Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 3: Tìm hiểu về trang trí - Trường THCS Tiên Thắng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Học sinh nhận ra vẽ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.
- Học sinh hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc với đời sống con người.
- Học sinh hiểu được tác dụng của màu sắc với đời sống con người và trong trang trí.
- Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
2. Năng lực:
– Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.
– Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
– Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.
– Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo.
– Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. – Sử dụng được một số công cụ, thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo.
2. Phẩm chất:
-Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
- Học sinh phân biệt được cách sử dụng màu sắc khác nhau trong một số ngành ứng dụng.
-Học sinh thấy được vẽ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Phương tiện, thiết bị sử dụng:
- Tranh ảnh.
- Một số đồ dùng có họa tiết trang trí.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết: 9
Chép họa tiết trang trí dân tộc
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ và dụng cụ học tập(2p)
* Bài mới:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề 3: Tìm hiểu về trang trí - Trường THCS Tiên Thắng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường: THCS Tiên Thắng Tổ: KHXH Họ và tên giáo viên: Nguyễn Duy TÊN BÀI DẠY: Chủ đề 3:TÌM HIỂU VỀ TRANG TRÍ Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 6A, 6B, 6C Thời gian thực hiện: (4 tiết) Tiết: 9 - Chép họa tiết trang trí dân tộc Tiết: 10 - Màu sắc Tiết: 11 - Màu sắc trong trang trí Tiết: 12 - Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Học sinh nhận ra vẽ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi. - Học sinh hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc với đời sống con người. - Học sinh hiểu được tác dụng của màu sắc với đời sống con người và trong trang trí. - Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. 2. Năng lực: – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. – Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. – Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo. – Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. – Sử dụng được một số công cụ, thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo. 2. Phẩm chất: -Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc. - Học sinh phân biệt được cách sử dụng màu sắc khác nhau trong một số ngành ứng dụng. -Học sinh thấy được vẽ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. II. Thiết bị dạy học và học liệu Phương tiện, thiết bị sử dụng: - Tranh ảnh. - Một số đồ dùng có họa tiết trang trí. III. Tiến trình dạy học: Tiết: 9 Chép họa tiết trang trí dân tộc * Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ và dụng cụ học tập(2p) * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động : Quan sát- Nhận xét(5p) *Mục tiêu: Quan sát nhận xét đặc điểm các họa tiết. *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở. *Phương tiện dạy học: Tranh minh họa *Sản phẩm: Nhận biết được đặc điểm họa tiết. *Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. GV: treo tranh các họa tiết và nêu tầm quan trọng của nó trong trang trí. HS: quan sát ? Nội dung của họa tiết thường được sử dụng là gì ? ? Các họa tiết có đường nét như thế nào ? ? Bố cục của các họa tiết được sắp xếp như thế nào ? ? Màu sắc của các họa tiết như thế nào ? -HS trao đổi - HS trả lời - GV củng cố HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách vẽ(10p) * Mục tiêu: Biết cách vẽ vật mẫu: hình trụ và hình cầu * Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở. * Phương tiện dạy học: Vẽ minh họa, vật mẫu * Sản phẩm: HS nắm bắt được cách vẽ vật mẫu. * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách vẽ GV cho HS đọc nội dung GV: treo tranh các bước vẽ ? Để chép họa tiết ta tiến hành qua mấy bước?Đó là những bước nào? HS thảo luận HS trả lời GV củng cố GV: vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng HS: quan sát Cách vẽ. Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của họa tiết. b. Phác khung hình và đường trục c. Phác hình bằng các nét thẳng. d. Hoàn thành hình vẽ và tô màu. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(24p) * Mục tiêu: - HS biết cách vẽ 1 họa tiết * Phương pháp: PP thực hành * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân * Phương tiện dạy học: Vật mẫu * Sản phẩm: HS hoàn thành được bài vẽ - GV: Hướng dẫn học sinh thực hành - HS: làm bài. - GV: hướng dẫn, gợi ý đến từng học sinh về hình vẽ. - GV bao quát lớp, hướng dẫn cho HS - HS hoàn thành bài vẽ 3. Bài tập. - Chép một họa tiết và tô màu. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ (3P): *Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học. * Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở *Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân *Phương tiện dạy học: tranh HS *Sản phẩm: HS nhận xét được tác phẩm của bạn. -GV: chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố: -HS nhận xét, trả lời theo cảm nhận riêng -Gv nhận xét, bổ sung và tổng kết bài học -GV cũng cố và cho điểm một số bài tốt để động viên - HS lắng nghe - Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp Dặn dò:(1P) -Về nhà hoàn thành bài vẽ hình. - Đọc trước bài : Màu sắc. Tiết: 10 Màu sắc * Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ và dụng cụ học tập(2p) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(6p) *Mục tiêu: Nhận biết màu sắc đươc ứng dụng trong cuộc sống *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở, thảo luận. *Phương tiện dạy học: Máy chiếu. *Sản phẩm: Đọc được các màu trên tranh ảnh, biết màu sắc ứng dụng vào trong cuôc sống. *Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm GV tổ chức trò chơi theo nhóm(4 nhóm) GV cho xem nhanh một bức tranh. Yêu cầu đại diện 4 nhóm ghi các màu có trong bức tranh đúng và nhanh nhất. HS thực hiện trò chơi. GV nhận xét và khen ngợi nhóm xuất sắc nhất. GV giới thiệu, phân tích một vài tranh, ảnh. GV: Một không gian đẹp, một bức tranh hay một trang phục đẹp thì yếu tố màu sắc góp phần làm đẹp cho cuộc sống. Vậy để tìm hiểu thêm sự phong phú của màu sắc, cách pha màu như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu màu sắc trong thiên nhiên(6p) *Mục tiêu: Quan sát nhận xét màu sắc *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở. *Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân *Phương tiện dạy học: Máy chiếu. *Sản phẩm: Biết ahs sang có từ đâu, ánh sáng có bao nhiêu màu. I.Tìm hiểu màu sắc trong thiên nhiên. - GV cho HS xem tranh, ảnh ? Chúng ta có thể thấy được màu sắc là nhờ đâu? ? Sau cơn mưa, em thường thấy cái gì xuất hiện ? GV cho hs xem tranh cầu vồng. ? Nêu các màu của cầu vồng ? I.Màu sắc trong thiên nhiên. Chúng ta chỉ nhận biết được màu sắc khi có ánh sáng Ánh sáng có bảy màu: đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu màu vẽ và cách pha màu. (20p) * Mục tiêu: Biết các loại màu và cách pha màu. * Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở, trực quan, thảo luận. * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm * Phương tiện dạy học: Vật dụng pha màu, máy chiếu. * Sản phẩm: HS nắm bắt được cách pha màu, các loại màu 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu màu vẽ và cách pha màu. - GV:cho hs đọc 3 màu cơ bản, xem màu trên máy chiếu. - GV chốt cho hs ghi bảng. -GV pha màu cho học sinh xem. - Gọi học sinh lên ghi kết quả. GV: cho hs xem và chỉ cặp màu bổ túc trên vòng màu HS quan sát, lắng nghe. - GV cho hs xem màu tương phản - Màu tương phản thường dùng trong khẩu hiệu, quảng cáo. - GV: Nêu các màu tạo cảm giác ấm, nóng. HS: trả lời - GV củng cố. -GV: Nêu các màu tạo cảm giác mát, lạnh. - HS: trả lời - GV củng cố - GV: giới thiệu mốt số màu vẽ thông dụng và cách sử dụng. 2. Màu vẽ và cách pha màu a. Màu cơ bản(màu gốc):Đỏ , Vàng , Lam. Màu nhị hợp: Là màu do pha trộn hai màu cơ bản lại với nhau. Đỏ+vàng=cam Vàng+lam=lục Lam+đỏ=tím c. Màu bổ túc. - Gồm các cặp màu: Đỏ- Lục Vàng – Tím Cam - Lam d. Màu tương phản. Đỏ – Vàng, Đỏ – Trắng, Vàng – Lục. e. Màu nóng - Là màu tạo cảm giác ấm nóng như: Đỏ, cam, vàng... f. Màu lạnh. - Là màu tạo cảm giác mát dịu như: Tím, lục, lam. 3. Một số màu vẽ thông dụng. Màu bột, màu nước, màu sáp, màu dạ... C. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP (10p): *Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học. * Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận. *Hình thức tổ chức: HS hoạt động nhóm. *Phương tiện dạy học: máy chiếu, phiếu hoc tập. *Sản phẩm: Nắm chắc cách pha màu. GV phát phiếu học tập cho mỗi nhóm yêu cầu nhóm hoàn thành - Màu nhị hợp. - Màu tương phản - Màu bổ túc - Màu lạnh. GV nhận xét, đánh giá bài tập mỗi nhóm. - Nhận xét giờ học. Dặn dò:(1p) -Về nhà học bài cũ. - Đọc trước bài : Màu sắc trong trang trí. Tiết: 11 Màu sắc trong trang trí * Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ và dụng cụ học tập(2p) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động : Trò chơi(5p) *Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về màu sắc *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp. *Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm *Phương tiện dạy học: Máy chiếu *Sản phẩm: Nhận biết được các màu sắc. - Trò chơi liệt kê các màu. GV chia lớp thành 2 nhóm: Các bạn của hai nhóm thi nhau lên viết, đội nào ghi nhiều hơn đội đó thắng - HS tiến hành chơi B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động: Cách sử dụng màu trong trang trí (10p). * Mục tiêu: Tìm hiểu Cách sử dụng màu trong trang trí * Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở. * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân * Phương tiện dạy học: hình ảnh * Sản phẩm: Học sinh nắm được Cách sử dụng màu trong trang trí Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.(7p) GV: cho học sinh xem một số tranh ảnh về màu sắc, để học sinh hiểu được sự phong phú của màu. HS: quan sát – nêu vai trò cảu màu sắc trong trang trí GV: phân tích Hướng dẫn học sinh Cách sử dụng màu trong trang trí GV: treo tranh lên bảng HS: quan sát. HS xem tranh GV: cho học sinh xem một số tranh ở ĐDDH. HS thảo luận HS trả lời GV củng cố 1. Quan sát nhận xét. - Màu sắc có vai trò hổ trợ và làm đẹp sản phẩm. + Trang trí ấn loát. + Trang trí kiến trúc. + Trang trí y phục, vải vóc. + Trang trí gốm, sứ, sành... 2. Cách sử dụng màu trong trang trí. - Màu sắc trong trang trí cần hài hoà, thuận mắt rỏ trọng tâm. - Tuỳ theo từng đồ vật và ý thích của từng người mà có cách dùng khác nhau trong trang trí. VD: + Dùng màu nóng hoặc màu lạnh. + Dùng màu bổ túc. + Dùng màu tương phản. + Dùng màu tươi sáng rực rỡ. + Dùng màu trầm... C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(24p) * Mục tiêu: - HS biết cách tô màu * Phương pháp: PP thực hành * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân * Phương tiện dạy học: Vật mẫu * Sản phẩm: HS hoàn thành được bài tô màu - GV: Hướng dẫn học sinh thực hành - HS: làm bài. - GV: hướng dẫn, gợi ý đến từng học sinh về cách sử dụng màu. - GV bao quát lớp, hướng dẫn cho HS - HS hoàn thành bài 3. Bài tập - Tô màu cho bài trang trí hình vuông. D.CŨNG CỐ- ĐÁNH GIÁ(3P) *Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học. * Phương pháp: thảo luận, vấn đáp, gợi mở *Hình thức tổ chức: HS hoạt động nhóm *Phương tiện dạy học: tranh HS *Sản phẩm: HS nắm được nội dung cuả bài học. -GV: chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố: -HS nhận xét, trả lời theo cảm nhận riêng -Gv nhận xét, bổ sung và tổng kết bài học -GV cũng cố và cho điểm một số bài tốt để động viên - HS lắng nghe - Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp Dặn dò:(1p) Về nhà học thuộc bài Đọc trước bài: Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí. Tiết: 12 Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí * Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ và dụng cụ học tập(2p) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(5p) *Mục tiêu: tìm hiểu sơ lược về các bài trang trí *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở. *Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân *Phương tiện dạy học: Tranh minh họa *Sản phẩm: Nhận biết được một số bài trang trí. GV : Ở cấp I các em đã được học những bài trang trí nào? -HS trao đổi - HS trả lời - GV củng cố. -GVCác em thấy cách sắp xếpcác họa tiết có khó không?HS trả lời. Như vậy cô sẽ hướng dẫn chi tiết hơn các cách sắp xếp họa tiết hơn trong trang trí. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài cách sắp xếp trong trang trí.(10p) * Mục tiêu: Tìm hiểu một vài cách sắp xếp trong trang trí. * Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở. * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. * Phương tiện dạy học: Vẽ minh họa, vật mẫu. * Sản phẩm: HS nắm bắt được một vài cách sắp xếp trong trang trí. GV: cho học sinh lên bảng tự sắp xếp. GV cho hs xem một số hình ảnh trang trí. ? Thế nào là cách sắp xếp trong trang trí? HS trả lời GV nhận xét, củng cố. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các cách sắp xếp trong trang trí. GV: treo tranh các họa tiết đã chuẩn bị sẵn và sắp xếp theo các cách để học sinh tự quan sát và rút ra khái nệm ở mỗi cách. HS: quan sát và đưa ra khái niệm. Sắp xếp nhắc lại Xen kẻ. Đối xứng Mảng hình không đều 1. Các cách sắp xếp trong trang trí. a. Sắp xếp nhắc lại. Một họa tiết hay một nhóm họa tiết được vẽ lặp lại nhiều lần, có thể đảo ngược theo một trật tự nhất định gọi là sắp xếp nhắc lại. b. Xen kẻ. Hai hay nhiều họa tiết được sắp xếp xen kẻ nhau và lặp lại gọi là sắp xếp xen kẻ. c. Đối xứng. Họa tiết được vẽ giống nhau qua một hay nhiều trục gọi là sắp xếp đối xứng. d. Mảng hình không đều. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách làm bài trang trí cơ bản(5p) * Mục tiêu: Biết cách làm bài trang trí cơ bản * Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở. * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân * Phương tiện dạy học: Vẽ minh họa, vật mẫu * Sản phẩm: HS nắm bắt được cách làm bài trang trí cơ bản. 2.Hướng dân học sinh cách làm bài trang trí. HS quan sát và giáo viên phân tích. GV: treo tranh các bước vẽ, vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng HS: quan sát. 2. Cách làm bài trang trí cơ bản. a. Kẻ trục đối xứng. b. Tìm các mảng hình. c. Tìm và chọn họa tiết phù hợp với mảng hình. d. Tìm và chọn màu theo ý thích HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(20p) * Mục tiêu: - HS biết cách Sắp xếp họa tiết cho 1 hình vuông * Phương pháp: PP thực hành * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân * Phương tiện dạy học: Vật mẫu * Sản phẩm: HS hoàn thành được bài vẽ - GV: Hướng dẫn học sinh thực hành - HS: làm bài. - GV: hướng dẫn, gợi ý đến từng học sinh về hình vẽ. - GV bao quát lớp, hướng dẫn cho HS - HS hoàn thành bài vẽ 3. Bài tập. - Sắp xếp họa tiết cho 1 hình vuông(hoặc tròn). CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ (2P): *Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học. * Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở *Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân *Phương tiện dạy học: tranh HS *Sản phẩm: HS nhận xét được tác phẩm của bạn. -GV: chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố: -HS nhận xét, trả lời theo cảm nhận riêng -Gv nhận xét, bổ sung và tổng kết bài học -GV cũng cố và cho điểm một số bài tốt để động viên - HS lắng nghe - Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp Dặn dò:(1P) -Về nhà hoàn thành bài vẽ hình. - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_6_theo_cv5512_chu_de_3_tim_hieu_ve_tran.doc