Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Tây tiến"

I. Mục tiêu

 Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Trình bày được những nét khái quát nhất về tác giả và tác phẩm.

- Kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được từ bài “Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” vào việc đọc hiểu văn bản “Tây Tiến”.

- Phân tích và cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây.

- Đánh giá được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng

- Vận dụng thành thục kĩ năng đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.

- Trau dồi kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình.

3. Thái độ

- Chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học.

- Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân: Trân trọng, cảm phục anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. Phương pháp dạy học

• Thuyết trình tích cực.

• Dạy học theo nhóm.

• Dạy học qua tình huống.

III. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu

• Giấy A0.

• Đọc trước văn bản và hoàn thiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước):

- Nhiệm vụ nhóm:

 + N1: Sơ đồ tư duy về tác giả Quang Dũng.

 + N2: Sơ đồ tư duy về đoàn binh Tây Tiến.

 + N3: Sơ đồ tư duy về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 + N4: Bảng so sánh, đánh giá 2 nhan đề bài thơ.

- Nhiệm vụ cá nhân:

 + Cá nhân trong các nhóm tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên miền Tây hiện ra qua những chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật từ câu 3 -> 8 (sgk-trang 88). Sau đó ghi những ý chính ra giấy nhớ.Trong đó:

 / Các cá nhân trong nhóm 1, 2 tìm hiểu từ câu 3->5

 / Các cá nhân trong nhóm 3,4 tìm hiểu từ câu 6->8

 + Hoàn thiện phiếu đánh giá buổi học vào cuối giờ.

 

docx 11 trang cucpham 28/07/2022 4280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Tây tiến"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Tây tiến"

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Tây tiến"
TÂY TIẾN
 Nguyễn Quang Dũng
Mục tiêu
 Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:
Kiến thức
- Trình bày được những nét khái quát nhất về tác giả và tác phẩm.
- Kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được từ bài “Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” vào việc đọc hiểu văn bản “Tây Tiến”.
- Phân tích và cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây.
- Đánh giá được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Kĩ năng
- Vận dụng thành thục kĩ năng đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
- Trau dồi kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình.
Thái độ
- Chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học.
- Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân: Trân trọng, cảm phục anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phương pháp dạy học
Thuyết trình tích cực.
Dạy học theo nhóm.
Dạy học qua tình huống.
Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
Giấy A0.
Đọc trước văn bản và hoàn thiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước):
Nhiệm vụ nhóm:
 + N1: Sơ đồ tư duy về tác giả Quang Dũng.
 + N2: Sơ đồ tư duy về đoàn binh Tây Tiến.
 + N3: Sơ đồ tư duy về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 + N4: Bảng so sánh, đánh giá 2 nhan đề bài thơ.
Nhiệm vụ cá nhân:
 + Cá nhân trong các nhóm tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên miền Tây hiện ra qua những chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật từ câu 3 -> 8 (sgk-trang 88). Sau đó ghi những ý chính ra giấy nhớ.Trong đó:
 / Các cá nhân trong nhóm 1, 2 tìm hiểu từ câu 3->5
 / Các cá nhân trong nhóm 3,4 tìm hiểu từ câu 6->8
 + Hoàn thiện phiếu đánh giá buổi học vào cuối giờ.
Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
GV: 
- Ổn định tổ chức lớp.
- Mở một số hình ảnh về người lính thời kháng chiến chống Pháp.
- Cho học sinh nghe một đoạn bài hát Đoàn vệ quốc quân (nhạc Phan Huỳnh Điểu) và chiếu câu hỏi:
 + Bằng kiến thức lịch sử, hình ảnh, bài hát trên gợi nhắc em tới giai đoạn văn học nào trong bài khái quát văn học sử từ CM tháng 8 năm 1945 đến hết XX?
 + Nhân vật trung tâm trong các bức hình cũng là nhân vật trung tâm trong giai đoạn văn học này là ai?
HS: 
Xem, nghe, cảm nhận và định hướng trả lời:
+ Gđ VH 1945- 1975.
+ Người lính anh dũng sẵn sàng xả thân vì đất nước.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (15 phút)
GV: Trình chiếu và nêu câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Quang Dũng ?
HS: 
- Nhóm 1 trình bày sản phẩm; đại diện nhóm 1 thuyết trình và điều hành thảo luận.
- Các nhóm còn lại theo dõi, thảo luận, nhận xét.
GV: Theo dõi HS trả lời; kết hợp trình chiếu hình ảnh tác giả, kiến thức về tác giả và chốt kiến thức.
GV: Trình chiếu và nêu câu hỏi: 
 + Trình bày hiểu biết về đoàn binh Tây Tiến?
 + Hoàn cảnh bài thơ này như thế nào?
HS: 
- Nhóm 2; 3 trình bày sản phẩm; đại diện nhóm 2; 3 thuyết trình và điều hành thảo luận.
- Các nhóm còn lại theo dõi, thảo luận, nhận xét.
GV: Lắng nghe, bổ sung, chốt trên slide.
Mở rộng: Bài thơ từng bị phê bình bởi tính chất ủy mị của nó.
GV: Nêu tình huống phản biện: Có ý kiến nói rằng: nhan đề “Nhớ Tây Tiến” cụ thể và ý nghĩa hơn “Tây Tiến” . Hãy tranh luận với ý kiến trên?
HS: 
Nhóm 4 trình bày sản phẩm; đại diện nhóm 4 thuyết trình và điều hành thảo luận.
Các nhóm còn lại theo dõi, thảo luận, phản biện.
GV: Chốt trên slide.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu chi tiết (15 phút)
GV: Chiếu hình ảnh Sông Mã + 2 câu thơ đầu.
 - Nêu câu hỏi:
 + Khơi nguồn cho mạch cảm xúc của bài thơ là gì? Câu thơ nào thể hiện cảm xúc đó?
 + Những biện pháp NT nào được sử dụng ở hai câu đầu? Tác dụng trong việc thể hiện nỗi nhớ, cảm xúc của nhà thơ
 + Em hiểu thế nào là nỗi “nhớ chơi vơi”? Tâm trạng của tác giả?
HS: Lắng nghe, định hướng trả lời
GV: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
- Cho 4 nhóm hoạt động :
 +Nhóm 1,2: Bức tranh thiên nhiên miền Tây hiện ra qua những chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật trong các câu 3,4,5.
 +Nhóm 3,4: Bức tranh thiên nhiên miền Tây hiện ra qua những chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật trong 
Các câu 6,7,8.
HS: 
- Các nhóm ngồi quay lại với nhau, thực hiện nhiệm vụ thông qua kĩ thuật khăn trải bàn (trên giấy A0 và giấy nhớ chứa kiến thức tóm tắt đã chuẩn bị trước). 
- Đại diện 2 trong 4 nhóm lên trình bày sản phẩm và điều hành thảo luận.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, phản biện, bổ sung.
GV: Kết hợp trình chiếu ngữ liệu thơ. Theo dõi HS trả lời, định hướng tiếp cận và chốt trên slide.
Hình dung về người lính và không khí thời kì kháng chiến chống Pháp.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
 - Tên thật: Bùi Đình Diệm (1921-1988).
 - Quê hương: Phượng Trì – Hà Tây.
 - Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh 
 - Phong cách sáng tác: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn.
 - Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988)
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Xuất xứ: Rút từ tập “Mây đầu ô”.
– Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.
– Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến:
 + Thành lập: năm 1947.
 + Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.
 + Địa bàn : Đồi núi Tây Bắc Bộ Việt Nam và Thượng Lào.
 + Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động thành thị.
 + Điều kiện sống: Gian khổ, thiếu thốn.
 +Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn – lạc quan, yêu đời.
b. Nhan đề: Nhớ Tây Tiến -> Tây Tiến.
- Nhớ Tây Tiến: hướng người đọc đến cảm xúc toàn bài, đó là nỗi nhớ.
- Tây Tiến: cảm xúc lặn xuống chiều sâu, chỉ còn một niềm đau đáu, một ấn tượng bủa vây, ám ảnh: Tây Tiến.
II. Đọc–hiểu:
 1.Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây trên chặng đường hành quân gian khổ.
a. Nỗi nhớ bật lên thành tiếng gọi (2 câu đầu)
– Câu 1: Hai điểm về, nơi đến của nỗi nhớ.
+ “Sông Mã”: con sông gắn với đời lính 
+ Tây Tiến: Đoàn binh
– Câu 2:
+ Điệp từ “nhớ”, từ láy “chơi vơi”, điệp âm “ơi” =>Tạo tính nhạc, hình tượng hoá nỗi nhớ.
+ Nhớ “chơi vơi” => gợi nỗi nhớ vô hình, vô lượng, mơ hồ, lơ lửng, ăm ắp khôn nguôi.
b. Thiên nhiên miền Tây (6 câu tiếp):
 - Nghệ thuật liệt kê.
 - “Sương lấp”
=> Màn sương mờ của kỉ niệm.
 - “Đoàn quân mỏi” 
=> gợi cuộc hành quân đầy gian khổ.
 - “ Hoa về trong đêm hơi” =>cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đẩy lùi nỗi nhọc nhằn.
 - Sử dụng nhiều từ láy: “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”; điệp từ “dốc” => diễn tả sự hiểm trở của con đường hành quân.
 - NT nhân hoá “súng ngửi trời”, phép đảo” hun hút cồn mây” => Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải. 
 - NT tương phản, điệp từ ” ngàn thước” => Câu thơ như bẻ gãy làm đôi => nguy hiểm. 
 - “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”:
 + Tất cả âm tiết là thanh bằng, âm mở 
 + “Nhà ai”: vừa phiếm chỉ, vừa nghi vấn
 + NT nhân hoá : “Thác gầm, cọp trêu”=> hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa.
+ Từ láy “chiều chiều, đêm đêm” => tuần hoàn, lặp lại, vĩnh hằng của thời gian
HOẠT ĐỘNG 3: TỰ HỌC (10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Luyện tập
“Cộng hưởng trí tuệ”: 
 - Giáo viên cho 4 nhóm thảo luận trong 5 phút về những gì đã học được trong bài hôm nay.
 - Sàng lọc, gom thành các mục lớn, chốt trên slide.
 Đại diện các nhóm lên bảng viết, bạn sau không trùng ý với bạn trước.
+ Tác giả
+ Hoàn cảnh ra đời
+ Số phận của bài thơ
+ Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây: hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt và thơ mộng.
+ Nỗi nhớ con đường hành quân gian khổ.
Vận dụng
Bài tập về nhà: Những người lính Tây Tiến đã gặp không ít khó khăn khi làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước trên Tây bắc hiểm trở. Cuộc sống hôm nay trên Tây Bắc còn những khó khăn nào? Cách ứng xử trước khó khăn đó?
 Làm bài tập vào buổi học sau.
Định hướng học tập tiếp theo.
 * Giao nhiệm vụ cho các nhóm để phục vụ cho tiết 2 bài Tây Tiến:
 -N1: Đêm liên hoan lửa trại ấm áp tình quân dân.
- N2: Cảnh sông nước miền Tây Bắc mơ mộng.
- N3: Chân dung hiện thực về người lính Tây Tiến.
- N4: So sánh hình tượng người lính Tây Tiến với hình tượng người lính trong thơ ca cách mạng cùng thời đại.
* Giao nhiệm vụ cá nhân: 
 Sưu tầm,tìm những câu thơ viết về người lính trong giai đoạn văn học từ 1945 đến 1979.
N1, N2, N3 lập sơ đồ tư duy (trên giấy hoặc bằng phần mềm Imindmap)
N4 lập bảng so sánh
Kiểm tra- Đánh giá
Trong quá trình học, những cá nhân tích cực và có kết quả thì cho điểm miệng, 15p hoặc cộng điểm 1 tiết. Đánh giá và cho điểm nhóm dựa theo phiếu đánh giá nhóm (Mẫu phiếu ở phụ lục)
Lấy ý kiến phản hồi của học sinh về buổi học. (Mẫu phiếu phản hồi ở phụ lục)
Đánh giá cải tiến
Phần tâm đắc
Đã chia được 4 nhóm học tập có cùng năng lực và phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mỗi nhóm/ học sinh. 
Lôi kéo được tất cả các thành viên trong lớp tích cực học tập.
Kịp thời động viên tinh thần các em.
Tổ chức được các hoạt động học tập để thu hút học sinh.
Tạo hứng thú cho các em trong việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Hình thành, phát triển các kĩ năng, năng lực tương ứng.
Những khó khăn và giải pháp
Khó khăn: Nhiều kiến thức cần truyền đạt trong thời gian ngắn.
Giải pháp: Kiểm soát thời gian và tập trung vào nội dung chính.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Chú ý
Có kế hoạch làm việc nhóm, biên bản làm việc ghi rõ quá trình làm việc
10
Các thành viên trong nhóm hợp tác tích cực
10
Đầy đủ thành viên tham gia báo cáo
10
Trình bày kết quả (đầy đủ, chính xác, khoa học)
50
Đúng thời gian
10
Có ý tưởng sáng tạo độc đáo
10
Tổng
100
PHIẾU PHẢN HỒI 
(gồm 3 trang)
 Trước tiên, cảm ơn các em đã hợp tác tích cực trong buổi học ngày hôm nay. 
 Dưới đây là những câu hỏi để các em đánh giá về buổi học. Sau khi đã đọc kĩ, với mỗi câu, các em tích vào một trong những phương án đã cho hoặc viết ý kiến của mình vào chỗ .
 Trên cơ sở đánh giá này, cô sẽ có những cải tiến để buổi học sau diễn ra hiệu quả hơn. Cảm ơn các em!
I. Về Kiến thức: 
 1.1.Nội dung kiến thức trong bài giảng của cô:
a) Cơ bản, vững chắc, có nâng cao vừa phải.
b) Cơ bản, vững chắc, không nâng cao.
c) Lướt nhanh kiến thức cơ bản, nâng cao nhiều.
1.2. Cách đặt câu hỏi của cô trong bài giảng:
a) Rõ ràng mạch lạc, gợi mở.
b) Tương đối rõ ràng mạch lạc.
c) Lủng củng, tối nghĩa, khó hiểu.
1.3. Cách phân tích tác phẩm văn học của cô thường là:
a) Rất hay. b) Hay.
c) Bình thường. d) Chán.
1.4. Theo em điều quan trọng nhất em học được trong tiết học này là gì? 
....
1.5. Em còn băn khoăn điều gì về bài học không?	
II. Về phương pháp giảng dạy:
2.1. Giọng nói và cách diễn đạt của cô:
a) Rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm, hấp dẫn.
b) Tương đối rõ ràng, mạch lạc .
c) Đều đều, nhạt nhẽo, gây buồn ngủ .
2.2. Cách tổ chức giờ học của cô:
a) Phong phú, đa dạng, sáng tạo.
b) Tương đối phong phú.
c) Hơi đơn điệu, thiếu sáng tạo.
d) Nhàm chán.
 2.3. Mức độ sử dụng đồ dùng dạy học (tranh vẽ, mô hình, dụng cụ thí nghiệm) hoặc ứng dụng công nghệ thông tin là:
a) Thường xuyên.
b) Nhiều lần .
c) Thỉnh thoảng.
2.6. Em có ý kiến đóng góp gì về phương pháp của cô để buổi học sau sẽ hiệu quả hơn?
III. Về nề nếp và ứng xử
3.1. Trong giờ học của cô, ý thức học tập và kỷ luật của học sinh :
a) Rất tốt (Tập trung học tập, sôi nổi tham gia xây dựng bài).
b) Tốt (Trật tự nghe giảng).
c) Đôi khi chưa tốt (mất trật tự, chưa chú ý nghe giảng ).
3.2. Cách ứng xử của cô với các tình huống học sinh vi phạm kỷ luật:
a) Nghiêm khắc.
b) Đôi khi hơi dễ dãi.
c) Có khi mất bình tĩnh, gây không khí căng thẳng.
3.3. Việc học sinh phản biện được cô:
a) Khuyến khích.
b) Cho phép.
c) Chấp nhận miễn cưỡng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_van_ban_tay_tien.docx