Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

I. Xác định chủ đề: thể loại kí( bút kí)

II. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: HS: - Biết nét chính về tác giả, tác phẩm

- Thấy được vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương.

- Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết và sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là dành cho đất nước.

 - Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí thể hiện trong bài.

2. Về kĩ năng:

- HS biết cách đọc, phát hiện những yếu tố độc đáo về cách sử dụng từ ngữ, lối viết bút kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

3. Về thái độ:

HS có thái độ học tập tích cực.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học hiện đại Việt Nam.

- Phát triển năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, thuyết trình của học sinh.

 

docx 6 trang cucpham 28/07/2022 12280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
Giáo án thao giảng
CHỦ ĐỀ: KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
TIẾT 50 (Đọc văn ) AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
	( trích)
	Hoàng Phủ Ngọc Tường
Xác định chủ đề: thể loại kí( bút kí)
Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS: - Biết nét chính về tác giả, tác phẩm
- Thấy được vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương.
- Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết và sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là dành cho đất nước.
 - Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí thể hiện trong bài.
2. Về kĩ năng: 
- HS biết cách đọc, phát hiện những yếu tố độc đáo về cách sử dụng từ ngữ, lối viết bút kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3. Về thái độ: 
HS có thái độ học tập tích cực.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học hiện đại Việt Nam. 
- Phát triển năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, thuyết trình của học sinh.
Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
1.Tìm hiểu chung
- Nắm vài nét về cuộc đơi, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Nắm hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Đọc hiểu văn bản
Nắm được bố cục của đoạn trích
- Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương :
+ Sông Hương ở thượng nguồn
+ Sông Hương ở ngoại vi thành phố
- Nghệ thuật viết bút kí tài hoa của nhà văn.
Làm các bài tập luyện tập
Chuẩn bị
- HS: đọc trước văn bản, bài soạn.
- GV : Giáo án, tư liệu minh họa.
Phương pháp dạy học:
 Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phát vấn, thuyết trình...
Tiến trình dạy học:
 ï Bài cũ: Không
ï Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
Gv cung cấp 1 đoạn phim về kí của HPNT.
Câu hỏi 1: Đoạn video trên đang đề cập đến tác giả nào?
Câu hỏi 2: Nhà văn Tô Hoài nhận định: “Hoàng Phủ Ngọc Tường thì trầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời sông nước của Huế”. Theo em nhận định trên có thể được biểu hiện qua tác phẩm nào của ông?
 HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu chung
TT1: GV yêu cầu HS: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của HPNT?
HS dựa vào sgk trả lời
GV nhận xét, chốt:
TT2: GV yêu cầu: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 
HS dựa vào sgk tiến hành, phát biểu
GV nhận xét, chốt:
TT3: GV yêu cầu: Chia bố cục của đoạn trích?
HS tiến hành
GV nhận xét, định hướng lại:
Đọc hiểu văn bản
TT1: GV cho HS nghe đọc đoạn miêu tả sông Hương ở thượng nguồn và ngoại vi thành phố: ( CHIẾU ĐOẠN PHIM)
 TT2: TỔ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM 5 Phút
Sông Hương khi ở thượng nguồn và ở ngoại vi thành phố được tác giả khắc họa như thế nào?
HS thảo luận tìm chi tiết, trả lời
* Sông Hương được miêu tả như thế nào (dẫn chứng); tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Đánh giá nhận xét?
Nhóm 1, 2: Sông Hương ở thượng nguồn.
Nhóm 3, 4: Sông Hương ở ngoại vi thành phố.
 TT3: GV nhận xét, chốt lại:
ÞSông Hương nơi thượng nguồn vừa mang sức sống mãnh liệt, hoang dại vừa khắc họa vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng đầy cá tính, vừa sâu sắc, kín đáo.
I.Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- HPNT sinh năm 1937 tại thành phố Huế
- Quê: Quảng Trị
- Ông có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lý, văn hóa Huế. Là nhà văn chuyên về thể loại bút kí
* Những sáng tác chính ( sgk )
Æ Sáng tác của HPNT là sự kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều được tổng hợp từ nhiều vốn kiến thức phong phú.
2. Tác phẩm
a. Thể loại: Bút kí 
b. Xuất xứ: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được viết năm 1981, in trong tập sách cùng tên.
c. Vị trí đoạn trích: phần 1 trong ba phần của tác phẩm
d.Bố cục đoạn trích: 2 phần
- Phần 1: từ đầuquê hương xứ sở: Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương.
- Phần 2: đoạn cuối : Vẻ đẹp lịch sử và văn hóa của Sông Hương.
II. Đọc - hiểu
1. Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương
a. Sông Hương ở thượng nguồn
- Một bản trường ca của rừng già.
 - Như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
-Như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
 * Nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, nhân hoá độc đáo
ÞSông Hương nơi thượng nguồn vừa mang sức sống mãnh liệt, hoang dại vừa khắc họa vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng đầy cá tính, vừa sâu sắc, kín đáo.
b. Sông Hương ở ngoại vi thành phố
-Sông Hương như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
-Sông Hương chuyển dòng liên tục, vượt qua nhiều chướng ngại vật để đến với Huế.
-Sông Hương mềm như một tấm lụa.
-Sắc nước trở nên xanh thẳm: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
* Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc
ÞSông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, gợi cảm, duyên dáng.
Kĩ năng khái quát nội dung sgk
Kĩ năng phân chia bố cục văn bản
Kĩ năng tìm chi tiết, phân tích, đánh giá , nhận xét, thuyết trình
HĐ 3: LUYỆN TẬP
Câu 1: Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết theo thể loại nào?
A. Tùy bút.	B. Kí sự.	 	C. Bút kí.	D. Hồi kí.
Câu 2: Ngay câu mở đầu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?
A. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.
B. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn 
C. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.
D. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương 
là thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế.
Câu 3: “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như [].”
A. “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác.”
B. “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.   
C. “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”.
D. “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Câu hỏi dự phòng:
Câu 1: Những yếu tố nào đã làm nên sức hấp dẫn cho Ai đã đặt tên cho dòng sông?
A. Tình yêu say đắm với dòng sông của tác giả.
B. Tài năng của một cây bút trí tuệ, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.
C. Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Dòng nào nói đúng nét tương đồng giữa Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường?
A. Trí thức yêu nước uyên bác, tài hoa, đặc biệt thành công với thể loại bút kí.
B. Huy động vốn kiến thức sâu rộng để xây dựng hình tưỢng văn học , tạo nên những áng văn chương đặc sắc mê đắm lòng người.
C. Tác phẩm tuỳ bút giàu yếu tố truyện.
D. Cả A và B
Kĩ năng khái quát vấn đề
HĐ 4: VẬN DỤNG 
Xem 2 hình ảnh Sông Hương
Từ việc học đoạn trích với quan sát hai hình ảnh trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý thức và trách nhiệm của bản thân về việc bảo tồn và gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước?
HĐ 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Các em tìm đọc các tác phẩm kí của HPNT như “Ngọn núi ảo ảnh”, “Rất nhiều ánh lửa”
Tìm đọc những tác phẩm văn, thơ, nhạc... viết về sông Hương của các tác giả khác.
Các em hãy đến Huế để khám phá vẻ đẹp của sông Hương.
Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về sông Hương.
ï Dặn dò:
 - Bài cũ: + Nắm vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương và nghệ thuật viết bút kí của HPNT.
 - Bài mới: + Tìm hiểu tiếp vẻ đẹp lịch sử và văn hóa của sông Hương.
 + Tìm thêm một số bài viết khác về sông Hương .
 -----------------------------********------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_van_ban_ai_da_dat_ten_cho_dong_song.docx
  • mp4Ai da dat ten cho dong song ddu-Quynh Chi.mp4
  • mp4Ai da dat ten cho dong song-Quynh Chi.mp4
  • pptxAi đã đặt tên cho dòng sông.pptx
  • mp4But ki Ai da dat ten cho dong song-HPNT.mp4