Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73-73 - Vũ Thị Ánh Tuyết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản
2. Về năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3. Về phẩm chất:
- Học sinh có thái độ ham học hỏi những kinh nghiệm dân gian, biết trân trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta
- Tự trọng, trung thực trong giao tiếp và trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao
- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sống có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu "Tục ngữ Việt Nam”, phiếu học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 73-73 - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU Tổ: KHXH Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Ánh Tuyết TÊN BÀI DẠY: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6 Thời gian thực hiện: 1(73) ....................................................................................................................... Tiết 73: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ. - Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản 2. Về năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 3. Về phẩm chất: - Học sinh có thái độ ham học hỏi những kinh nghiệm dân gian, biết trân trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta - Tự trọng, trung thực trong giao tiếp và trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao - Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập - Sống có trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0. 2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu "Tục ngữ Việt Nam”, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về tục ngữ để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về tục ngữ bằng cách chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” để xác định vấn đề cần giải quyết: Thế nào là tục ngữ? Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh * Ca dao:1, 3 : - Câu 1: Thể hiện tình yêu và niềm tự hào đối với cảnh đẹp quê hương đất nước. -Câu 3: Là lời ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. *Tục ngữ: 2, 4: -Câu 2: Thể hiện kinh nghiệm về dự báo thời tiết. -Câu 4: Thể hiện kinh nghiệm về trồng trọt. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Ai nhanh hơn” + Luật chơi: Mỗi đội có 2 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt sắp xếp các câu sau đây vào hai nhóm theo thể loại thích hợp và lí giải vì sao lại sắp xếp như thế? Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ 2. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão. 3. Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 4. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến. GV nhận xét, dẫn vào bài mới: Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời thơ của dân ca kết hợp lời và nhạc để diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng người lao động. Vậy thế nào là tục ngữ? Và nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Ca dao:1. 3 Tục ngữ: 2. 4 Câu 1: Thể hiện tình yêu và niềm tự hào đối với cảnh đẹp quê hương đất nước. Câu 3: Là lời ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. ->Diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng người lao động->Ca dao Câu 2: Thể hiện kinh nghiệm về dự báo thời tiết. Câu 4: Thể hiện kinh nghiệm về trồng trọt. ->Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống-> Tục gữ 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Đọc- Chú thích ( Đọc và tìm hiểu tác giả tác phẩm) a) Mục tiêu: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu chú thích (đọc, tác phẩm, từ khó) + Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm tục ngữ, một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu khái quát khái niệm (Hình thức, nội dung, phạm vi sử dụng) và đề tài (Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội) qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh * Khái niệm Tục ngữ - Hình thức: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. mỗi câu tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý - Nội dung: Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội - Sử dụng: Được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày * Đề tài + Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên. + Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Nêu cách đọc văn bản? ?Tục ngữ là gì ? ?Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó ? Em nhận xét gì về nội dung và hình thức các câu tục ngữ vừa đọc? So sánh với thành ngữ đã học? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. * GV KÕt luËn: Tục ngữ chia làm hai đề tài lớn: Tục ngữ về thiên nhiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đề tài về đề tài thứ nhất: Tục ngữ về thiên nhiên nhiên và lao động sản xuất. - Giới thiệu một số cuốn ca dao, tục ngữ VN-> tìm đọc để biết thêm những kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân ta về mọi mặt của đời sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác chú thích trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. *) Khái niệm tục ngữ: -Tục: thói quen có từ lâu đòi được mọi người công nhận - Ngữ: lời nói - Hình thức: Là một câu nói ngắn gọn, diễn đạt một ý trọn vẹn; có hình ảnh, nhịp điệu, vần, đối,dễ thuộc, dễ nhớ => đọc rõ ràng, ngắt nhịp phù hợp với nhịp điệu của câu. - Nội dung: Tục ngữ diến đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của dân gian với thiên nhiên,LĐSX, con người và xã hội; tục ngữ giàu hình ảnh => nên đọc nhấn mạnh vào những câu, những cụm từ miêu tả nhằm gợi cảm xúc cho người nghe - Tục ngữ được hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng - Phạm vi sử dụng: Sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của cuộc sống. * Đề tài + Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên. + Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất. +Phân biệt tục ngữ với thành ngữ: Thành ngữ là cụm từ cố định còn tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh; + Tục ngữ với ca dao: Tục ngữ là câu nói diễn đạt khái niệm, còn ca dao là lời thơ biểu hiện tả nội tâm của con người Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản a) Mục tiêu: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, ý nghĩa, cách vận dụng từng câu tục ngữ. + Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng câu tục ngữ b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, ý nghĩa, cách vận dụng từng câu tục ngữ qua hệ thống câu hỏi được thiết kế theo phiếu bài tập. Nhóm những câu tục ngữ về .............. Câu Ý nghĩa Cơ sở thực tiễn Áp dụng c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh a. Nhóm về những câu tục ngữ về thiên nhiên Câu Ý nghĩa Cơ sở thực tiễn Áp dụng 1 Tháng năm đêm ngắn, ngày dài; tháng mười ngày ngắn, đêm dài Nêu lên đặc điểm thời gian. người dân áp dụng vào mỗi vụ mùa, phân bổ thời gian làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí. 2 Khi trời đêm nhiều sao thì trời nắng, khi trời vắng, khi trời không có hoặc ít sao thì trời mưa. Quan sát, thực tiễn đặc điểm thời tiết. dự báo thiên nghiên, sắp xếp công việc. 3 Khi bầu trời chiều tà có màu ráng mỡ gà thì khi ấy dự báo chuẩn bị có bão. Quan sát, thực tiễn dự báo giông bão. dự báo thiên tai để mọi người phòng chống. b. Nhóm về những câu tục ngữ về lao động sản xuất Câu Ý nghĩa Cơ sở thực tiễn Áp dụng 5 Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng giá trị của đất đai trong lao động sản xuất của con người. Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này. 8 Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt. Kinh nghiệm về tầm quan trọng của thời vụ sản xuất quyết định sản lượng, năng xuất. Nhắc nhở và khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và việc chuẩn bị đất kỹ trong canh tác d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung, cho điểm - GV đánh giá HS, GV ghi nhận, tuyên dương -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Để đưa ra được kinh nghiệm, nhân dân ta phải quan sát thời gian rất nhiều ngày, nhiều đêm, nhiều năm Nhưng ngày nay chúng ta có thể giải thích hiện tượng này bằng khoa học. Hãy dựa vào kiến thức địa lý qua hình ảnh trên để giải thích? GV chốt: Như vậy, từ xa xưa khi khoa học chưa phát triển, bằng những quan sát, những trải nghiệm thực tiễn ông cha ta đã đúc rút được những tri thức rất bổ ích trong việc dự đoán thiên nhiên thời tiết. Ta có cảm giác như mỗi một người nông dân bình dị đều là những nhà thiên văn học tài ba. ? Hiện nay, khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chín ... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Tìm hiểu khái niệm của văn bản nghị luận. -Hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. b) Nội dung: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu ví dụ + Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm của văn bản nghị luận, hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 1. Nhu cầu nghị luận. * Văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong cuộc sống. * Nghị luận đưa ra những nhận định, suy nghĩ quan điểm, thái độ của mình trước một vấn đề đặt ra. 2. Thế nào là nghị luận? *Văn bản: "Chống nạn thất học" 1. Tác hại... 2. Những điều kiện cần... 3. Các biện pháp... * Ghi nhớ: SGK. - Là văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. - Khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm=> văn nghị luận. - Hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây không? - Vì sao trẻ em cần phải đi học? -Vì sao mọi người nên có bạn bè? ? Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện không? Vì sao? ? Để thuyết phục người đọc người nghe về những vấn đề trên (hay để trả lời những câu hỏi ấy), trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình nguười ta thường sử dụng các văn bản như xã luận, bài bình luận....Hãy kể tên một số kiểu văn bản khác mà em biết? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. - GV: + Tự sự là thuật, kể câu chuyện đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể – hình ảnh, vẫn chưa thể có sức thuyết phục khái quát, chưa có khả năng thuyết phục người đọc, người nghe, làm cho họ thấu tình đạt lí + M/tả là dựng tả chân dung cảnh, người, sự vật, sinh hoạt... kkông có sức khái quát Biểu cảm cũng có sử dụng lí lẽ nhưng chủ yếu vẫn là tình cảm, cảm xúc và mang tính chủ quan cảm tính nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề đó nêu một cách thấu tình đạt lí-> Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ làm cho lập luận sắc bén, thêm sức thuyết phục. - Một vài kiểu văn bản nghị luận thường gặp: Xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các bài nghiên cứu, phê bình, hội thảo khoa học, trao đổi về học thuật trên các báo và tạp chí chuyên ngành... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận -Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như vậy. - Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta không thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện mà phải dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận có lập luận mạch lạc, rõ ràng và dẫn chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề. * VD: - Tại sao chúng ta phải bảo vệ biển? - Hút thuốc lá mang lại hậu quả gì? -Tại sao cần phải từ bỏ những thói quen xấu? - Vì sao em thích đọc sách? - Làm thế nào để học giỏi môn ngữ văn? - Muốn xây dựng một tình bạn đẹp chúng ta phải làm gì? Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Đọc văn bản ? ? Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích gì? ? Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến nào? ? Để các ý kiến trên có sức thuyết phục với người đọc, tác giả đã nêu lên những lí lẽ cụ thể nào? ? Từ văn bản trên em hãy rút ra: Thế nào là văn bản nghị luận? Đặc điểm chính của một bài văn nghị luận? + Luận điểm ? + Luận cứ? + Lập luận? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến, kết luận. -Gọi HS đọc ghi nhớ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. GV: Bài viết đã xác định cho người đọc người nghe một tư tưởng đó là chống nạn thất học. Đây là văn bản ngắn, hay bởi tư tưởng của Bác có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục. Cách viết như vậy gọi là văn nghị luận. ? Vậy em hiểu như thế nào là văn nghị luận? ? Một văn bản nghị luận có những đặc điểm gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội từ đó đề cập tới vấn đề chống nạn thất học và xóa nạn mù chữ bằng cách kêu gọi mọi người cùng học tập nâng cao dân trí, học tập thường xuyên. * Những ý kiến được nêu ra: - Trong thời kì Pháp, chúng thực hiện chính sách ngu dân. Dẫn chứng: số người dân Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95%. - Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình,... - Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. * Tác giả nêu ra những lí lẽ: • Trước Cách mạng tháng Tám... • Nay đã giành được độc lập,... • Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. - Văn nghị luận là loại văn trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội qua các luận điểm, luận cứ và lập luận để thuyết phục. -Đặc điểm của văn nghị luận: +Luận đề là vấn đề bao trùm cần làm sáng tỏ, được đem ra để bàn luận, bảo vệ, chứng minh, bác bỏ trong toàn bộ bài viết. + Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. + Luận cứ là những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ cho luận điểm, làm cho người tiếp nhận hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó. + Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục. - Khái niệm: là văn bản viết ra nhằm xác định cho người nghe, đọc một tư tưởng hay một quan điểm nào đó. - Đặc điểm: + Có hệ thống luận điểm rõ ràng. + Có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. + Những quan điểm, tư tưởng trong văn bản nghị luận cần hướng tới giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2 SGK/10 để học sinh luyện tập củng cố kiến thức. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua bài tập sách giáo khoa bài tập 1 SGK/10 * Yêu cầu HS đọc văn bản "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" SGK/9 Đây có phải là bài văn nghị luận không. Tại sao? Cho hs thảo luận nhóm bàn . ? Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng câu văn nào thể hiện ý kiến đó ? ? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu những lý lẽ và dẫn chứng nào? ? Qua đó tác giả muốn nhắc nhở mọi người điều gì? ? Bài nghị luận nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao? ?Gọi hs đọc yc bài 2. Nêu bố cục của bài văn ? ? Bài văn là văn bản tự sự hay nghị luận? ? Hai đoạn đầu là kể hay tả? ? Tại sao nói 2 đoạn cuối là 2 đoạn nghị luận. ? Việc kể chuyện như vậy có ý nghĩa gì trong bài văn này? Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV chốt kiến thức: Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ hai cái hồ mà nghĩ đến cách sống của con người. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, viết bảng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận a. Đây là văn bản nghị luận vì - Vấn đề nêu ra bàn luận, giải quyết là một vấn đề xã hội - Để giải quyết vấn đề trên tác giả đã dùng nhiều lí lẽ, dẫn chứng để lập luận, bảo vệ quan điểm của mình b. - Ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu; cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu - Nhan đề của bài và ba câu cuối thể hiện kết luận đó. - Lí lẽ Có thói quen tốt và thói quen xấu Có người biết phân biệt tốt, xấu Thói quen không tốt hình thành tệ nạn Tạo được thói quen tốt là... văn minh cho xã hội - Dẫn chứng Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn... Hút thuốc lá, hay cáu giận... Một thói quen xấu ta thường... Tệ hại hơn ... - Bài văn nêu vấn đề rất sát với thực tế xã hội hiện nay. Bố cục - Mở bài: Đoạn 1- Nêu vấn đề nghi luận - Thân bài: Đoạn 2,3,4- Lí giải, chứng minh vấn đề - Kết bài: Đoạn 5- Khẳng định lại vấn đề * Cụ thể: + Kết quả thói quen tốt của con người (2 câu). + Biểu hiện của thói quen xấu. + Kêu gọi rèn luyện thói quen tốt (2 câu cuối). * Bài văn là văn bản nghị luận. * Hai đoạn đầu: Kể * Hai đoạn cuối: Bày tỏ tư tưởng, quan điểm về hai cách sống của con người giống như hai biển hồ. * Việc kể chuyện hai biển hồ chỉ là phương tiện đề đi đến vấn đề tư tưởng: cần chia sẻ, hoà hợp thì mới có ích cho mình và cho mọi người; nếu không sẽ chết dần chết mòn như biển Chết. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b) Nội dung: - Viết đoạn văn nghị luận. - Sưu tầm thêm những đoạn văn nghị luận trong các văn bản đã học c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập - Viết đoạn văn nghị luận khuyên bạn em không nên chơi điện tử. Sưu tầm thêm những đoạn văn nghị luận trong các văn bản đã học . Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận + Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, làm bài và trình bày trước lớp. + Tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm. Tiết sau nộp kết quả *******************************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_73_73_vu_thi_anh_tuyet.doc