Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Năng lực chuyên biệt:

a. Đọc hiểu:

- Kiến thức:

 Hiểu, nhận thức được tình cảm ấm cúng từ gia đình, từ quê hương thắm thiết.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được một số cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh và các các động từ biểu cảm (chạm, ken, cài, đục, kê )

+ Phân tích được những tình cảm và mong mỏi của người cha khi nói với con về vẻ đẹp của “người đồng mình”

+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của yếu tố biểu cảm, nghị luận trong văn bản thơ “Nói với con”.

+ Liên hệ với những tình cảm khác (tích cực, tiêu cực) đối với quê hương.

b. Viết :

- Kiến thức:

+ Lập dàn bài cho bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.

+ Nêu được khái niệm tư tưởng đạo lý cần bàn, biểu hiện, ý nghĩa của tư tưởng đạo lý đó. Phê phán những biểu hiện tư tưởng lệch lạc đối với quê hương.

- Kỹ năng:

+ Viết đúng thể thức văn bản nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước

+ Sử dụng điệp ngữ, so sánh để tăng tính thuyết phục cho bài văn nghị luận.

+ Trình bày bài sạch, chữ rõ, đúng chính tả, ngữ pháp.

c. Nói và nghe:

- Kiến thức: Nghị luận miệng về tư tưởng: tình yêu gia đình gắn liền với tình yêu quê hương.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng văn nói để trình bày vấn đề

+ Thuyết trình trước lớp.

+ Nghe sâu, phân tích, đánh giá.

 

docx 11 trang cucpham 03/08/2022 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"

Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"
THIẾT KẾ MINH HOẠ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Bài dạy tích hợp cả 4 kĩ năng)
VĂN BẢN VĂN HỌC: NÓI VỚI CON
(Thời gian: 09 tiết)
Trong bài học này, HS sẽ đọc hiểu văn bản thơ viết về đề tài tư tưởng đạo lý theo phương thức biểu cảm, từ đó thực hiện các hoạt động đọc, viết, nói và nghe theo phương thức biểu cảm và nghị luận. 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực chuyên biệt:
a. Đọc hiểu: 
- Kiến thức:
 Hiểu, nhận thức được tình cảm ấm cúng từ gia đình, từ quê hương thắm thiết.
- Kỹ năng:
+ Nhận biết được một số cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh và các các động từ biểu cảm (chạm, ken, cài, đục, kê)
+ Phân tích được những tình cảm và mong mỏi của người cha khi nói với con về vẻ đẹp của “người đồng mình”
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của yếu tố biểu cảm, nghị luận trong văn bản thơ “Nói với con”.
+ Liên hệ với những tình cảm khác (tích cực, tiêu cực) đối với quê hương.
b. Viết : 
- Kiến thức:
+ Lập dàn bài cho bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
+ Nêu được khái niệm tư tưởng đạo lý cần bàn, biểu hiện, ý nghĩa của tư tưởng đạo lý đó. Phê phán những biểu hiện tư tưởng lệch lạc đối với quê hương. 
- Kỹ năng:
+ Viết đúng thể thức văn bản nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước
+ Sử dụng điệp ngữ, so sánh để tăng tính thuyết phục cho bài văn nghị luận.
+ Trình bày bài sạch, chữ rõ, đúng chính tả, ngữ pháp.
c. Nói và nghe:
- Kiến thức: Nghị luận miệng về tư tưởng: tình yêu gia đình gắn liền với tình yêu quê hương.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng văn nói để trình bày vấn đề
+ Thuyết trình trước lớp.
+ Nghe sâu, phân tích, đánh giá.
2. Phẩm chất:
- Yêu mến và tự hào về sức sống bền bỉ của gia đình và quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn
- Ý thức bảo vệ, gìn giữ vẻ đẹp của quê hương
- Phê phán những tư tưởng lệch lạc về quê hương, đất nước
- Trân trọng tình cảm gia đình, quê hương
3. Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực đọc viết, năng lực tư duy phản biện.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
- Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa.
- Bài soạn (gồm văn bản dạy học để dưới dạng in hoặc dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh).
- Văn bản dạy học: NÓI VỚI CON (lấy theo sgk Ngữ Văn...)
- Ảnh tác giả Y Phương, người Tày, phong cảnh Cao Bằng
- Link bài báo: Nói với con: Bài ca về nghị lực sống – Báo Giáo dục – Thời đại, chuyên mục Văn hóa, đăng ngày 12/11/2019 (Tác giả: Ths. Nguyễn Thế Lượng) 
- Bài ngâm thơ: Nói với con (giọng ngâm Nguyễn Ngọc) youtube.com/watch?v=Zh2CEQXmOHI
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp;
- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận
Yêu cầu cần đạt và dự kiến kết quả
Hoạt động của GV và HS
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
NÓI VỚI CON (Y Phương)
(04 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Yêu cầu cần đạt:
Huy động những tri thức cần thiết liên quan đến văn bản đọc hiểu
Kết quả dự kiến:
Nêu được một số thông tin về người dân tộc Tày và cảnh vùng núi Cao Bằng (xem các bài giới thiệu, xem tranh ảnh, video)
GV đặt một số câu hỏi, xem video và yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời:
 (1) Em cảm thấy thế nào khi được sinh ra và lớn lên ở Thừa Thiên Huế?
 (2) Nếu sau này em được quê hương cử đi học ở nước ngoài, có cơ hội được ở lại nước ngoài, em có ý định trở lại quê hương không?
 (3) Em biết gì về người dân tộc Tày qua xem video ngâm thơ kết hợp hình ảnh minh họa:
youtube.com/watch?v=Zh2CEQXmOHI
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và định hướng cho HS.
 2. GV dẫn dắt vào bài:
Tình cảm cội nguồn là tình cảm với nơi chôn nhau cắt rốn, là gia đình, là quê hương, nơi mà ta sinh ra và lớn lên. Đó là tình cảm thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải giữ gìn. Cuộc sống dù có thay đổi đến như thế nào thì tình cảm cội nguồn vẫn luôn là gốc rễ.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
Hoạt động của GV và HS
* Yêu cầu cần đạt ở phần đọc hiểu nội dung:
- Đọc thông tin 
- Trình bày những nét chính khi tìm hiểu về một tác phẩm thơ 
*Kết quả dự kiến:
 - Trình bày theo hiểu biết của bản thân. Chú ý đến phong cách của tác giả
- Hiểu biết ban đầu khi tiếp cận một tác phâm văn học: Xuất xứ, thể thơ, bố cục...
* Yêu cầu cần đạt:
- Đọc nhẹ nhàng, tha thiết để thể hiện được sự đầm ấm.
- Hiểu cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người là gia đình và quê. 
- Hiểu lời cha nói với con về truyền thống quê hương
- Phát hiện cách nói chất phác mộc mạc, lối tư duy của người miền rất trừu tượng nhưng lại thật cụ thể, khơi gợi một cảm giác nhẹ nhàng gần gũi, trực tiếp.
*Kết quả dự kiến:
- Hiểu được cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người la quê hương và gia đình
- Biết ý nghĩa của quê hương trong cuộc đời mỗi chúng ta
- Hiểu mong ước của cha và bản thân sẽ làm gì để phát huy những truyền thống của quê hương và gia đình
* Yêu cầu cần đạt của phần trò chơi:
 - HS kể tên những truyền thống của gia đình, quê hương
- Hs vận dụng kiến thức môn Công dân để trình bày ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.
* Yêu cầu cần đạt của nhóm:
Hs vận dụng những năng lực của các môn học khác để trình bày những định hướng cho các suy nghĩ, hành động, ước mơ, trách nhiệm của một người công dân trong thời đại mới.
* Yêu cầu cần đạt của phần tổng kết:
- Hs tái hiện, tổng hợp kiến thức để trình bày.
*Kết quả dự kiến:
Hs có thể trình bày nội dung có ý nghĩa với bản thân các em; những kiến thức các em vận dụng trong tiết học để giải quyết các tình huống được đặt ra; những suy nghĩ và đề xuất của các em xung quanh chủ đề, cách vận dụng kiến thức cho những chủ đề tương tự...
Hoạt động 2.1: HD ĐỌC HIỂU NỘI DUNG (THÔNG TIN)
* Thao tác 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu tác giả.
- Qua phần chú thích của sgk, em chú ý đến thông tin nào về tác giả ?
-> Hs trình bày theo hiểu biết của bản thân. Chú ý đến phong cách của tác giả.
* Thao tác 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu tác phẩm.
-> Hs dựa vào các kỹ năng đã được hình thành để trả lời.
*GV chuyển ý.
Hoạt động 2.2: ĐỌC HIỂU HÌNH THỨC (thông tin – phần chú thích)
* Thao tác 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên là gia đình.
- Hướng dẫn đọc đoạn thơ đầu nhẹ nhàng, tha thiết để thể hiện được sự đầm ấm.
- Cội nguồn sinh dưỡng nào được gợi lên trong đoạn thơ ? 
-> Hs phát hiện: Gia đình- quê hương là cái nôi sinh dưỡng, trưởng thành...
- Giải thích cách hiểu của em về tình cảm cội nguồn ấy ?
* Gv chuyển ý qua đoạn thơ.
- Cách diễn đạt, xây dựng hình ảnh thơ thể hiện tình cảm cội nguồn của nhà thơ có gì đặc biệt?
 Hãy hình dung và nói lên cảm xúc của em về bức tranh gia đình ấy?
-> Hs có thể tưởng tượng ra đôi bàn chân lẫm chẫm tập đi, ánh mắt dõi theo, nụ cười hạnh phúc; từ đó cảm nhận được từng khoảnh khắc đầm ấm, yêu thương của gia đình.
- Bằng cách nói ấy nhà thơ đã gợi lên trong em những ý nghĩa gì về gia đình ?
-> Hs trình bày được ý nghĩa của gia đình trong cuộc đời mỗi con người.
 * Gv chuyển ý qua đoạn thơ tiếp theo.
* Thao tác 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu cội nguồn quê hương.
- Hs đọc 7 dòng thơ tiếp theo: giọng sâu lắng.
- Cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng nào? 
-> Hs phát hiện cội nguồn sinh dưỡng thứ 2 đó là quê hương.
- Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa hình ảnh quê hương? 
-> Hs phát hiện: giọng thơ tha thiết, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ...
- Những biện pháp nghệ thuật ấy đã cho thấy con được lớn lên ở một quê hương như thế nào? 
-> Hs cảm nhận về một quê hương giản dị, đẹp, đầy tình nghĩa đã che chở, nuôi dưỡng con người.
-> Hs trình bày được ý nghĩa của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.
=> Tiểu kết.
- Nhìn lại nội dung đã phân tích, nhận xét sự phát triển của mạch thơ?
-> Hs quan sát nội dung đã trình bày, tư duy, nhận xét mạch thơ đã có sự vận động.
* Thao tác 3 Hướng dẫn tìm hiểu lời cha nói với con về truyền thống quê hương ...
- Đọc đoạn thơ thứ 2, nhận xét giọng thơ ?
-> Hs đọc, nhận xét đoạn đầu trầm lắng, có những câu thể hiện sự mạnh mẽ.
- Thảo luận nhóm đôi: Cụm từ người đồng mình “thương lắm con ơi” đặt ở đầu đoạn 2 thể hiện cha muốn nói với con điều gì ?
-> Hs dựa vào những hình ảnh thơ đặc sắc để trình bày hướng tới những phẩm chất của người đồng mình.
* Gv liên hệ mở rộng, đối chiếu với vẻ đẹp lẽ sống trong thơ của Tố Hữu, ca từ của nhạc sĩ Trịnh công Sơn để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Y Phương, đồng thời khơi dậy ở các em cách sống đẹp..
- Từ vẻ đẹp của người đồng mình, hãy so sánh với đoạn thơ thứ nhất để thấy được ý nghĩa mới mẻ của quê hương trong đoạn thơ thứ 2?
-> Hs nhận ra được quê hương vẫn là nguồn tiếp sức nhưng không phải như hồi còn bé mà cho con một tư thế, niềm tin, một lẽ sống ...
* Trò chơi: Đội nào nhanh hơn.
- Gia đình, quê hương em có những nét truyền thống tốt đẹp nào? Em đã và sẽ làm gì để những giá trị truyền thống ấy còn mãi với thời gian?
* Gv chuyển ý
* Thao tác 4: Hướng dẫn tìm hiểu mong ước của cha.
- Đọc, cảm nhận 4 câu thơ cuối bài thơ?
-> Hs trình bày theo năng lực; cơ bản về hình thức các em nhận ra giọng điệu khắc ghi, song cũng dạt dào cảm xúc về nội dung chứa đựng sức mạnh, vẻ đẹp truyền thống mà cha truyền cho con.
- Những lời yêu thương cha nói với con trong bài thơ gợi lên trong em vẻ đẹp nào của tình cha? 
-Hs có thể cảm nhận tấm lòng người cha nói chung, cũng có thể trình bày vẻ đẹp của một người cha dân tộc Tày nói riêng...
- GV HD HS xem: Link bài báo: Nói với con: Bài ca về nghị lực sống – Báo Giáo dục – Thời đại, chuyên mục Văn hóa, đăng ngày 12/11/2019 (Tác giả: Ths. Nguyễn Thế Lượng)
- Trong vai của người con, hãy thể hiện điều muốn nói với cha khi nhận được những lời trao gửi yêu thương ấy?
-> Hs sắm vai trình bày; cơ bản thể hiện được tình cảm, suy nghĩ, gắn liền với khát khao, ước mơ có ý nghĩa của bản thân với gia đình, quê hương.
* Thảo luận nhóm
- VD. Với tư cách là một người công dân, chúng ta sẽ làm gì để những ước mơ khát khao của bản thân trở thành sự thật?
-> Các nhóm thảo luận, trình bày qua sự trải nghiệm của bản thân.
-> Gv quan sát, hướng dẫn Hs vận dụng những năng lực của các môn học khác để trình bày những định hướng cho các suy nghĩ, hành động, ước mơ, trách nhiệm của một người công dân trong thời đại mới.
* Gv chuyển ý qua phần tổng kết.
Hoạt động 2.3: LIÊN HỆ, SO SÁNH, KẾT NỐI
- Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ? Nội dung của bài thơ.
- Điều quan trọng nhất hôm nay các em học được là gì? 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
* Yêu cầu cần đạt của phần Luyện tập, vận dụng
Học sinh làm bài tập để hình thành phảm chất, năng lực
GV hướng dẫn HS luyện tập, vận dụng qua hệ thống câu hỏi:
1. Bài thơ Nói với con của Y Phương viết về tình cảm của dân tộc nào ?
2. Ý nào sau đây diễn đạt đúng về giá trị nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương?
A. Thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm.
B. Ca ngợi truyền thống cần cù của quê hương và dân tộc mình.
C. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
3. Những đặc điểm nghệ thuật nào không có trong bài thơ Nói với con.
A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
B. Hình ảnh cụ thể giàu chất thơ. 
C. Nhiều từ Hán Việt và từ láy.
D. Giọng điệu tha thiết, tình cảm
4. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, em hiểu gì về cuộc sống của người dân miền núi?
A. Đầy sức sống, mạnh mẽ, bền bỉ.
B. Tâm hồn gắn bó với quê hương, dân tộc.
C. Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
D. Câu a,b đúng.
5. Khái quát nội dung bài thơ Nói với con bằng một câu tục ngữ.
6. Từ nhỏ bé trong câu thơ: 
 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con.
A. Là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
B. Là biện pháp nghệ thuật hoán dụ.
C. là biện pháp nghệ thuật so sánh.
D. Là biện pháp nghệ thuật nói quá.
7. Kể tên một văn bản trong chương trình lớp 9. cũng viết về người dân miền núi?
8. Mong ước của người cha qua 4 dòng cuối bài thơ Nói với con của Y Phương.
9. Giả sử một ngày nào đó khi học xong đại học em được lựa chọn: đi xa và ở lại quê hương, em sẽ lựa chọn như thế nào? Hãy chia sẻ về điều em lựa chọn ? (vận dụng)
10. Với tư cách là một người công dân, em sẽ làm gì để tình cảm cội nguồn thực sự có ý nghĩa trong đời sống của mỗi chúng ta? (vận dụng)
4. HOẠT ĐỘNG ĐỌC MỞ RỘNG
*Yêu cầu cần đạt của hoạt động đọc mở rộng.
- Hs lựa chọn đề tài theo khả năng của mình; có thể dùng ngôn ngữ của môn Mĩ thuật, hay một cách thể hiện khác tùy theo năng lực sáng tạo của các em để thực hiện nội dung được đề ra. 
- Học sinh có thêm kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, nhận thức được mối quan hệ giữa vấn đề có trong văn bản với kỹ năng sống, giá trị sống, văn hóa của hs 
* GV Hướng dẫn học sinh đọc mở rộng 
- Hãy thể hiện bài thơ Nói với con của Y Phương bằng các hình thức thể hiện khác nhau (ngâm,hát, vẽ, diễn kịch)
(Hướng dẫn hs có thể kết hợp nghe nhạc không lời trong quá trình sáng tạo)
PHÂN VIẾT (03 TIẾT)
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
Hoạt động của GV và HS
* Yêu cầu cần đạt:
Huy động những hiểu biết về cách viết văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Kết quả dự kiến:
- HS hiểu rõ hơn về tình cảm gia đình đôi khi thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, ở những chi tiết rất đỗi đời thường nhưng vẫn lớn lao
1. GV tổ chức hoạt động khởi động:
- GV hướng dẫn học sinh xem video nghe ca khúc: Nói với con
Link: #noivoicon#ikidsmuzik#Mi Ngân
? Em có suy nghĩ gì về tình cảm cha mẹ dành cho con cái trong ca khúc trên?
- Gv định hướng cho HS và dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức.
Viết được văn bản nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Kết quả dự kiến: 
HS nắm được các yêu cầu của đề bài nghị luận xã hội.
Kết quả dự kiến:
HS lập được dàn bài chi tiết.
GV tổ chức hoạt động hình thành kiến thức:
2.1. Qui trình viết: Tìm hiểu đề và lập dàn ý 
(1 tiết)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình viết
 GV nêu yêu cầu: Với tựa đề: “ Gia đình chiếc nôi nâng đỡ đời con”, hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người.
Tìm hiểu đề:
+ Xác định các từ ngữ quan trọng trong đề.
+ Xác định kiểu bài: Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Xác định dẫn chứng minh họa: ở thực tế, một số bài thơ về tình cảm gia đình.
b. Lập dàn ý cho bài viết.
Mở bài: 
 - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tình cảm cội nguồn.
 - Nêu vấn đề cần nghị luận ra: Gia đình - chiếc nôi nâng đỡ đời con.
 Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ()
-  Gia đình
 - Ý nghĩa ẩn dụ:chiếc nôi nâng đỡ đời con
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ()
- Khẳng định ý nghĩa của gia đình trong cuộc sống của mỗi con người:
- Bổn phận của mỗi thành viên 
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến):
- Thái độ phê phán trước những con người bất hiếu
- Liên hệ mở rộng: Liên hệ đến những tác phẩm viết về gia đình để thấy ý nghĩa của gia đình trong đời sống tinh thần của mỗi con người
Kết bài:
 - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài:
+ Nguồn cội của mỗi con người là gia đình rộng hơn quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là Tổ quốc; tình yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước.
2.2. Thực hànhviết:(2 tiết)
Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ; nhắc HS dành thời gian đọc lại và sửa lỗi trước khi nộp bài.
 Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Kết quả dự kiến:
HS sẽ chia sẻ những ý kiến chân thật
GV yêu cầu HS về nhà:
Hãy đặt nhan đề và lập một dàn ý bài văn nghị luận xã hội( làm bài theo nhóm 4 em)
cho tình huống sau: 
 Trong cuộc sống có khi các em rơi vào hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc. Vậy suy nghĩ của các em như thế nào về vấn đề này. 
Trao đổi với các nhóm khác. 
Ghi lại các ý kiến
NÓI VÀ NGHE (02 TIẾT)
*Yêu cầu cần đạt:
-Nghị luận được về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
-Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày (bằng ngôn ngữ nói). Chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý (bằng ngôn ngữ nói)
*Dự kiến kết quả:
- Học sinh thực hiện bài nói và nghe theo yêu cầu đặt ra từ mục tiêu bài học
I.HĐ KHỞI ĐỘNG:
Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) anh em Thành, Thủy phải chia tay nhưng hai con búp bê lại không chia tay. Vậy theo em, tình cảm của anh em Thành, Thủy như thế nào?
- HS trả lời, GV định hướng vào bài học.
II.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
GV yêu cầu HS trao đổi về bài tập đã chuẩn bị ở nhà (bài trình bày trên máy tính hoặc bài nói từ nội dung yêu cầu bài tập về nhà ở tiết trước ) 
-Yêu cầu các thành viên trong nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để thuyết trình trước lớp.
1. NÓI:
GV chia lớp thành 08 nhóm như đã phân công từ tiết trước, các nhóm sẽ bốc thăm thứ tự trình bày 01 hs thay mặt nhóm thuyết trình.
- HS trình bày kết hợp ngôn ngữ nói với các cử chỉ phù hợp với bài nói văn biểu cảm trước tập thể.
2. NGHE:
- HS nghe đại diện các nhóm nói trước lớp, hình thành nhận xét, đánh giá ưu và nhược điểm.
3. NÓI VÀ NGHE TƯƠNG TÁC:
- GV đề nghị cả lớp nhận xét bài thuyết trình của bạn, tập trung vào tính rõ ràng, mạch lạc và logic của nội dung cũng như hình thức trình bày.
- GV có thể hỏi một số học sinh:
+ Nghe xong bài thuyết trình của bạn, em có them trân trọng tình cảm gia đình mình không?
+ Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn? 
+ Em muốn thay đổi phần nào trong phần trình bày của bạn?
 Cuối cùng, GV chốt lại những yêu cầu khi thuyết trình về một vấn đề tư tưởng đạo lý. 
Yêu cầu các tổ đánh giá chéo trong tổ, cả lớp đánh giá chéo bài thuyết trình nhóm.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_minh_hoa_ngu_van_lop_9_van_ban_noi_voi_con.docx