Giáo án Ngữ văn Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

a. Mục tiêu: Đ1

 Nhận biết được các nét văn hóa của người Tây Bắc vào các dịp lễ hội mùa xuân, từ đó

tạo tâm thế thoải mái, hứng thú khi đọc hiểu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

b. Nội dung:

 GV tổ chức trò chơi Nhìn hình đoán từ.

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS, tìm ra các nét văn hóa mà các bức tranh mô tả và địa phương được nói tới qua các bức tranh.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

 + GV cho HS lật mở từng bức tranh (có 4 bức tranh). Khi mỗi bức tranh được lật mở, HS phải trả lời về một nét đẹp văn hóa nào của các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc được diễn tả qua bức tranh. Thời gian trả lời: 5s

- Ném pao

- Ném còn

- Múa khèn

- Chơi quay

+ Qua những bức tranh trên, GV hỏi: Những bức tranh nhắc đến địa phương nào của đất nước?

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS chọn lật tranh và trả lời theo thời gian quy định.

 GV trình chiếu các slide.

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, vào bài mới:

Theo chân Tô Hoài đến với vùng núi Tây Bắc qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không chỉ thấy được những vẻ đẹp thiên nhiên cũng như văn hóa vùng đất địa đầu Tổ quốc mà còn thấy nơi đây ấm áp tình người qua câu chuyện tình yêu giữa Mị và A Phủ.

 

docx 322 trang cucpham 29/07/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
BỘ GIÁO ÁN KHỐI 12 – HỌC KÌ II
Theo công văn 5512 BGDĐT tháng 12/2020
Ngày soạn: 5/01/2021
Ngày dạy : 
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945- 1975
Tiết 52- 53 . TT tiết dạy theo KHDH: 
TÊN BÀI DẠY:
VỢ CHỒNG A PHỦ
 (Trích) -Tô Hoài-
 Thời gian thực hiện: 02 tiết
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
TT
MỤC TIÊU
MÃ HOÁ
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
1
Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật...
Đ1
2
Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật
Đ2
3
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật
Đ3
4
Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm.
Đ4
5
Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm
Đ5
6
Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan.
Đ6
7
Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp
N1
8
Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi
N2
9
Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm.
V1
Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề
10
Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.
TC-TH
11
Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.
GT- HT
12
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái; Trách nhiệm
13
Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống.
NA
14
Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội.
TN
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,
Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu (10 phút)
Đ1-Kết nối
Huy động vốn kiến thức về văn hóa khu vực Tây Bắc; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới
Trò chơi, Đàm thoại gợi mở
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(50 phút)
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, N1; GT-HT 
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Tìm hiểu nhân vật Mị
 a. Trước khi về làm dầu
b. Bi kịch thân phận
c. Sức sống tiềm tàng
2. Tìm hiểu nhân vật A Phủ
III. Tổng kết
Đàm thoại gợi mở 
Kĩ thuật sơ đồ tư duy 
Kĩ thuật làm việc nhóm
GV đánh giá phiếu học tập, sản phẩm học tập của HS.
Hoạt động
Luyện tập 
(15 phút)
Đ3, Đ4, Đ5; TCTH
Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng. 
Dạy học giải quyết vấn đề
GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC
Hoạt động Vận dụng 
(10 phút)
 Đ5; NA
Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Dạy	học giải quyết vấn đề
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
Hoạt động
Mở rộng
(5 phút)
Đ 6, Đ 5 , V1, TC- TH
Thiết kế dự án:
Nhóm phóng viên: thiết kế clip giới thiệu Tô Hoài cùng những chia sẻ về tác phẩm Vợ chồng A Phủ.,
Nhóm vẽ tranh: Hình dung và vẽ các cảnh tượng đặc sắc trong truyện.
Nhóm đóng kịch: đóng hoạt cảnh đặc sắc trong truyện
Phương pháp dự án; Dạy học hợp tác Thuyết trình; Kĩ thuật Phòng tranh,; sân khấu hóa tác phẩm; 
Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. 
GV và HS đánh giá
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1. MỞ ĐẦU (10p)
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Đ1
 Nhận biết được các nét văn hóa của người Tây Bắc vào các dịp lễ hội mùa xuân, từ đó 
tạo tâm thế thoải mái, hứng thú khi đọc hiểu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Nội dung:
 GV tổ chức trò chơi Nhìn hình đoán từ.
Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, tìm ra các nét văn hóa mà các bức tranh mô tả và địa phương được nói tới qua các bức tranh.
Tổ chức thực hiện:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tâp:
 + GV cho HS lật mở từng bức tranh (có 4 bức tranh). Khi mỗi bức tranh được lật mở, HS phải trả lời về một nét đẹp văn hóa nào của các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc được diễn tả qua bức tranh. Thời gian trả lời: 5s
Ném pao
Ném còn
Múa khèn
Chơi quay
+ Qua những bức tranh trên, GV hỏi: Những bức tranh nhắc đến địa phương nào của đất nước?
 HS thực hiện nhiệm vụ: HS chọn lật tranh và trả lời theo thời gian quy định.
 GV trình chiếu các slide.
GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, vào bài mới:
Theo chân Tô Hoài đến với vùng núi Tây Bắc qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không chỉ thấy được những vẻ đẹp thiên nhiên cũng như văn hóa vùng đất địa đầu Tổ quốc mà còn thấy nơi đây ấm áp tình người qua câu chuyện tình yêu giữa Mị và A Phủ. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (55 phút)
2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1: I. TÌM HIỂU CHUNG 
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2
b.Nội dung: Trả lời câu hỏi để làm nổi bật:
- Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Tô Hoài.
 - HCST, xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Sản phẩm: 1. Tác giả: 
- Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.
- Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư.
d.Tổ chức thực hiện:
 *Tìm hiểu mục 1. Tác giả Tô Hoài:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tâp: HS quan sát phần Tiểu dẫn SGK và nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả Tô Hoài.
HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và phát biểu, mở rộng kiến thức bên ngoài thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà.
GV nhận xét và chốt lại qua trình chiếu các slide:
 1. Tác giả: 
- Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.
- Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư.
*Tìm hiểu mục 2: Văn bản
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ Đàm thoại: HS nêu xuất xứ, HCST của truyện ngắn.
+ GV hướng dẫn cách đọc văn bản và gọi HS đọc 1 đoạn văn bản.
+ Đàm thoại: HS tìm hiểu và trả lời về kết cấu truyện, vị trí đoạn trích SGK. Nêu cảm nhận chung về nội dung đoạn trích.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS báo cáo kết quả:
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt kiến thức.
2. Tác phẩm: 
* Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
* Xuất xứ: In trong tập Truyện Tây Bắc (được tặng giải nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 -1955)
* Tóm tắt truyện: Cần đảm bảo một số ý chính:
+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
+ A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
+ Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
* Kết cấu truyện: Gồm 2 phần
P1: M & A ở nhà Thống lí Pa Tra
P2: M & A ở Phiềng Sa.
* Vị trí đoạn trích SGK: Nằm ở phần đầu truyện
*Cảm nhận chung về đoạn trích:
Nỗi khổ của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn phong kiến, thực dân. Đồng thời thấy được sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo & quá trình đấu tranh tự giải phóng của họ.
-> Hướng tìm hiểu đoạn trích SGK: theo nhân vật
2.2. Hoạt động khám phá kiến thức 2: II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 
a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, N1, N2, TC-TH, GT-HT
b.Nội dung: 
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, thống trị của thực dân pháp và phong kiến tay sai; quá trình người dân tộc thiểu số thức tỉnh, từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình và đi theo tiếng goi của Đảng.
- Thấy được những đóng góp của tác giả trong nghệ thuât khắc hoạ tính cách nhân vật, lối kể chuyện linh hoạt, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, am hiểu về phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
Cụ thể: 
Nội dung II. Đọc – hiểu chi tiết về văn bản
Hình tượng nhân vật Mị
Nhân vật A Phủ
Nội dung III. Tổng kết bài học
Giá trị nội dung: Hiện thực và nhân đạo
Giá trị nghệ thuật
c. Sản phẩm: các sản phẩm của dạy học dự án, phiếu học tập, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy.
d. Tổ chức hoạt động:
Mục II. Đọc – hiểu chi tiết
Nội dung 1. Nhân vật Mị
 - GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Làm việc theo cặp: Nhận xét sự xuất hiện của Mị ở đầu tác phẩm qua các chi tiết sau: ngoại hình, tư thế, công việc. Những chi tiết đó dự báo điều gì về số phận Mị cho người đọc biết?
+ Có thể chia cuộc đời Mị thành mấy chặng? 
+ Hoạt động nhóm (4 nhóm):
GV phát Phiếu học tập cho các nhóm:
 Nhóm 1: Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
Nhóm 2: Mị sau khi về làm dâu nhà thống  ...  vào bên trong mỗi con người.”
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
        Từ văn bản ở phần Đọc – hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về khả năng sáng tạo của con người.
B. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ 01
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 (Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr39-40)
	Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tài viết văn chính luận của Hồ Chí Minh.	
ĐỀ 02
Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
 Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
 Kìa em xiêm áo tự bao giờ
 Khèn lên man điệu nàng e ấp
 Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
 Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
 Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
 Có nhớ dáng người trên độc mộc
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
 (Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD)
ĐỀ 03
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
 (Quang Dũng - Tây Tiến, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89)
 	Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên, từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong cách thể hiện của tác giả.
ĐỀ 04
Có ý kiến cho rằng: Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người.
Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau: 
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD, 2010, Tr 109)
ĐỀ 05
Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi;
 - Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
 Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo Dục – 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.
ĐỀ 06
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
 Con sóng dưới lòng sâu
 Con sóng trên mặt nước
 Ôi con sóng nhớ bờ
 Ngày đêm không ngủ được
 Lòng em nhớ đến anh
 Cả trong mơ còn thức
 Dẫu xuôi về phương bắc
 Dẫu ngược về phương nam
 Nơi nào em cũng nghĩ
 Hướng về anh - một phương
 Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
 Con nào chẳng tới bờ
 Dù muôn vời cách trở
 (Sóng, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, Tr 155-156, NXB Giáo dục - 2009)
ĐỀ 07
Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu qua hai khổ thơ sau:
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
 Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận bể
 Và:
 Làm sao được tan ra
 Thành trăm con sóng nhỏ
 Giữa biển lớn tình yêu
 Để ngàn năm còn vỗ.
 (Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 - Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155-156)
 Từ đó, bình luận về những sáng tạo tài hoa của nhà thơ Xuân Quỳnh qua việc thể hiện khát vọng tâm hồn của người phụ nữ.
ĐỀ 08
Cảm nhận đoạn thơ sau:
“Những cặp vợ chồng yêu nhau còn góp cho Đất Nước
 những hòn Vọng Phu
[...]
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
 (Trang 120, 121, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXB GD 2009)
Từ đó chỉ ra đóng góp riêng của đoạn thơ về nội dung và nghệ thuật.
ĐỀ 09
Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có những lần miêu tả dòng Sông Đà: 
Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
 (Nguyễn Tuân - Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn trên, từ đó nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.
ĐỀ 10
Trong truyện Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn sau:
Đoạn 1:
“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào... Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa... ”
Đoạn 2:
“...Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưnng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
Ở đây chết mất.... ”
(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, sách Giáo khoa Ngữ văn 12, cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, tr 9,11)
Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật khát vọng sống của nhân vật này.
ĐỀ 11
Qua truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, anh (chị) hãy nêu cảm nhận diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ từ khi con trai nhặt được vợ. Từ đó làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân. 
ĐỀ 12
Qua truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, anh (chị) hãy nêu cảm nhận diễn biến tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau khi có vợ. Từ đó là nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
ĐỀ 13
Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Qua đó phát biểu thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua truyện ngắn này.
ĐỀ 14 
Vẻ đẹp hình tượng cây xà nu qua đoạn văn mở đầu và đoạn văn kết thúc truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành).
ĐỂ 15
Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trong cảnh VII, trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về chiều sâu triết lý được tác giả chuyển tải qua đoạn trích
BÍ KÍP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY
MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 12

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam.docx