Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 21: Tấm Cám

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 - Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.

 - Kết cấu của chuyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.

 2. Kĩ năng

 - Tóm tắt văn bản tự sự.

 - Phân tích một chuyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.

 3. Thái độ

 Tình yêu đối với những người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghiã trong cuộc sống.

B. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

 Giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.

 2. Học sinh

 Soạn bài trước ở nhà, các vật dụng học tập cần thiết.

 3. Phương pháp và cách thức tiến hành

 Phần I: phương pháp thuyết trình, đàm thoại.

 Phần II: phương pháp đọc diễn cảm, nhóm, gợi tìm, đàm thoại, nêu vấn đề, bình giảng.

 

docx 11 trang cucpham 6540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 21: Tấm Cám", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 21: Tấm Cám

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 21: Tấm Cám
Tiết 21
TẤM CÁM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức
 - Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
 - Kết cấu của chuyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
 2. Kĩ năng
 - Tóm tắt văn bản tự sự.
 - Phân tích một chuyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ
 Tình yêu đối với những người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghiã trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 Giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.
 2. Học sinh
 Soạn bài trước ở nhà, các vật dụng học tập cần thiết.
 3. Phương pháp và cách thức tiến hành
 Phần I: phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
 Phần II: phương pháp đọc diễn cảm, nhóm, gợi tìm, đàm thoại, nêu vấn đề, bình giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
Khởi động: sân khấu hóa cảnh thử giày.
Vào bài mới:
 Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca Mặt đường khát vọng có viết:
Ta lớn lên trong niềm tin rất thật
 Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
 Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
 Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu.
 Hình ảnh cô Tấm thảo hiền qua bao nhiêu khó khăn, thử thách trở thành hoàng hậu là hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong tiềm thức dân gian. Chính hình tượng nghệ thuật đẹp ấy đã khiến truyện cổ tích Tấm Cám trở thành viên ngọc sáng trong kho tàng truyện cổ tích dân tộc.
Hoạt động
 của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm.
?: Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? 
?: Có mấy loại truyện cổ tích? Cho ví dụ minh họa? 
GV:
-Truyện cổ tích sinh hoạt: phản ánh sinh hoạt đời thường gần gũi với người bình dân.
-Truyện cổ tích loài vật: Là những truyện kể chủ yếu giải thích những đặc điểm và quan hệ của các con vật trong thế giới loài vật theo cách của dân gian.
-Truyện cổ tích thần kì: phản ánh ước mơ,nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện.
?: Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì là gì?
?:Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào? 
GV:
Năm 1958, Mê-lê-tin-xki (người Nga) đã tập hợp được 564 dị bản kiểu truyện này. Ở Việt Nam cỏ khoảng 30 dị bản kiểu truyện Tấm Cám.
-Ở Việt Nam:
+ Bản kể của đồng bào Tày: Tua Gia – Tua Nhi
+ Nùng: Ô Pẻn – Ô Kin
+ Thái: Ý Ưởi – Ý Noọng
+ Chàm: Ca Dong – Ha Lốc
+ Xơ rê: Gơ Liu – Gơ Lát
-Trên thế giới:
+ Cam pu chia: Nàng Can Tóc và nàng Song Ang Cát
+ Thái Lan: Con cá vàng
+ Mianma: Truyện con rùa
+ Trung Quốc: Nàng Diệp Hạn
+ Pháp: Cô bé lọ lem
+ Đức: Cô Tro Bếp
?: Em hãy sắp xếp các sự việc sau theo trật tự đúng để có một câu chuyện hoàn chỉnh?
1. Tấm trừng trị mẹ con Cám.
2. Tấm đi dự hội làng và trở thành hoàng hậu.
3. Mồ côi, sống với dì ghẻ.
4. Nuôi cá bống nhưng bị mẹ con Cám giết.
5. Bị Cám lừa lấy cái yếm đỏ.
6. Tấm bị hại chết.
7. Sự hóa thân liên tiếp của Tấm.
->Trật tự đúng: 3-5-4-2-6-7-1
GV kể chuyện theo tranh.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
?: Những chi tiết nào trong đoạn đầu của văn bản nói lên thân phận của Tấm? Em có suy nghĩ gì trước thân phận ấy?
GV:
Có nhiều truyện cổ tích về nhân vật mồ côi vì trẻ mồ côi là những người rất đáng thương, các em nhỏ bé, cô đơn trong gia đình và xã hội. Tấm lại là cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ nên càng đáng thương hơn. Và càng đáng thương hơn khi Tấm phải sống với dì ghẻ cay nghiệt, độc ác, phải chịu áp bức, bị bóc lột sức lao động, bị đối xử bất công, chịu bao khổ đau trong chính ngôi nhà của mình.
?: Khi còn ở nhà với mẹ con Cám, đã có những sự việc gì xảy ra với Tấm?
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập:
-Nhóm 1:
+ Hành động của Tấm?
+ Qua đó em thấy Tấm là người như thế nào?
-Nhóm 2:
+ Phản ứng của Tấm khi bị hại?
+ Qua đó em thấy Tấm là người như thế nào?
-Nhóm 3:
+ Hành động của mẹ con Cám? Mục đích của những hành động ấy?
+ Mẹ con Cám là người như thế nào?
-Nhóm 4: 
+ Lời nói của mẹ con Cám?
+ Qua đó thấy mẹ con Cám là người như thế nào?
?: Lí giải tại sao Tấm lại được nhân dân yêu quý, được Bụt giúp đỡ?
?: Nổi bật trong truyện là mâu thuẫn giữa những nhân vật nào?
Bản chất của mâu thuẫn?
GV:
Mâu thuẫn Tấm – Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt; mâu thuẫn dì ghẻ con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ không liên tục.
?: Để giải quyết mâu thuẫn đó, tác giả dân gian đã làm như thế nào?
GV:
 Bụt là nhân vật tôn giáo nhưng đã được dân gian hóa để trở thành ông lão hiền lành, tốt bụng, xuất hiện để giúp đỡ những người bất hạnh. Đâylà yếu tố thần kì thường có trong cổ tích. 
 Nhân vật Bụt thường đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân đối với người bất hạnh, thể hiện ước mơ về hạnh phúc và công bằng xã hội của nhân dân.
?: Yếu tố thần kì có ý nghĩa như thế nào trong tác phẩm?
?: Con đường đến với hạnh phúc của Tấm là bất ngờ hay tất yếu?
Thảo luận:
Có ý kiến cho rằng: Tấm trở thành hoàng hậu là nhờ may mắn? Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
I. Tìm hiểu chung
 1. Thể loại truyện cổ tích
- Khái niệm: truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
- Phân loại:
 + Cổ tích sinh hoạt.
 + Cổ tích loài vật.
 + Cổ tích thần kỳ.	
2. Truyện cổ tích thần kì
- Có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất.
- Đặc trưng: Có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
- Nội dung: Truyện thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
- Kết cấu: Nhân vật chính trải qua nhiều biến cố cuộc đời rồi mới đạt được ước muốn của bản thân.
3. Truyện cổ tích Tấm Cám
- Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kỳ, phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.
- Tóm tắt truyện:
Tấm là người con mồ côi, phải ở với dì ghẻ, bị đầy đoạð thử giày được vào cung làm hoàng hậuð bị mẹ con Cám hại chếtð chim vàng anhð chết, xoan đàoð chết, khung cửið chết, cây thịð gặp lại vua, mẹ con Cám chết.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Phần 1: Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm.
* Thân phận của Tấm:
- Mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Phải ở với dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ.
- Phải làm lụng vất vả suốt ngày đêm: chăn trâu, gánh nước, thái khoai, vớt bèo, xay lúa giã gạo 
-> Tấm có hoàn cảnh éo le, đáng thương, tội nghiệp luôn chịu sự đối xử bất công của mẹ con Cám. 
* Con đường đến với hạnh phúc của Tấm
Tấm
Mẹ con Cám
Hành động
Thái độ
Hành động
Thái độ
- Bắt tép
mò cua bắt ốc đã quen, 1 buổi đã đầy giỏ
Bưng mặt khóc hu hu
- Lừa trút hết giỏ tép -> cướp yếm đỏ
-> cướp đoạt vật chất
- Chị Tấm ơikẻo về dì mắng-> nhắc nhở, lo lắng cho Tấm
- Nuôi cá bống
Dành cơm cho bống
Gọi bống -> yêu thương, người bạn
- Nghe lời chăn trâu thật xa
Òa lên khóc
- Rình rập, lừa Tấm đi chăn trâu để giết bống -> Chà đạp về tinh thần
- Con ơi conphải chăn đồng xa-> dặn dò ân cần
-Muốn đi xem hội
Ngồi nhặt thóc
Ngồi khóc một mình
- Trộn thóc với gạo-> bắt làm việc vô nghĩa-> cách li Tấm với cuộc sống
- Con hãyđừng bỏ dở-> răn dạy, nhắc nhở trách nhiệm
->chăm chỉ, hiền lành, cả tin
->yếu đuối, thụ động
->độc ác, nhẫn tâm, ghen ghét, cướp mọi quyền lợi vật chất và tinh thần
->miệng lưỡi ngọt nhạt, lừa dối
-Bản chất của mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn gia đình:
Mẹ ghẻ - con chồng
Chị em cùng cha khác mẹ
+ Mâu thuẫn xã hội: thiện >< ác
- Yếu tố thần kì
+ Mất yếm đỏ-> Bụt cho cá bống
+ Mất cá bống-> Bụt cho hi vọng đổi đời
+ Không được đi hội-> Bụt cho chim sẻ giúp
+ Không có quần áo đẹp-> Bụt cho quần áo đẹp
+ Bị chà đạp hạnh phúc-> Bụt đưa lên đỉnh cao của hạnh phúc (lấy vua)
® Là lực lượng phù trợ Tấm trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc. Thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, ước mơ về một xã hội công bằng.
Con đường đến với hạnh phúc của Tấm là tất yếu:
+ Thể hiện triết lí dân gian: ở hiền gặp lành
+ Tấm là người lao động gặp nhiều đau khổ->Tấm đạt được hạnh phúc là sự đền bù, phần thưởng xứng đáng.
4. Củng cố, dặn dò 
- Đọc lại tác phẩm, làm phần luyện tập vào vở.
- Chuẩn bị bài: Tấm Cám (tiết 2)
E. RÚT KINH NGHIỆM 
Sự việc
Hành động của Tấm
Tấm
 là người như thế nào?
Bắt tép
Nuôi Bống
Đi dự hội
Sự việc
Phản ứng của Tấm khi bị hại?
Tấm
 là người như thế nào?
Bắt tép
Nuôi Bống
Đi dự hội
Sự việc
Hành động của mẹ con Cám?
Mục đích của hành động là gì?
Mẹ con Cám là người như thế nào?
Bắt tép
Nuôi Bống
Đi dự hội
Sự việc
Lời nói của mẹ con Cám?
Mẹ con Cám là người như thế nào?
Bắt tép
Nuôi Bống
Đi dự hội

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_21_tam_cam.docx
  • ppttấm cám.ppt