Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1
* Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với người mẹ.
- Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, thắm đượm chất trữ tình.
* Tiến trình lên lớp
a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ.
- GV ổn định những nền nếp bình thường.
- Kiểm tra bài cũ
+ Nhân vật "tôi" khi bước vào lớp học cảm thấy chưa bao giờ xa mẹ như lúc này ? Tại sao ?
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời, nhận xét, cho điểm.
+ GV bổ sung, nhấn mạnh : mẹ đã từng ôm ấp, nâng niu nay "tôi" đi học với bạn mới, có thầy cô. nên cảm thấy thiếu vắng và xa mẹ tình cảm mẹ con thắm thiết.
+ GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới : Văn bản Trong lòng mẹ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1
TUẦN 1 Tiết 1, 2: TễI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) A. Mục tiêu cần đạt - Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật "tôi" ở lần tựu trường đầu tiên trong đời. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. * Tiến trình lên lớp A. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ - GV không kiểm tra bài cũ mà chỉ gợi không khí ngày khai trường, gợi kỷ niệm ngày đầu tiên đi học cách đây 8 năm để dẫn dắt HS vào bài học mới. GV ghi đầu bài lên bảng. B. Tổ chức đọc - hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu chung - GV cho HS đọc phần chú thích về tác giả, nhấn mạnh 2 ý nhỏ về nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh 1. Tác giả - Sinh ra ở ngoại ô thành phố Huế. Lớn lên đi học rồi làm ở các sở tư, về sau dạy học, làm thơ, viết văn - thành công nhất là truyện ngắn. - Các truyện của ông toát lên tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn nhẹ nhàng mà thấm sâu, man mác buồn thương mà ngọt ngào lưu luyến. - GV nêu khái quát đặc điểm phong cách truyện ngắn Tôi đi học hướng dẫn HS đọc đúng vai - nhân vật trong dòng hồi tưởng. Gọi 2-3 HS đọc, lớp nhận xét, GV có thể đọc mẫu. 2. Đọc văn bản Đọc đúng văn bản tự sự (truyện ngắn) nhưng giàu chất trữ tình: các đoạn hồi tưởng, độc thoại, đối thoại, kể và miêu tả với bộc lộ cảm xúc... thay đổi giọng đọc cho phù hợp. - GV giải thích kĩ hơn một số từ ngữ khó trong phần chú thích 3. Từ ngữ khó: Các từ tựu trường, bất giác, quyến luyến... (đặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể) Hoạt động 2 : II. Phân tích - GV nêu câu hỏi cho cả lớp: nhân vật chính trong truyện ngắn này là ai? Tâm trạng của nhân vật chính ấy được thể hiện qua những tình huống truyện (thời gian, thời điểm) nào ? HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. - GV cho 1 HS đọc lại đoạn đầu (từ đầu đến ... trên ngọn núi) và nêu câu hỏi: Tâm trạng của nhân vật "tôi" trên con đường cùng mẹ đến trường? HS làm việc theo nhóm. Cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, GV bổ sung. 1. Tâm trạng nhân vật "tôi" trong ngày đầu đi học. a. Trên con đường cùng mẹ tới trường. + Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen, nhưng hôm nay thấy lạ: Cảnh vật thay đổi vì trong lòng có sự thay đổi lớn - đi học, không lội sông, không thả diều nữa. + "Tôi" thấy mình trang trọng, đứng đắn (mặc áo vải dù đen). + Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức mình và khẳng định mình đã đến tuổi đi học. - GV cho 1 HS đọc đoạn tiếp (từ Trước sân trường ... đến ... xa mẹ tôi chút nào hết). GV: Tâm trạng nhân vật "tôi" giữa không khí ngày khai trường được thể hiện như thế nào ? qua chi tiết, hình ảnh nào ? GV: HS liên hệ bản thân qua hồi ức, có thể cho HS bình một chi tiết, hình ảnh nào đó, cho HS ghi tóm tắt vào vở. b. Giữa không khí ngày khai trường: + Sân trường đầy đặc cả người, ngôi trường to rộng, không khí trang nghiêm "tôi" lo sợ vẩn vơ. + Giống bọn trẻ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, như con chim con muốn bay nhưng còn e sợ, thèm được như những người học trò cũ. + Nghe tiếng trống trường vang lên thấy chơ vơ, vụng về lúng túng, chân dềnh dàng, toàn thân run run. + Nghe ông đốc đọc tên cảm thấy quả tim ngừng đập, quên cả mẹ đứng sau lưng, giật mình lúng túng... + Bước vào lớp mà cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng đẩy tới trước, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này... Hoạt động 3 : c. Ngồi trong lớp đón nhận giờ học - GV gọi 1 HS đọc to phần cuối của truyện (từ Một mùi hương lạ ... đến hết) nêu câu hỏi: Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên? HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung. đầu tiên. + Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với cảnh vật (tranh treo tường, bàn ghế). + Với người bạn tí hon ngồi bên cạnh chưa gặp, nhưng không cảm thấy xa lạ. + Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên với bài Tôi đi học Hoạt động 4 : - GV nêu câu hỏi khái quát: Em có nhận xét gì về quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong truyện? về nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật ? HS làm việc theo nhóm, đại diện trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. GV bổ sung, HS ghi ý chính vào vở. (GV có thể gợi ý một số bài hát, ý thơ nói về cảm xúc này để HS liên hệ, rung cảm sâu hơn về trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em trong sự nghiệp giáo dục). - Diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đi học: lúng túng, e sợ, ngỡ ngàng, tự tin và hạnh phúc. - Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật "tôi" là: + Bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" tính chất của hồi ký. + Kết hợp kể, tả với bộc lộ cảm xúc giàu chất trữ tình, chất thơ. + Sử dụng hình ảnh so sánh có hiệu quả: "... Cảm giác trong sáng nảy nở... như mấy cành hoa tươi..." "... Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ..." nhờ vậy mà giúp người đọc cảm nhận rõ ràng, cụ thể cảm xúc của nhân vật. Hoạt động 5: 2. Những người xung quanh GV diễn giải: Ngày nhân vật "tôi" lần đầu đến trường còn có người mẹ, những bậc phụ huynh khác, ông đốc và thầy giáo trẻ. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học? (So sánh với bài Cổng trưởng mở ra đã học ở lớp 7). HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, bổ sung và cho HS ghi ý chính vào vở. - Là mẹ của nhân vật "tôi" cùng những vị phụ huynh khác đưa con đến trường đều tràn ngập niềm vui và hồi hộp, trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. - Ông đốc là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo từ tốn, bao dung, nhân hậu. - Thầy giáo trẻ tươi cười, giàu lòng thương yêu HS. Đây chính là trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai. Hoạt động 6: III. Tổng kết - GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK, sau đó chốt lại những điểm quan trọng về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn và rút ra bài học liên hệ bản thân mỗi HS. HS xem SGK hoặc ghi những ý tổng kết này vào vở. - Kỷ niệm trong sáng, đẹp đẽ, ấm áp như còn tươi mới của tuổi học trò khi nhớ về ngày đầu tiên cắp sách đi học. - Cảm xúc chân thành tha thiết của tác giả, qua đó thấy được tình cảm đối với người mẹ, với thầy cô, với bạn bè ... của tác giả. - Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc, giàu chất thơ... Hoạt động 7: III. Luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập luyện tập trong SGK trong khoảng 10 phút. - GV gọi lần lượt 3 HS (trung bình, khá, giỏi) trình bày bài tập. Lớp nhận xét, GV bổ sung. - GV có thể ra thêm bài tập nâng cao. - Yêu cầu HS biết tổng hợp, khái quát lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật "tôi" thành các bước theo trình tự thời gian Qua đó thấy được tính thống nhất của văn bản. - Cách biểu hiện dòng cảm xúc đó bằng sự kết hợp giữa tự sự (kể, tả) và trữ tình (biểu cảm) của ngòi bút Thanh Tịnh. c. Hướng dẫn học ở nhà - Đọc lại văn bản theo cảm xúc của em sau khi được học xong truyện ngắn. Nắm những nội dung chính, tâm trạng nhân vật "tôi" và nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn. - Viết bài hoàn chỉnh (phần bài tập luyện tập). - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Ngày 2/9/2007 Tiết 3 : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ * Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ của chúng. - Rèn luyện năng lực sử dụng các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong hoạt động giao tiếp. - Qua bài học, rèn luyện năng lực tư duy, nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong cuộc sống. * Tiến trình lên lớp A. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ. - GV ổn định những nền nếp bình thường. - GV có thể hệ thống hoá về nghĩa của từ (nghĩa đen, nghĩa bóng, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa...) rồi lấy ví dụ để chuyển tiếp vào bài học mới về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. b. Tổ chức các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ - GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK, qua sơ đồ gợi ý cho HS thấy mối quan hệ tầng bậc (cấp độ) của các loại động vật và mối quan hệ về nghĩa của từ ngữ. Sau đó nêu các câu hỏi. Hãy so sánh: + Nghĩa của từ động vật với thú, chim, cá? + Nghĩa của từ thú với từ voi, hươu ? + Nghĩa của từ chim với tu hú, sáo ? + Nghĩa của từ cá với cá thu, cá rô ? HS đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét, GV bổ sung cho đúng và đầy đủ. - GV cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK, lớp theo dõi và ghi ý chính vào vở. nghĩa hẹp. + Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá (vì nó bao hàm các loại nhỏ như thú, cá...) + Tương tự như vậy, nghĩa của các từ thú - chim - cá là rộng hơn nghĩa của các từ voi, tu hú, cá thu... Rút ra Ghi nhớ (xem SGK) là: - Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng khi từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa 1 số từ ngữ khác, nghĩa hẹp khi từ ngữ đó được bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác). - Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ ngữ này nhưng có nghĩa hẹp với từ ngữ khác. Đó chính là cấp độ nghĩa của từ ngữ. Hoạt động 2 : II. Luyện tập. - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1, gợi ý theo mẫu để HS làm việc độc lập. HS đứng tại chỗ hoặc lên bảng trình bày lớp nhận xét, bổ sung. - GV cho HS làm việc theo nhóm ở BT2 nhóm cử đại diện trình bày. Lớp nhận xét, GV bổ sung. Bài tập 1 : Sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa các từ ngữ sau : y phục vũ khí quần áo súng bom quần đùi áo hoa súng trường bom bi quần dài áo dài đại bác bom napan Bài tập 2 : Các nghĩa rộng là a. Chất đốt; b. nghệ thuật; c. thức ăn; d. nhìn; đ. đánh. Hoạt động 3 : Bài tập 3: GV cho HS đọc bài tập 3. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, GV nhận xét, bổ sung. Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm a. Xe cộ: xe đạp, xe ô tô, xe trâu ... b. Kim loại: sắt, thép... c. Hoa quả : hoa hồng, quả thanh long, hoa bưởi... d. Người họ hàng : cô, dì, chú, bác... đ. Mang: xách, khiêng, gánh... - GV cho HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời: gạch bỏ từ nào ? vì sao lại phải gạch bỏ ? Bài tập 4 : Gạch bỏ các từ không phù hợp. a. Thuốc lá; b. thủ quỹ, c. bút điện; d. hoa tai. (Vì nghĩa của chúng không được bao hàm trong ... ất chân thành, trung thực. Mặt khác chính những từ ngữ quen thuộc ấy lại dễ đi vào lòng người vì nó làm “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người”. C- Hướng dẫn học thêm: - Thuộc lòng bài thơ - Trên cơ sở ý của bài thơ hãy viết một bài văn ngắn kể lại câu chuyện . Tiết 2- Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bốn câu bảy chữ * Mục tiêu: Biết làm thơ bảy chữ, với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ Biết ngắt nhịp 4/3 Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, hào hứng. * Tiến trình lên lớp: A- ổn định lớp, kiểm tra bài cũ : (KT trong giờ học) b- tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ i - HS chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu của SGK GV gọi một số HS và kiểm tra 4 nội dung như cột bên. Chưa cần sửa lỗi của HS, chủ yếu KT xem HS có chuẩn bị không, và đến mức nào) ( 5 phút) I - Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà: 1- Loại thơ tập làm : bốn câu bảy chữ Đặc điểm thể thơ bảy chữ bốn câu thể hiện trong các ví dụ SGK: * Số câu: * Số chữ: * Cách ngắt nhịp: * Gieo vần: * Luật bằng trắc: * Bố cục: 3- Sưu tầm thơ: 4- Tập làm thơ: HĐ 2- Thực hiện yêu cầu 1 (SGK); - Quan sát phân tích các ví dụ - Từ đó rút ra đặc điểm thơ 4 câu bảy chữ: a- Nhịp: b- Gieo vần: c- Quan hệ bằng trắc d- Số câu; e- Số chữ: - Chỗ nào chép sai? - Làm cách nào để biết bài thơ bị chép sai? II- Nhận diện luật thơ: Tìm hiẻu luật thơ trong các ví dụ: a- Nhịp: Chủ yếu là nhịp 4/3 Chiều hôm / thằng bé cưỡi trâu về,( 2/5) Nó ngẫng đầu lên / hớn hở nghe. ( 4/3) Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót, (4/3) Vòm trời trong vắt / ánh pha lê. (4/3) ( Đoàn Văn Cừ) b- Tiếng gieo vần: Chữ cuối câu 1,2,4 hoặc cuối câu 2,4 , Chủ yếu vần bằng, có vần trắc nhưng ít. về / nghe / lê c - Quan hệ bằng trắc: Theo 2 mô hình: * B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B * T T B B T T B B B T T T B B B B T T B B T T T B B T B B Câu 1 -2: B T đối nhau (1) Câu 2 -3: B T Giống nhau(2) Câu 3- 4: B T đối nhau (3) Nhât,tam,ngũ bất luận: Chư 1-3-5 trong một câu có thể B hoặc T. Nhị ,tứ, lục phân minh : chữ 2-4-6 trong một câu phải đúng luật ( đối với chữ của cặp câu nói trên(1 ),(2),(3) d - Số câu : 4 câu e - Số chữ: 7 chữ / 1câu: cả bài 28 chữ Những chỗ trong bài thơ bị chép sai: - Những ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh * Thêm dấu phẩy không đúng chỗ ( làm sai nhip) * Chép lè thành xanh (làm sai vần) Chép đúng: - Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh lè Lưu ý HS có thể đưa ra một từ khác nếu có nghĩa và hợp vần vẫn có thể chấp nhận. Dựa vào đặc điểm chung để phát hiện HĐ 3- Tập làm thơ. - Căn cứ để điền các câu bị thiếu? - Thực hiện điền vào chỗ thiếu - Cho HS đọc thơ tự sáng tác - Yêu cầu làm thêm để đăng báo lớp. III- Làm thơ Điền tiếp bài thơ: Câu thơ của Tú Xương Tìm hiểu: - Luật bằng trắc: 2 Câu đã cho là B T B B T T B T B B T T B B Thì 2 câu 3-4 phải là: T B B T T B T B T T B B T B - Vần ở cuối câu 1-2 là ăng thì cuối câu 4 cũng theo vần ấy - ý : cũng phải nối tiếp chuỵện của thằng cuội Bài của HS: Làm tiếp bài thơ làm dở: - Luật bằng trắc: 2 Câu đã cho là B B B T T B B T T B B T T B Thì 2 câu 3-4 phải là: B B T T B B T T T B B T T B - Vần ở cuối câu 1-2 là e thì cuối câu 4 cũng theo vần ấy - ý : cũng phải nối tiếp chủ đề vào hè Đọc thơ tự sáng tác: 4- Đọc phần đọc thêm trong SGK và làm thơ thêm ở nhà c- Hướng dẫn học thêm: - Sưu tầm 10 bài thát ngôn tữ tuyện em cho là hay và ghi vào sổ thơ của em. - Làm một bài thơ nói về tình bạn theo thể thất ngôn tứ tuyệt Tiết 3,4- Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I I- Mục tiêu : Đánh giá: - Khả năng vận dụng một cách tích hợp các kiến thức và kỹ năng ở cảc 3 phần Văn ,Tiếng Việt, Làm Văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra. - Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh hoặc phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong một bài viết và các kỹ năng tập làm văn nói chung để viết một bài văn II- Những nội dung cơ bản cần chú ý: (Theo qui định của SGK) III- Hướng kiểm tra Đánh giá: (Theo qui định của SGK) GV yêu cầu HS căn cứ vào những nội dung và hướng KT hướng dẫn trong SGK để ôn tập để có bài làm tốt. IV-Cách kiểm tra : Thời gian: 2 giờ Làm tai lớp HS được cấp đề in sẵn V- đề tham khảo: Phần A- Trắc nghiệm (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: ...Trong làng tôi không thiếu gì các lọai cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngon lửa bốc cháy rừng rực... Khoanh tròn những chữ cái chỉ những ý trả lời em cho là đúng nhất: Tác giả đoạn văn trên là: A- Ơ Hen-ri B- Tô Hoài C- Ai-ma-tốp D- Xéc-van-téc 2- Phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là: A- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm B- Miêu tả C- Lập luân D- Thuyết minh 3- Nội dung chính của đoạn văn nằm ở câu : A- Câu đầu B- Câu cuối C- Hai câu đầu D- Không ở câu nào 4- Người xưng tôi trong đoạn văn là: A- Ai-ma-tốp B- Thầy Đuy-sen C- Nhân vật kể truyện 5- Ngôi kể trong đoạn văn: A- Ngôi thứ 3 B- Ngôi thứ nhất. 6- Những từ tượng thanh là: A- nghiêng ngả B- rì rào C- vù vù D- rừng rực 7- Những từ tượng hình là: A- dẻo dai B- thiết tha C- thì thầm D- nghiêng ngả 8- Những từ: tiếng nói,tâm hồn, thì thầm, thở dài, thương tiếc dùng để miêu tả hai cây phong trong đoạn trích, nằm trong trường từ vựng: A- Trường sự vật B- Trường con người. C- Trường hiện tượng thiên nhiên 9- Câu nào sau đây là câu ghép ? A-Trong làng tôi không thiếu gì các lọai cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. B- Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. C- Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. 10- Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc loại nhật dụng? A- Đánh nhau với cối say gió B- Hai cây phong C- Thông tin về ngày trái đất D- Hai chữ nước nhà 11- Dấu ngoặc đơn dùng để: A- Đánh dấu phần lời dẫn trực tiếp B- Đánh dấu lời đối thoại C- Đánh dấu từ ngữ phải hiểu một cách đặc biệt D- Đánh dấu phần chú thích 12- Dấu ngoặc kép dùng để: A- Đánh dấu phần lời dẫn trực tiếp B- Đánh dấu lời đối thoại C- Đánh dấu từ ngữ phải hiểu một cách đặc biệt D- Đánh dấu phần chú thích Phần B- Tự luận (7,0 điểm) : HS chọn một trong hai đề: Xích lô. Câu chuyện về mẹ thương yêu của em. VI- Đáp án: Phần A- Trắc nghiệm: A- Đáp án : Câu số Đáp án Câu số Đáp án Câu số Đáp án 1 C 5 B 9 A,B,C 2 A 6 B,C 10 C 3 A 7 A,D 11 D 4 C 8 B 12 A,B,C B- Hướng dẫn cho điểm: Mỗi câu đúng: 0,25điểm; đánh dấu cả câu dúng và câu sai:0,1 điểm PhầnB- Tự luận Đề 1- A- Yêu cầu:- Thể lọai thuyết minh (trình bày, giải thích,giới thiệu), - Đối tượng thuyết minh: cái xe xích lô Bài làm phải cung cấp những tri thức khách quan về cái xe xích lô và biết vận dụng các phương pháp thuyết minh để giới thiệu đối tượng. B- Nội dung: 1- Mở bài : giới thiệu chung nhất về cái xe xích lô bằng phương pháp định nghĩa 2-Thân bài: có thuyết minh theo phương pháp phân tích, nêu số liệu, ví dụ...: a- Hệ thống chuyển động b- Hệ thống điều khiển c- Hệ thống chuyên chở 3- Kết bài: nêu tác dụng và tương lai của xích lô C - Hướng dẫn cho điểm: - Đạt ý 1: 1điểm; ý 2a, 2b, 2c mỗi ý một điểm; ý 3: 1 điểm.; Chính tả, chữ viết: 0,5 điểm;Diễn đạt dùng từ: 0,5: Bố cục cân đối: 1điểm Mục lục Bài Nội dung Trang 1 - Tôi đi học - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 2 - Trong lòng mẹ Trường từ vựng Bố cục của văn bản 3 Tức nước vỡ bờ Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Viết bài TLV số 1- Văn tự sự 4 Lão Hạc Từ tượng hình, từ tượng thanh Liên kết các đoạn trong văn bản 5 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Tóm tắt văn bản tự sự Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Trả bài tập làm văn số 1 6 Cô bé bán diêm Trợ từ thán từ - Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 7 Đánh nhau với cối xay gió Tình thái từ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả 8 Chiêc lá cuối cùng Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Lập dàn ý cho bài văn tự sự két hợp với miêu tả biểu cảm 9 Hai cây phong Nói quá Viết bài TLV số 2- văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 10 Ôn tập truyện ký Việt nam Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 Nói giảm nói tránh - Luyện nói:Kể truyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả biểu cảm 11 Câu ghép Trả bảiTLV số 2 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh 12 Ôn dịch thuốc lá Câu ghép - Phương pháp thuyết minh 13 Bài toán dân số Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 14 Chương trình địa phương ( phần văn) Dấu ngoặc kép Luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng Viết bài TLV số 3- Văn thuyết minh (làm tại lớp). 15 Cảm tác vào nhà ngục Quảng đông Đập đá ở Côn Lôn Ôn luyện về dấu câu Thuyết minh một thể loại văn học 16 Muốn làm thằng Cuội Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Trả bài tập làm văn số 3 17 Hai chữ nước nhà Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ Kiểm tra tổng hợp cuối HK I
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc