Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Mẹ tôi

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.

- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của cha khi con mắc lỗi.

- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.

2. Kỹ năng:- Biết Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.

- Vận dụng phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.

* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.

- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về các ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ; Giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).

– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp .

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

- Phần chuẩn bị ở tiết trước. - Tư liệu, hình ảnh

 

docx 13 trang cucpham 20/07/2022 8120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Mẹ tôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Mẹ tôi

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Mẹ tôi
MẸ TÔI
(Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ A-MI-XI)
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kỹ năng:- Biết Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Vận dụng phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về các ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ; Giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp .
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị ở tiết trước. - Tư liệu, hình ảnh
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Chia sẻ về một lần em mắc lỗi khiến cha mẹ phiềnlòng?
(2) Cử chỉ, hành động của cha mẹ trong khi em mắc lỗi?
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
 Có những lúc những câu nói vô tình của chúng ta đã làm cha mẹ phiền lòng nhưng chúng ta không biết được và nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ mà chúng ta nhận ra và sửa chữa được sai lầm của mình..
Đó chính là nội dung của văn bản “ Mẹ tôi” 
 HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho Hs đọc thầm SGK.
(1)Nêu hiểu biết của em về t/ giả ?
(2) Gọi HS giới thiệu văn bản ?
 - Nêu xuất xứ, vị trí của bài văn này ?
- Theo em văn bản “ Mẹ tôi ” thuộc kiểu loại văn bản nào ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
1. Tác giả: ( 1846 – 1908 ) Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà văn I-ta-li-a 
2. Tác phẩm:
- Văn bản gồm hai phần: Phần một là lời kể của En-ri-cô, phần hai là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En- ri- cô .
- Trích trong bài : “ Những tấm lòng cao cả” (1886) ghi vào thứ 5 ngày 10 tháng 11.
- Thuộc kiểu văn bản : thư từ - biểu cảm.
 Edmondo De Amicis (21 tháng 10 năm 1846—11 tháng 3 năm 1908) là một nhà văn, nhà báo và nhà thơ người Ý. Ông được biết đến với tác phẩm dành cho thiếu nhi nổi tiếng toàn thế giới Tấm lòng (Những tấm lòng cao cả).
 Những tấm lòng cao cả xuất bản ngày 17 tháng 10 năm 1886 là ngày tựu trường ở Ý. Ngay lập tức tác phẩm đạt được thành công vang dội, chỉ sau vài tuần đã có đến 40 phiên bản tiếng Ý, cũng như được dịch ra các thứ tiếng khác. Tác phẩm này chính là tác phẩm đưa De Amicis ra phạm vi toàn thế giới, khiến nhà văn vốn không chuyên viết cho thiếu nhi nổi tiếng trong làng các tác phẩm viết cho thiếu nhi. Một phần tác phẩm là sự phản ánh giai đoạn thiếu nhi của 2 người con trai ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên được viết bằng một giọng văn hồn nhiên trong sáng.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Hướng dẫn: Đọc  giọng nghiêm khắc, buồn bã.
- GV đọc mẫu 
- Gọi 2 em đọc
- Chú thích : giải thích những từ khó hiểu: hối hận, lương tâm...
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
1.Đọc- Chú thích
2. Bố cục: - 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến vô cùng
ND: Phần đầu trang nhật kí của En ri cô.
+ Phần 2: Còn lại.
ND: Bức thư của người cha viết cho En ri cô
3. Phân tích.
Hoạt động của giáo viên-HS
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN NHÓM BÀN(5p)
 (1) Văn bản là 1 bức thư người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi ”? 
 (1) Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? 
(2) Lí do gì khiến ông có thái độ ấy? 
(3) Qua cách xử sự đó, người bố đã dạy cho En-ri-cô bài học gì ?
(4)Qua đó em thấy bố của En-ri-cô là người như thế nào ?
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp trao đổi.
- GV thống nhất ý kiến.
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
- Đọc kĩ ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua bức thư người bố gửi con, người đọc thấy hiện lên rất rõ hình ảnh người mẹ. 
a.Thái độ của bố đối với En -ri -cô.
+ “Giống như một nhát dao đâm vào tim bố” -> đau đớn....
+ “Nhớ lại điều ấy, bố không nén được cơn tức giận đối với con” - > thái độ tức giận.
+ “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?” - > Buồn bã, thất vọng. 
+ “Trong một thời gian con đừng hôn bố”, “Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” - > Thái độ nghiêm khắc.
+ “Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”. “Con phải xin lỗi mẹ” - > Thái độ kiên quyết. 
+ Là một sự xấu hổ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.
- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô là thái độ buồn bã, tức giận, kiên quyết và rất nghiêm khắc. 
’ Dạy cách ứng xử, giao tiếp với mọi người phải lễ phép
- Bố En-ri-cô là người nghiêm khắc trong việc giáo dục con .
 Ông bố không nuông chiều xem nhẹ bỏ qua mà rất nghiêm khắc kiên quyết cảnh cáo con khi con có biểu hiện vô lễ với mẹ, thiếu kính trọng mẹ, xúc phạm đến danh dự bố mẹ trước mặt người ngoài mà người đó lại là cô giáo vị khách quý của gia đình
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô?
(2) Em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
- HS Phát hiện chi tiết
- Nhận xét - đánh giá .
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
b. Hình ảnh người mẹ En-ri-cô
+ “Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”. 
+ “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. 
+ “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. 
- > Người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. 
 Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử. Biết bao bài hát, bài thơ ca ngợi tình cảm đó...
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố? 
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung
- 3 HS trình bày.
- Lớp trao đổi.
- GV thống nhất ý kiến.
Lí do En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố là: - Vì bố đã nhắc lại những kỉ niệm thiêng liêng giữa mẹ và En-ri-cô. 
- Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố. - Những lời nói chân tình, sâu sắc và xúc động của bố. 
- Và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé biết hối lỗi, thấy xấu hổ trước sự sai phạm của mình.
4. Tổng kết:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ? 
- Em có nhận xét gì về lời lẽ, giọng điệu của người bố trong bức thư ? ( lời văn , cách dùng từ ngữ ) 
- Khái quát lại nội dung- nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Giữ được sự kín đáo, tế nhị ..
 - En-ri-cô nhận thức sâu sắc hơn, có thời gian để suy nghĩ và đọc đi đọc lại ..
- Viết thư tình cảm của người bố được thể hiện dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. 
- Lời văn nhẹ nhàng, tha thiết.
- Từ ngữ biểu cảm được dùng nhiều lần: 
 “ En-ri-cô của bố ạ ! ” ’ thể hiện tinh cảm yêu mến gần gũi, chân thành. 
* Ghi nhớ : SGK
GV: Tóm lại, dưới hình thức viết thư đó là cách góp ý vừa tế nhị kín đáo, lại vừa hiệu quả.
Nghệ thuật:- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp , có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con
Ý nghĩa:- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh, hết lòng vì con.
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó. 
(2) Nếu được gặp En-ri-cô, em sẽ tâm sự với bạn điều gì? 
- G cho đọc bài tập.
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung
Bài nói một trong những đoạn trích sau: 
- Đoạn trong phần ghi nhớ. 
- Đoạn “Khi đã khôn lớn  và không được chở che”.
 - Đoạn “Hãy nhớ kĩ  con mất mẹ”.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HS tham khảo đọc thơ về mẹ - nghe hát về mẹ
MẸ (Trần Quốc Minh )
Lặng rồi cả tiếng con ve 
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi 
Nhà em vẫn tiếng ạ ời 
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru 
Lời ru có gió mùa Thu 
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về 
Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
Đêm nay con ngủ giấc tròn 
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1) Đóng vai En ri cô em hãy viết một bức thư cho bố.
(2)Hãy kể lại một sự việc lỡ gây khiến bố mẹ buồn phiền. 
Chọn đề tài: : đi chơi không xin phép bố mẹ, đi học về muôn để mẹ chờ đợi lo lắng, đánh nhau với em, lười học bài, kì thị bị điểm thấp 
Sau đó chọn một lỗi lầm nào đáng nhớ nhất rồi viết theo  ... c biệt là tình cảm trong sáng giữa hai anh em.
-Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
-H thực hiện theo y/c của G
+ H đọc liên tiếp đến hết tác phẩm.?
(1) Nêu chủ đề của truyện?
(2) Liệt kê những sự việc chính của câu chuyện
(3) Xác định thể loại, phương thức biểu đat chính ?Căn cứ vào nội dung, truyện thuộc văn bản gì? 
(4)Truyện chia làm mấy đoạn? ý của từng đoạn? 
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Đọc- Chú thích:
- Đọc chú thích (3,4,5) SGK/26
lChủ đề : Cuộc chia lìa đầy xót xa cảm động của hai anh em Thành và Thủy.
Các sự việc chính của câu chuyện:
• Bố mẹ Thành và Thủy chia tay.
• Thành và Thủy chia đồ chơi.
• Thủy chia tay cô giáo và lớp học.
• Cuộc chia tay cảm động giữa hai anh em Thành và Thủy
2 Thể loại: truyện ngăn
- PTBĐ chính ( PTBĐ): tự sự.
- Văn bản nhật dụng 
3. Bố cục
-P1: Thành nghĩ về những kỉ niệm của hai anh em (Đầugiấc mơ thôi)
- P2: Diễn biến cuộc chia đồ chơi .(tiếp  hiếu thảo như vậy)
- P3:Hai anh em đến chia tay với cô giáo, các bạn cùng lớp.(tiếp tôi đi.)
- P4: Những phút cuối cùng của cuộc chia tay giữa hai anh em.( còn lại)
4. Phân tích:
a. Nhân vật và tình huống truyện
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
(2) Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì? 
(3)-Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không? 
- HS xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp ý kiến.
-Nhân vật chính là hai anh em Thành và Thủy.
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Nhân vật xưng tôi trong câu chuyện chính là Thành 
 + Thế hiện tâm trạng, tình cảm, suy nghĩ nhân vật. 
+ Tăng tính chân thực và sự thuyết phục của câu chuyện đối với bạn đọc -> Đây là câu chuyện do người trong cuộc kể lại
-Tên truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” có rất nhiều ý nghĩa. 
+ Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên đáng yêu. 
+ Đằng sau những con búp bê ấy ta liên tưởng đến hai anh em Thành và Thủy cũng trong sáng và đáng yêu như thế. Hai anh em đâu có tội tình gì thế mà cũng phải chia tay. 
 Tiêu đề đã gợi lên tình huống truyện. Một tình huống đau lòng gây sự chú ý và suy nghĩ của người đọc.Bố mẹ ly hôn, Thành và Thủy phải chia tay nhau. Câu chuyện diễn tả sâu sắc tình cảm trong sáng của hai anh em trước cuộc chia tay. 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? Vì sao?
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
-Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
 -Thủy để lại 2 con búp bê ở bên nhau, quàng tay vào nhau thân thiết, để chúng ở lại với anh mình. Cảm động biết bao khi chúng ta chứng kiến tấm lòng nhân hậu, tốt bụng, chan chứa tình yêu thương của Thủy. Qua đó ta cũng thấy được ước mơ của Thủy là luôn được ở bên anh như người vệ sĩ luôn canh gác giấc ngủ bảo vệ và vá áo cho anh...
Chuyển tiết 5
2. Tình anh em giữa Thành và Thuỷ.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau? Qua các chi tiết trên, em có nhận xét gì về tình anh em giữa Thành và Thuỷ?
(2)Thái độ và tâm trạng của 2 anh em như thế nào khi mẹ giục chia đồ chơi? Tâm trạng của 2 anh em trong cuộc chia búp bê được diễn tả như thế nào?
Tại sao 2 anh em lại có thái độ và tâm trạng đó?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 (1) Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con bút bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? 
(2) Thuỷ đi đến quyết định như thế nào ? vì sao ? 
? Làm như vậy Thuỷ đã giải quyết được điều gì ? còn điều gì chưa giải quyết được 
? Theo em có cách nào giải quyết được mâu thuẫn ấy không ? 
- Phát hiện chi tiết
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
Tình anh em giữa Thành và Thuỷ.
- Tình cảm của hai anh em
+ Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh. 
+ Thành giúp em học bài, chiều nào cũng đón em đi học về. 
+ Nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
+ Thành “Anh cho em tất”, 
+ Thủy “Em để lại hết cho anh”, đem con Vệ Sĩ để đầu gường gác cho anh ngủ. 
-> Chia sẻ, giúp đỡ và quan tâm đến nhau, rất mực gần gũi thương yêu nhau
=> Tình cảm anh em thắm thiết, cảm động.
- Tâm trạng khi chia đồ chơi, chia tay.
+ Thủy: run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều.
+ Thành: cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc. Nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối ướt đầm cả gối và 2 cánh tay áo.
+Thuỷ: như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá...khóc nức lên...nắm tay anh dặn dò...đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ
- Thành: mếu máo..đứng như chôn chân ..nhìn .."
=> Tâm trạng: buồn khổ, đau xót, bất lực .
- Sự mâu thuẫn của Thủy.
+ Thấy anh lấy con Vệ Sĩ và Em Nhỏ dang sang hai phía thì giận dữ tru tréo lên: “Sao anh ác thế?”
 = > Vì không muốn hai con bút bê chia tay nhau. 
+ Thế nhưng khi thấy anh để lại hai con búp bê cạnh nhau theo ý muốn của mình Thủy lại cũng kê lên: “Lấy ai gác đêm cho anh” = > Đây là sự mâu thuẫn “giữa sự thật cuộc đời cay đắng và tình người ngọt ngào êm dịu” (Vũ Dương Quỹ)
 - Cách giải quyết của Thủy: 
+ Quay lại, đi nhanh về phía chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
-> Thuỷ giải quyết được mâu thuẫn trong lòng mình, đó là thương anh
-> Điều Thuỷ chưa giải quyết được : đó là thương búp bê phải xa nhau. 
=> Cách để giải quyết mâu thuẫn: Là gia đình Thành, Thủy bố mẹ không còn mâu thuẫn, không li hôn nhau nữa, đoàn tụ sum vầy để cho hai anh em không phải chia tay nhau.
 Lòng hi sinh vị tha của Thủy, chấp nhận thiệt thòi về mình để anh luôn có Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ, không nỡ để hai con búp bê phải chia lìa nhau. Làm tăng thêm sự nhức nhối, nỗi xót xa về cuộc chia tay vô lí của hai anh em. Thể hiện niềm mong ước được gắn bó, niềm khao khát cháy bỏng muốn được hạnh phúc, không muốn chia lìa.
 Xây dựng chi tiết truyện cảm động như thế, nhà văn muốn nhắn gửi tới người đọc rằng: cuộc chia tay của các em nhỏ là rất vô lý, là không nên, không nên để nó xảy ra. ý tưởng ấy nhắc nhở những người làm cha làm mẹ. Song trên hết ý tưởng ấy muốn chia sẻ nỗi khát khao cháy bỏng của tuổi thơ: tuổi thơ phải được sống một cuộc sống hạnh phúc
c. Những tấm lòng thông cảm .
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Một số nhân vật trong câu chuyện đã có những hành động xoa dịu nỗi đau của Thủy. Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết trong câu chuyện chứng tỏ điều đó.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến. 
Một số nhân vật trong câu chuyện đã có những hành động xoa dịu nỗi đau của Thủy:
• Nhân vật Thành: nhường hết đồ chơi cho em. Rồi khi thấy em khóc, thành đã “đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt cho em”.
• Các bạn trong lớp: nắm chặt tay Thủy như chẳng muốn rời.
• Cô giáo tặng cho Thủy một quyển sổ cùng một chiếc bút máy.
3.Tổng kết:* 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy
*Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Trong truyện, tâm trạng của bé Thủy được miêu tả khi em ở nhà và khi em đến chào cô giáo cùng các bạn. Em thấy Thủy có những nét tâm trạng giống và khác nhau như thế nào giữa hai khung cảnh này?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(2) Việc đưa vào đoạn văn miêu tả buổi sáng vui nhộn trong khi 2 anh em rất buồn có ý nghĩa gì ?
(3). Em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”?
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
-Giống nhau:Buồn, đau đớn, xót xa khi gia đình tan vỡ và phải chia tay những thứ thân thuộc, xa thầy cô bạn bè.
-Khác nhau:
+ Ở nhà: Thủy cố kìm nén những giọt nước mắt, em như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay anh.
+ Ở trường: không kìm được giọt nước mắt mà khóc nức nở vì em biết từ nay em không còn được đến trường để học, không còn được gặp bạn bè và cô giáo.:
. 
- Đây là tình huống có tính chất đối lập giữa ngoại cảnh và nội tâm con người. 
+ Ngoại cảnh tất cả vẫn rất bình thường, mọi người vẫn tuôn theo nhịp sống đều đặn cảnh vật thậm chí còn rất đẹp “nắng vẫn vàng ươm”. 
+ Nội tâm của hai anh em đang phải chịu đựng sự mất mát quá lớn: sự đổ vỡ của gia đình, cõi lòng tan nát. 
- Tăng thêm sự bơ vơ, lạc lọng, cô đơn của hai tâm hồn trẻ thơ, nỗi đau không người chia sẻ, chỉ mình hai anh em chịu đựng.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Đọc phần đọc thêm SGK.
(2) Qua câu chuyện này, tác giả đã đề cập đến những nội dung nào về quyền của trẻ em-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp ý kiến.
Qua câu chuyện, tác giả đã đề cập đến những quyền cơ bản của trẻ em.
• Quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, được sống trong một gia đình hạnh phúc.
• Quyền được đến trường học tập.
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tìm đọc những thông tin nói về quyền trẻ em. Cùng bình luận với người thân/ bạn bè về quyền thực hiện quyền trẻ em.
2.Viết bài nêu suy nghĩ về tình gia đình?
3. Chuẩn bị văn bản tiếp theo câu hỏi SGK.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_van_ban_me_toi.docx