Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 68+69: Văn bản "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hạnh
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Trình bày được những nét khái quát nhất về tác giả và tác phẩm;
- Phân tích được hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm truyện;
- Đánh giá được đặc sắc nghệ thuật tác phẩm nói riêng và tác phẩm truyền kì nói chung: cách kể chuyện giàu kịch tính, khắc họa nhân vật rõ nét, kết hợp bút pháp hiện thực và kì ảo;
- Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm: cổ vũ tinh thần đấu tranh vì công lí, tinh thần dân tộc của kẻ sĩ đất Việt.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt được tác phẩm truyện;
- Vận dụng thành thục kĩ năng đọc – hiểu truyện trung đại Việt Nam, thể loại truyện truyền kì;
- Trau dồi kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình.
3. Thái độ
- Chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học;
- Biết hướng tới, lựa chọn và trân trọng lối sống tích cực: trung thực, trách nhiệm, có dũng khí.
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp; Thuyết trình tích cực; Đàm thoại gợi mở; Dạy học theo nhóm; Giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: động não; khăn trải bàn, KWL
III. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
Giáo viên: SGK; SGV; Giáo án; Giáo án điện tử; kịch bản kịch, Phiếu đánh giá nhóm, A3, giấy nhớ.
Học sinh:(Đã giao từ buổi học trước)
- Nhiệm vụ cá nhân: Đọc; gạch chân dưới những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm; Tóm tắt tác phẩm theo 2 cách: theo nhân vật và theo cốt truyện.
- Nhiệm vụ nhóm: Nhóm học sinh có năng lực diễn xuất, tập trước ở nhà phân đoạn kịch Ngô Tử Văn đối chất dưới minh ti (dựa trên kịch bản GV đưa).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 68+69: Văn bản "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hạnh
Giáo sinh: Nguyễn Thị Hạnh Ngày dạy: 13/02/2019 GV Hướng dẫn: Hoàng Thị Ngọc An Lớp: 10B14 Tiết 68+69: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ - Mục tiêu Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng: Kiến thức Trình bày được những nét khái quát nhất về tác giả và tác phẩm; Phân tích được hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm truyện; Đánh giá được đặc sắc nghệ thuật tác phẩm nói riêng và tác phẩm truyền kì nói chung: cách kể chuyện giàu kịch tính, khắc họa nhân vật rõ nét, kết hợp bút pháp hiện thực và kì ảo; Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm: cổ vũ tinh thần đấu tranh vì công lí, tinh thần dân tộc của kẻ sĩ đất Việt. Kĩ năng Tóm tắt được tác phẩm truyện; Vận dụng thành thục kĩ năng đọc – hiểu truyện trung đại Việt Nam, thể loại truyện truyền kì; Trau dồi kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình. Thái độ Chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học; Biết hướng tới, lựa chọn và trân trọng lối sống tích cực: trung thực, trách nhiệm, có dũng khí. Phương pháp và kĩ thuật dạy học Phương pháp: Vấn đáp; Thuyết trình tích cực; Đàm thoại gợi mở; Dạy học theo nhóm; Giải quyết vấn đề Kĩ thuật: động não; khăn trải bàn, KWL Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu Giáo viên: SGK; SGV; Giáo án; Giáo án điện tử; kịch bản kịch, Phiếu đánh giá nhóm, A3, giấy nhớ. Học sinh:(Đã giao từ buổi học trước) Nhiệm vụ cá nhân: Đọc; gạch chân dưới những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm; Tóm tắt tác phẩm theo 2 cách: theo nhân vật và theo cốt truyện. Nhiệm vụ nhóm: Nhóm học sinh có năng lực diễn xuất, tập trước ở nhà phân đoạn kịch Ngô Tử Văn đối chất dưới minh ti (dựa trên kịch bản GV đưa). Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) GV: Em biết đến nhà văn Nguyễn Dữ qua tác phẩm nào đã học? HS: Trả lời: Chuyện người con gái Nam Xương GV: Trong bài học ngày hôm nay, em còn muốn biết thêm gì nữa về nhà văn Nguyễn Dữ cũng như về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên? Vào bài: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9- THCS, các em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, là một trong hai mươi câu chuyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Hôm nay, chúng ta lại cùng tìm hiểu về một câu chuyện nữa trong tập truyền kì đó là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Tạo tâm thế để vào bài học mới Huy động kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và thể loại truyền kì đã học. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung (10 phút) GV: Yêu cầu HS sử dụng kỹ thuật Động não: Mỗi bàn là 1 nhóm, mỗi nhóm phát biểu ít nhất 1 lần, mỗi lần chỉ một câu hướng vào những nội dung được gợi ý trước. 1.Tác giả: Gợi ý: Thời đại, quê hương, gia đình, bản thân, sự nghiệp. 2.Thể loại truyền kì - Gợi ý: Nội dung chính (GV nhấn mạnh đây là thể độc và lạ trong văn chương) 3. Truyền kì mạn lục - Gợi ý: Kí tự, nội dung, vị trí 4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên HS: Trả lời GV: Nhận xét và chốt. I. Tiểu dẫn 1. Tác giả + Sống khoảng thế kỉ XVI. + Quê: Thanh Miện-Hải Dương. + Cuộc đời: Gia đình có truyền thống khoa bảng; Là học trò của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã từng đỗ hương tiến sĩ (cử nhân), từng làm quan nhưng không bao lâu viện cớ chăm sóc mẹ già lui về ẩn dật. + Sự nghiệp sáng tác: Tác phẩm nổi tiếng: “Truyền kì mạn lục” 2. Thể loại truyền kì + Thể văn xuôi tự sự chữ Hán thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì ảo, hoang đường. + Thế giới con người và thế giới cõi âm có sự tương giao. + Bộc lộ quan niệm và thái độ của tác giả. 3. Truyền kì mạn lục - Chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa cuối thể kỉ XVI -Nhan đề: Truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục (sao lục, ghi chép): ghi chép tản mạn những truyện li kì (trong dân gian). - Nội dung: + Số phận bi thảm của những con người trong xã hội, bi kịch tình yêu đặc biệt ở người phụ nữ. + Tinh thần nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc + Tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức, nhân nghĩa, thủy chung - Vị trí + Áng “ thiên cổ kì bút” + Được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nước đồng văn. 4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Trích chương 8 của Truyền kì mạn lục Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục (5 phút) GV: Hướng dẫn HS đọc 1 đoạn: “ Từ đầu . phất áo ra đi” Giọng kể và giọng đối thoại - giọng kể: đều đều, rõ ràng, trong sáng - giọng đối thoại: + Tử Văn: cao ngạo + Người phương Bắc: đe dọa GV: Xác định ngôi kể và trình tự kể GV: Cho HS tóm tắt văn bản và Định hướng chia bố cục văn bản theo kết cấu truyện: ? Nêu phương pháp tìm hiểu truyện truyền kì này? HS: trình bày, tranh luận, bổ sung. Phương pháp : + Phân tích theo tình huống truyện + Phân tích theo hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn + Những nét đặc sắc về nghệ thuật GV: Định hướng phương pháp tối ưu nhất: Chọn phân tích theo hình tượng nhân vật. II. Đọc hiểu văn bản Đọc, tìm hiểu chung Chú thích: Ngôi kể: Ngôi thứ ba =>Khách quan Trình tự kể: Thời gian Bố cục: + Phần 1: Từ đầu. không cần gì cả”: giới thiệu nhân vật chính Ngô Tử Văn + Phần 2: Tiếp theo mà mất: Những việc làm của Tử Văn + Phần 3: Còn lại : Tử Văn nhận chức phán sự và lời bàn của tác giả Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phân tích nhân vật (45 phút) GV: Hỏi: Hãy xác định nhân vật chính và cách phân tích nhân vật chính? Lí do em chọn nhân vật đó? HS: Phát biểu tự do. GV: Nhận xét, chốt. HS: Đọc đoạn gới thiệu Ngô Tử Văn cho biết, NTV đã được giới thiệu ở những khía cạnh nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của tác giả? GV chốt: Cách giới thiệu Ngô Tử Văn vừa chấm phá vừa tập trung vào một điểm: Tinh thần cương trực, nghĩa khí. Nhân vật được phủ lên một lớp hào quang danh tiếng, một danh sĩ vang dội tiếng thơm đã lan truyền xứ Bắc: “vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Cách giới thiệu đó đã tạo ấn tượng cho người đọc về tính cách mạnh mẽ của nhân vật. GV: Giới thiệu thêm một số đoan giới thiệu nhân vật tương tự: Chuyện cây gạo: “Trình Trung Ngộ là một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng nam buôn bán” Chuyện người con gái Nam Xương: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp.” .. GV hỏi: Nguyên nhân nào khiến Tử Văn quyết định đốt đền? Hành động đó thể hiện phẩm chất gì của Ngô Tử Văn? HS: Trả lời GV hỏi: Trước và sau khi đốt đền, Tử Văn đã thực hiện những công việc gì? Từ đó cho thấy phẩm chất gì? HS: Trả lời GV đưa tình huống: Đốt đền là một việc làm động đến chốn linh thiêng, không phải ai cũng dám làm. Em có đồng ý với việc làm này của Tử Văn không? Tại sao? Định hướng: - Đền thờ ai? - Đền Tử Văn đốt có đặc điểm gì? - Tử Văn đốt có phải nhằm mục đích tư lợi cho mình không? - Tử Văn nếu không đốt đền, vẫn như những người bình thường khác thì việc gì sẽ xảy ra? HS: Tranh luận GV hỏi: Hành động đốt đền có ý nghĩa gì? HS: Trả lời GV: Đức Khổng Tử dạy: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (thấy việc nghĩa không làm thì không phải kẻ có dũng khí - Luận ngữ). Ngô Tử Văn không phá đền, dỡ đền mà dùng ngọn lửa đốt đền. Ngọn lửa vốn là cội nguồn của sự sống và sức mạnh. Ngọn lửa ấy trong tay người trí thức đã trở thành ngọn lửa của lí tưởng cao đẹp, của chính nghĩa. Ngọn lửa ấy thiêu trụi cái ác, cái xấu và thắp lửa cho tinh thần đấu tranh. GV hỏi: Tên tướng giặc có hành động, lời nói như thế nào với Tử Văn? HS: Trả lời GV: Bản chất của tướng giặc là gian ngoan, xảo quyệt, tà đội lốt chính. Lúc sống đã theo chân Mộc Thạnh sang xâm lược, tàn hại nhân dân ta, khi chết y lại chiếm đền thổ thần, tác oai tác quái cho dân. Thật là kẻ tham lam, hung ác. GV hỏi: Tử Văn xử trí như thế nào? HS: Trả lời GV hỏi: Cách xử trí cho thấy đặc điểm tính cách gì của Tử Văn và kẻ sĩ nước Việt? HS: Trả lời GV hỏi: Việc xuất hiện ông già thổ thần có ý nghĩa gì? HS: Thổ thần- nhân vật củng cố thêm niềm tin vào chính nghĩa của Tử Văn và giúp cho sự phát triển mạch logic của tác phẩm. GV hỏi: Thổ thần có những suy nghĩ và đánh giá như thế nào về việc làm của Tử Văn? Nhận xét của em về nhân vật thổ công? HS: Trả lời GV hỏi: Tử Văn có những lời nói, hành động gì với thổ công? Cuộc đối thoại với thổ công bộc lộ thêm tính cách nào của Tử Văn? HS: Trả lời GV hỏi: Vì sao Ngô Tử Văn chỉ nói với nhân vật thổ thần mà không nói với hồn ma tướng giặc? HS: Khi để Ngô Tử Văn đối mặt với hồn ma tên giặc, nhà văn đã tạo ra “khoảng trắng” để nhân vật kiểm chứng hành động của mình và lời nói của người đối thoại. Nhân vật không nói cũng là để tên tướng giặc diễn biến đủ mặt: Ngô Tử Văn “bất biến” thu sức vào trong, lặng im để chờ cơ hội. “Cái cương nghị lặng thinh như một tảng đá lầm lì” là cách thận trọng giấu mình của kẻ sĩ. Còn khi đối mặt với thổ thần, Tử Văn nói năng linh hoạt, cởi mở để thăm dò, lượng sức và cộng hưởng sức mạnh đấu tranh. Trong 2 lần đối mặt này, Ngô Tử Văn thể hiện mình là người có bản lĩnh,tinh thần chủ động, tỉnh táo, tự tin. GV: Đọc sgk (từ “Tử Văn vâng lời..mà giải đi rất nhanh”), cho biết cảnh âm phủ được miêu tả như thế nào? Ý nghĩa của hình ảnh đó? (Âm phủ trong quan niệm nhân gian mang tính tôn giáo, là mặt bổ sung cho chính quyền phong kiến ở trần gian. Âm phủ là nơi thi hành bản án kẻ có tội ở cõi sống. Âm phủ là lưới trời.) HS: Nhóm HS đã nhận diễn lại đoạn kịch Ngô Tử Văn ở Minh ti từ buổi trước lên diễn (Kịch bản ở phần phụ lục). Những HS ngồi dưới tập trung theo dõi. GV: Theo dõi, nhận xét, cộng điểm. GV: Tổ chức cho 4 nhóm HS làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 và giấy nhớ, mỗi cá nhân viết ý kiến của mình vào giấy nhớ trong 2 phút, sau đó cả nhóm có 3 phút để tổng hợp ý kiến) Câu hỏi: Tư thế đấu tranh của Ngô Tử Văn trước Diêm Vương (Diễn biến, tính cách, phẩm chất.) HS: Làm việc theo nhóm với yêu cầu: Ghi ngắn gọn, đủ ý, trình bày khoa học. Trình bày và bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung, chốt, thu lại sản phẩm. GV: Chân dung của tên tướng Giặc hiện lên ra sao? Ý nghĩa cá ... - Trước khi đốt đền: Hành động trang trọng, quyết liệt: tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. => Tử Văn là người cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt, một lòng tin vào chính nghĩa. - Sau khi đốt đền: mọi người (lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn) >< Tử Văn (vung tay, không cần gì cả) => kẻ sĩ không sợ chết => Tử Văn tự tin vào việc làm chính nghĩa của mình - Ý nghĩa: + Tuy nóng nảy nhưng thể hiện sự tinh thần dũng cảm, diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của nhân dân + Phù hợp với thế giới tâm linh của người Việt: dựng đền để thờ thần – người có công chứ không phải thờ tà ma - Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ: trừ bạo ngược * Tử Văn đối mặt: - Đối mặt với hồn ma tướng giặc: + Tên giặc: Ra lệnh cho Tử Văn xây trả ngôi đền + Đe dọa Tử Văn sẽ gặp tai vạ. è Lời nói tỏ vẻ hiểu biết, nhưng bản chất thì hống hách, ngang ngược, đe dọa, tham lam, hung ác. + Tử Văn: mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên => Dũng cảm, không khuất phục cái ác, có chí khí => Thái độ tự tin vào chính nghĩa, coi thường việc gian ác. - Đối mặt với thổ thần: + Thổ thần: Đồng tình với việc làm của Tử văn + Vạch tội ác của tên tướng giặc + Vạch tội các thần ở đền miếu xung quanh: ăn của đút, đồng lõa với tướng giặc + Chỉ cho Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc => Thổ công: chính nghĩa, cương trực, ghét thói bạo ngược, gian tà + Tử Văn: Trách thổ công sao không kiện xuống Diêm Vương + không tin vào thế lực của tên tướng giặc => Bình tĩnh suy xét, tự tin vào bản lĩnh của mình * Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti: - Cảnh âm phủ: + Nhà có thành sắt cao mấy chục trượng + Sông lớn, gió tanh sóng xám + Vạn quỷ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, nanh ác => Hiện lên rùng rợn => Nghệ thuật dựng cảnh kì ảo, kì tài (miêu tả: từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong) => Uy hiếp tinh thần của kẻ có tội hình nặng - Ngô Tử Văn đấu tranh: + Khảng khái, cương trực kêu oan: Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng. + Giữ vững thái độ cứng cỏi, bình tĩnh trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. + Đấu lí quyết liệt với hồn ma: Hai bên cãi cọ nhau mãi vẫn chưa phân phải trái. + Ngô Tử Văn quả quyết, xin đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, nếu sai thì chịu thêm tội nói càn. Xung đột kịch cao trào, bộc lộ bản lĩnh, khí phách kiên cường, bất khuất của nhân vật Ngô Tử Văn. - Tướng giặc: + Ban đầu: kể tội Tử Văn à ngoan cố + Sau đó: xin tha cho Tử Văn: bưng bít tội của mình à xảo quyệt, gian trá. - Diêm Vương: + Điều tra rõ ngọn ngành à thực thi công lí nghiêm túc + Thưởng phạt công minh / Tử Văn: chiến thắng, được chia xôi thịt cúng tế / Tướng giặc: Bị tống vào ngục cửu U, mộ bị bật tung lên, hài cốt tan ra như cám => Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. => Thể hiện niềm tin, khát vọng công lí. => Khuyên răn con người nên sống và hành động đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh điều ác. - Tử Văn được nhận chức phán sự: + Là phần thưởng xứng đáng cho kẻ sĩ dũng cảm, phò chính diệt tà. + Khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác để bảo vệ công lí. Hoạt động 5 : Tổng kết (10 phút) GV: Yêu cầu HS thảo luận theo bàn về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện ( ý nghĩa phê phán và ý nghĩa ca ngợi). HS: 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận; các nhóm khác nhận xét, bổ sung – nếu phát hiện ý đối lập, trái chiều, GV tổ chức cho HS đối thoại, phản biện lẫn nhau. GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại. Lưu ý: Tùy theo điều kiện thời gian và khả năng tiếp thu của học sinh, GV có thể tổ chức cho HS phản biện những vấn đề sau : - Nếu tên Bách Hộ họ Thôi không kiện Tử Văn ở Minh ti thì chuyện gì sẽ xảy ra? - Tử Văn không nhận chức phán sự đền Tản Viên có được không? Vì sao? 2.2.Tổng kết a. Nội dung - Ngợi ca nhân cách cao đẹp của kẻ sĩ: dũng cảm, khảng khái, cương trực - Thể hiện niềm tin vào chính nghĩa. b. Nghệ thuật - Xây dựng cốt truyện kịch tính, kết cấu chặt chẽ - Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhưng vẫn mang tính hiện thực c. Ý nghĩa * Ý nghĩa phê phán: - Tố cáo thần thánh, quan lại tham lam, ăn của đút lót, bao che, dung túng cho kẻ lộng hành - Diêm Vương và cộng sự xa dân, để người tốt phải chịu oan ức, bất công, ngang trái => Ngụ ý phê phán xã hội thối nát đương thời * Ý nghĩa ca ngợi: - Ca ngợi người dũng cảm biết vì nghĩa quên mình - Niềm tin vào chính nghĩa thắng gian tà - Lời bình của tác giả: thể hiện thái độ tin tưởng vào nghĩa cử cao đẹp của kẻ sĩ => Khát vọng của nhân dân vào sự công bằng, phân minh trong cuộc sống Hoạt động 6 : Củng cố và mở rộng (10 phút) GV: Đưa ra câu hỏi thảo luận: Trong xã hội hiện nay, em còn thấy những việc bất công hay làm ngơ trước cái xấu không? Cho ví dụ? Trong hoàn cảnh xã hội như vậy, ta có nên đấu tranh không? Ngày nay, muốn đấu tranh phải có kĩ năng gì? HS: Thảo luận GV chốt: Tuy cách xa 5 thế kỉ nhưng nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện đã truyền ảm hứng sống đẹp cho chúng ta hôm nay. Cảm hứng đó không chỉ trong bài học mà còn lan tỏa mãi mãiHãy sống ngay thẳng, sống vì một lí tưởng cao đẹp và biết đấu tranh cho lẽ phải là thông điệp mà cô gửi đến cho các em – những kẻ sĩ, bậc hiền tài tương lai của đất nước Việt Nam. Bây giờ, chúng ta sẽ nghe bài “Tự nguyện” để thấy được mối quan tâm, sự liên kết mạnh mẽ từ chủ đề trong văn học và âm nhạc. BTVN: (Bài 1-luyện tập- sgk tr 61) Nếu được viết đoạn kết của truyện, anh (chị) sẽ đồng ý với cách kết thúc như đã có hay chọn một kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình? GV: Tôn trọng những kết thúc của học sinh. Lưu ý đến những ý kiến tích cực, có hậu. Xã hội luôn luôn tồn tại cái tốt và cái xấu Ý thức đấu tranh: + Không tiếp tay cho cái xấu, không làm ngơ trước cái xấu, cái ác; + Biết đấu tranh có bản lĩnh và có niềm tin; + Tìm được sự đồng thuận của nhiều người, kết hợp hài hào khách quan và chủ quan. Phải có kĩ năng đấu tranh (Chọng thời điểm nào? Ở đâu? Làm như thế nào?) Biết chấp nhận thiệt thòi vì đấu tranh với cái ác trong cuộc sống đời thường là vô cùng gian nan. Tuy nhiên, nhất định cái chính nghĩa sẽ được ủng hộ và giành chiến thắng. Kiểm tra- Đánh giá Trong quá trình học, những cá nhân tích cực và có kết quả thì cho điểm miệng. Đánh giá nhóm theo phiếu ở phần phụ lục Đánh giá cải tiến Phần tâm đắc Tổ chức được các hoạt động học tập để thu hút học sinh; Ứng dụng CNTT trong dạy học. Những khó khăn và giải pháp Khó khăn: Nhiều kiến thức cần truyền đạt trong thời gian ngắn; Giải pháp: Kiểm soát thời gian và tập trung vào nội dung chính. PHỤ LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ Tên nhóm: Nội dung đánh giá Điểm tối đa Đạt Nội dung Đầy đủ 3 Bố cục 1 Giải đáp được các câu hỏi (của giáo viên và các bạn khác) 2 Hình thức Trình bày trên A3 1 Truyền đạt (hấp dẫn, lôi cuốn, dễ hiểu.) 2 Phong cách thể hiện 1 KỊCH BẢN NGÔ TỬ VĂN ĐỐI CHẤT TẠI VƯƠNG PHỦ Quang cảnh: Diêm Vương ngồi uy nghi trên điện, hai bên là các phán quan, lính gác, bên dưới là lính giặc đã quỳ sẵn. Phán quan (nói to truyền lệnh): Giải phạm nhân vào Ngô Tử Văn (gông cùm, lũ quỷ lôi vào, vừa đi vừa kêu to): Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng. Phán quan (nói với Diêm Vương): Tên này bướng bỉnh ngoan cố, nếu không phán đoán cho rõ, chưa chắc đã chịu nhạn tội. Diêm Vương (mắng Ngô Tử Văn, đập tay xuống bàn thị uy): Kẻ kia là một người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàn thiên cho được hueyets thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào? Ngô Tử Văn (chỉ tướng giặc, giọng cứng cỏi): Muôn tâu đại vương, kẻ kia chỉ là giả danh đội lốt Thổ công hòng lừa Trời dối dân, đến đại vương còn bị hắn dối lừa. Tướng giặc (giọng yếu): Màymày vu cáo Ngô Tử Văn (nói mạnh mẽ): Kẻ kia là viên tướng bại trận của Bắc triều, hồn bơ vơ ở Nam quốc. Nó tranh chiếm đền miếu, giả mạo tên họ. Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, nó đâu phải thần àm là ác quỷ. Tướng giặc: Tâu đại vương, trước vương phủ mà hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu, hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa. Ngô Tử Văn: Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin đem giấy đến đền Tản Viên để hỏi hư thực; không có sự thực như thế, tôi lại xin chịu thêm cái tội nói càn. Tướng giặc (xuống nước): Gã kia là một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ trừng giới. Xin đại vương khoan tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Bất tất đòi hỏi dây dưa và thẳng tay trị tội, sợ có hại cho cái đức hiếu sinh. Diêm Vương (nói với tướng giặc): Cứ như lời hắn thì nhà người đáng tội tru lục. Điều luật lừa dối đã sẵn sàng đó. Nhà ngươi cớ sao dám làm sự xuất nhập luận tội người ta như vậy? Diêm Vương (nói với phán quan): Bay đâu, cho người đi lấy chứng thực ở đền Tản Viên cho ta. Phán quan (đi lấy chứng thực trở về): Bẩm đại vương, đúng như lời Ngô Soạn nói. Diêm Vương: (tức giận, nói với các phán quan): Lũ ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên hư, phạt thì đích xác mà không hà lạm, vậy mà còn có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời Hán đời Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn xiết nói được ư? Diêm Vương (nói với quân lính) Bay đâu. lấy lồng sắt chụp vào đầu tên tướng giặc, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ hắn vào ngục Cửu U. Quân lính: Tuân lệnh! (dẫn giải tướng giặc đi) Diêm Vương (nói với Ngô Tử Văn): Ngôi đề từ hôm nay sẽ thuộc về Thổ thần đất Việt. Nhà người sẽ được trả về làng và được hưởng một nửa phần xôi lợn của dân cúng tế. Ngô Tử Văn: Xin đa tạ đại vương Diêm Vương: Ta tuyên bố bãi đường. Xác nhận của GV hướng dẫn Hoàng Thị Ngọc An Xác nhận của GV trường ĐHGD Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2019 Sinh viên TTSP Nguyễn Thị Hạnh
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_10_tiet_6869_van_ban_chuyen_chuc_phan_su.docx
- K2. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.pptx