Giáo án môn Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình cả năm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Biết được vị trí địa lý, giới hạn châu Á trên bản đồ
- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Nhận thức khoa học địa lí: Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á. Sử dụng bản đồ để xác định vị trí và một số đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của Châu Á.
- Tìm hiểu địa lí: Xác định được sự phân bố của các kiểu khí hậu, các đới khí hậu của châu Á trên bản đồ. Đọc và nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm. Phân tích và đánh giá các mối quan hệ nhân quả trong Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đọc, phân tích được sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ. Có nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân và những ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu, phân tích các điều kiện tự nhiên của Châu Á.
- Trách nhiệm: Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH. Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. Có trách nhiệm bảo vệ các dòng sông và cảnh quan xung quanh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên châu Á
- Bản đồ địa lý châu Á trên quả địa cầu
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình cả năm
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Biết được vị trí địa lý, giới hạn châu Á trên bản đồ - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Nhận thức khoa học địa lí: Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á. Sử dụng bản đồ để xác định vị trí và một số đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của Châu Á. - Tìm hiểu địa lí: Xác định được sự phân bố của các kiểu khí hậu, các đới khí hậu của châu Á trên bản đồ. Đọc và nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm. Phân tích và đánh giá các mối quan hệ nhân quả trong Địa lí. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đọc, phân tích được sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ. Có nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân và những ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tìm hiểu, phân tích các điều kiện tự nhiên của Châu Á. - Trách nhiệm: Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH. Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. Có trách nhiệm bảo vệ các dòng sông và cảnh quan xung quanh II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ tự nhiên châu Á - Bản đồ địa lý châu Á trên quả địa cầu 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về châu Á - Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới. b) Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - HS trả lời được các câu hỏi của GV. + Các châu lục trên thế giới: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương Và Châu Nam Cực. + Chúng ta đang sống ở Châu Á. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ, nêu một số vấn đề sau: + Kể tên các châu lục trên thế giới? + Chúng ta đang sống ở Châu lục nào? Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân. Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm, GV đánh giá sản phẩm của học sinh, biểu dương cá nhân làm việc tốt. Vào bài mới: Ở lớp 7 các em đã học về thiên nhiên và con người của năm châu lục rồi, hôm nay các em sẽ học tiếp thiên nhiên và con người của châu Á, là châu rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng .Vậy bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm các điều đó. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và kích thước của châu lục (15 phút) a) Mục đích: Biết được vị trí địa lí và kích thước của Châu Á so với các châu lục khác trên thế giới. b) Nội dung: Quan sát lược đồ tự nhiên Châu Á kết hợp thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: - HS quan sát lược đồ tự nhiên Châu Á và xác định được các điểm cực: + Điểm cực bắc và điểm cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên vĩ độ địa lý: Cực bắc nằm trên vĩ tuyến 77044’B và điểm cực nam nắm trên vĩ tuyến 1016’B. - Tiếp giáp: + Bắc: Giáp Bắc Băng Dương + Nam: Giáp Ấn Độ Dương + Tây: Giáp châu Âu, Phi, Địa Trung Hải. + Đông: Giáp Thái Bình Dương - Chiều dài từ điểm cực bắc đến điểm cực nam 8500 km, chiều rộng từ bờ tây sang bờ đông nơi rộng nhất là 9200 km ? - DT châu Á là 44,4, triệu km2 . Lớn nhất so với các châu lục khác. - Vị trí nằm từ vùng cực bắc đến xích đạo, kích thước từ Tây sang đông rộng lớn làm cho khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng Nội dung chính: I. Vị trí địa lý và kích thước của châu lục * Vị trí: Nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á – Âu * Giới hạn: Trải rộng từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Bắc: Giáp Bắc Băng Dương - Nam: Giáp Ấn Độ Dương - Tây: Giáp châu Âu, Phi, Địa Trung Hải. - Đông: Giáp Thái Bình Dương * Kích thước: Châu Á là một châu lục có diện tích lớn nhất thế giới 44,4 triệu km2 ( kể cả các đảo ). d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Các em quan sát lược đồ 1.1 trang 4 cho biết: + Điểm cực bắc và điểm cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên vĩ độ địa lý nào ? + Châu Á giáp với các đại dương và các châu lục nào ? + Chiều dài từ điểm cực bắc đến điểm cực nam, chiều rộng từ bờ tây sang bờ đông nơi rộng nhất là bao nhiêu km ? + DT châu Á bao nhiêu và so sánh diện tích châu Á với một số châu lục khác mà em đã học? + Vị trí nằm từ vùng cực bắc đến xích đạo, kích thước từ Tây sang đông rộng lớn vậy có ảnh hưởng gì đến việc hình thành khí hậu? Bước 2: GV gọi HS trả lời. Các HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức và cho HS ghi các nội dung chính. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á a) Mục đích: Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. b) Nội dung: HS dựa vào lược đồ SGK hoặc bản đồ tự nhiên Châu Á xác định và gọi tên các dãy núi, các đồng bằng lớn, xác định hướng, vị trí phân bố của các đạng địa hình. Xác định và nhận xét sự phân bố các mỏ khoáng sản ở Châu Á. c) Sản phẩm: * Địa hình - Châu Á có những dạng địa hình: Núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, - Xác định được trên bản đồ các dãy núi chính : Himalaya, Côn Luân , Thiên Sơn, An-tai . - Xác định được trên bản đồ các sơn nguyên chính : Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đề – can. - Xác định được trên bản đồ các đồng bằng lớn bậc nhất : Tu – ran , Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tây Xibia , Hoa Bắc , Hoa Trung, - Xác định các hướng núi chính: Tây – Đông hoặc gần Tây – Đông, Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam? - Các dãy núi, sơn nguyên thường tập trung ở trung tâm. Đồng bằng phân bố ven biển. - Sự phân bố các núi, sơn nguyên, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ làm địa hình bị chia cắt phức tạp. * Khoáng sản - Châu Á có những khoáng sản chủ yếu: than, dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, - Dầu mỏ và khí đốt tập trung ở Tây Nam Á. ( Iran, Irắc, Cô-oét, Arậpxêut,) - Ở Việt Nam có mỏ dầu như mỏ Bạch Hổ, mỏ Đại Hùng , mỏ Rạng Đông , mỏ Rồng ở vùng biển Vũng Tàu. Nội dung chính: II. Đặc điểm địa hình và khoáng sản a. Địa hình : - Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Tập trung ở trung tâm và rìa lục địa. - Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính Đông – Tây hoặc Bắc – Nam. - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ nhau -> địa hình bị chia cắt phức tạp. b. Khoáng sản - Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, Crôm và nhiều kim loại màu khác. d) Tổ chức thực hiện: * Địa hình Bước 1: GV cho HS quan sát lược đồ 1.2 SGK trang 5 hoặc bản đồ tự nhiên châu Á và thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và lên bản đồ xác định: - Châu Á có những dạng địa hình nào? - Tìm, đọc tên và chỉ trên bản đồ các dãy núi chính : Himalaya, Côn Luân , Thiên Sơn, An-tai . - Tìm, đọc tên và chỉ trên bản đồ các sơn nguyên chính : Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đề – can. - Tìm và đọc tên, chỉ trên bản đồ các đồng bằng lớn bậc nhất : Tu – ran , Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tây Xibia , Hoa Bắc , Hoa Trung - Xác định các hướng núi chính? - Các dãy núi, đồng bằng, sơn nguyên thường tập trung ở đâu? - Nhận xét sự phân bố các núi, sơn nguyên, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ? Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ, các HS khác nhận xét và bổ sung đáp án. GV chuẩn kiến thức trên bản đồ TN châu Á. * Khoáng sản Bước 1: GV cho HS quan sát lược đồ 1.2 SGK trang 5 hoặc bản đồ tự nhiên châu Á và thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và lên bản đồ xác định: - Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào? - Dầu mỏ và khí đốt tập trung ở những khu vực nào? - Ở Việt Nam ta có mỏ dầu không? Hãy kể tên một vài mỏ dầu mà em biết? Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ, các HS khác nhận xét và bổ sung đáp án. GV chuẩn kiến thức trên bản đồ TN châu Á. GV liên hệ đến hiện trạng các mỏ khoáng sản hiện nay. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học. b) Nội dung: Dựa vào nội dung kiến thức đã học trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: HS dựa vào bản đồ và thực hiện nhiệm vụ. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau: Câu 1: Quan sát lược đồ tự nhiên Châu Á và cho biết: a. Châu Á giáp các đại dương nào? b. Châu Á giáp các châu lục nào? c. Các loại khoáng sản chủ yếu ở châu Á: than sắt, đồng, thiếc, dầu mỏ d. Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt ở châu Á? Câu 2: Xác định các sông lớn, dãy núi lớn, đồng bằng lớn trên lược đồ tự nhiên Châu Á. Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng ( 2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về châu lục. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức và hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: HS lên mạng Internet tìm kiếm thông tin về một dãy núi, sơn nguyên hoặc đồng bằng và thuyết trình về địa điểm đó cho các bạn cùng nghe. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 địa điểm đại diện cho 1 dạng địa hình của Châu Á. + 1 dãy núi + 1 sơn nguyên + 1 đồng bằng + 1 thung lũng, Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ........ ... : GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Đánh giá được ý nghĩa vị trí và phạm vi lãnh thổ đặc biệt của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định sự phân bố các dạng địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng phát triển vùng. - Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS quan sát 2 hình ảnh và cho biết sự khác biệt c) Sản phẩm: HS nêu được sự khác biệt trong khi đón tết ở 2 miền. Do khí hậu của 2 miền khác nhau nên thực vật khác nhau d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết sự khác biệt? Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình. Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng (7 phút) a) Mục đích: - Xác định và mô tả được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: - Gồm toàn bộ phần phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau. - Gồm Tây nguyên, duyên hải nam trung bộ và ĐB Nam bộ c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng thông tin + Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vị trí địa lí: từ phía Nam dãy Bạch Mã đến Cà Mau. - Ranh giới tiếp giáp: + Phía Bắc giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ + Phía Tây giáp: Lào và Cam-pu-chia + Phía Đông giáp: Biển Đông + Phía Nam giáp: Biển Đông - Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm 1/2 so với cả nước d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành bảng thông tin: + Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vị trí địa lí: ...................................................... - Ranh giới tiếp giáp: + Phía Bắc giáp:.................... ....................................................................................... + Phía Tây giáp: ................................................................................................ + Phía Đông giáp: ................................................................................................ + Phía Nam giáp: ................................................................................................... - Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm so với cả nước Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và TNTN của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ( 28 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế và đời sống. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: II. Các điều kiện tự nhiên 1) Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc a) Từ dãy Bạch Mã (160B) trở vào: - Nhiệt độ trung bình năm cao: >250C. Biên độ nhiệt giảm rõ rệt, dao động 3 -> 70C. b) Chế độ mưa không đồng nhất: - Khu vực duyên hải NT Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10,11) - Khu vực Nam Bộ và Tây nguyên: Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5-> 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. 2) Trường Sơn nam hùng vĩ và đồng bằng nam bộ rộng lớn a) Trường Sơn nam: - Hình thành trên một miền bằng cổ được Tân Kiến Tạo nâng lên mạnh mẽ. - Là khu vực núi cao và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. - Cảnh quan nhiệt đới trở nên đa dạng, nhưng có phần mát mẻ, lạnh giá của khí hậu miền núi và cao nguyên. b) Đồng bằng Nam Bộ - Hình thành và phát triển trên một miền sụt võng lớn được phù sa của các sông bồi đắp - Là vùng đồng bằng rộng lớn, chiếm >1/2 diện tích đất phù sa của cả nước. 3) Tài nguyên phong phúvà tập trung, dễ khai thác: a) Khí hậu -Đất đai: -K/h: Có mùa khô gay gắt nhưng nhìn chung khí hậu-đất đai thuận lợi cho sx nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn. b) Tài nguyên rừng: - Phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái. Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển. - Diện tích rừng chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước: Có nhiều sinh vật quý hiếm. c) Tài nguyên biển: - Đa dạng và có giá trị lớn. - Bờ biển NTBộ có nhiều vịnh nước sâu, kín để xây dựng các hải cảng - Thềm lục địa phía nam có nhiều dầu khí - Trên vùng biển còn có nhiều đảo yến giàu có, những đảo san hô, những ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận, c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm. * Nhóm 1, 4: 1) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc: - Miền có khí hậu nóng quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm 250 – 270C - Mùa khô kéo dài 6 tháng dễ gây ra hạn hán và cháy rừng. - Có gió tín phong đông bắc khô nóng và gió mùa tây nam nóng ẩm thổi thường xuyên. 2) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc do bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã và miền Nam ở gần xích đạo hơn. 3) Mùa khô miền Nam có diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc do: + Nằm ở vĩ độ thấp => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời lớn hơn các vùng phía Bắc + Gió mùa đông bắc bị dãy Bạch Mã chặn lại nên nhiệt độ không bị giảm mạnh => Biên độ nhiệt nhỏ. * Nhóm 2, 5: - Trong miền có những dạng địa hình: cao nguyên và đồng bằng + HS xác định những đỉnh núi cao trên 2000 m trên lược đồ. + HS xác định các cao nguyên badan trên lược đồ. * Nhóm 3, 6: 1) Miền NTB và Nam Bộ có những tài nguyên: Các tài nguyên có quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước: + Khí hậu - đất đai: diện tích đất phù sa đất đỏ badan thuận lợi sản xuất nông -lâm nghiệp + Rừng phong phú nhiều kiểu sinh thái ( chiếm 60%) cả nước) + Biển : có tiềm năng lớn về du lịch , dầu khí, cảng biển 2) Để phát triển bền vững, khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên chúng ta phải vừa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm: * Nhóm 1, 4: 1) Tại sao nói rằng Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc? 2) Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc ? 3) Vì sao mùa khô miền Nam có diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc ? * Nhóm 2, 5: - Trong miền có những dạng địa hình nào? + Tìm những đỉnh núi cao trên 2000 m? + Các cao nguyên badan? * Nhóm 3, 6: 1) Miền NTB và Nam Bộ có những tài nguyên gì? Giá trị kinh tế như thế nào? 2) Để phát triển bền vững, khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên chúng ta phải làm gì? Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án theo thực tế của mình. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm, xem video và trả lời câu hỏi sau: https://www.youtube.com/watch?v=pJwhwegDlOA Em có suy nghĩ gì khi xem video trên Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và viết 1 bài thuyết trình về các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_mon_dia_li_lop_8_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam.docx