Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 55+56: Văn bản "Người lái đò sông Đà"

1.Mục tiêu

Học xong bài này học sinh có khả năng :

a) Kiến thức

- Trình bày được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và đặc trưng của thể loại tuỳ bút

- Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình ảnh người lái đò

- Đánh giá được nghệ thuật sử dụng ngôn từ bậc nhất của Nguyễn Tuân

- Rút ra phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

b)Kỹ năng

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại tuỳ bút

- Phân tích hình tượng thiên nhiên và con người

c)Thái độ

- Đánh giá được tấm lòng trân trọng của tác giả đối với người lao động

- Nhận thức được giá trị của công việc và mỗi con người từ đó hình thành thái độ sống biết vượt lên khó khăn.

2.Định hướng những năng lực cần hình thành và phát triển

Năng lực cốt lõi

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực cảm thụ văn học

Năng lực chung

- Hợp tác

- Tự học

- Sáng tạo

- Ngôn ngữ

3.Phương pháp dạy học

- Thuyết trình tích cực

- Nhóm

- Trực quan

-Phiếu học tập

- Sơ đồ tư duy

 

docx 13 trang cucpham 28/07/2022 14540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 55+56: Văn bản "Người lái đò sông Đà"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 55+56: Văn bản "Người lái đò sông Đà"

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 55+56: Văn bản "Người lái đò sông Đà"
Người lái đò sông Đà
	 Nguyễn Tuân	
Tiết: 55-56
1.Mục tiêu
Học xong bài này học sinh có khả năng :
a) Kiến thức
- Trình bày được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và đặc trưng của thể loại tuỳ bút
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình ảnh người lái đò
- Đánh giá được nghệ thuật sử dụng ngôn từ bậc nhất của Nguyễn Tuân
- Rút ra phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
b)Kỹ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại tuỳ bút
- Phân tích hình tượng thiên nhiên và con người
c)Thái độ
- Đánh giá được tấm lòng trân trọng của tác giả đối với người lao động
- Nhận thức được giá trị của công việc và mỗi con người từ đó hình thành thái độ sống biết vượt lên khó khăn.
2.Định hướng những năng lực cần hình thành và phát triển
Năng lực cốt lõi
Năng lực thẩm mỹ
Năng lực cảm thụ văn học
Năng lực chung 
- Hợp tác
- Tự học
- Sáng tạo 
- Ngôn ngữ 
3.Phương pháp dạy học
- Thuyết trình tích cực
- Nhóm 
- Trực quan
-Phiếu học tập
- Sơ đồ tư duy
4 .Nhiệm vụ của học sinh
+Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ( bối cảnh lịch sử đất nước, mục đích và kết quả chuyến đi tới Tây Bắc của Nguyễn Tuân)
- Tìm hiểu về thể “tuỳ bút” ( khái niệm, tác dụng, đặc trưng) và nêu ra những tác phẩm đã học về thể loại tuỳ bút.
+ Nhóm 2: Phân tích vẻ đẹp “hung bạo” của con sông Đà và khái quát vẻ đẹp “hung bạo của con sông qua các trạm( Lấy dẫn chứng chứng minh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng)
+Nhóm 3: Phân tích vẻ đẹp “trữ tình” của con sông Đà và khái quát vẻ đẹp “trữ tình của con sông qua các điểm nhìn: trên tàu bay, trong rừng nhìn ra sông, đi thuyền trôi trên sông (Lấy dẫn chứng chứng minh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng)
+Nhóm 4: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trí dũng- người anh hùng ( lấy dẫn chứng, phân tích qua lai lịch, ngoại hình, những lần vượt thác)
+Nhóm 5: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà tài hoa nghệ sĩ (lấy dẫn chứng, phân tích qua cách xử lý tình huống khi vượt thác và hình ảnh ông lái đò sau khi vượt vũ môn) 
- Mỗi nhóm khái quát ý thành sơ đồ tư duy .
5. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động 1: Xem video và trả lời câu hỏi: Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người trong video?.(10’) 
Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Kiến thức cần đạt
Đưa ra câu hỏi: Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người trong video?
Mở video “Vượt thác sông Đà” để thu hút sự chú ý học học sinh
Gọi học sinh lên trả lời theo cảm nhận của từng cá nhân (Câu hỏi nhỏ: Em nhìn thấy những gì trong video? Hình ảnh nào em ấn tượng nhất? Tại sao?,)
Xem video và trả lời câu hỏi
Chú ý hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ và hình ảnh con người.
Hình dung về con sông Đà ở hai sắc thái “hung bạo” và “trữ tình”.
Hành động của con người trên chiếc đò vừa khéo léo, dũng cảm, bình tĩnh và thể hiện được chất “nghệ sĩ” khi vượt thác.
 Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản (30’) ( Thực hiện mục tiêu về kiến thức và kỹ năng)
Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Kiến thức cần đạt
Mời nhóm 1 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm về:
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
Mục đích chuyến đi lên Tây Bắc của Nguyễn Tuân là gì?
Tìm hiểu về thể loại tuỳ bút và đặc trưng của thể tuỳ bút
Nêu đặc trưng của thể loại
Các tác phẩm đã học về thể loại tuỳ bút
Trình bày thành các ý ngắn gọn. Nêu bật được sự kiến chính về thời đại lúc đó.
Nêu được xuất xứ của tác phẩm
Nêu được khái niệm về tuỳ bút và tác dụng của tuỳ bút từ đó rút ra đặc trưng của tuỳ bút.
Các tác phẩm: Vũ trung tuỳ bút-Phạm Đình Hổ (lớp 9), Một thứ quà lúa non: Cốm-Thạch Lam (lớp 7), Mùa xuân của tôi- vũ Bằng (lớp 7)
  Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. 
Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
Tuỳ bút là viết tuỳ thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.
Đặc trưng:
+Tự do, phóng khoáng, tính chủ quan, chất trữ tình, bộc lộ cái tôi chủ quan .
+Nhà văn theo ngọn bút mà suy tưởng, trần thuật, thả người theo dòng liên tưởng, cảm xúc mà tả người, kể việc
2. Hình tượng con sông Đà
Mời nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm về vẻ đẹp “hung bạo” của dòng sông.
Giáo viên mời các nhóm khác bổ sung và chốt ý .
Trình bày thành các ý có nêu dẫn chứng và phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng để nói lên vẻ đẹp “hung bạo” của dòng sông từ đó khái quát vẻ đẹp “hung bạo” bằng sơ đồ tư duy.
- Thác đá: 
+ Dựng vách thành, Chẹt lòng sông như một cái yết hầu, Vọt từ bờ này sang bờ kia, Mùa hè thấy lạnh và tối. 
Nghệ thuật so sánh độc đáo, trí tưởng tượng phong phú, sử dụng nhiều giác quan. Hiểm trở hùng vĩ, lòng sông hẹp,lưu tốc dòng chảy mạnh - siết.
 - Đoạn ghềnh Hát Lóong: 
+ “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” Cuồn cuộn, đòi nợ xuýt. 
Câu văn ngắn, nhiều điệp từ, điệp cấu trúc, nhịp tăng tiến. Tăng sự gấp gáp như chuyển động của sóng to và gió lớn, thể hiện sự ngang tàng của sông Đà
 - Những hút nước (xoáy nước): 
+ Như giếng bê tông , Nước thở và kêu, Cái hút xoáy tít đáy quay lừ lừ 
+ Nước ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào, Lôi tuột xuống, thuyền tan xác ở khuỷnh sông
 Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ngôn ngữ tạo hình, nhiều động từ mạnh, vận dụng tri thức điện ảnh,kết hợp tả và kể 
Dòng sông hung hăng ưa gây sự, luôn chờ đợi để gây tai hoạ: Sự khủng khiếp và dữ dội, là kẻ thù số một của con người.
 -Những thác nước: 
+ Réo gần, réo to, oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo. 
+ Rống lên như tiếng ngàn con trâu mộng, lồng lộn, phá tuông rừng lửa. 
So sánh, nhân hoá độc đáo, từ ngữ chọn lọc tinh tế tài hoa trong miêu tả. Dữ dội của thác nước hiện lên thành hình dáng cụ thể .Sông Đà như những loài thuỷ quái hung hăng, bạo ngược, nham hiểm xảo quyệt. 
-Đá ở sông Đà - một chân trời đá: 
+ Mai phục dưới lòng sông từ ngàn năm, Nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền, Mặt đá: ngỗ ngược, nhăm nhúm, méo mó, Đứng, ngồi tuỳ sở thích, Bày thạch trận trên sông, đòi ăn chết thuyền, Hất hàm hỏi, lùi lại thách thức
Biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hoá, trùng điệp
Từ ngữ gợi hình, nhân cách 
hoá độc đáo, vận dụng kiến thức liên ngành tài hoa, quan sát kĩ lưỡng, tưởng tượng phong phú. Sông Đà có tâm địa và hành vi như con người - những kẻ luôn muốn gây tai hoạ cho bất kì ai. 
Sự hung bạo thể hiện ở nhiều góc độ, thể hiện sự hùng vĩ của con sông, tiềm năng to lớn của sông Đà khi đã được con người chinh phục. 
Thể hiện tài năng, kiến thức của “nghệ sĩ ngôn từ Nguyễn Tuân”, sức mạnh - vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc.
Mời nhóm 3 lên trình bày phần chuẩn bị về vẻ đẹp ‘trữ tình” của dòng sông
Trình bày thành các ý có nêu dẫn chứng và phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng để nói lên vẻ đẹp “hung bạo” của dòng sông từ đó khái quát vẻ đẹp hung bạo bằng sơ đồ tư duy.
Là những khúc ở trung lung, hạ lưu.
 - Về hình dáng: “ Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình”
 - Sắc màu: 
+ Mưa xuân sông xanh ngọc bíchMựa thu nước Sông Đà lừ lừ đỏ
 -> Sắc màu luân chuyển qua các mùa. “ Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”
 - > Gợi cảm kết nối quá khứ – hiện tại - tương lai: Dòng sông có mang tính Đường thi.
 - Cảnh vật bên bờ sông: 
+ Chuồn chuồn bươm bướm, hươu, đàn cá “ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sửnhư một nỗi niễm cổ tích tuổi xưa..” 
Biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hoá
Dòng sông êm đềm đầy chất thơ, dòng sông mang tâm hồn: Nguyễn Tuân đã khám phá và khắc hoạ gần như trọn vẹn hình tượng sông Đà, sự hấp dẫn độc đáo chính bởi kết hợp hai tính cách trái ngược nhau, thể hiện tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên Tây Bắc.
Mời nhóm 4 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm về hình ảnh người lái đò trí dũng- người anh hùng
Trình bày thành các ý có nêu dẫn chứng và phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng để nói lên vẻ đẹp người lái đò trí dũng- người anh hùng từ đó khái quát vẻ đẹp đó bằng sơ đồ tư duy.
Lai lịch: Ông đò 70 tuổi sinh ra và lớn lên gần sồng Đà
Phần lớn cuộc đời dành cho nghề lái đò- một nghê đầy gian khổ và hiểm nguy
“Thời Tây, Tàuông chở đò dọc tải chè mạn, chè cối từ Mường Lay cho đến hết cửa rừng hòa bình”
Hình dáng: rất đặc biệt: tay nghêu ngao
Sự dũng cảm mưu trí của ông lái đò thể hiện qua các lần vượt thác
Vòng 1: Thác đá sông Đà: vòng vây nhiều lớp, thạch trận dàn sẵn
Bình tĩnh phóng thẳng vào thạch trận, ghì chặt mái chèo, đón nhận luồng tấn công trực diện,ác độc.. 
- Cố nén vết thương, chịu đựng đau đớn, hai chân kẹp chặt cuống lái. 
- Chỉ huy bạn chèo ngắn gọn, rõ ràng, vượt lên những âm thanh cuồng loạn 
Phá thạch trận vòng 1
Vòng 2: Thêm nhiều cửa tử, đan cài bí mật đầy cạm bẫy và thách đố.
+Không phút nghỉ tay, nghỉ mắt, thay đổi chiến thuật. 
+ Nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích.
 + Ghì cương lái, bám chắc luồng nước phóng nhanh vào cửa sinh 
+Bỏ lại của tử, sự hò reo của thác nước cửa sinh.
Vượt qua vòng 2
Vòng 3: ít cửa hơn nhưng toàn là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của thác
Phóng thẳng thuyền, chọc thẳng cửa giữa, vút qua cửa đá, như mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, tự động lái. 
Hết thác.
Tóm lại, Ông lái đò rất thuần phục giỏi giang trong nghề leo ghềnh vượt thác, một dũng tướng cao cường, thích vượt gian khó, hiểm nguy, vư - một nghệ sĩ tài hoa. “ 
Mời nhóm 5 lên trình bày phần chuẩn bị về người lái đò có đời sống tâm hồn đậm chất “nghệ sĩ”
Trình bày thành các ý có nêu dẫn chứng và phân tích biện pháp nghệ thuật sử dụng để nói lên chất “nghệ sĩ” của người lái đò từ đó khái quát vẻ đẹp đó bằng sơ đồ tư duy
+ Lúc ở “mặt trận”
Nắm chắc được quy luật tất yếu của ông Đà và làm chủ được nó (năm được binh pháp của thần sông thần đá
Vào trận ông khôn khéo bĩnh tĩnh chỉ huy như vị quân sư tài ba
+ Lúc xong “trận”
Ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác
( ăn cá và nói chuyện, tuyệt nhiên không bàn đến chuyện vừa vượt thác)
Tâm hồn bình dị đời thường và là người nghệ sĩ tài hoa yêu mến và tự hào với công việc.
Ông lái đò chính là một hình tượng nhân vật mới. Nguyễn Tuân muốn khẳng định: Người anh hùng không chỉ trong chiến đấu mà trong cả cuộc sống lao động thường ngày.
 Hoạt động 3: Tổng kết
Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Kiến thức cần đạt
Phát giấy nhớ cho tất cả học sinh. Vẽ hình ảnh người lái đò trên sông lên bảng.
Một dãy lớp viết những gì về thuộc về nội dung tác phẩm mà em học được. Một bên viết về những gì thuộc về nghệ thuật mà em học được trong tác phẩm.
Cho học sinh lên dán giấy nhớ vào bên nội dung và bên nghệ thuật đã được định rõ.
Quy định: Viết một ý, ngắn, to, rõ, tránh trùng lặp.
Viết những gì thuộc về giá trị nội dung lên giấy nhớ.
Giá trị nội dung
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc
+ Một con sông “hung bạo” Và “Trữ tình”
+ Một người lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Tây Bắc tài trí dũng cảm trong lao động.
Giá trị nghệ thuật
– Đậm chất tài hoa uyên bác
– Tác phẩm giàu chất thông tin, thời sự. Tác giả đã huy động vốn tri thức chuyên môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau
– Lối so sánh liên tưởng độc đáo.
– Ngôn ngữ giàu có, tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, rất sắc sảo
+ Tác phẩm thể hiện được một số dặc trưng cơ bản của phong cách Nguyễn Tuân ( Có cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sử dụng tùy bút pha bút kí rất phóng túng
 Hoạt động 4:Vận dụng ( Hướng đến mục tiêu: Rút ra phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân)
So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn tuân trước và sau Cách mạng (Gợi ý: thông qua tác phẩm “Chữ người tử tù” và “Người lái đò sông Đà”
Thông qua phiếu bài tập:
 Phiếu bài tập
So sánh phong cách của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng
(Gợi ý: so sánh qua tác phẩm “Chữ người tử tù” và “Người lái đò sông Đà”về xuất xứ, thể loạ, nhân vật, nghệ thuật tạo hình, ngôn ngữ miêu tả)
Trước Cách mạng
Sau Cách mạng
Giống
Đều đi tìm cái đẹp
Khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
Khác
Quan niệm về cái đẹp
Mang đậm màu sắc chủ quan và chỉ có trong quá khứ
Hài hoà, hiện hữu trong đời sống của nhân dân.
Cái đẹp có trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
Đối tượng phản ánh
Những người “phi thường” trong quá khứ có tài năng, có nhân cách
Những người “bình thường” trong lao động sản xuất
Tư tưởng
-Bộc lộ kín đáo
Hết lời ngợi ca đất nước và con người Việt Nam
Giọng văn
Bi quan, thấm đẫm nỗi buồn
Tin yêu, đôn hậu
Bài tập củng cố:
Em học được những đức tính gì từ ông lái đò? Kể về một lần em vượt qua một thử thách khó khăn trong cuộc sống?
Tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân có mấy nhân vật ? Tại sao gọi con sông Đà là một nhân vật ?
6.Kiểm tra- đánh giá
Tiêu chí đánh giá: 
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1
Đầy đủ sản phẩm theo yêu cầu
2
2
Sản  phẩm đúng nội dung  và sáng tạo
3
3
Cách trình bày đa dạng, rõ ràng, khoa học
3
4
Hoàn thành đúng thời hạn
2
Tổng
10
Tiêu chí đánh giá và cho điểm nhóm
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1
Có kế hoạch làm việc nhóm , biên bản làm việc và sổ theo dõi quá trình làm việc.
Nộp sản phẩm dưới dạng một bản word và bản báo cáo powerpoint, một sơ đồ tư duy (vẽ trên giấy hoặc vẽ trên phần mềm imindmap)
10
2
Đầy đủ thành viên tham dự báo cáo
10
3
Trình bày kết quả nghiên cứu ( nội dung đầy đủ , chính xác, trình bày khoa học, nêu rõ các minh chứng cho vấn đề nghiên cứu ) 
50
4
Kỹ năng trong khi trình bày , mức độ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
10
5
Đúng thời gian
10
6
Có ý tưởng sáng tạo, độc đáo
10
Tổng
100
Tiêu chí đánh gia và cho điểm cá nhân
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1
Kết quả làm việc nhóm
3
2
Kết quả làm bài tập trên phiếu học tập
5
3
Tham gia tích cực hoạt động trên lớp
2
Tổng
10
7. Định hướng học tập tiếp theo
- Tìm hiểu về tác gia Nguyễn Tuân thông qua chủ đề: Kể chuyện bác Nguyễn
 Nhiệm vụ của học sinh:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về tiểu sử và con người Nguyễn Tuân ( sưu tầm một vài câu chuyện về cuộc đời, nêu bật được tính cách )
-Nhóm 2: Tìm hiểu về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân (Lấy ví dụ là các tác phẩm cho những quan điểm đó)
Nhóm 3: Tìm hiểu về quá trình sáng tác và đề tài chính ( Trước và sau Cách mạng )
Nhóm 4: Tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân ( Trước và sau Cách mạng)
8. Những điều hay trong bài
- Trong hoạt động 2, Học sinh được rèn luyện kỹ năng xây dựng sơ đồ tư duy và khái quát kiến thức
- Hoạt động tổng kết, giáo viên sẽ biết được trong suốt buổi học học sinh có nắm được bài hay không, nếu chưa nắm rõ thì chính học sinh sẽ là người ôn lại kiến thức từ đó sẽ đem lại hiệu quả cao . Bên cạnh đó, hoạt động này giúp cho không khí lớp học trở nên vui vẻ sau cả quá trình tìm hiểu nội dung bài. 
- Hoạt động vận dụng giúp phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, sắp xếp. Các em vận dụng kiến thức văn học vào trong thực tiễn.
Bảng đánh giá giáo viên
STT
Nội dung
1
2
3
4
1
GV giới thiệu mục tiêu môn học, đề cương chi tiết của môn học đầy đủ và rõ ràng trước khi bắt đầu môn học
2
GV giới thiệu khái quát nội dung giảng dạy môn học
3
Giải thích phương pháp kiểm tra, đánh giá rõ ràng ( thời điểm , nội dung phương pháp đánh giá )
4
GV giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo
5
Phương pháp truyền đạt rõ ràng dễ hiểu
6
Giảng dạy sinh động tạo hứng thú học tập cho người học
7
Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau trong tiết học
8
Kích thích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động trong tiết học
9
Nêu vấn đề HS suy nghĩ và quan tâm phát triển khả năng diễn đạt , tranh luận của HS 
10
Nội dung bài giảng được trình bày đầy đủ so với đề cương chi tiết môn học 
11
Liên hệ nội dung môn học với thực tiễn 
12
Thực hiện nghiêm túc giờ giấc giảng dạy, sử dụng hiệu quả thời gian lên lớp
13
Nhiệt tình và có trách nhiệm trong giảng dạy
14
Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá để tang độ chính xác trong đánh giá
15
GV đánh giá công bằng và phản ánh đúng năng lực của HS
16
Bài tập phù hợp với nội dung giảng dạy và khuyến khích tính sáng tạo

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_5556_van_ban_nguoi_lai_do_song_d.docx