Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Phẩm chất:
- Biết yêu thiên nhiên, đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học;
- Yêu quý và tự hào về truyền thống của đất nước, kính trọng, biết ơn người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp;
- Giới thiệu và gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, có lý tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai dân tộc.
- Chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng trong công việc gia đình, nhà trường; yêu lao động; có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai
2. Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.
+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học
Qua bài học, HS biết:
a. Đọc hiểu:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản
- Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
- Xác định được mục đích và nội dung chính của văn bản
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu rõ hơn các ý tưởng hay các vấn đề đặt ra trong văn bản
b. Viết :
- Viết văn bản tự sự (về một truyền thuyết, câu chuyện được nghe, được chứng kiến, được tham gia ).
c. Nói và nghe
- Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập
- Kể được một câu chuyện có yếu tố tưởng tượng
- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó
- Nghe tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sốn, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam
CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Phẩm chất: - Biết yêu thiên nhiên, đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học; - Yêu quý và tự hào về truyền thống của đất nước, kính trọng, biết ơn người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp; - Giới thiệu và gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, có lý tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai dân tộc. - Chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng trong công việc gia đình, nhà trường; yêu lao động; có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai 2. Năng lực: + Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo. + Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học Qua bài học, HS biết: a. Đọc hiểu: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản - Nêu được ấn tượng chung về văn bản - Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng - Xác định được mục đích và nội dung chính của văn bản - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu rõ hơn các ý tưởng hay các vấn đề đặt ra trong văn bản b. Viết : - Viết văn bản tự sự (về một truyền thuyết, câu chuyện được nghe, được chứng kiến, được tham gia). c. Nói và nghe - Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập - Kể được một câu chuyện có yếu tố tưởng tượng - Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó - Nghe tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sốn, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe. II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Phương tiện dạy học: - Máy tính, máy chiếu, bộ loa. - Bài soạn - Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Hình thức tổ chức dạy học: - Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp; - HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC ĐỌC HIỂU ( TIẾT) ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH I. Tổ chức khởi động và tạo tâm thế * Dự kiến kết quả 1. Tổ chức khởi động Giáo viên phát phiếu học tập số 1 cho học sinh với nội dung: Trắc nghiệm tính cách vui qua sở thích đọc sách. Gv yêu cầu học sinh chọn đáp án xong rồi lật đến trang đoán tính cách dựa theo đáp án. 2. Dẫn dắt vô bài: Dù chỉ là trắc nghiệm vui nhưng trên thực tế chúng ta thấy sách có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó ảnh hưởng lớn đến tính cách, thói quen, suy nghĩ và hành động của chúng ta. Chính vì điều này mà Chu Quang Tiềm đã đặt ra vấn đề " Bàn về đọc sách", cũng là bài học của chúng tâ hôm nay II. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản * Dự kiến kết quả 1. Đọc- chú thích 2. Tìm hiểu chung về văn bản a. Tác giả - Chu Quang Tiềm (1897-1986) - Nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. b. Tác phẩm - Trích trong cuốn “Doanh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” Bắc Kinh- năm 1995, do Trần Đình Sử dịch. - Nhan đề: “Bàn về đọc sách” - Kiểu văn bản: nghị luận. (Vấn đề nghị luận:(Vai trò, phương pháp đọc sách) - PTBĐ chính: Nghị luận. - Bố cục: + Từ đầu đến thế giới mới: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách . + Tiếp đến tiêu hao lực lượng: Những khó khăn và các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách + Còn lại: Phương pháp đọc sách đúng đắn (lựa chọn sách và lựa chọn như thế nào cho có hiệu quả) II. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc- chú thích - GV cho hs đọc toàn bộ văn bản - Gv yêu cầu học sinh nêu ấn tượng nổi bật về văn bản - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ khó. Trao đổi với các bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc chưa hiểu bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa. 2. Tìm hiểu chung về văn bản a. Tác giả Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả CQT bằng câu hỏi gợi mở - Nêu những điều em đã tìm hiểu được về tác giả Chu Quang Tiềm dựa vào nội dung em truy cập trên mạng và phần Chú thích SGK? GV bổ sung thêm thông tin về tác giả và chiếu chân dung tác giả. b. Tác phẩm - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những thông tin chung về tác phẩm các phiếu bài tập số 2 Hs hoạt động cặp đôi III. Đọc hiểu chi tiết văn bản 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách * Tầm quan trọng Luận điểm Luận cứ Câu văn khái quát luận điểm Đọc sách là con đường căn bản quan trọng của học vấn. + Tầm quan trọng của sách. + Ý nghĩa của việc đọc sách + Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. + Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại. + Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả của nhân loại trong quá khứ là ôn lại những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi là mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. - Sách đã ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại. - Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. những cuón sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. - "Sách là kho tàng quý báu cất giữ tài sản tinh thần của nhân loại” + Tủ sách của nhân loại: đồ sộ, có giá trị. + Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ. - Nếu không đọc sách sẽ không có tri thức, không tiếp cận được đời sống xã hội -> lạc hậu & dần dần bị loại bỏ. - Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực của đời sống trí tuệ, tinh thần, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn rộng mở ở phía trước. Để tiến lên con người phải dựa vào di sản học vấn này. * Ý nghĩa của việc đọc sách + Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. + Đọc sách là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, để phát hiện thế giới mới. Không thể tiến lên thu được các thành tựu mới trên con đường văn hoá học thuật nếu như không biết kế thừa, xuất phát từ những thành tựu đã qua. - Cách lập luận + Đưa ý khái quát-> Tìm lí lẽ phân tích làm rõ luận điểm. + Dùng các câu ghép có cặp quan hệ từ mang ý khẳng định: Nếu- thì => Cách lập luận trên khẳng định ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Sách là vốn tri thức của nhân loại, đọc sách là cách tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách, là sự hưởng thụ các kiến thức, thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được - Ví dụ +Chiến tranh và hòa bình- Lev Tolstoy + Không gia đình- Héc-To-Ma-Lo +Thép đã tôi thế đấy- NicolaiAlekseyevich + Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh + Những người khốn khổ- Vích To- Huy -Gô + Truyện Kiều - Nguyễn Du + Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu + Thủy Hử - Thi Nại Am - Cũng nằm trong di sản đó, vì đó là một phần tinh hoa của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà em có may mắn được tiếp nhận. III. Đọc hiểu chi tiết văn bản 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách * Tầm quan trọng - Gv yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1 và thảo luận theo nhóm bàn - Thời gian: 3 phút - Hình thức: phiếu học tập số 3 - Luận điểm nằm ở vị trí nào của văn bản? Để phân tích luận điểm này, tác giả đó đưa ra các luận cứ gì? Hoàn thành bảng sau Luận điểm Luận cứ Câu văn khái quát luận điểm - Qua lời bàn của tác giả, ta thấy sách có vai trò và tác dụng gì trên con đường phát triển của nhân loại ? ? Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “ Sách là kho tàng quý báu cất giữ tài sản tinh thần của nhân loại”? - Nếu chúng ta xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt trong quá khứ thì sẽ như thế nào ? - Theo tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào? * Ý nghĩa của việc đọc sách - Từ vai trò, tác dụng của sách đối với con người, tác giả đã cho thấy đọc sách có ý nghĩa như thế nào ? - Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở luận điểm 1? - Cách lập luận trên có tác dụng như thế nào? - Em hãy lấy một số ví dụ về những cuốn sách nổi tiếng của văn học Việt Nam & văn học thế giới ? Thảo luận nhóm - Những cuốn sách em đang học tập có phải là di sản tinh thần của nhân loại không ? Tại sao? 2. Những khó khăn và các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. + Trong tình hình hiện nay, sách ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. + Lịch sử phát triển, tinh thần nhân loại càng phong phú... -> Đọc sách ngày càng không dễ. - Luận điểm: Những khó khăn, nguy hại dễ gặp phải khi đọc sách trong tình hình hiện nay. * Luận cứ 1: Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu: dễ sa vào lối “ ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm. + Dẫn chứng: Các học giả T.Quốc, 1 học giả trẻ ( liếc qua...) + Lí lẽ: sách tuy đọc ít... * Luận cứ 2: Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng: khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích. + Dẫn chứng: Nhiều người mới học... + Lí lẽ: Chiếm lĩnh học vấn, lĩnh vực nào, rất nhiều nhưng thiết thực chỉ có một số.... - Cách trình bày và nêu lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, sâu sắc, có hình ảnh, gây ấn tượng và giàu sức thuyết phục. - Cách viết giàu hình ảnh, nhiều chỗ tác giả ví von cụ thể và thú vị như -> Nâng cao nhận thức cho người đọc và tăng thêm tính thuyết phục cho ý kiến của mì ... Vận dụng các tri thức về đời sống. * Chia lớp ra làm các nhóm lập dàn ý cho đề bài số 7( thảo luận nhóm) - Thời gian: 5 phút - Yêu cầu: ? Chúng ta phải tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học ? * Yêu cầu học sinh làm dàn bài tại lớp về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Phần Mở bài cần giới thiệu như thế nào ? - Phần Thân bài cần giải thích, chứng minh, phân tích các vấn đề ntn ? - Em có thể đưa ra một vài dẫn chứng để minh hoạ các lí lẽ trên ? - Phần Kết bài có thể khái quát vấn đề ntn ? * Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để lập dàn bài. * Các nhóm thảo luận 5’ (Trên cơ sở đã chuẩn bị trước dàn bài ở nhà) -> Báo cáo kết quả=> Giáo viên nhận xét, chốt. VIẾT Em hãy viết một bài văn bàn về “Tinh thần tự học” 1. Trước khi viết 1. Giáo viên giao nhiệm vụ hướng dẫn tìm hiểu đề (1 tiết) Đề bài:Em hãy viết một bài văn bàn về “Tinh thần tự học” - Tìm hiểu yêu cầu của đề + Đề yêu cầu viết kiểu bài gì? + Nội dung và phạm vi bài viết như thế nào? - Hướng dẫn hs xác định mục đích và người đọc bằng các câu hỏi: + Bài viết của em hướng tới ai? + Tại sao em muốn viết về vấn đề này? - Hướng dẫn hs tìm ý cho bài viết + Giải thích rõ thế nào là tự học + Cần có tinh thần tự học ntn + Ý nghĩa lớn lao của vấn đề này - Hướng dẫn hs lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu Tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người b. TB *. Giải thích - Học là gì? Học là 1 hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó. Mọi sự học luôn là tự học. Ai học người đó sẽ có kiến thức, không học không có kiến thức, không ai học hộ mình được + Hướng dẫn của thầy cô + Tự học, tích luỹ - Tinh thần tự học là gì? + Có ý thức tự học + Có ý chí vượt mọi khó khăn + Có phương pháp tự học + Khiêm tốn học hỏi =>Tự học là dựa trên những kiến thức, kĩ năng đã học tiếp tục nghiên cứu, tích luỹ tri thức, kĩ năng, không giới hạn về thời gian, không gian=> Nêu cao tinh thần tự học có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. * Dẫn chứng + Các tấm gương trong sách báo + Các tấm gương của bạn bè xung quanh. c. Kết bài: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. 2. Viết bài 2. Viết bài (2 tiết) - Giáo viên tổ chức cho HS viết bài trên lớp - Trong quá trình làm, Gv hỗ trợ hs (nếu cần) 3. Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết Gv giao nhiệm vụ cho hs rà soát và chỉnh sửa lại bài của mình theo hướng dẫn hoặc sau khi được trả bài NÓI VÀ NGHE: 1. Chuẩn bị nói - Sau khi đọc/ xem và nhận xét bài viết của hs, gv yêu cầu hs chuyển nội dung bài viết thành bài nói (thuyết trình): bàn về “Tinh thần tự học” - Gv hướng dẫn hs xác định nội dung, mục đích nói bằng các câu hỏi: + Em muốn kể về vấn đề gì? + Mục đích bàn bạc của em là gì - Gv hướng dẫn hs ghi chú ngắn gọn nội dung sẽ trình bày để hỗ trợ cho hs trong quá trình nói 2. Thực hành luyện nói - Gv yêu cầu hs luyện nói theo cặp/ nhóm: + Gv giao nhiệm vụ cho từng cặp hs thực hành luyện nói theo phiếu ghi chú đã xây dựng (mối người được trình bày trong thời gian 5-7') + Hs trao đổi, góp ý về nội dung nói, cách nói của bạn (Bài trình bày có tập trung vào bàn bạc về tinh thần tự học không?Ngôn ngữ sử dụng có phù hợp với mục đích nói và đối tượng tiếp nhận không? Khả năng truyền cảm hứng thể hiện như thế nào ở các yếu tô phi ngôn ngữ, âm lượng, nhịp điệu, giọng nói, cách phát âm..) + Gv hướng dẫn hs thực hành nói: Cần phát huy những đặc điểm của các yếu tố kèm lời và phi ngôn ngữ trong khi nói như ngữ điệu, tư thế, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. - Gv yêu cầu hs luyện nói trước lớp: +Gv cho 2 hoặc 3 cặp hs trình bày trước lớp(5-7'); những hs còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét đánh giá (vào phiếu) 3. Đánh giá bài nói - Gv hướng dẫn hs lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá (mức độ 5 là mức độ tốt nhất) Tiêu chí Biểu hiện Mức độ đạt được 1 2 3 4 5 1. Khả năng thành thạo khi nói 1.1 Nói lưu loát, phát âm chuẩn, trôi chảy 1.2 Nói truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn với người nghe 2. Nội dung nói 2.1 Nội dung bài trình bày tập trung vào vấn đề chính (kỉ niệm về lần...) 2.2 Nội dung trình bày chi tiết, phong phú, hấp dẫn 2.3 Trình tự trình bày logic 3. Sử dụng từ ngữ 3.1. Sử dụng từ vựng chính xác, phù hợp 3.2 Sử dụng từ ngữ hay, hấp dẫn, ấn tượng 4. Sử dụng p.tiện phi ngôn ngữ phù hợp 4.1 Dáng vẻ, tư thế, ánh mắt, nứt mặt phù hợp với nội dung thuyết trình 4.2 Sử dụng những của chỉ tạo ấn tượng, thể hiện thái độ thân thiện, giao lưu tích cực với người nghe. 5. Mở đầu và kết thúc 5. Mở đầu và kết thức ấn tượng - Gv hỏi thêm về ấn tượng của hs khi nghe bài trình bày của bạn bằng câu hỏi gợi dẫn: + Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn? + Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn Phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1: Trắc nghiệm tính cách qua sở thích cá nhân Hãy chọn 1 trong 3 đáp án cho từng câu hỏi bạn nhé! 1. Thể loại sách mà bạn yêu thích a. Tình cảm,lãng mạn b. Sách kinh doanh & đầu tư, kỹ năng sống c. Trinh thám, kiếm hiệp, phưu lưu 2. Bạn lựa chọn sách như thế nào? a. Được bạn bè giới thiệu cho một cuốn sách hay b. Cần cho công việc hoặc cuộc sống c. Đi theo trào lưu sách HOT trên thị trường 3. Khi đọc sách bạn thường? a. Nằm đọc sách b. Ngồi đọc sách c. Cả hai tư thế trên 4. Khi đọc xong một cuốn sách hay bạn thường? a. Đọc đi đọc lại nhiều lần b. Chia sẻ ngay cho bạn bè biết c. Cất giữ rất cẩn thận coi như bảo vật 5. Kệ sách trong nhà bạn thường? a. Gồm nhiều tiểu thuyết và truyện b. Đa số là sách tham khảo về học tập và công việc c. Đầy đủ các thể loại từ giáo trình, truyện, sách tham khảo 6. Đã bao lâu rồi bạn chưa đọc một cuốn sách a. Khoảng 1 tháng b. Khoảng 2 tháng trở lên c. Không nhớ nữa 7. Thói quen nào sau đây khi bạn tìm sách đọc a. Tìm ngay thể loại mình thích b. Có thông tin tên sách trước rồi mới đọc c. Lướt qua 1 lượt tất cả các sách 8. Thói quen nào sau đây của bạn khi bạn tường thuật lại một cuốn sách đã đọc? a. Dẵn dắt và thêm cảm xúc trong câu chuyện mình kể b. Ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu c. Dài dòng và hay lan man sang hướng khác 9. Khi bạn viết văn bạn thường a. Đặt bút viết liền 1 mạch b. Lập dàn ý trước rồi viết c. Tùy theo ngẫu hứng có lúc vạch dàn ý lúc không 10. Kho từ vựng của bạn trong việc diễn đạt những sắc thái mạnh của cảm xúc như thế nào? a. Dùng những từ ngữ phong phú đa dạng màu sắc b. Diễn đạt ngắn gọn xúc tích c. Chủ yếu có các từ kèm theo như “rất”, “quá” ¶¶ ¶ Chúng ta cùng xem đáp án tính cách của bạn như thế nào nhé!. 1. Chọn nhiều đáp án A - Bạn là người nhạy cảm. - Cách nói chuyện của bạn rất hấp dẫn và lôi cuốn người nghe. Bạn có sức thu hút vô cùng đặc biệt với người khác phái. - Trong chuyện tình cảm bạn luôn thích sự lãng mạng và luôn tạo nhiều bất ngờ với người mình yêu. - Bạn phù hợp làm các công việc như: nhà văn, nghệ sỹ, nhà tâm lý học, biên tập viên, chuyên gia nhân sự, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, kế toán, chăm sóc khách hàng. 2. Chọn nhiều đáp án B - Bạn là người rất giỏi và có óc quan sát. - Bạn luôn biết cách lập kế hoạch và xử ly mọi việc theo hướng khoa học nhất. - Luôn thẳng thắn, quyết đoán và rất giỏi trong việc thuyết phục mọi người. - Trong tình cảm bạn hơi thụ động, và quá độc đoán. - Bạn thích hợp với công việc: Quản lý, ngoại giao, kinh doanh, diễn giả, chuyên viên phân tích. 3. Chọn nhiều đáp án C - Bạn rất dễ mến, luôn biết cách lấy lòng người khác. - Không thích nói nhiều, luôn biết chuyện gì là quan trọng và biết cách tạo điểm nhấn. Tuy nhiên lại rất thích hay phóng dại mọi việc lên quá mức. - Trong chuyện tình cảm bạn rất dễ mềm lòng, đôi khi lại rất cứng nhắc. - Bạn thích hợp làm: Kế toán, nghiên cứu, giáo viên. 4. Các đáp án cân bằng nhau - Bạn rất có sức thu hút với người đối diện. Phong thái nói chuyện của bạn rất lôi cuốn người đối diện. - Trong tình cảm bạn lại là người rất nhanh chán, rất dễ thu hút người khác giới. - Bạn thích hợp làm: Bác sĩ, nhà báo, nhà tâm lý học, kinh doanh Phiếu học tập số 2 PTBĐ . BỐ CỤC Đ2 Đ3 XUẤT XỨ .................... Kiểu văn bản......................................... Bàn về đọc sách Đ1 44 & Phiếu học tập số 3 ĐỌC SÁCH ............................................................................................................................................................................................................................. CHỌN SÁCH ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Gây dựng những tình cảm không có Ví dụ: . . PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁCH ĐÚNG CÁCH BÀI HỌC CỦA BẢN THÂN EM VỀ CÁCH ĐỌC SÁCH ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... CÁCH LẬP LUẬN .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_chu_de_van_ban_nghi_luan_hien_dai_viet.doc