Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 7: Thường thức mĩ thuật Việt Nam - Trường THCS Tiên Thắng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý.

 - Học sinh hiểu thêm về nghệ thuật, đặc biệt là mĩ thuật thời Lý đã học ở bài 8.

- Học sinh hiểu sâu hơn về 2 dòng tranh nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống.

2. Năng lực:

– Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật.

– Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.

– Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo.

– Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật.

– Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn.

– Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ.

 2. Phẩm chất:

- Trân trọng yêu qúy những di sản của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc.

- Học sinh biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật của thời Lý nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.

- Học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Phương tiện, thiết bị sử dụng:

- Máy chiếu

- Tranh: Đồ dùng mĩ thuật 6, một số tài liệu có liên quan đến mĩ thuật thời Lý

- Một số tài liệu có liên quan đến tranh dân gian Việt Nam.

III. Tiến trình dạy học:

Tiết: 1

Sơ lược về mĩ thuật thời Lý(1010-1225)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7’)

Hoạt động : Vài nét về bối cảnh lịch sử

*Mục tiêu Học sinh tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử thời Lý

 *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.

*Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm

*Phương tiện dạy học: Máy chiếu

*Sản phẩm: HS nắm bắt được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lý.

 GV tổ chức trò chơi tìm ô chữ: nội dung về lịch sử của thời Lý.

-HS chơi trò chơi đoán chữ

HS trả lời câu hỏi ở các ô.

- GV cũng cố, nêu đáp án.

 

doc 12 trang cucpham 4680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 7: Thường thức mĩ thuật Việt Nam - Trường THCS Tiên Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 7: Thường thức mĩ thuật Việt Nam - Trường THCS Tiên Thắng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 7: Thường thức mĩ thuật Việt Nam - Trường THCS Tiên Thắng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tiên Thắng - TL - HP
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Duy
TÊN BÀI DẠY: Chủ đề 7 :THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật ; lớp: 6A, 6B, 6C
Thời gian thực hiện: (4 tiết)
Tiết: 28 - Sơ lược về mĩ thuật thời Lý(1010-1225)
Tiết: 29 - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
Tiết: 30 - Tranh dân gian Việt Nam.
Tiết: 31 – Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam. 
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý.
 - Học sinh hiểu thêm về nghệ thuật, đặc biệt là mĩ thuật thời Lý đã học ở bài 8.
- Học sinh hiểu sâu hơn về 2 dòng tranh nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống.
2. Năng lực:
– Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. 
– Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. 
– Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo.
– Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật. 
– Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. 
– Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. 
 2. Phẩm chất: 
- Trân trọng yêu qúy những di sản của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc. 
- Học sinh biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật của thời Lý nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
- Học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Phương tiện, thiết bị sử dụng:
- Máy chiếu
- Tranh: Đồ dùng mĩ thuật 6, một số tài liệu có liên quan đến mĩ thuật thời Lý
- Một số tài liệu có liên quan đến tranh dân gian Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết: 1
Sơ lược về mĩ thuật thời Lý(1010-1225)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7’)
Hoạt động : Vài nét về bối cảnh lịch sử
*Mục tiêu Học sinh tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử thời Lý
 *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
*Phương tiện dạy học: Máy chiếu
*Sản phẩm: HS nắm bắt được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lý.
 GV tổ chức trò chơi tìm ô chữ: nội dung về lịch sử của thời Lý.
-HS chơi trò chơi đoán chữ
HS trả lời câu hỏi ở các ô.
- GV cũng cố, nêu đáp án.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động : Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (35’)
* Mục tiêu: - HS tìm hiểu về mĩ thuật thời Lý
* Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
* Sản phẩm: -HS biết được các loại hình nghệ thuật thời Lý.
 Tìm hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Lý
HS: đọc SGK
GV: cho học sinh tìm hiểu kiến trúc cung đình gồm những gì.
HS: trả lời
GV: cho học sinh nêu một số công trình kiến trúc phật giáo?
GV: giới thiệu vài nét về nghệ thuật điêu khắc và trang trí, tìm hiểu về tượng A-di-đà và một số tác phẩm khác
GV: đặt câu hỏi gốm xuất hiện vào thời kì này có mục đích gì?
- Đặc điểm của gốm thời Lý
GV yêu cầu HS nêu Đặc điểm tiêu biểu của Mĩ thuật thời Lý
HS trả lời, nhận xét
Gv cũng cố
2. Sơ lược về mĩ thuật thời Lý.
a. Nghệ thuật kiến trúc.
* Kiến trúc cung đình 
 - Kinh thành Thăng Long là một quần thể kiến trúc gồm hai lớp, bên trong là hoàng thành và, bên ngoài gọi là kinh thành.
 + Hoàng thành là nơi ở và làm việc của vua và hoàng tộc
 + Kinh thành là nơi ở của các tầng lớp xã hội
* Kiến trúc phật giáo
Gồm có:
 + Tháp phật
 + Chùa 
b. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí
 * Tượng: tượng tròn thời Lý gồm những pho tượng phật, tượng người chim, tượng kim cương và tượng thú. 
* Chạm khắc và trang trí
 Các tác phẩm điêu khắc trang trí là những bức phù điêu đá gỗ để trang trí cho các công trình kiến trúc
 - Rồng thời Lý
 - Hoa văn hình móc câu
 c. Nghệ thuật gốm.
Gốm là sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống con người, gồm có: bát, đĩa, chén, bình rượu, bình cắm hoa...
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ- ĐÁNH GIÁ (3'):
*Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
* Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: tranh HS
*Sản phẩm: HS nắm bắt được các loại hình nghệ thuật.
GV yêu cầu HS trả lời
?Nêu nghệ thuật kiến trúc?
?Nêu nghệ thuật điêu khắc – trang trí?
?Nêu nghệ thuật gốm?
HS trả lời, nhận xét
Gv nhận xét, củng cố
Dặn dò:(2’)
-Về nhà học thuộc bài
-Đọc trước bài Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
----------------------------------------------------------------
Tiết: 2
Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7’)
Hoạt động : kiểm tra lại kiến thức cũ
*Mục tiêu Học sinh nắm bắt được vài nét về bối cảnh lịch sử thời Lý
 *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
*Phương tiện dạy học: Máy chiếu
*Sản phẩm: HS trả lời được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lý.
Gv yêu cầu hs trả lời
?Nêu nghệ thuật kiến trúc?
?Nêu nghệ thuật điêu khắc – trang trí?
?Nêu nghệ thuật gốm?
? Nêu các công trình kiến trúc tiêu biểu?
HS trả lời, nhận xét
Gv nhận xét, củng cố 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI(35’)
* Mục tiêu: - HS tìm hiểu về các công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý
* Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
* Sản phẩm: -HS biết được các công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý
 Tìm hiểu về kiến trúc thời Lý(10p)
GV: cho học sinh đọc SGK?
xem ảnh về chùa Một Cột
 - Chùa được xây dựng vào năm nào? thuộc thể loại kiến trúc gì? có cấu tạo như thế nào?
HS: Trả lời
GV: đánh giá kết quả trả lời của học sinh. 
- Tìm hiểu tác phẩm điêu khắc và gốm(20p)
HS: đọc SGK
GV: cho học sinh tìm hiểu về các tác phẩm của điêu khắc.
HS: nhận xét về tượng, và hình ảnh con rồng trong điêu khắc.
GV: tóm tắt lại nội dung chính của bài.
GV: nghệ thuật gốm thời kì này có gì đặc biệt
- Cho học sinh nhắc lại đặc điểm của gốm thời Lý
- Đặc điểm của gốm thời Lý
I. Kiến trúc
1. Chùa Một Cột
- Được xây dựng năm 1049 là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của kinh thành Thăng Long
- Toàn bộ có kết cấu hình vuông, chùa giống như một đoá sen nở trên hồ Linh Chiểu, đầy tính sáng tạo và đậm đà tính bản sắc dân tộc.
II. Điêu khắc và gốm 
1. Tượng A - Di - Đà
 - Được tạc từ khôi đá xanh nguyên xám.
- Gồm 2 phần: Tượng và bệ; pho tượng là hình mẫu của cô gái với vẽ đẹp trong sáng, lặng lẽ và lắng đọng đầy nữ tính nhưng không mất đi vẽ trần mặc của phật A-di-đà
2. Rồng
 - Là hình ảnh tượng trưng cho quyền lực vua chúa, không có rừng, luôn có hình chữ S -> Cầu mưa của người dân trong việc cầu mưa.
 3. Gốm
- Nghệ thuật gốm thời Lý rất tinh xảo thể hiện ở chất màu men khá phong phú; xong gốm mỏng nhẹ; nét khắc chìm uyển chuyển...
- Đề tài trang trí thường là chim muông, hình tượng bông sen, đài sen, lá sen cách điệu.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ- ĐÁNH GIÁ (3'):
*Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
* Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: tranh HS
*Sản phẩm: HS nắm bắt được các các công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý
GV yêu cầu HS trả lời
?Nêu đặc điểm kiến trúc chùa Một Cột?
?Nêu đặc điểm tượng A-di-đà?
?Nêu đặc điểm nghệ thuật gốm?
HS trả lời, nhận xét
Gv nhận xét, củng cố
Dặn dò:(2’)
-Về nhà học thuộc bài
-Đọc trước bài Tranh dân gian Việt Nam.
Tiết: 3
Tranh dân gian Việt Nam.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Chơi trò chơi(5’)
*Mục tiêu: Học sinh tiếp cận tranh dân gian
 *Phương pháp: PP quan sát
*Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
*Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
*Sản phẩm: Nhận biết được một số tranh dân gian.
 - GV cho học sinh xem tranh vá nối các bức tranh dân gian với các nội dung phù hợp
-HS, thảo luận trả lời
- GV cũng cố 
GV: Những bức tranh chúng ta vừa xem là các bức tranh dân gian. Để hiểu rõ hơn về tranh dân gian chúng ta cùng tìm hiểu trong bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1: Tìm hiểu vài nét về tranh dân gian(10p)
* Mục tiêu: - HS tìm hiểu về tranh dân gian.
* Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Vẽ minh họa
* Sản phẩm: -HS nắm bắt sơ lược về tranh dân gian.
 GV: cho học sinh đọc SGK?
đưa phiếu thảo luận:
+ tranh dân gian là gì?
+ có những loại tranh nào?
+ được sản xuất ở đâu?
+ bao gồm những đề taì nào? ví dụ?
HS: thảo luận
GV: đánh giá kết quả trả lời của từng nhóm học sinh. 
GV: cho học sinh tìm hiểu về các tranh đối với mỗi đề tài.
HS: quan sát và đưa ra nội dung đề tài.
I. Vài nét về tranh dân gian
- Tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được nhân dân ưa thích. 
- Tranh thường dùng vào việc trang trí đón xuân nên gọi là tranh tết; tranh để thờ cúng nên gọi là tranh thờ.
- Tranh dân gian được sản xuất ở một số địa phương như: Đông Hồ (Bắn Ninh), Hàng trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây) ... đây là những nơi có truyền thống lâu đời về nghề vẽ, khắc và in tranh.
- Đề tài trong tranh dân gian:
+ Chúc tụng: Gà "Đại Cát", Vinh hoa, Phú quý...
+ Sinh hoạt, vui chơi: Bịt mắt bắt dê, Đánh vật, Hứng dừa, Múa rồng ...
+ Lao động sản xuất: Đi bừa, Gà mái, Lợn nái, Lợn ăn lá ráy ...
+ Lịch sữ: ...
+ Vẽ theo tích truyện:
+ Trào lộng, phê phán:
+ Ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước:
+ Phục vụ tôn giáo, thờ cúng
HĐ2: GV: giới thiệu đặc đểm của hai dòng tranh lớn.(20p)
* Mục tiêu: - HS tìm hiểu tranh Đông Hồ và Hàng Trống
* Phương pháp: PP thực hành
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Vật mẫu
* Sản phẩm: HS nhận biết được tranh Đông Hồ và Hàng Trống
So sánh 2 dòng tranh về:
- Nguồn gốc xuất xứ?
- Tác giả là ai?
- Cách in tranh?
- Đặc điểm tranh?
HS thảo luận 
HS trả lời
GV củng cố
II. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
Tranh Đông Hồ
- Sản xuất tại làng Đông Hồ
- Tác giả là những nghệ sĩ nông dân 
- Tranh được sản xuất hàng loạt bằng khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy gió quét màu điệp. Sử dụng màu lấy từ vật liệu tự nhiên.
- Có đường nét đơn giản, khỏe và dứt khoát.
Tranh Hàng Trống
- Tranh được bày bán ở phố Hàng Trống
- Tác giả là các nghệ nhân 
- Tranh chỉ cần 1 bản khắc nét in màu đen làm đường viên sau đó tô màu theo lối cản màu . Sử dụng màu phẩm nhuộm.
- Đường nét trong tranh mảnh mai, trau chuốt và tinh tế.
Hoạt động 4: Củng cố - Đánh giá (5p):
*Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
* Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: tranh HS
*Sản phẩm: HS nhận biết được giá trị nghệ thuật của tranh.
-GV: đặt vấn đề cho học sinh đưa ra giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam
-HS trả lời
- GV Củng cố, tóm tắt lại nội dung chính của bài.
III. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.
Tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống là hai dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. Tranh có vẽ đẹp hài hòa, hình tượng có tính khái quát cao; vừa hư vừa thực khiến người xem cảm thấy gần gũi, yêu thích, ngắm mãi không chán
Dặn dò:(5’)-Về nhà học bài .
 -Đọc trước bài : Một số tranh dân gian Việt Nam.
Tiết: 4 
Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Quan sát- Nhận xét(5’)
*Mục tiêu : phân biệt các bức tranh Đông Hồ, Hàng Trống.
 *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
*Sản phẩm: Nhận biết được các bức tranh Đông Hồ, Hàng Trống.
 - GV treo một số tranh, yêu cầu HS phân biệt các bức tranh Đông Hồ, Hàng Trống.
- HS thảo luận
-HS trả lời
- GV nhận xét 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tranh dân gian(35’)
* Mục tiêu: - HS tìm hiểu về 1 số tranh dân gian
* Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
* Phương tiện dạy học: Hình minh họa
* Sản phẩm: -HS hiểu rõ về 1 số tranh dân gian .
Tìm hiểu hai bức tranh " Gà Đại Cát và Đám cưới Chuột"(17p)
GV: Treo tranh, cho học sinh đọc SGK?
đưa phiếu thảo luận:
+ bức tranh vẽ gì?
+ thuộc đề tài gì?
+ được sản xuất ở đâu?
HS: thảo luận
GV: đánh giá kết quả trả lời của từng nhóm học sinh. 
GV: phân tích thêm về bố cục
Tìm hiểu bức tranh "Chợ Quê và Phật Bà Quan Âm"(17p)
Tương tự như hai bức tranh trên 
 GV: Treo tranh, cho học sinh đọc SGK?
đưa phiếu thảo luận:
+ bức tranh vẽ gì?
+ thuộc đề tài gì?
+ được sản xuất ở đâu?
HS: thảo luận
GV: đánh giá kết quả trả lời của từng nhóm học sinh. 
Hướng dẫn lên tranh
1. Tranh Gà "Đại Cát"
- Bức tranh thuộc đề tài chúc tụng, Đại cát là có ý chúc mọi người ...
- Theo quan niệm xưa, Gà "trống" oai vệ hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và những đức tính tốt mà người con trai cần có. Gà được coi là hội tụ năm đức tính: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tính.
2. Tranh: Đám cưới chuột.
- Tranh thuộc đề tài trào lộng, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
- Đám cưới của nhà họ Chuột, muốn được yên lành, vui vẽ thì phải có lễ vật hậu hĩnh cho Mèo.
3. Tranh chợ quê
- Bức tranh phản ánh chân thực cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thuở xưa.
- Các nhân vật trong tranh một người một vẻ, một trạng thái tình cảm, từ hoạt động của người dân lao động lam lũ đến những người giàu có, từ kẻ mua đến người bán, đều được diễn tả rất sinh động, đơn giản mà đầy đủ, gần gũi.
4. Tranh Phật Bà Quan Âm.
- Tranh Phật Bà Quan Âm là tranh thờ.
- Tranh diễn tả Phật Bà Quan Âm ngự trên tòa sen, tỏa hào quang rực rỡ với dáng điệu mềm mại, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, Đứng chầu hai bên là Tiên Đồng Ngọc Nữ 
- Bố cục tranh cân đối, trang nghiêm theo quy tắc nhà Phật, nhờ cách diễn tả khiến tranh không khô cứng mà nhịp nhàng tình cảm.
Hoạt động 3: Củng cố - Đánh giá (3'):
*Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
* Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: tranh HS
*Sản phẩm: HS nhận xét được tác phẩm của bạn.
- Giáo viên tóm tắt lại nội dung chính của các bức tranh
- GV cho học sinh quan sát một số tranh và phân biệt tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
- HS trả lời
- Giáo viên nhận xét
Dặn dò:(5’)
-Về nhà học bài cũ.
- Xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ học tập: Đề tài ngày tết và mùa xuân

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_theo_cv5512_chu_de_7_thuong_thuc_mi_t.doc