Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Thơ mới. Câu nghi vấn

1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ

1.1.Đọc- hiểu

1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về Thế Lữ và Vũ Đình Liên ( cuộc đời và sự nghiệp thơ văn). Hiểu được giá trị nội dung của hai tác phẩm thơ mới tiêu biểu là Nhớ rừng của Thế Lữ và Ông đồ của Vũ Đình Liên.

1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Hiểu được một số đặc điểm nổi bật của thơ mới: thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang,.Số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống.Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng điển cố văn học. Nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài phong hoa tuyết nguyệt kinh điển.

1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: tiếp cận một số tác phẩm thơ mới của một số nhà thơ khác như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận.

- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thơ mới tới văn học dân tộc.

1.1.4. Đọc mở rộng: Tự tìm hiểu một số bài thơ mới khác. Đặc biệt tiếp cận với các tác phẩm chuyển thể sang ngâm thơ, phổ nhạc.

1.2.Viết:

-Thực hành viết: Viết được bài văn, đoạn văn nghị luận theo chủ đề có sử dụng câu nghi vấn một cách hiệu quả, sinh động.

- Viết bài văn, đoạn văn cảm nhận về một đoạn ngữ liệu đã học có dử dụng câu nghi vấn làm luận điểm.

1.3. Nghe - Nói

- Nói: Nhập vai hình tượng nhân vật kể chuyện có sử dụng miêu tả và biểu cảm.Trình bày ý kiến về một vấn đề trong bài học bằng một đoạn văn nói.

-Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của thầy và bạn. Nghe các tác phẩm văn học được chuyển thể sang ngâm thơ, phổ nhạc.

-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc chia sẻ trước lớp về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận hay tìm hiểu bài học.

 

doc 28 trang cucpham 01/08/2022 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Thơ mới. Câu nghi vấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Thơ mới. Câu nghi vấn

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Thơ mới. Câu nghi vấn
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP- NGỮ VĂN 8 ( HỌC KỲ II)
THƠ MỚI - CÂU NGHI VẤN
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .
1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ khung phân phối chương trình cấp THCS cỉa Bộ Giáo dục và Đào tạo .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học cấp THCS, THP, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì II. 
- Căn cứ thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ sách giáo khoa và sách giáo viên theo nội dung chương trình hiện hành.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
73
Những vấn đề chung về chủ đề
Nhớ rừng
74
75
Ông đồ
76
Câu nghi vấn
77
Câu nghi vấn ( tiếp)
78
Luyện tập - đánh giá chủ đề
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CHUNG
-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung  kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về Thế Lữ và Vũ Đình Liên ( cuộc đời và sự nghiệp thơ văn). Hiểu được giá trị nội dung của hai tác phẩm thơ mới tiêu biểu là Nhớ rừng của Thế Lữ và Ông đồ của Vũ Đình Liên.
1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Hiểu được một số đặc điểm nổi bật của thơ mới: thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang,...Số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống.Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng điển cố văn học. Nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài phong hoa tuyết nguyệt kinh điển.
1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: tiếp cận một số tác phẩm thơ mới của một số nhà thơ khác như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận... 
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thơ mới tới văn học dân tộc.
1.1.4. Đọc mở rộng: Tự tìm hiểu một số bài thơ mới khác. Đặc biệt tiếp cận với các tác phẩm chuyển thể sang ngâm thơ, phổ nhạc...
1.2.Viết: 
-Thực hành viết: Viết được bài văn, đoạn văn nghị luận theo chủ đề có sử dụng câu nghi vấn một cách hiệu quả, sinh động.
- Viết bài văn, đoạn văn cảm nhận về một đoạn ngữ liệu đã học có dử dụng câu nghi vấn làm luận điểm.
1.3. Nghe - Nói
- Nói: Nhập vai hình tượng nhân vật kể chuyện có sử dụng miêu tả và biểu cảm.Trình bày ý kiến về một vấn đề trong bài học bằng một đoạn văn nói.
-Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của thầy và bạn. Nghe các tác phẩm văn học được chuyển thể sang ngâm thơ, phổ nhạc...
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc chia sẻ trước lớp về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận hay tìm hiểu bài học.
2.Phát triển phẩm chất, năng lực
2.1.Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái:Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn học dân tộc. Biết quan tâm đến số phận con người trong quá khứ đau thương và trân quí cuộc sống hạnh phúc hiện nay.
- Chăm học,chăm làm: HS có ý thức tìm hiểu, vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, quan tâm đến các vấn đề nóng trong cộng đồng. Biết suy nghĩ và hành động đúng với đạo lý dân tộc và qui định của pháp luật.
2.2. Năng lực 
2.2.1.Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
2.2.2. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản: Hiểu được các nội dung và ý nghĩa văn bản. Từ đó hiểu giá trị và sự ảnh hưởng của tác phẩm tới cuộc sống. 
 - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản;Trình bày dễ hiểu các ý tưởng ; có thái độ tự tin khi nói; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học.
 Viết được các đoạn văn, bài văn với những phương thức biểu đạt khác nhau.
- Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Khái niệm thơ mới.
- Sơ giản về cuộc đời và sự nghiệp của Thế Lữ và Vũ Đình Liên.
-Tìm hiểu bố cục văn bản và mạch cảm xúc của bài thơ.
- Nắm được được những nét chính về nội dung và nghệ thuật hai bài thơ.
-Học thuộc lòng các đoạn thơ hay. 
- HS nhận biết được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn. 
- Phát hiện được câu nghi vấn dùng với chức năng chính và chức năng khác.
-Đọc lại bài thơ Nhớ rừng và chỉ ra những câu nghi vấn trong bài thơ. Dấu hiệu nào về mặt hình thức cho biết đó là câu nghi vấn?
- Chỉ ra sự khác biệt giữa thơ mới và thơ Đường. Thấy được đặc điểm của các bài thơ được học.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị hai tác phẩm được học.
- Hiểu được bút pháp tương phản, đối lập giữa các hình ảnh thơ trong « Nhớ rừng » và « Ông đồ ».
- Hiểu ý nghĩa một số hình ảnh đặc sắc và có ý nghĩa sâu sắc.
- Hiểu được chức năng của câu hỏi tu từ trong các tác phẩm văn học.
-Hiểu được tư tưởng, tình cảm của các tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
-Qua cảnh tượng vườn bách thú và cảnh núi rừng đại ngàn , chỉ ra những tâm sự của con hổ ở vườn bách thú...?
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn bảm nhận về ngữ liệu từ văn bản có sử dụng câu nghi vấn.
-Xây dựng đoạn hội thoại tuyên truyền phòng chống Covid- 19 có sử dụng câu nghi vấn.
-Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ?
-Sự đối lập trên gợi cho người đọc cảm xúc gì về nhân vật ông đồ và tâm sự của nhà thơ?
- Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn về chủ đề cho trước.
-Nghe các tác phẩm thơ mới được ngâm và được phổ nhạc.
-Đóng vai con hổ trong bài thơ nhớ rừng và thuật lại tâm trạng tiếc nuối quá khứ.
 - Hiện nay, tình trạng săn bắt thú rừng quý hiếm (trong đó có loài hổ) đang ở mức báo động... Nêu được giải pháp hạn chế tình trạng đó.
-Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì về cuộc sống hòa bình tự do ngày nay ...
- Tìm hiểu thêm về một số tác giả tác phẩm trong phong trào thơ mới (1930-1945).
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. 
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
Bài trình bày (thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, )
Đ. PHƯƠNG TIỆN /HỌC LIỆU
- Giáo viên:Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
 + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
+Học liệu:Video , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
- Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề.
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
E. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.
-Kĩ thuật động não, thảo luận 
- Kĩ thuật trình bày một phút 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn, bài văn. 
- Gợi mở 
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm 
- Giảng bình, thuyết trình
PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 20 - Tiết  73
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ)
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hs nắm được kiến thức sơ giản về phong trào thơ mới.
- Học sinh cảm nhận được chiều sâu tư tưởng yêu nước của thế hệ trí thức- niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Học sinh thấy được hình tượng nghệ thuạt độc đáo có nhiều ý nghĩa và bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2. Kĩ năng: Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút ... ặng ngắm giang san ta đổi mới?
-> Câu hỏi - Nỗi nhớ ngày mưa ngẩn ngơ man mác, xúc động. Một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san. Vị chúa sơn lâm mang tầm vóc “ bốn phương ngàn”. 
Sáng xanh
- Đâu những bình minh cây xanh, nắng gội?
 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng.
- Nỗi nhớ cảnh bình minh tràn màu hồng của bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bạt ngàn của rừng cây- Trong thơ có hoạ. Chúa tể muôn loài say sưa trong khúc nhạc rừng của chim ca- Trong thơ có nhạc- Các thanh bằng liên tiếp. buổi binh minh thơ mộng thần tiên.
Chiều đỏ
- Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng ?
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật.
- Ngôn ngữ thơ tráng lệ- các từ sắc, mạnh, gợi tả cao - Con hổ nhớ khoảnh khắc của hoàng hôn chờ đợi. Trong cái nhìn của mãnh hổ: trời chiều không đỏ rực mà lênh láng máu, mặt trời không lặn mà “ chết -> cảnh sắc buổi chiêu dữ dội trong phút đợi chờ 
Tâm trạng
- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu hỏi tu từ, cảm thán- như khép lại quá khứ- mở ra hiện tại. Vị chúa sơn lâm bừng tỉnh mộng trở về thực tại xiềng xích. Sự kết hợp câu cảm thán - câu hỏi tu từ làm lời thơ dội lên như tiếng than thở đầy nuối tiếc.
Quan sát lại phiếu học tập ở bài “ Nhớ rừng”
Cho biết chức năng của câu nghi vấn?
Bộc lộ cảm xúc
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
-Gọi HS đọc ví dụ SGK
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
- Yêu cầu học sinh xác định và trình bày.
- Giáo viên đánh giá.
- Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích?
- Giáo viên treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm để học sinh lựa chọn rồi nối:
- Trong phần a câu nghi vấn dùng để làm gì?
1. Cầu khiến ,2. Khẳng định,
 3. Phủ định, 4. Đe doạ
5. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
* Câu nghi vấn được dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm, đe doạ, khẳng định, ...
- Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi vấn trong các đoạn trích trên?
- Như vậy chức năng khác của câu nghi vấn là gì?
- Dấu kết thúc của câu nghi vấn trong những trường hợp không dùng để hỏi?.
- Xác định câu nghi vấn?
- Khái quát lại các đặc điểm về hình thức và chức năng khác của câu nghi vấn?
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV tổng hợp, khắc sâu kiến thức
1. Ví dụ
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK.
- Đoạn (a): Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
-Đoạn (b):Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
- Đoạn (c): Có biết không? Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
- Đoạn (d): cả đoạn trích
- Đoạn (e): Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy !
2. Nhận xét:
- Học sinh nối các phần với chức năng của câu nghi vấn hoặc học sinh lựa chọn đáp án đúng.
- Đ(a): bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối)
- Đ(b): đe doạ
- Đ(c): cả 4 câu đều dùng để de doạ
- Đ(d): khẳng định.
- Đ(e): cả 2 câu đều bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên)
- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thưc hai ở (e) kết thúc bằng dấu chấm than.
3. Kết luận: 
Ghi nhớ: SGK
Câu hỏi tu từ thường được dùng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú. Câu hỏi tu từ được thể hiện với hình thức nghi vấn với một dấu hỏi ở cuối câu. Câu hỏi này không cần câu trả lời mà hàm ẩm ý nghĩa như:
- Câu hỏi tu từ sẽ luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán phủ định hoặc khẳng định của người đặt câu hỏi.
- Người ta dùng câu hỏi tu từ nhằm mục đích khẳng định, nhấn mạnh ý mà mình muốn nói. Hoặc dùng câu hỏi tu từ theo cách ẩn dụ, nói lái đi để thể hiện ý kiến chê trách điều gì đó.
- Câu hỏi tu từ có chứa từ phủ định nhưng có nội dung khẳng định ngầm với mệnh đề tương ứng. Ngược lại, những câu không có từ phủ định nhưng nội dung lại ngầm thể hiện ý phủ định của mệnh đề tương ứng.
- Ví dụ: Câu hỏi trong hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Học sinh đọc những đoạn trích trong bài tập 1
- Cho biết những câu nghi vấn đó dùng để làm gì.
- Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó?
- Những từ gạch chân và dấu chấm hỏi ở cuối câu (chỉ có trong ngôn ngữ viết) thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
2. Bài tập 2
-Nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài lên bảng
- Những câu nghi vấn đó được dùng làm gì.
- Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương. Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó.
1. Bài tập 1
a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?
b) cả khổ thơ trừ ''Than ôi !''
c) Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?
d) Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ?
- Trong (a): bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên)
- Trong (b): phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Trong (c): Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Trong (d): phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 Chú ý: Trong (d) có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán nhưng đó vẫn là câu nghi vấn.
2. Bài tập 2
a) ''Sao cụ lo xa quá thế ?''; ''Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?''; ''ăn mãi hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu ?''
b) Cả đàn bò giao cho thằng bé ... chăn dắt làm sao ''?
c) Ai dám bảo thảo mộc ... mẫu tử ?
d) Thằng bé kia, mày có việc gì ? ;''Sao lại đến đây mà khóc ?''
- Trong (a): câu 1 - phủ định; Câu 2 - phủ định; câu 3 - phủ định.
- Trong b: bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại
- Trong c: khẳng định
- Trong d: câu 1 - hỏi; câu 2 - hỏi.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu kết bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên trong đó có sử dụng câu nghi vấn?
- Chia sẻ kết quả chuẩn bị
- Nhận xét- bổ sung ý kiến
- GV tổng kết hoạt động
- Hình thức: Đoạn văn
-Nội dung:
+ NT: Câu hỏi tu từ...
+ Nội dung : Niềm thương cảm....
 Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
 Hai câu thơ kết bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên là câu hỏi tu từ chất chứa một niềm nhớ thương vời vợi. Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ – “hồn” của ông – còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông. ỏi để đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc. Và có lẽ, Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ khư khư mực tàu giấy đỏ mà quan trọng hơn đó là tình cảm gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa, đáng kính của nhà thơ.Câu hỏi khắc khoải tình thương người và niềm hoài cổ.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Làm bài tập 3: Gợi ý câu mẫu: 
+Bạn có thể kể cho mình nghe bộ phim đó được không ? 
+Lão Hạc ơi ! Sao đời lão khốn cùng đến thế ?
- Làm bài tập 4 (tr24); xem trước bài ''câu cầu khiến” .
- So sánh sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại theo mẫu: 
Thơ trung đại
Thơ mới
Nghệ thuật
Nội dung
------------------
Tuần 7 - Tiết 32 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP- TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Luyện tập củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Yêu nước, trân trọng phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
* Phát triển năng lực: giao tiếp, trình bày, giới thiệu,.
B.CHUẨN BỊ: Phương tiện: máy chiếu, vi tính, ...hình ảnh, tư liệu
C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
-Viết tích cực
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
I. LUYỆN TẬP 
CHUYÊN MỤC: KHÁN GIẢ THÔNG MINH
-Hãy làm khán giả của chương trình “ VĂN HỌC VÀ ĐỜI SỐNG”. Chia sẻ cảm nhận của em sau khi thưởng thức chương trình ?
(1) Nghe ngâm hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Ông đồ”. 
(2) Nghe hai bài hát “ Áo trắng”- thơ Huy Cận và “ Chân quê”- thơ Nguyễn Bính.
(3) Giới thiệu phần ngâm thơ các tác phẩm của Xuân Diệu. Nghe một bài “ Gửi hương cho gió”?
- Đề tài của thơ mới:..........................
.........................................................
-Cảm nhận về nội dung các tác phẩm thơ mới được trình bày qua giọng ngâm và giọng ca..............................
............................................................
-Tư tưởng, tình cảm của các tác giả gửi gắm qua thi phẩm được biểu diễn
........................................................
II. ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ (20P)
 1.Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì về cuộc sống hòa bình tự do ngày nay (trình bày khoảng một trang, trong đó có sử dụng một câu nghi vấn với chức năng khác).
 Tiêu chí đánh giá:
- Gv nêu yêu cầu:
- Hình thức:(3 điểm)
+ Sử dụng phương thức nghị luận. Có sử dụng câu nghi vấn.
+Trình bày, diễn đạt : Bố cục hợp lý, ngôn ngữ truyền cảm, hấp dẫn. 
- Nội dung: (7 điểm)
+ Nêu vấn đề.
+ Khái quát tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX: Cuộc sống nô lệ, tù túng, tẻ nhạt, uất hận...
+ Trân trọng cuộc sống tự do ngày nay: Người người sống trong hoà bình, ấm no, hạnh phúc. 
+ Biết ơn những người đã hy sinh xương máu để giành lại độc tự do cho dân tộc.
+ Sống có trách nhiệm với bản thân và đất nước. Xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp.
+...
III. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
(1). Tìm hiểu thêm về phong trào thơ mới.
(2). Vận dụng tìm hiểu một số bài thơ mới:
- Nắng mới- Lưu Trọng Lư
- Chợ tết - Đoàn Văn Cừ
- Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử
-...
(4) Chuẩn bị các văn bản tiếp theo:
- Sưu tầm thông tin về tác giả, tác phẩm đẻ báo cáo ( vẽ trên giấy khổ rộng hoặc thiết kế trình chiếu trên máy tính -máy chiếu).
- Đọc tài liệu tham khảo
-Trả lời các câu hỏi SGK.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chu_de_tho_moi_cau_nghi_van.doc