Giáo án Ngữ văn Lớp 11 theo CV5512 - Tiết 69-111

a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, GT-HT, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi làm nổi bật 2 thành phần nghĩa của câu.

c. Sản phẩm:

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.

- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán, nghĩa tình thái.

*. Tìm hiểu ngữ liệu:.

+ Cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc.

Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn.

 Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.

+ Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc.

Câu b1 bộc lộ sự tin cậy.

Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc

* Kết luận: - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần

 

docx 345 trang cucpham 29/07/2022 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 theo CV5512 - Tiết 69-111", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 11 theo CV5512 - Tiết 69-111

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 theo CV5512 - Tiết 69-111
Tiết 69 -70 :TT theo KHDH 
 TÊN BÀI HỌC :
NGHĨA CỦA CÂU
Thời lượng : 2 tiết
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
STT 
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
Hiểu được khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu.
Đ1
2
Đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa của câu
Đ2
3
Thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu
Đ3
4
Nhận diện phân tích nghĩa tình sự việc, nghĩa tình thái trong câu. 
Đ4
5
 Phân loại được các nghĩa sự việc và các nghĩa tình thái
Đ5
6
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc nghĩa của câu
N1
7
Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản.
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8
 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
9
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM
10
 Có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Việt; ý thức vận dụng viết câu văn đoạn văn biểu lộ nghĩa tình thái 
TN
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,
Học liệu: SGK, Phiếu học tập, bảng phụ,...
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(10 phút)
 Kết nối - Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến nghĩa của câu
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (60 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1GT-HT,GQVĐ
I. Hai thành phần nghĩa của câu.
II. Nghĩa sự việc
 1. Các biểu hiện của nghĩa sự việc.
 2. Luyện tập
III. Nghĩa tình thái
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
2. Tình cảm, thái độ của người nói, đối với người nghe
3. Luyện tập
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (10 phút)
Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành. Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); 
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (5 phút)
Đ2, Đ3, Đ4, V1
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm hai thành phần nghĩa của câu.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 5: Mở rộng
(5 phút)
GQVĐ
Tìm tòi, mở rộng kiến thức
Thuyết trình; sử dụng công nghệ thông tin để vẽ sơ đồ tư duy, tóm tắt bài học
Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. 
GV và HS đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp học
2. Bài mới 
HĐ Khởi động (cả 2 tiết).
a. Mục tiêu: Kết nối - Đ1, Đ3, GQVĐ
b. Nội dung: 3 câu văn có dấu 3 chấm.
c. Sản phẩm:
(1) Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
 (2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...).
(3.). Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
 d. Các bước dạy học:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HỌC SINH
*GV giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học về cac thành phần câu trong chương trình Ngữ văn 9, em hãy điền vào chỗ trống các câu sau:
(1).được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
(2).được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...).
(3)là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
-GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong phần Ghi nhớ sách Ngữ văn 9, tâp hai, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005 đã tổng kết tác dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu. Để thấy rõ hơn 2 thành phần nghĩa này, chúng ta đi vào tìm hiểu bài NGHĨA CỦA CÂU.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1: Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu
Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, GT-HT, GQVĐ 
b. Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi làm nổi bật 2 thành phần nghĩa của câu.
c. Sản phẩm:
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.
- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán, nghĩa tình thái.
*. Tìm hiểu ngữ liệu:.
+ Cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc.
Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn.
 Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.
+ Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc.
Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. 
Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc
* Kết luận: - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần
 d. Các bước dạy học
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HỌC SINH
Trước hoạt động : Em biết gì về Hai thành phần nghĩa của câu ?
 Trong hoạt động :Em hãy đọc mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi tìm hiểu.
 Các em hãy chuẩn bị để :
 Hoạt động nhóm : 
* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Giáo viên giao nhiệm vụ
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
NHIỆM VỤ CỤ THỂ GV GIAO (chiếu sile)
+ Nhóm 1 : So sánh cặp câu a1- a2 
+ Nhóm 2 : So sánh cặp câu b1- b2
Từ sự so sánh trên em rút ra nhận định gì?
- GV chuẩn kiến thức.
Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi.
- Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS làm việc nhóm.
+ Nhóm 1 : So sánh cặp câu a1- a2 
+ Nhóm 2 : So sánh cặp câu b1- b2
- HS thảo luận khoảng 5 phút
- Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét chéo.
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HĐ 2.TÌM HIỂU NGHĨA SỰ VIỆC :
 b.Nội dung hoạt động:
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Nghĩa sự việc trong câu rất đa dạng: 
- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
c. Sản phẩm:
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Nghĩa sự việc trong câu rất đa dạng: 
 + Câu biểu hiện hành động.
 + Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
 + Câu biểu hiện quá trình.
 + Câu biểu hiện tư thế.
 +Câu biểu hiện sự tồn tại.
 + Câu biểu hiện quan hệ.
d. Tổ chức dạy học:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HỌC SINH
Trước hoạt động: Em tìm nghĩa sự việc bằng cách nào?
Trong hoạt động : Em hãy đọc mục II. SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nghĩa sự việc là gì?
- Có những nghĩa sự việc nào?
-GV chuẩn xác kiến thức.
Bài tập trả lời nhanh: 
GV treo bảng phụ ghi những câu văn, câu thơ. GV yêu cầu HS trả lời nhanh nghĩa sự việc trong các câu. 
- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp nào của câu?
Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi.
- Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ -sgk
- HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS suy nghĩ và trả lời nhanh (cá nhân)
HS suy nghĩ và trả lời nhanh (cá nhân)
- HS đọc to, rành mạch
HĐ LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ5, N1, GT-HT
b. Nội dung hoạt động: HS làm 3 bài tập 
 c. Sản phẩm:
c1.Bài tập1:
 - câu 1: Sự việc – trạng thái
- câu 2: Sự vịêc - đặc điểm
- câu 3: Sự việc - quá trình
- câu 4: Sự việc - quá trình
 - câu 5: Trạng thái - đặc điểm
 - câu 6: Đặc điểm - tình thái
 - câu 7: Tư thế
 - câu 8: Sự việc - hành động
c2. Bài tập 2:
* - Nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá nhưng cũng đáng sợ.
- Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua từ : kể, thực, đáng
*Nghĩa sự việc: hai người đều chọn nhầm nghề.
Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chăn qua từ “ có lẽ”
* Nghĩa sự việc: mình và mọi người đề phân vân về đức hạnh của con gái mình 
Nghĩa tình thái: khẳng định sự phân vân về đức hạnh sự phân vân về đức hạnh của cô gái mình: “dễ, chính ngay mình”
 c3. Bài tập 3.
 - Phương án 3.
d. Tổ chức dạy học.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HỌC SINH
 -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV nhận xét và cho điểm.
- GV phân công nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu
- Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối
- Nhóm 3: Bài tập 2
- Nhóm 4: Bài tập 3.
-Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày.
- Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu
- Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối
- Nhóm 3: Bài tập 2
- Nhóm 4: Bài tập 3.
TIẾT 2 :
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU NGHĨA TÌNH THÁI.
Mục tiêu : Đ1, Đ2, Đ5, GQVĐ
 b. Nội dung hoạt động : Trả lời câu hỏi :
 c.Sản phẩm :
1. Khái niệm.
- Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
2.Hai trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái.
a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Khẳng định tính chân thực của sự việc
VD : Thật hồn !Thật phách ! Thật thân thể.
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
VD : Trời lại phê cho : « Văn thật tuyệt »
 Văn trần được thế chắc có ít.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
VD : Những áng văn con in cả rồi.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
VD : Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu.
 b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
- Thái độ bực tức, hách dịch.
- Thái độ kính cẩn.
1. Khái niệm:
 2. C ... không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận  marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì  sales không đồng ý cho tôi đi.”
            Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.
            Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”  Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
2. Ôn tập- Luyện tập các thao tác lập luận
a. Ôn tập các thao tác lập luận: So sánh, bác bỏ, bình luận, phân tích
- Khái niệm
-Cách lập luận
b. Luyện tập các thao tác lập luận
Xác định các thao tác lập luận trong các đoạn văn bản dưới đây và chỉ ra thao tác lập luận chính của đoạn?
-Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc không phải là vạn năng.
Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng không mua được sắc đẹp
Nó có thể mua được giấy bút, nhưng không mua được ý thơ
Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình
Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sự ngon miệng
Nó có thể mua được trò chơi, nhưng không mua được niềm vui
Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng không mua được lòng trung thành
Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua được tình bạn
Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua được lòng kính trọng
Nó có thể mua được quyền thế, nhưng không mua được trí tuệ
Nó có thể mua được thể xác, nhưng không mua được tình yêu
Nó có thể mua được vũ khí, nhưng không mua được hòa bình.
(Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 17)
-“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời.(Lê Trí Viễn)
-Tục ngữ là lý lẽ. Lý lẽ thì muôn hình vạn trạng, có thể tìm thấy cách nói ngắn gọn tương đương ở dạng tục ngữ. Để nói “lòng dạ con người thay đổi khôn lường”, chúng ta có câu ca dao-tục ngữ “Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm/ Trời còn thay đổi huống mồm thế gian”. Có hàng loạt tục ngữ nói về quan hệ nhân quả. Bình luận về một con người bạc ác, hay hãm hại người khác, chúng ta nói Nó hay hại người, tất có người hại nó. Câu này là lập luận dựa trên lý lẽ về thuyết nhân quả “gieo gió thì gặt bão”, “sinh sự thì sự sinh”. Một gia đình trước kia giàu có, quyền cao chức trọng nhưng ăn ở với mọi người không ra gì, hống hách, kiêu bạc sau đó đời con cháu bị sa sút, trở nên nghèo hèn, người ta có thể bình luận “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước mà”. Có hàng loạt những lời ngợi khen chê trách, ban thưởng hay trừng phạt, khuyến khích hay can ngăn cũng đều dùng tới lý lẽ về quan hệ nhân quả “có chí thì nên”, “có công mài sắt có ngày nên kim”, “hay đi đêm tất có ngày gặp ma”, “giậu đổ bìm leo mà !”
Tục ngữ  phản ánh nhận thức con người về quy luật xã hội và tự nhiên, quy luật về những mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng. Chúng là lý lẽ, triết lý của một cộng đồng xã hội, của một dân tộc. Vì vậy tục ngữ là kho tàng lý lẽ về mọi phương diện của cuộc đời người sống trong trời đất.
C. ÔN TẬP VĂN HỌC
1. Ôn tập kiến thức về :
- Khái quát văn học 1930-1945
- Tác giả- tác phẩm tiêu biểu của bộ phận – xu hướng văn học
+Văn học lãng mạn: Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng Giang- Huy Cận, Đây thôn vĩ dạ _ Hàn Mặc Tử, Chữ Người tử tù – Nguyễn Tuân, Hai đứa trẻ -Thạch Lam.
+Văn học hiện thực phê phán: Chí Phèo – Nam Cao, Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
+Văn học cách mạng: Từ ấy – Tố Hữu, Chiều tối – Hồ Chí Minh.
2.Một số đề thường gặp
-Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyệnnghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn 
-Vì sao chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyên tàu đi qua,Thạch Lam muốn nói gì với người đọc?
Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
-Phân tích nhân vật Huấn Cao
- Phân tích viên quản ngục
- Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù
- Cảm nhận của anh/ chị về ánh sáng và bóng tối trong Hai Đứa trẻ và Chữ người tưt tù.
- Phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
- Phân tích các chân dung biếm họa trong “Hạnh phúc của một tang gia”
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo trong truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này.
- Phân tích bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
- Đọc Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: “Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”, lại có ý kiến khẳng định: “Bi kịch của Chí Phèo, hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người.”
- Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:
“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua”
Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên?
-Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Chí Phèo
- Từ cách nhìn của Thị Nở đối với nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo– Nam Cao), nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã liên hệ đến thiên chức của người nghệ sĩ. Và ông đã quả quyết rằng : Nhà văn như Thị Nở.
Anh/ chị hãy bàn về quan niệm trên và chứng minh rằng với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã làm tròn thiên chức của một nhà văn.
- Phân tích những mâu thuẫn trong đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn trong đoạn trích
- Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Cảm nhận của anh, chị về sự tương đồng và nét độc đáo của hai nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) và Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cửu Trùng đài – trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng).”
- Cảm nhận về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài thơ Vội vàng có ý kiến cho rằng đó là cái tôi vị kỷ, có ý kiến cho rằng đó là cái tôi tích cực khao khát tận hưởng cuộc sống. Bằng hiểu biết về vội vang, anh/ chi bình luận ý kiến trên?
- Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ 'Vội vàng’ của Xuân Diệu
- Nhạc tính trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
--Cảm nhận bài thơ
- vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ
- Không gian nghệ thuật trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
- Phân tích cái tôi trữ tình trong  bài thơ “Tràng Giang” – Huy Cận
-: Bàn về bài Tràng giang của Huy Cận, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã khẳng định:“Bài thơ đã bộc lộ kín đáo mà thấm thía tình quê hương đất nước”.(Văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội 1997, tr. 238)
-Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đất nước qua bài thơĐây thôn Vĩ Dạ
- Thời gian và tâm sự của tác giả trong Đây thôn Vĩ Dạ
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối
- Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối ( Mộ) - Hồ Chí Minh
-  Đọc Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trưng Thông viết:
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong bài thơ đã học của Bác: Chiều tối. Từ chất thép, chất tình đó, anh (chị) hiểu được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong hai bài thơ Tràng giang (Huy Cận) và Chiều tối (Hồ Chí Minh)
- Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.
- Em hãy phân tích khổ 1 bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu để nhận thấy sự mãnh liệt trong tâm hồn người thanh niên khi được Đảng dẫn đường, đồng thời phân tích những biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
- Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau :
“ Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi,
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Vội vàng – Xuân Diệu)
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là  em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
(Từ ấy – Tố Hữu)
-Hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).
D. ÔN TẬP VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC
1. Ôn tập một số thể loại văn học: Thơ, truyện, kịch.
- Khái niệm
- Yêu cầu đọc văn bản thơ, truyện, kịch.
2. Luyện tập: Vận dụng các bước đọc thơ, truyện , kịch vào các văn bản đã học để đọc hiểu
IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
*HS về nhà cần nắm vững hệ thống các kiến thức về: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
*Hoàn thành các bài tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_theo_cv5512_tiet_69_111.docx