Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Liên hệ chặt chẽ những kiến thức đã học được với những hiểu biết về quê hương và văn học, văn hoá quê hương. Khai thác bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và sáng tỏ thêm cho chương trình chính khoá. -Củng cố kiến thức tục ngữ, ca dao - dân ca.

2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu giữa văn học, văn hoá dân gian địa phương với nội dung chương trình chính khoá.

 - Giúp học sinh biết cách sưu tầm ca dao - dân ca, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

3. Về thái độ- Từ những hiểu biết về văn học, văn hoá dân gian, giáo viên giúp học sinh hoà nhập với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn bảo vệ giá trị văn hoá ( tinh thần, vật chất ) của quê hương. Từ đó giáo dục lòng tự hào về quê hương xứ sở của mình.

4. Năng lực, phẩm chất

* Năng lực- Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo- Năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, thẩm mỹ

* Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu:Giáo án,đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm thêm một số bài ca dao có nội dung tương tự

2. Thiết bị, phương tiện:-Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan,- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học:- Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, giải quyết vấn đề, đọc diễn cảm

2. Kỹ thuật:- đặt câu hỏi, chia nhóm, động não, trình bày

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

* GV giới thiệu bài : Văn học dân gian là giá trị tinh thần của nhân dân, là sản phẩm của trái tim và khối óc của nhân dân, ra đời trong đấu tranh xã hội và thiên nhiên, là những giá trị văn hoá tinh thần bất tử. Tìm hiểu để chiếm lĩnh, khám phá kho tàng văn học dân gian từ đó phát hiện những giá trị mới, tìm kiếm những nguồn năng lượng tinh thần mới, nhũng cơ sở triết lí mới cho sự phát triển luôn là nhu cầu chính đáng của mỗi chúng ta.

 

docx 171 trang cucpham 6700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
HỌC KỲ II
TUẦN 19
Ngày soạn: 2 / 1 / 2021
Ngày dạy: 	 / 1 / 2021
TIẾT 73+74
CHỦ ĐỀ: NGHỊ LUẬN DÂN GIAN VIỆT NAM 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm tục ngữ.
 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục 
ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng:
a. Kỹ năng chuyên môn:
 - Đọc - Hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động
sản xuất vào đời sống.
b. Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Ra quyết định : vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc đúng chỗ.
3. Thái độ: 
 - Hiểu về tục ngữ qua đó thêm yêu một thể loại văn học dân gian của dân tộc.
4. Năng lực, phẩm chất
* Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, thẩm mỹ
* Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu:Giáo án,đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm thêm một số bài ca dao có nội dung tương tự
2. Thiết bị, phương tiện:
-Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan,
- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, giải quyết vấn đề, đọc diễn cảm
2. Kỹ thuật:
- đặt câu hỏi, chia nhóm, động não, trình bày 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức : ( 1 phút)
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* GV giới thiệu bài : Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “ Túi khôn vô tận”. Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng cũng là “cây đời xanh tươi “. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu thể loại mới đó là tục ngữ . Vậy tục ngữ là gì ? tục ngữ đúc kết được những kinh nghiệm gì cho chúng ta .
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung
? Thế nào là tục ngữ ?
- HS : Trả lời như phần chú thích * SGK/3
Tìm hiểu chi tiết văn bản
Gv : đọc mẫu, gọi hs đọc lại ( giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp )
- Giải thích các từ khó 
? Bố cục chia làm mấy phần, nội dung của từng phần ?
- HS trả lời, gv nhận xét
- GV: Chốt ghi bảng
- Gọi hs đọc câu 1
? Nhận xét về vần, nhịp và các biện pháp nghệ thuật trong câu tục ngữ ?
- HS trả lời, gv nhận xét
- GV: Chốt ghi bảng
- Vần lưng , phép đối , nói quá 
? Bài học rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? 
- hs trả lời, gv nhận xét
Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài – Giúp con người chủ động về thời gian , công việc trong những thời điểm khác nhau 
? Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế ?
- Hs trả lời, gv nhận xét
- HS đọc câu 2
? Câu tục ngữ có mấy vế ? nêu nghĩa của từng vế 
- Hs trả lời, gv nhận xét
2 vế
? Vậy nghĩa của cả câu là gì 
- HS: Suy nghĩ,trả lời.
- GV: Nhận xét, ghi bảng.
Đêm sao dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa 
? Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào 
- Hs trả lời, gv nhận xét
Nắm trước thời tiết để chủ động công việc 
- Gọi hs đọc câu 3
? Câu tục ngữ này có mấy vế ? Nêu nghĩa của từng vế 
- Hs trả lời, gv nhận xét
? Vậy nghĩa của cả câu tục ngữ này là gì 
- HS : Suy nghĩ,trả lời.
- GV : Nhận xét,ghi bảng.
Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà ( sắp có bão)
? Câu tục ngữ thứ 5 có mấy vế? Giải nghĩa từng vế ? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
- HS: Mảnh đất nhỏ bằng 1 lượng vàng lớn 
? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này ? 
HS trả lời, gv nhận xét
- chúng ta cần phải quý trọng đất, không bỏ đất hoang
? Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì 
- Giá trị và vai trò của đất đai đối với người nông dân 
Hs đọc câu 8
? Nêu nghĩa của câu tục ngữ này ?
HS trả lời, gv nhận xét
- Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác 
? Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ? 
- HS : Trong trồng trọt ,cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai 
? Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệm ở nước ta ntn
- HS : Lịch gieo cấy đúng thời vụ , cải tạo đất sau mỗi vụ.
Hướng dẫn tổng kết 
? Nêu nghệ thuật và nội dung của tục ngữ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Khái niệm: 
- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về :
 + Quy luật của thiên nhiên.
 + Kinh nghiệm lao động sản xuất.
 + Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
2. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
3. Bố cục:Chia làm hai phần
+ Phần 1 : 4 câu đầu :Tục nhữ về thiên nhiên
 + Phần 2 : 4 câu sau :Tục ngữ về LĐSX
4. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
c1. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên
Câu 1 : Đêm tháng năm 
 Ngày tháng mười .
 - Vần lưng , phép đối , nói quá 
è Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài – Giúp con người chủ động về thời gian , công việc trong những thời điểm khác nhau 
Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
è Đêm sao dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa 
=> Nắm trước thời tiết để chủ động công việc 
Câu 3 : Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ 
è Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà ( sắp có bão)
Câu 5: Tấc đất , tấc vàng 
è đất quí như vàng –giá trị của đất đôi với đời sống lao động sx của con người nông dân 
Câu 8: Nhất thì , nhì thục 
è Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác => trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đai
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật : 
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Nội dung:
- Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta
3. Hoạt động thực hành
Hướng dẫn luyện tập
BT: tìm những câu tục ngữ khác cùng chủ đề
hs tìm, gv nhận xét
   - Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão,
   - Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
   - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
   - Ếch kêu uôm uôm, ao chuông đầy nước.
- Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
- Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất
4. Hoạt động vận dụng
BT1: Theo em tục ngữ và ca dao giống và khác nhau ở điểm nào?
HS trả lời, gv nhận xét
Giống nhau: đều là những sáng tác của nhân dân lao động, có tính truyền miệng
Khác nhau: 
+ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát
+ TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
+TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
BT2: Địa phương em sinh sống đã ứng dụng câu tục ngữ Nhất thì , nhì thục như thế nào trong lao động, sản xuất?
HS liên hệ trả lời, gv nhận xét
- một năm cấy hai vụ lúa chính, mùa đông trồng các cây thực phẩm ưa lạnh
- sau mỗi một vụ canh tác đất đai được cày bừa và xới tơi xốp
5. Hoạt động mở rộng, bổ sung
- Bài tập nâng cao ( dành cho hs khá – giỏi ): ? Trong các câu tục ngữ này em thích nhất câu nào? Vì sao?
hs trả lời, gv nhận xét
Câu : Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Vì : nhân dân lao động có thể dự đoán được thời tiết qua việc nhìn sao trên trời, từ đó sắp xếp công việc hợp lí
Câu “Tấc đất, tấc vàng”
- Qua câu tục ngữ ta thấy giá trị của đất. Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Đất là một loại vàng sinh sôi, từ đó khuyên con người biết sử dụng và quý trọng 
đất
.- Học thuộc phần ghi nhớ và 8 bài tục ngữ .
- Soạn bài “ Tục ngữ về con người và xã hội’’
Ngày soạn: 2 / 1 / 2021
Ngày dạy: / / 2021
Tiết 75
CHỦ ĐỀ: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
- CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
( Phần Văn và Tập làm văn )
 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: - Liên hệ chặt chẽ những kiến thức đã học được với những hiểu biết về quê hương và văn học, văn hoá quê hương. Khai thác bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và sáng tỏ thêm cho chương trình chính khoá. -Củng cố kiến thức tục ngữ, ca dao - dân ca.
2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu giữa văn học, văn hoá dân gian địa phương với nội dung chương trình chính khoá.
 - Giúp học sinh biết cách sưu tầm ca dao - dân ca, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
3. Về thái độ- Từ những hiểu biết về văn học, văn hoá dân gian, giáo viên giúp học sinh hoà nhập với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn bảo vệ giá trị văn hoá ( tinh thần, vật chất ) của quê hương. Từ đó giáo dục lòng tự hào về quê hương xứ sở của mình.
4. Năng lực, phẩm chất
* Năng lực- Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo- Năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, thẩm mỹ
* Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu:Giáo án,đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm thêm một số bài ca dao có nội dung tương tự
2. Thiết bị, phương tiện:-Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan,- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học:- Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, giải quyết vấn đề, đọc diễn cảm
2. Kỹ thuật:- đặt câu hỏi, chia nhóm, động não, trình bày 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* GV giới thiệu bài : Văn học dân gian là giá trị tinh thần của nhân dân, là sản phẩm của trái tim và khối óc của nhân dân, ra đời trong đấu tranh xã hội và thiên nhiên, là nh ... ra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* GV giới thiệu bài : Hôm trước chúng ta đã làm bài kiểm tra học kì 2 , hôm nay cô sẽ trả bài và sửa một số lỗi mà lớp mắc phải trong quá trình làm bài.
2. Hoạt động trả bài
a. GV ghi ®Ò bµi lªn b¶ng , hưíng dÉn HS tËp trung x¸c ®Þnh yªu cÇu cña ®Ò x©y dùng dµn ý cho bµi viÕt .
- GV nhËn xÐt , chèt l¹i yªu cÇu , bæ sung dµn ý 
* Đề bài: 
 I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Trong mỗi câu sau đều có 4 phương án trả lời. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm:
Câu 1. Câu “Gần một giờ đêm.” là:
A. Câu đơn. 	B. Câu đặc biệt.
C. Câu ghép.	D. Câu tỉnh lược.
Câu 2. Câu “Chung quang sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Phóng đại.	B. Điệp ngữ.
C. Liệt kê.	D. Nói giảm.
Câu 3. Tục ngữ và ca dao - dân ca khác nhau ở:
A. Tục ngữ thì ngắn, ca dao - dân ca thì dài hơn.
B. Tục ngữ thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian; ca dao - dân ca là tiếng hát tâm tình của người bình dân, thiên về trữ tình.
C. Tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng, ca dao - dân ca có khi nhiều nghĩa.
D. Tục ngữ gieo vần lưng, ca dao - dân ca gieo vần lưng và vần chân.
Câu 4. Cách giải thích nào đúng nhất với câu tục ngữ “cái răng, cái tóc là góc con người”?
A. Cái răng, cái tóc là một góc - một phần, một bộ phận của con người.
B. Cái răng, cái tóc góp phần làm đẹp con người không ít nên cần phải giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc và làm đẹp cho nó.
C. Cái răng, cái tóc chỉ là một góc, một phần nhỏ của cơ thể con người cho nên không nên dành cho nó quá nhiều ưu ái.
D. Cái răng, cái tóc không chỉ là một góc - một phần - một bộ phận không thể thiếu được của con người. Nó không chỉ góp phần làm đẹp cho con người về hình thức mà còn giúp cho việc ăn uống, bảo vệ cái đầu. Bởi vậy, chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp cái răng, cái tóc là việc làm cần thiết.
Câu 5. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
Câu 6. “Sống chết mặc bay” là cụm từ biểu hiện rõ rệt nhất thái độ của nhân vật nào trong truyện cùng tên?
A. Người nông dân.	B. Một tên lính lệ.
C. Quan phụ mẫu. 	D. Một viên quan nào đó.
Câu 7. Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
A. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
B. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bán nước và lũ cướp nước.
C. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
D. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. 
Câu 8. Theo em, thông thường việc giải thích trong bài văn theo phép lập luận giải thích nên đi theo trình tự nào?
A. Đi từ ý nghĩa của điều cần giải thích đến nội dung và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
B. Đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
C. Đi từ cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống đến giải thích ý nghĩa.
D. Cả ba cách trên đều đúng.
 II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Chỉ ra nội dung và các phương thức biểu đạt của đoạn văn?
3. Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?
Câu 2. (5 điểm)
Dân gian xưa có câu: 
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Em hãy viết bài văn giải thích để giúp mọi người hiểu rõ hơn nội dung của câu ca dao trên
* HƯỚNG DẪN CHẤM
I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
B
D
C
C
C
B
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
 II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: “Sống chết mặc bay” (0,25 điểm)
- Tác giả: Phạm Duy Tốn (0,25 điểm)
2. Chỉ ra nội dung và các phương thức biểu đạt của đoạn văn? 
- Nội dung đoạn văn: Cảnh hàng trăm nghìn người dân phu đang lăn lộn trong bùn nước để cố giữ con đê. (0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0,5 điểm)
3. Cảm nhận: 1,5 điểm
3.1. Yêu cầu kĩ năng:
- Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu.
- Diễn đạt trôi chảy, sáng rõ, không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
3.2. Yêu cầu kiến thức: Học sinh trình bày cảm nhận đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Đoạn văn được trích từ văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Trong đoạn văn tác giả làm nổi bật không khí, cảnh tượng hộ đê của hàng trăm nghìn dân phu. 
- Với nghệ thuật miêu tả tập trung cùng với việc sử dụng biện pháp liệt kê, hình ảnh so sánh, nghệ thuật đối lập tương phản ... nhấn mạnh cảnh tượng không khí của bao người dân trong đói khát, mệt mỏi, cố gắng liên tục từ chiều trong mưa gió, ướt như chuột lột để cố giữ con đê.
- Với âm thanh liên thanh của trống, ốc, tiếng người gọi nhau xao xác làm nổi bật không khí nhốn nháo, lộn xộn, căng thẳng, vất vả, cơ cực khốn cùng, sợ hãi và bất lực của người dân, một không khí khẩn cấp, nguy hiểm của thiên tai đang từng lúc đe dọa cuộc sống con người.
- Tác giả tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước mỗi lúc một thê thảm đáng lo ngại xót thương.
Cách cho điểm:
- 1,5 điểm: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng.
- 1,0 – 1,25 điểm: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kĩ năng còn một số hạn chế.
- 0,5 – 0,75 điểm: Đảm bảo 1/2 -> 2/3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng còn hạn chế.
- 0,25 điểm: có ý đáp ứng yêu cầu.
Câu 2: (5 điểm)
1. Mở bài. (0.25 điểm)
- Học sinh giới thiệu được truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Trích dẫn bài ca dao.
2. Thân bài
Ý 1 - Giải thích nội dung của câu ca dao:
- Nghĩa đen: Nhiễu điều là tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương(0.5 điểm)
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. (0.5 điểm)
Ý 2 - Tại sao con người phải sống yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau?
- Người Việt chúng ta dù ở miền ngược hay miền xuôi đều có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng tổ tiên cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, cùng con cháu vua Hùng, cùng một thứ ngôn ngữ, cùng sinh hoạt chung một phong tục tập quán không khác gì anh em trong một mái nhà. (0.5 điểm)
- Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái tạo ra sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua những thử thách; khó khăn như: Chiến thắng ngoại xâm, nội thù; góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ mới; xây dựng cuộc sống mới, khắc phục thiên taiHọc sinh lấy dẫn chứng minh họa (1.5 điểm)
- Đoàn kết yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn là biểu hiện của một lối sống văn minh, vị tha. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (0.25 điểm)
- Mỗi cá nhân đều không thể tách rời tập thể, bởi chỉ khi đoàn kết với mọi người con người mới tìm thấy niềm vui và có được sức mạnh. Ngược lại nếu sống cá nhân con người sẽ lẻ loi cô đơn, không thể phát huy được hết khả năng của mình. (0.25 điểm)
Ý 3 - Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. (0.5 điểm)
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp) (0.5 điểm)
3. Kết bài: (0.25 điểm)
- Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
b. GV tr¶ bµi, nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ vÒ bµi lµm cña HS :
- HS tù nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ bµi viÕt cña m×nh trªn c¬ sở GV nªu râ yªu cÇu vµ bæ sung dµn ý mµ c¸c em x©y dùng .
- GV nhËn xÐt , ®¸nh gi¸ :
* ¦u ®iÓm :Đa số các em nắm vững yêu cầu về nội dung và thể loại của đề bài.
Một số em chữ viết đẹp, trình bày bài khoa học,đủ ý, diễn đạt mạch lạc, lập luận thuyết phục như bài của Liên, Nguyễn Hạnh, Hương, Ái, Tấn Dũng...
GV ®äc mét bµi tiªu biÓu cho HS nghe: Bài của em Ái
* Nhưîc ®iÓm :Tuy nhiên một số em mắc một số lỗi về từ, câu khi diễn đạt các ý trong bài, lập luận còn thiếu thuyết phục Một số em trắc nghiệm làm sai nhiều, chưa nắm vững kiến thức về Tiếng Việt như Huy, Nghĩa, Đường
+Chữ viết sai nhiều lỗi về chính tả, bµi viÕt g¹ch xãa bÈn, bố cục không rõ ràng như bài của Đường, Huy, Tiệp, Xuân Đức...
+Bài làm sơ xài: Tiệp, Huy, Huyền...	
Gv yêu cầu Tiệp đọc bài
c. Hướng dÉn HS ch÷a lçi :
GV ch÷a trưíc líp mét sè lçi c¬ b¶n .
- Ch÷a lçi vÒ néi dung : S¾p xÕp l¹i c¸c ý trong phÇn th©n bµi nÕu kh«ng hîp lý , bæ sung thªm c¸c ý cßn thiÕu .
- H×nh thøc : chữa một số lỗi về chính tả
d. GV th«ng b¸o kÕt qu¶ :
- §iÓm 9-10 : % - §iÓm 5 trë lªn : %- §iÓm 4 trë xuèng : % ,§iÓm 0: % 
e. Gv gọi điểm vào sổ
3. Hoạt động thực hành
- HS nhắc lại dàn ý chung của bài văn nghị luận giải thích
4. Hoạt động mở rộng, bổ sung:
 - Về nhà viết lại bài văn, sửa các lỗi chính tả còn lại.
 - Ôn tập lại các kiến thức đã học
BAN GIÁM HIỆU

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_202.docx