Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn "Tôi yêu em"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Học sinh cảm nhận được vẻ đpẹ tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, vị tha, cao thượng

- Học sinh trình bày được đặc sắc thơ của Puskin: giản dị, tinh tế và rất hàm súc

2. Kỹ năng

- Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại

- Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ trân trọng tình yêu và có niềm tin trong cuộc sống

4. Những năng lực hình thành

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Phương pháp, phương tiện dạy học

- Phương pháp: đọc diễn cảm, giảng bình, nêu vấn đề, gợi mở

- Phương tiện: Kế hoạch bài dạy, SGK, các slides trình chiếu, các phiếu học tập cho HS,.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Giáo viên: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, tài liệu,

- Học sinh: vở soạn bài “Tôi yêu em”, đọc bài thơ theo giọng đọc phù hợp, đọc kỹ phần Kết quả cần đạt, phần tiểu dẫn trong SGK

 

docx 10 trang cucpham 12740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn "Tôi yêu em"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn "Tôi yêu em"

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn "Tôi yêu em"
TÔI YÊU EM
(A. X. Puskin)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh cảm nhận được vẻ đpẹ tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, vị tha, cao thượng
- 	Học sinh trình bày được đặc sắc thơ của Puskin: giản dị, tinh tế và rất hàm súc
2. Kỹ năng
- Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại
- Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ trân trọng tình yêu và có niềm tin trong cuộc sống
4. Những năng lực hình thành
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1.	Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: đọc diễn cảm, giảng bình, nêu vấn đề, gợi mở
- Phương tiện: Kế hoạch bài dạy, SGK, các slides trình chiếu, các phiếu học tập cho HS,...
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, tài liệu,
- Học sinh: vở soạn bài “Tôi yêu em”, đọc bài thơ theo giọng đọc phù hợp, đọc kỹ phần Kết quả cần đạt, phần tiểu dẫn trong SGK
III. Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ”. Yêu cầu HS điền vào chỗ trống trong câu các câu ca dao
T
H
U
O
N
G
D
O
I
G
H
E
N
H
O
N
G
D
U
Y
E
N
E
M
C
H
U
N
G
T
I
N
H
.. nhau mẫy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Cô kia cắt cỏ một mình
Có anh cắt với chung tình làm ..
Ớt nào mà ớt chẳng cay
Gái nào mà gái chẳng hay. chồng
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn .. có lối ai vào hay chưa
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có ..
Trúc xinh trúc đừng một mình
.. xinh,.đứng một mình cũng xinh
Nước non một gánh ..
Nhớ ai, ai có nhớ mình hay chăng
Từ khóa: TÌNH YÊU
Lời vào bài: 
Xuân Diệu từng viết: “Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
Tình yêu luôn là một đề tài được khai thác rất nhiều. Tình yêu cũng như thơ không quan trọng ở vẻ bề ngoài mà giá trị của nó nằm ở cảm xúc chân thành bên trong. “Tôi yêu em của Puskin là một bài thơ về tình yêu chân thành, cao thượng đã chinh phục tất cả trái tim của độc giả không chỉ ở Nga mà còn nổi tiếng trên thế giới.
HS suy nghĩ và giải mã từng ô chữ sau đó tìm từ khóa hàng dọc
TIM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khát quát về tác giả, tác phẩm.
•	NV 1: Tìm hiểu về tác giả.
Nhiệm vụ giờ học trước cô đã giao cho chúng ta là soạn bàitrước ở nhà. Với sự chuẩn bị đó,các em sẽ trả lời các câu hỏi sau :
- Trình bày những nét chính trong cuộc đời của Puskin.
- Sự nghiệp sáng tác của Puskin có gì đặc sắc?
GV mở rộng : 
Như Maxim Gorky đã từng nhận định:
“ Puskin là khởi đầu cho mọi khởi đầu, ông được gọi là Mặt trời thi ca của nước Nga, là nhà thơ vĩ đại của văn học Nga. 
Khi Puskin qua đời, tất cả các tờ báo của nước Nga lúc bấy giờ đều đăng một mẩu tin mang tựa đề “Mặt trời thi ca của nước Nga đã tắt"
Hiện nay tượng đài của Puskin đã được đặt tại Sant Pertecbua, và bên cạnh là bảo tàng của Puskin
Gv bình giảng: Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga, khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết: “Thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính diệu kì” (Gogol)
•	NV 2: tìm hiểu về tác phẩm.
GV hỏi: Em hãy trình bàyxuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
GV mở rộng: Trong cuộc đời ngắn ngủ 37 năm của Mặt trời thi ca Nga, ông đã từng tơ vương không ít mối tình đơn phương éo le và thất vọng. Nhưng đó lại là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác, để ra đời những bài thơ tuyệt tác. Tôi yêu em được khơi nguồn cảm hứng từ một tình yêu như thế. Bài thơ được dịch ra tiếng Việt từ năm 1960 qua bản dịch của Thúy Toàn 
GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về nhan đề của bài thơ? 
GV hỏi: “Tôi” ở đây theo các em là ai?
GV hỏi: Đại từ nhân xưng “Tôi- em” giúp em hiểu gì về mối quan hệ của hai người này?
GV hỏi: Em hãy nêu bố cục của bài thơ?
GV giới thiệu bản dịch nghĩa bài thơ và đưa ra nhận xét về bản dịch thơ và dịch nghĩa
GV gợi mở: Các em chú ý theo dõi và so sánh từng câu trong bản dịch thơ và dịch nghĩa, các em sẽ phát hiện ra sự khác biệt giữa 2 bản dịch
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả.
a. Cuộc đời.
- A. X. Puskin (1799- 1837) Xuất thân trong một gia đình qúy tộc lâu đời ở Mát – xcơ – va.
- Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế.
- Cả cuộc đời ông gắn bó với ố phận nhân dân, đất nước, dũng cảm đấu tranh chống chế độ độc đoán Nga hoàng
=>“Puskin là nhà thơ vĩ đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga" (N. A. Đô – brô – liu – bốp).
Puskin là “Mặt trời thi ca Nga".
- Ông đã qua đời trong một cuộc đấu súng, thể hiện sự dũng cảm, lòng kiêu hãnh và sĩ diện của mình.
b. Sự nghiệp.
- Puskin thành công trên nhiều thể loại: thơ trữ tình , tiểu thuyết, trường ca, truyện ngắn...nhưng cống hiễn vĩ đại nhất của ông vẫn là thơ trữ tình với hơn 800 bài
- Về nội dung: ca ngợi tâm hồn nhân dân Nga khát khao tự do và tình yêu, tố cáo chế độ chuyên chế Nga hoàng; bày tỏ lòng yêu mến nhân dân sứ sở.
- Về nghệ thuật: kết cấu ngắn ngọn, chặt chẽ, ngôn ngữ cô đọng, trong sáng, giản dị.
-> Thơ ông là tổng hòa của niềm say mê với cảm xúc tràn trề với ánh sáng trí tuệ
2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ
Bài thơ sáng tác năm 1829, tin trong tập “Những bông hoa phương Bắc”
2.1. Hoàn cảnh ra đời
- Thời kì ở Peterbua, Puskin thường tới nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga, một phần vì say mê không khí nghệ thuật nơi đây, một phần vì Ôlenhia - con gái chủ tịch viện hàn lâm Nghệ thuật Nga. Rung động, say đắm người thiếu nữ xinh đẹp, Puskin đã dành cho nàng nhiều vần thơ đằm thắm.
- Hè năm 1829, Puskin cầu hôn nhưng bị khước từ. Bài thơ Tôi yêu em ra đời trong tâm trạng đó.
2.2. Nhan đề bài thơ
- Trong tiếng Nga “явас любил ” có thể dịch ra tiếng Việt là:
 + Tôi yêu chị.
 + Tôi yêu em.
 + Tôi yêu cô.
 + Anh yêu em...
- Lựa chọn “Tôi yêu em” người dịch đã đạt được hai điều:
+ Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi, vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
+ Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
- Đại từ “Tôi” có nhiều nghĩa:
+ Có thể là Puskin
+ Có thể là trái tim yêu của những chàng trau, Puskin là người thư kí trung thành của những trái tim ấy
- Cặp đại từ nhân xưng “Tôi- em”:
+ Gợi mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với đối tượng có khoảng cách vừ gần vừa xa, vừa đằm tắm vừa dang dở
+ Là tình yêu đơn phương của chàng trai
2.3 Bố cục
Bài thơ được chia làm 2 phần:
- Khổ 1 ( bốn câu đầu): Tình yêu say đắm mãnh liệt
- Khổ 2 ( bốn câu cuối): Một tình yêu với nhiều cung bậc
- Phần 3 (còn lại): sự cao thượng, chân thành của nhân vật trữ tình
2.4. Tìm hiểu khái quát
Dịch nghĩa:
Tôi yêu Em: tình yêu, có lẽ,
Trong lòng tôi vẫn chưa tắt hẳn;
Nhưng thôi, chớ để nó quấy rầy Em thêm nữa.
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi yêu Em lặng thầm, vô vọng,
Bị giày vò khi vì rụt rè, khi bởi ghen tuông.
Tôi yêu em chân thành đến mức, dịu dàng đến mức,
Cầu trời cho Em được người khác yêu thương như thế.
*Nhận xét: Có một số từ ngữ vfa hình ảnh chưa sát với phần dịch nghĩa
- Dòng 1 và 7: Ở phân dịch thơ, động từ “yêu” được dùng ở thì hiện tại. Trong nguyên tác Puskin muốn đẩy tình yêu vào quá khứ, thể hiện tình yêu đã qua, đã trở thành kỉ niệm
- Dòng 2: Ở phần dịch thơ: lời thơ bóng bảy nhờ hình ảnh “ngọn lửa tình”, không hợp với phong cách nghệ thuật thơ trữ tình của Puskin là sự giản dị trong sáng
- Dòng 3 và 4: Ý nghĩa khẳng định được nhấn mạnh hơn ở phần dịch nghĩa. Sự quyết tâm của lí trí thể hiện trên ề mặt ngôn từ: nhưng, hãy, để, không
- Dòng 8: Bài dịch thơ làm thay đổi cả nguyên tác. Câu dịch của Thúy Toàn mang hàm ý so sánh. Trong nguyên tác, Puskin sử dụng từ “người khác” thể hiện sự khó khăn khi nói. Nhưng nó đã được nói ra, thê rhieenj sự thừa nhận này là biểu hiện của sự tột cùng cao thương, sự tột cùng đớ đau
=> Tuy ý nghĩa của bản dịch thơ chưa hoàn toàn sát với nguyên tác nhưng đây là bản dịc khá hay và thể hiện được tư tưởng của người sáng tác.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động tìm hiểu văn bản
Gv liện hệ với những câu thơ trong bài “Tự hát” của Xuân Quỳnh: Trong cái hữu hạn ngắn ngủi của cuộc đời, tình yêu trở thành vĩnh cửu:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đạp khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Hoạt động tìm hiểu hai câu thơ sau:
Sau lời khẳng định tình yêu ở hai dòng đầu, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình ở hai dòng thơ sau có gì thay đổi? Đó là tiếng nói của lí trí hay tình cảm? 
GV liên hệ với những câu thơ trong "Yêu" của Xuân Diệu: 
Khi tình yêu không được đáp trả, nó sẽ đem lại những cơn đau, những nỗi cô đơn:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều xong nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết.”
II. Đọc hiểu văn bản
Bốn dòng thơ đầu: Một tình yêu sat đắm, mãnh liệt
Hai câu thơ đầu
- Nhà thơ mở đầu bằng những lời tự nhủ trực tiếp, chân thành, không ồn ào, mà trầm lắng, giản dị: Tôi yêu em
- Dấu “:” nhịp thơ đứt quãng, cảm xúc dàn trải. Thể hiện diễn giải, thú nhận, trần tình, tình cảm của nhân vật trữ tình-> tình yêu là 1 phần trong tôi vừa là 1 cái gì độc lập tương đối
- “Chừng có thể”: Khoảng thời gian khó xác định, thể hiện sự bền bỉ và dai dẳng của một tình yêu đơn phương.
-> Tình yêu vẫn nồng nàn, mãnh liệt
- “Ngọn lửa tình” thể hiện tình yêu của “tôi” là niềm say mê âm ỉ, dai dẳng cháy sáng trong tâm hồn như ánh lửa rực cháy
- Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hoàn toàn”
- Tình yêu của “tôi” dành cho em là tình yêu say mê, âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền của một trái tim chung thủy, không phải là những đam mê đột phát, nhất thời
=> Qua hai dòng thơ đầu người đọc cảm thấy phần nào tình yêu của “tôi” thật chân thành, tha thiết. Đó là tình yêu âm thầm, âm ỉ bất chấp thời gian, bất chấp “em” có đoái hoài hay không
Hai câu thơ sau
- Từ “Nhưng”: hư từ chỉ sự tương phản đối lập,đứng đầu vế câu cho thấy sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý chí:
+ Tình cảm vẫn cháy
+ Lí trí bảo phải dừng. 
-> Nhấn mạnh sự dứt khoát cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu dù là âm thầm, dai dẳng để tránh cho em “không phải bận lòng”, “gợn bóng u hoài”.
- Từ “nhưng” đứng đầu câu thơ chỉ mối quan hệ giữa tình cảm chân thành, đằm thắm (Câu thơ 1,2) với sự kìm nén của lí trí (Câu 3,4)
- "Không để em bận lòng",gợn bóng u hoài": lời chối bỏ đầy ngậm ngùi, chua xót, đắng cay, bởi một tình yêu không thành.
- Tiếng nói của lí trí sáng suốt giúp “tôi” nhận thức được răng: tình yêu của “tôi” không mang tới cho em “sự bận lòng” hay “nỗi u hoài” thì không thể tiếp diễn. Lời thơ như lời nhắn nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng là một tiếng nói đầy dịu dàng, trân trọng với “hồn em”. Bên trong những lời nói điểm tĩnh ấy lad một quá trình tự đầu tranh, dằn vặt nội tâm của nhân vật “tôi” 
*Tiểu kết: Bốn câu thơ cho thấy vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: chàng trai có tình yêu trung thực, chân thành, biết vượt qua thói kỉ vị để dành sự thanh thản cho người mình yêu
Hoạt động tìm hiểu: 4 câu thơ cuối
Hai câu thơ đầu
GV giảng: Tôi yêu em được tác giả nhắc lại như một điệp khúc đang dội lên từng đợt trong lòng, để chủ thể trữ tình xác định và nhấn mạnh lại tình yêu của mình. Nó vừa có tác dụng nối liền mạch cảm xúc đã được mở ra ở đoạn một lại vừa có tác dụng làm nền để nhân vật trữ tình tiếp tục giãi bày những biểu hiện khác trong tình yêu đơn phương của mình.
+ Nhân vật trữ tình bộc lộ những cung bậc cảm xúc nào ở câu 5 và câu 6?
Em có nhận xét gì về nhịp thơ? Nhà thơ sử dụng những từ ngữ nào để thê rhieenj sự mâu thuẫn đó?
Tìm hiểu hai câu thơ sau
GV dẫn: Lòng ghen tuông dễ làm cho con người mất bình tĩnh, không sáng suốt để phân biệt tốt- xấu, đúng- sai, dễ dẫn tới bi quan, chán nản, tuyệt vọng. Liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông hạ thấp không chúng ta cùng tìm hiểu hai câu thơ cuối
GV hỏi: Cụm từ Tôi yêu em được lặp lại lần 3 khẳng định tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
GV bình: Câu thơ thứ 8 đâu chỉ là lời cầu nguyện thông thường mà chưa đựng biết bao tình ý. Dù cho tôi không được em yêu, nhưng từ đáy lòng, tôi vẫn luôn cầu mong cho em được một người nào khác yêu em cũng chân thành, thủy chung và đằm thắm như tôi đã yêu em. Nhà thơ đã vượt lên trên sự ích kỉ thường gặp trong tình yêu, thâm chí không yêu được đạp đổ, thù hận. “Anh” lại có thể gửi gắm vào người thứ ba tất cat tình cảm nâng niu mà anh đã từng dành cho cô gái với kong ước nàng được hạnh phúc. Nhà thơ đã quên đi cái “tôi” cá nhân để chỉ nghĩ đến người anh yêu
GV liện hệ thực tiễn: Tình yêu đã làm mù quáng, nâng lên cảm xúc thù hận “không ăn được đạp đổ” của chàng trai ở Bình Phước đã giết cả nhà người yêu. Và cuối cùng anh ta phải trả bằng một cái giá rất đắt
Gv bình giảng: Sự đấu tranh giữa sự nhỏ nhen, ích kỉ và lòng bao dung. Những cảm xúc hoàn toàn chân thực và tưởng chừng như không thể điều hòa đươc nữa thì nay tác giả lại mang lại một kết thúc khép lại tác phẩm đầy bất ngờ. Chính điều này đã đẩy tình yêu lên mức cao thượng.
=> Chàng trai đã coi hạnh phúc của em như hạnh phúc của mình
Bốn câu thơ cuối: Một tình yêu với nhiều cung bậc và lời cầu nguyện cho người mình yêu
Hai câu thơ đầu: nỗi đau hkoor và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
- Điệp ngữ Tôi yêu em: nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ, làm cơ sở để chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng về tình yêu đơn phương của mình.
- Cấu trúc: “lúc.. khi”-> Nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen..thất vọng, vì không được đền đáp, đón đợi.
- Các trạng thái cảm xúc: 
+âm thầm : nỗi đau giữ kín trong lòng
+ không hi vọng: không còn niềm tin vào mối tình của mình nữa.
+ Ghen: mặt ích kỉ của tình yêu, một trạng thái tình cảm bình thường của người đang yêu. Puskin gọi ghen tuông là “nỗi uồn đen tối làm mụ mẫm đầu óc”
=> lời giãi bày thành thực những cảm xúc của nhân vật trữ tình đồng thời diễn tả nỗi tuyệt vọng của nhân vật như rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau, dằn vặt.
- Nhịp thơ nhanh, nhiều ngắt cách với những trạng từ chỉ thời gian “khi”, “lúc” kết hợp với những trạng thái chỉ tình cảm biến đổi liên tục “âm thầm”,”không hi vọng”,”rụt rè”,”hậm hưc lòng ghen” diễn tả thành công bi kịch tuyệt vọng giữa lí trí và tình cảm: giữa cái có (tình yêu của mình) với cái không có (tình yêu của em dành cho tôi), giữa cái mơ ước (được em yêu) với cái không thể biến thành sự thật ( em không hề yêu tôi)
=> Puski đã nghe thấu nỗi lòng của nhân vật trữ tình từ những trải nghiệm xủa bản thân để thể hiện những đợt sóng tình cảm của một con người tha thiết yeu thương mà không được cảm thông, có những nỗi khổ đau của sự tuyệt vọng , sự e ngại, rụt rè, sự ghen tuông giày ò. Ông xứng đáng được nhân loại tôn vinh của nhân loại: “thi sĩ vĩ đại của tình yêu”
Hai câu thơ sau
- Điệp khúc Tôi yêu em được láy lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định bản chất của tình yêu tôi dành cho em: “chân thành, đằm thắm” – phẩm chất cần có nhất của tình yêu
-> Chàng trai vượt qua nỗi ghen tuông ích kỉ, nỗi u buồn u ám để khẳng định tình yêu
-“Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em” :câu thơ là sự thăng hoa đến cảm động của một tình yêu cao thượng. 
+ Khẳng định tấm chân tình của nhân vật tôi.
+ Thể hiện cung bậc cảm xúc cao nhất của tình yêu : chân thành, mãnh liệt, đằm thắm “như tôi đã yêu em”.
+So sánh với một người khác : câu thơ còn có ý khẳng định thách thức. Nghĩa là: không có ai yêu em như tôi đã yêu em
+Biểu hiện của niềm hy vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn :tình yêu chân thành lẽ nào không được đền đáp. 
+ Lời giã biệt, khép lại mối tình.
=> Câu kết khiêm nhường và tế nhị, là lời cầu chúc tuyệt vời nhất của Puskin dành cho người yêu. 
=>Biểu hiện của sự tột cùng đớn đau, tột cùng cao thượng của Puskin
Tiểu kết: Thái độ vị tha, cao thượng đã đưa bài thơ của Puskin vươn tới những giá trị nhân văn cao cả trong tình yêu, làm rung động hàng triệu triệu trái tim nhân loại
TỔNG KẾT
Hoạt động tổng kết:
Hoạt động cá nhân:
Mối học sinh sẽ rút ra kết luận về nội dung/nghệ thuật bằng 1 câu.
GV: Nhận định của Belinsky: “thơ của puskin làm nảy nở và phát triển trong con người tình cảm đối với cái đẹp và tính thiện”
III. TỔNG KẾT
Giá trị nghệ thuật
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng hầu như không dùng một biện pháp tu từ nào ngoài ddiepj ngữ “Tôi yêu em”
Giá trị nội dung
Ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu chân thành, đằm thắm, sự hi sinh cao thượng quên mình vì hạnh phúc của người mà mình trân trọng, yêu quý
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
 GV nêu nhiệm vụ: mỗi học sinh viết từ 3 – 5 câu trình bày quan điểm về tình yêu của mình sau khi học xong bài thơ Tôi yêu em – Puskin

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_11_doc_van_toi_yeu_em.docx
  • pptx5. Tôi yêu em.pptx