung cả lớp
HS: đọc chú thích SHD
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh? 
?Truyện ngắn “Tôi đi học” được in trong tập truyện ngắn nào, năm xuất bản?
- GV: Nêu yêu câu đọc văn bản: Yêu cầu đọc giọng chậm, hơi buồn lắng sâu, chú ý những câu nói của nhân vật “ Tôi” của nhân vật “người Mẹ” nhân vật “ông Đốc” cần đọc với giọng phù hợp
- HS: Đọc, nhận xét
- GV: nhận xét
GV: Cho HS đọc thầm chú thích khó
?Truyện được kẻ theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính trong truyện?
? Điều gì đã gợi nhắc nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường? 
? Những kỉ niệm này của nhân vật tôi được diễn tả theo trình tự như thế nào?
? Chia văn bản cho tương ứng với trình tự đó?
GV: Thời gian, không khí ngày khai trường ở thời điểm hiện tại. Nhân vật tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Gv chuyển ý
- HS chú ý đoạn 1
? Đoạn văn cho thấy nỗi nhớ về buổi đầu tựu trường của nhân vật tôi được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao thời điểm đó lại gợi kỷ niệm ?
- HS: Hoạt động nhóm 4 
 Phiếu học tập số 1
 1. Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi trên con đường tới trường?
2. Phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong từng thời điểm? Tác dụng
3. Cảm xúc đó được nhân vật tôi cảm nhận như thế nào ?
- HS: báo cáo, nhận xét ,bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
GV: Kỉ niệm đẹp về tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu được đến trường.
Các từ láy liên tiếp bổ xung cho nhau thể hiện cảm xúc trong sáng nảy nở và diễn tả cụ thể tâm trạng của nhân vật và rút ngắn khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại
? Cùng với sự liên tưởng đó thì tâm trạng của nhân vật tôi được bộc lộ ntn?
?Những sự việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về ngầy đầu tiên đi học của mình là gì?
GV: Bình
- HS chú ý vào đoạn văn thứ 2
- HS: Hoạt động cặp đôi
 Phiếu học tập số 2
1. Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sân trường làng Mĩ Lí cùng sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật tôi khi ở sân trường?
2. Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này?
- So sánh trường với đình làng thể hiện sự tôn nghiêm.
- Cảm xúc trang nghiêm của tác giả về ngôi trường. Cảm thấy mình nhỏ bé.
-> Miêu tả tinh tế, trân thực, diễn biến tâm trạng của các em bé lần đầu tiên tới trường.
3. Từ đó em có nhận xét gì về không khí của ngày hội tự trường?
- HS: báo cáo, nhận xét ,bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
- GV: Bình, chuyển
- HS chú ý đoạn cuối
GV: Hình ảnh nhà trường gắn với ông đốc.
- HS: Hoạt động cặp đôi
 Phiếu học tập số 3
1. Đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật tôi thay đổi về tâm trạng ( khi nghe gọi tên, khung cảnh lớp học, bạn bè..)
2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?
3. Ngoài tâm trạng về không khí háo hức của trường học nhân vật Tôi còn tâm trạng nào nữa?
- HS: báo cáo, nhận xét ,bổ sung
- GV: Nhận xét, chốt
 ? Dòng chữ "Tôi đi học" kết thúc có ý nghĩa gì?
? Thái độ của những người lớn đối với các em lần đầu đi học? 
? Từ văn bản tôi đi học em thấy mình cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước sau này?
- Hs tự bộc lộ
- Hs bổ sung
- Gv chốt...bình, chuyển ý.
? Qua văn bản em có cảm nhận và suy nghĩ gì về ngày đầu tiên đi học của mình?
(HS tự bộc lộ)
? Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong truyện ngắn?
? Nội dung văn bản cho thấy những cảm xúc sâu sắc nào của nhân vật tôi trong lần đầu tiên đến trường?
¿ Từ đó văn bản ra đời có ý nghĩa gì?
 Tiết 3
GV: Yêu cầu hs đọc lại văn bản Tôi đi học
? Nhân vật Tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
GV : nội dung trả lời câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “ tôi đi học “. 
? Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này?
GV : Chuyển ý
HS: Hoạt động cặp đôi 
1. Nhan đề của văn bản là gì? 
2. Quan hệ giữa các phần của văn bản?
3. Các từ ngữ, các câu thể hiện tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên?
- HS: báo cáo, nhận xét, bổ sung
- GV: Chiếu chốt kết quả
? Từ đó hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì ? 
? Thế nào là tính thống nhất của chủ đề văn bản ?
? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó ? 
GV chốt lại bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
1. Đọc văn bản (14’)
* Tác giả.
- Thanh Tịnh là nhà văn có sáng tác từ trước cách mạng tháng Tám ở các thể loại thơ, truyện. Tác phẩm của ông thường toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu.
* Tác phẩm: 
- In trong trong tập Quê Mẹ xuất bản 1941
* Đọc:
* Từ khó 
* Cấu trúc văn bản
- Ngôi thứ nhất, nhận vật tôi.
- Sự việc: Vào cuối thu lá rụng, có đám mây bàng bạc -> nhớ kỉ niệm ngày tựu trường.
=> Chuyển biến của cảnh vật sang thu, hình ảnh những em bé lần đầu đến trường.
- Trình tự: Lúc trên đường đến trường, lúc ở sân trường, trong lớp học.
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu -> một nàn mây lướt ngang trên ngọn núi. (Cảm xúc trên đường đến trường)
+ Đoạn 2: Trước sân trường - rút rè trong cảnh lạ. ( Cảm xúc lúc ở sân trường )
+ Đoạn 3 -> còn lại : Cảm nhận của Tôi trong lớp học.
2. Tìm hiểu văn bản(70’)
a . Cảm xúc. Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trên đường tới trường
- Thời điểm : cuối thu 
- Là thời điểm bắt đầu khai trường.
- Cảnh thiên nhiên: Lá rụng, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
- Con đường tôi  ... ngược tình huống hai lần đã làm cho câu chuyện của nhà văn trở lên hấp dẫn và lí thú.
? Kể tên các văn bản nhật dụng đã học
2.Ôn tập văn bản nhật dụng.
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Ôn dịch, thuốc lá
- Bài toán dân số
Văn bản 
Tác giả
Nội dung 
Phương thức biểu đạt
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội
Môi trường
Thuyết minh kết hợp với lập luận.
- Ôn dịch, thuốc lá
Nguyễn Khắc Viện
Tệ nạn ma tuý, thuốc lá
Thuyết minh kết hợp với lập luận, biểu cảm.
- Bài toán dân số
Thái An
Dân số và tương lai loài người
Lập luận kết hợp với tự sự.
? Thống kê nội dung phần tiếng Việt được học trong kì I
2. Ôn tập Phần tiếng Việt
Bài
Khái niệm
Ví dụ
1
Trường từ vựng
Trường từ vựng: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
-Trường từ vựng
 ruột thịt: Bố,mẹ anh,chị em..
2
Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
- Lom khom,lẻo
 khoẻo,
lênh khênh...
- róc rách,tích tắc,leng keng...
3
Từ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
- Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
- cha,bu bầm,thầy,tía...
Tủ,ngỗng,gậy...
dùng cho tầng lớp HS,SV
4
Trợ từ, thán từ
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vất, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm hai loại chính:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi,ô hay, than ôi, trời ơi...
+ Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ...
- Chính tôi cũng không 
biết nó đi đâu.
-Bài văn đó nó được 
những tám điểm đấy
vd:Trời ơi, sao tôi 
khổ thế!
Vâng,con hiểu rồi.
5
Tình thái từ
-Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,..
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,..
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,...
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé., cơ, mà,...
- Khi nói khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.(quan hệ tuổi tac,thứ bậc XH)
- Cậu đang làm bài 
tập à?(nghi vấn)
- Cậu làm bài tập này 
giúp
 tớ với.(Cầu khiến)
- May sao trời lại tạnh 
mưa kịp (Cảm Thán)
- Cháu chào bác ạ ! 
(BTSTTC)
Nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại, mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Khoẻ như voi
- trắng như trứng gà 
bóc
7
Nói giảm nói tranh
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Ông cụ hàng xóm
 nhà tớ mới mất 
đêm qua
- Ông cụ mới được 
mai táng song...
8
Câu ghép
Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.
- Có hai cách nối các vế câu ghép:
+ Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
. Nối bằng một quan hệ từ.
> Nối bằng một cặp quan hệ từ
. Nối bằng một cặp phó từ, hay đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau ( cặp từ hô ứng)
+ Không dùng từ nối: Trong trường hợp này giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ.
+ Quan hệ nguyên nhân +Qh bổ sung
+ Qh điều kiện + Qh tiếp nối
+ Qh tương phản	 + Qh đồng thời
+ Qh tăng tiến	 +Qh giải thích
+ Qh lựa chọn
9
Dấu ngoặc đơn
Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích thuyết minh, bổ sung thêm.)
10
Dấu hai chấm
Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại.( dùng với dấu gạch ngang)
11
Dấu ngoặc kép.
- Đánh dấu từ ngữ câu đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo hay tập san được dẫn.
? Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Phương diện thể hiện
3. Ôn tập tập làm văn
a.Một văn bản cần có tính thống nhất vì nếu không có sự thống nhất chủ đề, văn bản sẽ bị phân tán, không tập trung được vào vấn đề chính hoặc lạc sang vấn đề khác trong khi triển khai văn bản.
 Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các mặt sau:
- Nhan đề và các đề mục trong văn bản.
 - Trong các mối quan hệ giữa các phần của văn bản.
 - Các từ ngữ then chốt trong văn bản.
?Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự?
Các bước khi tóm tắt ?
b.Tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mắt người đọc như là nó đang xảy ra.
? Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
c. -Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu
d. Khi viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý:
 - Không sa đà vào miêu tả hay biểu cảm thái quá.
 - Xác định mục đích chính là tự sự ( kể chuyện).
 - Yếu tố miêu tả, biểu cảm là phụ.
e.-Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:
- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh
- Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.
- Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp
- Tìm bố cục thích hợp
f. Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:
   - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
   - Phương pháp liệt kê.
   - Phương pháp nêu ví dụ.
   - Phương pháp dùng số liệu.
   - Phương pháp so sánh.
   - Phương pháp phân loại, phân tích
GV hướng dẫn học sinh 
GV hướng dẫn học sinh tự học theo năng lực
C. Hoạt động vận dụng(SáchHDH /146)
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
V. Củng cố
GV hệ thống kiến thức toàn bài và giao nhiệm vụ
VII. Những ghi chép trên lớp
- Đánh giá học sinh
- Những nội dung cần điều chỉnh
Ngày soạn:
Ngày thực hiện: 14/12/2020
Tiết 70,71: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 ( Theo đề thi chung của phòng giáo dục)
Ngày soạn : 04/01/2021 
Ngày giảng: 8C2: 06/01/2021 8C3,4: 08/01/2021
Tiết 72 : TRẢ BÀI KIỂM HỌC KỲ I
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh tự đánh giá kiến thức thông qua bài làm của mình. 
1. Kỹ năng: 
- Học sinh biết sửa những lỗi mà thường gặp phải: Như xác định phương thức biểu đạt, nội dung của đoạn trích, xác định câu, tạo lập một đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh theo yêu cầu
3. Phẩm chất, năng lực cần phát triển
- Phẩm chất: phẩm chất yêu thương, tự chủ, trách nhiệm.
- Học sinh có tình yêu thương con người, có tấm lòng nhân hậu, đồng cảm, yêu nước...
- Năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học.
- Máy chiếu
2. Học sinh:
- Xem lại đề bài đã làm
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
1. Phương pháp 
- Đàm thoại, thuyết minh, phát vấn 
- Hình thức tổ chức: hoạt động độc lập...
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đạt câu hỏi, KT động não...
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Chiếu đề lên
HS: Đọc đề bài
- Hoạt động chung cả lớp
-HS: lần lượt trả lời các câu hỏi
- Viết đoạn văn
Yêu cầu hình thức: Đảm bảo đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) viết đúng chính tả, liên kết, dùng từ, diễn đạt...
- Nội dung: có thể diễn đạttheo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa của tình bạn
? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
HS: Chỉ ra câu ghép
 HS có thể chọn 1 trong 2 câu
? Xác định quan hệ ý nghĩa trong câu ghép
GV: Chiếu yêu cầu và dàn ý của câu 3 lên
cho hs quan sát
-Nhiều em nắm chắc kiến thức về dấu câu, câu ghép và biết khai thác phần đọc- hiểu nên làm bài rất tốt.
- Bài viết văn tự sự đã kết hợp được cả yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài viết, có bố cục ba phần, lời văn trôi chảy, nội dung đảm bảo. Bài văn thuyết minh cung cấp kiến thức rõ ràng, đảm bảo...điểm cao như: Lường Thi, Quàng Trang 8C3, Lò Linh, Lường Mai, Quàng Chang 8C4
-Nhiều em làm bài cầu thả không đọc kỹ câu hỏi dẫn đến sai nhiều ở phần đọc - hiểu hay phần bài tập tiếng việt như: Lường Thắng, Lò Tùng 8C2; Lò Chiến, Lò Thủy 8C3; Qungf Hùng, Lò Nguyên, Lò Việt 8C4
- Nhiều bài viết văn bố cục không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả,viết hoa bừa bãi...
-Việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm cò gượng ép không dúng chỗ...
-Diễn đạt,dùng từ, đát câu còn lủng củng không đúng nghĩa... rơi vào những em điểm thấp, yếu
I. Đề bài
II.Đáp án.
Câu 1: (3,5 điểm)
a. Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự
b. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất. người kể xưng tôi
- Tác dụng của ngôi kể: Người kể dễ bộc lộ cảm xúc của bản thân
c. Nội dung: Cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới
- Văn bản: tôi đi học (Thanh Tịnh)
d. Viết đoạn văn
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Tác dụng của dấu ngoặc kép: đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp
b. Câu ghép:
- Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang
- Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhạn xuống mặt biển
-> Quan hệ giữa các vế trong câu là quan hệ động thời
Câu 3: (5 điểm)
III.Nhận xét
a. Ưu điểm:
*Tồn tại:
b. Đọc điểm
c. Tổng hợp điểm
§iÓm-líp
 Giái
 Kh¸
 Trung b×nh
 YÕu
 KÐm
 8C2
 0
 5
 28
 0
 0
 8C3
 1
 6
 27
 0
 0
 8C4
 3
 4
 23
 3
 0
 V. Dặn dò
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm văn tự sự, thuyết minh
-Nh÷ng em ®iÓm yÕu vÒ viÕt l¹i bµi
-ChuÈn bÞ: Chương trình học kỳ II
VII. Những ghi chép trên lớp
- Đánh giá học sinh
- Những nội dung cần điều chỉnh
Ngày soạn:
Ngày thực hiện
Tiết 67,68: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 ( Theo đề thi chung của phòng giáo dục)

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_202.doc