Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Trình bày được những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.

- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện thói quen và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt theo các yêu cầu.

- Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một đoạn văn, vào cách dung từ, phát âm và viết chính tả.

3. Thái độ

- Có ý thức rèn luyện thói quen và năng lực sử dụng Tiếng Việt đúng chuẩn mực, linh hoạt.

- Có thái độ tích cực trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

 B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sáchgiáo viên, giáo án, giáo án điện tử, phiếu BT

2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà; Tập hát bài “Thương ca tiếng Việt”

3. Các phương pháp và phương tiện dạy học

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình tích cực, thảo luận nhóm, tranh luận; Phát vấn; Dạy học theo tình huống

- Phương tiện dạy học: SGK Ngữ Văn 10, tập 2; Giáo án word; Giáo án điện tử.

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Dạy bài mới:

 

docx 9 trang cucpham 28/07/2022 4720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt
Tiết: 
NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Trình bày được những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. 
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện thói quen và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt theo các yêu cầu.
- Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một đoạn văn, vào cách dung từ, phát âm và viết chính tả. 
3. Thái độ
- Có ý thức rèn luyện thói quen và năng lực sử dụng Tiếng Việt đúng chuẩn mực, linh hoạt.
- Có thái độ tích cực trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
 B. Chuẩn bị
Giáo viên: Sách giáo khoa, sáchgiáo viên, giáo án, giáo án điện tử, phiếu BT
Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà; Tập hát bài “Thương ca tiếng Việt”
Các phương pháp và phương tiện dạy học
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình tích cực, thảo luận nhóm, tranh luận; Phát vấn; Dạy học theo tình huống
- Phương tiện dạy học: SGK Ngữ Văn 10, tập 2; Giáo án word; Giáo án điện tử.
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (5p)
Cả lớp cùng hát bài “Thương ca tiếng Việt”
Giới thiệu bài: Vừa rồi thì chúng ta đã cùng nhau hát vang bài “Thương ca tiếng Việt”. Lời bài hát đó đã gợi ra thứ ngôn ngữ mà các bạn đã sử dụng suốt 15 năm qua như một phương tiện giao tiếp hiệu quả. Chưa nói đến việc sử dụng hay, để sử dụng đúng tiếng Việt không phải là điều đơn giản, nó còn là một chặng đường dài. Ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau suy nghĩ về vấn đề này qua bài học “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu: Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt
GV: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh tay”. Luật chơi:
+ Có 3 câu hỏi, tương ứng với những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt.
+ Sau khi đọc câu hỏi, bạn nào giơ tay nhanh hơn sẽ giành quyền trả lời.
+ Trả lời đúng được chọn 1 hộp quà, nếu trả lời sai, quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác.
Câu hỏi:
Tìm lỗi sai về phát âm và chữ viết trong biển hiệu sau và chữa lại:
Tìm lỗi sai về phát âm và chữ viết trong câu sau và chữa lại:
 “Không giặc quần áo ở đây”
 “Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.”
Nghe bài hát sau và tìm ra lỗi sai về phát âm:
https://www.youtube.com/watch?v=a752Tq2Ah80
HS: Tham gia trò chơi
Đáp án dự kiến:
“Sôi”, “rãn” à “Xôi”, “Giãn”
“Giặc” à “Giặt”
 “Tiền lẽ” à “Tiền lẻ”; “Đỗi” à “Đổi”
“Ban chìu” à “Ban chiều”; “Nhìu” à “Nhiều”; “Iu” à “Yêu”; “Bùn” à “Buồn”; “Cúi” à “Cuối”
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm, 2 bàn là 1 nhóm, tìm lỗi sai trong những câu sau và sửa lại:
a, Nó đang có một tương lai sáng lạng.
b, Yếu điểm của tôi là dễ mất bình tĩnh.
c, Ngày mai, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai sẽ tổ chức cho học sinh khối 10 đi thăm quan.
d, Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
HS: Thảo luận trong 5 phút và 2 nhóm bất kì sẽ lên trả lời. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: Lắng nghe, nhận xét, chốt
GV: Trình chiếu hình ảnh biển khẩu hiệu có sai lỗi ngữ pháp của UBND huyện Vũ Thư và yêu cầu HS đọc theo nhiều cách khác nhau.
HS: Trả lời:
Mỗi gia đình hai con, vợ chồng hạnh phúc.
Mỗi gia đình 2 con vợ, chồng hạnh phúc.
GV: Như vậy, chỉ vì thiếu dấu câu mà câu nói trên đã gây ra nhiều hiểu lầm và tranh cãi đúng không nào. Vậy còn ví dụ sau đây đã mắc lỗi gì?
 Qua tác phẩm“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã cho ta thấy hình tượng người anh hùng dân tộc Lê Lợi - linh hồn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
GV: Vừa rồi thì chúng ta đã phát hiện và chữa những lỗi trong câu. Vậy còn trong đoạn văn, thì thường gặp phải lỗi như thế nào? Chúng ta cùng đọc đoạn văn sau và cho cô biết: Đoạn văn này mắc lỗi gì khiến nó mất đi tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy chữa lại đoạn văn đó.
“Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hòa thuận, hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hạnh phúc.”
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt
GV: Phát phiếu bài tập cho HS (Mẫu phiếu ở phần phụ lục)
HS: Thảo luận nhóm, 2 bàn là 1 nhóm để hoàn thiện phiếu. Sau 5phút, 2 nhóm bất kì lên trả lời, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét.
Đáp án dự kiến:
a, Văn bản hành chính công vụ
b, Lỗi: Sử dụng các từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt để tạo lập văn bản hành chính công vụ è Không phù hợp.
GV: Nhận xét, chốt
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt
1. Về ngữ âm và chữ viết
a. Xét VD
– Sôi thịt bánh bao
Tẩm quất thư rãn
⇨Lỗi “sôi”, “rãn”: nói và viết sai phụ âm đầu.
⇨Chữa lại: “xôi”, “giãn”
Không giặc quần áo ở đây.
⇨Lỗi “giặc”: nói và viết sai phụ âm cuối.
⇨Chữa lại: giặt(quần áo)
– Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.
⇨Lỗi sai là “lẽ”, đổi: nói và viết sai thanh điệu.
⇨Chữa lại: lẻ, đổi.
- Bài hát “Teen vọng cổ”
⇨ Các từ: “ban chìu, nhìu, iu, bùn, cúi” è phát âm theo tiếng địa phương.
⇨ Chữa lại: “Ban chiều, nhiều, yêu, buồn, cuối” è phát âm theo tiếng phổ thông (ngôn ngữ toàn dân)
b. Kết luận:
– Về ngữ âm: Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt.
– Về chữ viết: Cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.
2. Về từ ngữ
a. Xét VD
- Nó đang có một tương lai sáng lạng.
àLỗi: sáng lạng èKhông có nghĩa
àChữa: xán lạn (nghĩa: sáng sủa, rực rỡ.)
- Yếu điểm của tôi là dễ mất bình tĩnh.
àLỗi: yếu điểm (là 1 từ Hán Việt, yếu trong từ trọng yếu àyếu điểm: chỗ quan trọng)
à Sửa: điểm yếu (là 1 từ thuần Việt, điểm yếu: cái mà mình không giỏi)
- Ngày mai, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai sẽ tổ chức cho học sinh khối 10 đi thăm quan.
àLỗi: thăm quan (không có nghĩa)
àChữa: tham quan (đến một nơi nào đó, xâm nhập vào một địa chỉ để nhìn ngắm, quan sát, cảm nhận về nó.)
- Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
à Lỗi: “truyền tụng”: truyền miệng cho nhau với lòng ngưỡng mộ
à Chữa: truyền thụ/ truyền đạt.
b. Kết luận: Về từ ngữ: Cần dùng từ ngữ:
– Đúng với hình thức và cấu tạo
– Đúng với ý nghĩa
– Đúng với đặc điểm ngữ pháp
3. Về ngữ pháp: 
a. Xét VD:
*VD 1: 
 “Mỗi gia đình hai con vợ chồng hạnh phúc”:
 - Mỗi gia đình hai con, vợ chồng hạnh phúc.
 - Mỗi gia đình 2 con vợ, chồng hạnh phúc.
àThiếu dấu câu àHiểu sai ý nghĩa của câu.
* VD2: Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong câu sau:
“Qua tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã cho ta thấy hình tượng người anh hùng dân tộc Lê Lợi – linh hồn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.”
⇨Lỗi: thiếu CN
⇨Chữa lại:
– Cách 1: Bỏ từ “Qua”.
– Cách 2: Bỏ từ “của”, thay vào đó bằng dấu phẩy.
– Cách 3: Bỏ từ “đã cho”, thay vào đó bằng dấu phẩy.
*VD3: Ví dụ c (sgk tr66) 
- Lỗi sai: Câu sắp xếp lộn xộn, thiếu logic
=> Chữa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hạnh phúc.
b. Kết luận: Về ngữ pháp:
- Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
- Diễn đạt đúng các quan hệ YN
- Sử dụng dấu câu thích hợp
- Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, thống nhất, mạch lạc.
4. Về phong cách ngôn ngữ
a. Xét VD: Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ trong “Bản kiểm điểm”
- Lỗi sai: Sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong văn bản hành chính công vụ
èKhông phù hợp
b. Kết luận: Về phong cách ngôn ngữ
-Cần nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu: Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
GV: Tổ chức trò chơi: “Ngôi sao may mắn”
Luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, lần lượt lựa chọn các câu hỏi (có thể chọn câu hỏi bất kì, mỗi câu hỏi là một mức điểm khác nhau)
+ Trả lời đúng được điểm tương ứng, trả lời sai nhường quyền cho đội bạn
+ Kết thúc trò chơi, đội nào trả lời được nhiều hơn, đội đó giành chiến thắng.
Câu hỏi:
Câu 1: Cho câu: “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ “đứng”, “quỳ” được sử dụng theo nghĩa nào? Tác dụng?
Câu 2: Phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau:
“Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hòa khí hậu vĩ đại của chúng ta.”
Câu 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của câu nói sau: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.”
Câu 4: Em rất muốn vào làm ở bộ phận Marketing của công ti ABC, nhưng giám đốc lại muốn em làm ở bộ phận Sale. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng theo cách của em.
Câu 5: Là 1 HS gắn bó với ngôi trường của mình được gần 1 năm, đến thời điểm này, bạn có cảm xúc gì? Hãy nói 1 vài câu bộc lộ cảm xúc ấy.
GV: Kết luận qua trò chơi:
Khi nói và viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng, mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt, sử dụng thêm các biện pháp tu từ để cho câu văn có tính nghệ thuật, đạt hiệu quả giao tiếp cao. 
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
a, Ví dụ
Câu 1: Từ “đứng” và “quỳ” được sử dụng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của con người, mà ẩn dụ cho nhân cách, phẩm giá:
+ “Đứng” hiên ngang, khí phách
+ “Qùy” hèn nhát, quỵ lụy
→ Từ được dùng theo nghĩa chuyển đã diễn đạt được những thứ trừu tượng qua những thứ cụ thể.
Câu 2: 
+ Chiếc nôi và máy điều hòa là vật mang lại lợi ích cho con người
+ Dùng chúng vừa giúp biểu thị lợi ích của cây cối, vừa tạo được tính cụ thể, thẩm mĩ, biểu cảm hơn.
Câu 3: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh sử dụng phép điệp, đối tạo nhịp điệu khỏe khoắn, mạnh mẽ cho lời kêu gọi âm hưởng hùng hồn, vang dội, tác động mạnh mẽ tới người đọc, người nghe.
Câu 4: VD: Tôi sẵn sàng xuống bộ phận Sale, chỉ có điều, 3 tháng sau, bộ phận Marketing sẽ quay lại đề nghị tôi cùng hợp tác, nhưng bộ phận Sale sẽ nói: “Xin lỗi, không thể được!
b, Kết luận 
* Ghi nhớ (sgk-tr68)
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
GV: Tổ chức tranh luận: Chủ đề “Ngôn ngữ giới trẻ”
Các vấn đề:
Teencode (Cho HS dịch đoạn văn: “Kh0’c ch0 we^n đy những fiên` muộn, kh0’c jzòy pík đâu mìn lại pình tĩnh lại, suy nghỹ zề kái đìu màk mìn kần phải suy nghỹ; Đôy khy mìn thík cho`y mưa kjn khủn, màk seo khy kơn đau ập tớy tớ hok mún mua nu~a " 
Những câu nói có tính vần vè (Cho HS xem ảnh về những câu nói. VD: Cống rãnh mà đòi song sánh với đại dương, máng mương mà đòi tương đương với thủy điện à?; Chán như con gián)
Xu hướng đặt tên bài hát: (Cho nghe những bài như: Thật bất ngờ; Anh không đòi quà; Đặt tên bài: Như lời đồn (Bảo Anh); Xếp hình (Tăng Nhật Tuệ; Thu dẩm (LK); Nắng cực (Trúc Nhân); Oh my chuối (Sỹ Thanh); Thằng điên (Phương Ly); .)
HS: Tiến hành tranh luận
GV: Nhận xét, tổng kết
Tranh luận không để phân định thắng hay thua mà để tìm ra những định hướng đúng trong việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. Các bạn nhận thấy rằng ngôn ngữ giới trẻ hiện diện đã làm phong phú thêm, đa sắc hơn cho ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ tiếng Việt là một sinh ngữ, vì thế, theo thời gian nó sẽ phát triển với sự lựa chọn và đào thải của chúng ta. Giống như teencode cách đây mấy năm năm các bạn sử dụng rất nhiều thì bây giờ, đặc biệt là học sinh Hà Nội đã có rất nhiều bạn phản đối và tẩy chay. Việc chọn lọc ngôn ngữ có tinh tế hay không phụ thuộc vào chính các bạn. Mỗi bạn sẽ có những chìa khóa riêng để tạo lập ra những chuẩn mực tiếp theo tiếng Việt.
III. Luyện tập
* Kết quả thảo luận:
- Tiêu cực:
+ Khó hiểu, hạn chế giao tiếp
+ Chạy theo trào lưu, chứng tỏ bản thân sành điệu 
+ Tư tưởng lệch lạc về ngôn ngữ à lệch lạc lối sống 
+ Phá hủy những giá trị ngôn ngữ truyền thống 
- Tích cực: 
+ Tiện lợi, tiết tiết kiệm thời gian 
+ Sáng tạo mới mẻ, giải trí vui nhộn 
+ Diễn tả cảm xúc chân thật của tuổi teen 
èĐể sử dụng đúng chuẩn mực tiếng Việt cần lưu ý:
- Hoàn cảnh giao tiếp 
- Đối tượng giao tiếp 
- Mục đích giao tiếp 
- Nội dung giao tiếp 
- Cách thức giao tiếp
D. Kiểm tra- Đánh giá
Trong quá trình học, những cá nhân tích cực và có kết quả thì cho điểm miệng. Đánh giá nhóm theo phiếu ở phần phụ lục
E. Đánh giá cải tiến
Phần tâm đắc
Tổ chức được các hoạt động học tập để thu hút học sinh;
Ứng dụng CNTT trong dạy học.
Những khó khăn và giải pháp
Khó khăn: Nhiều kiến thức cần truyền đạt trong thời gian ngắn;
Giải pháp: Kiểm soát thời gian và tập trung vào nội dung chính.
PHỤ LỤC
PHIẾU BÀI TẬP
Cho văn bản sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM
 Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 10B14 
 Em tên là: Tâm Mít - học sinh hư của cô 
 Em làm bản kiểm điểm này xin được kể lại câu chuyện như sau:
 Thứ 3 tuần trước, dự báo thời tiết thông báo trời nắng đẹp, nhưng bất thình lình lại mưa. Em đã chủ quan không mang áo mưa nên đành phải dừng lại trú mưa. Việc làm này khiến cho em đi học muộn. Mặc dù đã trình bày hết sức thống thiết với bác giám thị nhưng em hiểu rằng lớp vẫn bị trừ thi đua vì em. 
 Nay em làm bản kiểm điểm này để xin cô tha lỗi cho hành động đầy tính ngây thơ, vụng dại không hề nhẹ của mình. Em xin hứa sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc để không phạm lỗi làm ảnh hưởng đến lớp và cô. 
 Em xin chân thành cảm ơn cô! 
Quán cà phê K+, ngày 21 tháng 2 năm 2019
Người làm đơn- học trò yêu quý của cô
 Tâm Mít
 Nguyễn Thanh Tâm
a, Văn bản trên thuộc loại văn bản nào?
b, Hãy phân tích và chữa lại những từ không phù hợp với phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_bai_nhung_yeu_cau_su_dung_tieng_viet.docx
  • pptxK2. Những yêu cầu về sử dụng TV.pptx