Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm (Bản hay)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được chất cảm trong tranh.
- Biết được chấm nét, hình màu, chất cảm trong vẽ tranh
- Chỉ ra được nhịp điệu của nét, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.
- Biết được nhịp điệu, tỉ lệ cân bằng của chữ, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.
2. Kĩ năng
- Quan sát và nhận thức
- Sáng tạo, ứng dụng vào sản phẩm mĩ thuật
- Phân tích và đánh giá sản phẩm.
3. Phẩm chất
- Tích cực tự giác và nỗ lực học tập
- Bước đầu thể hiện tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm
- Bước đầu hình thành thói quen và nhu cầu tự luyện tập.
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chỉ ra được sự biểu cảm của chấm, nét, màu trong tranh.
- Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu âm nhiệu.
- Cảm nhận được sự tương tác giữa âm nhạc và hội họa.
2. Năng lực
- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm (Bản hay)
GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 6 (Chân Trời Sáng Tạo) Khối lớp 6. GVBM:........ Thứngày...tháng..năm 20.. Ngày soạn: //./20 Ngày giảng://./20 CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA MÀU SẮC Bài 1: TRANH VẼ THEO GIAI ĐIỆU ÂM NHẠC (Thời lượng 2 tiết) NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Bài Tên bài Nội dung Số tiết 1 Vẽ tranh theo giao điệu âm nhạc - Thực hành: Vẽ tranh theo giai điệu âm nhạc - Thảo luận: sản phẩm của HS, tác phẩm của họa sĩ - Thể loại: Hội họa - Chủ đề: Văn hóa – xã hội 2 2 Tranh tĩnh vật màu - Vẽ tranh với 3 vật mẫu - Sản phẩm của HS và tác phẩm của họa sĩ - Thể loại: Hội họa - Chủ đề: Văn hóa – xã hội 2 3 Tranh in hoa, lá - Tranh in - Sản phẩm của HS và tranh in của họa sĩ - Thể loại: Đồ họa tranh in - Chủ đề: Văn hóa – xã hội 2 4 Thiệp chúc mừng - Làm thiệp chúc mừng - Sản phẩm của HS và thiệp chúc mừng. - Thể loại: Thiết kế đồ họa - Chủ đề: Văn hóa – xã hội 2 B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được chất cảm trong tranh. - Biết được chấm nét, hình màu, chất cảm trong vẽ tranh - Chỉ ra được nhịp điệu của nét, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật. - Biết được nhịp điệu, tỉ lệ cân bằng của chữ, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật. 2. Kĩ năng - Quan sát và nhận thức - Sáng tạo, ứng dụng vào sản phẩm mĩ thuật - Phân tích và đánh giá sản phẩm. 3. Phẩm chất - Tích cực tự giác và nỗ lực học tập - Bước đầu thể hiện tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm - Bước đầu hình thành thói quen và nhu cầu tự luyện tập. C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Chỉ ra được sự biểu cảm của chấm, nét, màu trong tranh. - Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu âm nhiệu. - Cảm nhận được sự tương tác giữa âm nhạc và hội họa. 2. Năng lực - Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. - Năng lực riêng: + Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật. + Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm. 3. Phẩm chất - Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học - Tranh theo hình thức vẽ theo nhạc. - Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4 2. Chuẩn bị của học sinh SGK, đồ dùng học tập, giấy A4, màu vẽ, bút vẽ, kéo, thước kẻ. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học. Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS Nghe nhạc, vận động theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc và di chuyến bút vòng quanh giấy. - GV gợi ý cho HS cách chấm màu và di chuyển bút vẽ theo cảm nhận về giai điệu, tiết tấu của bản nhạc, đặt câu hỏi : + Em có cằm xúc gì khi trải nghiệm vẽ tranh theo nhạc? + Em có cảm nhận như thế nào khi xem bức tranh chung? + Đường nết, tàu sắc trong tranh cho em cảm nhận gì? + Em buông tượng được hình ảnh gì trong tranh? + Mảng tàu nào em yêu thích trong bức tranh? Vì sao? - Hướng dẫn HS quan sát, thưởng thức và chia sẻ. + Cảm xúc khi xem tranh. + Mảng màu yêu thích trong tranh. + Hình ảnh tưởng tượng được trong mảng màu yêu thích. - Học sinh tập trung, lắng nghe: Nghe nhạc, vận động theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc và di chuyển bút vòng quanh giấy. Chấm màu và di chuyển bút vẽ thay đổi nét, màu theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc - Sau khi nghe, học sinh thưởng thức và chia sẻ cảm= úc khi xem tranh trên các phương diện sau đây: Mảng màu yêu thích trong tranh Hình ảnh tưởng tượng được trong màu yêu thích - GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Các tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 : Cách tạo bức tranh từ mảng màu yêu thích a. Mục tiêu: giúp HS biết cách tạo bức tranh từ mảng màu vẽ theo nhạc. b. Nội dung: quan sát hình SGK/trang 7, thảo luận và chỉ ra cách tạo bức tranh từ mảng màu vẽ theo nhạc. c. Sản phẩm học tập:cách tạo tranh từ mảng màu yêu thích d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 7 SGK Mĩ thuật 6, thảo luận để nhận biết cách tạo bức tranh từ mảng màu vẽ theo nhạc. - GV đặt câu hỏi: + Em tưởng tượng được hình ảnh mảng màu trong khung giấy? + Làm thế nào đề thể hiện rõ các hình ảnh tưởng tượng? + Các chấm, nét, màu được thêm vào như thế nào để gợi hình trong tranh? - Gợi ý để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + GV kết luận. 1. Cách tạo tranh từ mảng màu yêu thích - Khái niệm : Vẽ tranh theo nhạc là cách thể hiện cảm xúc, giai điệu, tiết tấu của âm thanh bằng đường nét, màu sắc, nhịp điệu của các chấm, nét, màu. - Các bước thực hiện : + Sử dụng một khung giấy xác định mảng màu yêu thích trên bức tranh. + Cắt mảng màu đã chọn ra khỏi bức tranh lớn. + Vẽ thêm (chấm, nét, màu) để làm rõ hình tưởng tượng trong bức tranh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: củng cố và luyện tập cho HS dựa trên kiến thức vừa học b. Nội dung: - GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK. c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Hướng dẫn HS cắt mảng màu đã chọn từ bức tranh chung. - Khuyến khích HSvẽ thêm các chấm, nét,màu gợi hình ảnh tưởng tượng trong mảng màu yêu thích. - Nêu câu hỏi để HS tư duy về bức tranh mới. + Em tưởng tượng: đến hình ảnh gì từ mảng màu đã chọn trong búc tranh vẽ theo nhạc? + Chi tiết nào gợi cho em hình ảnh tưởng tượng đó? + Màu sắc từ tảng màu ñã chọn gợi cho em cảm xúc gì? + Em sẽ thêm chấm, nét, màu nào vào bài vẽ đề thể hiện rõ ý tưởng cho bức tranh mới của mình - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập - GV nhận xét, bổ sung. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 6 - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6 c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV Hướng dẫn HS tạo khung cho bức tranh để bố cục lại hình vẽ cho phù hợp ý tưởng thể hiện. - Trưng bày bài vẽ trên bảng hoặc tường lớp. - Nêu câu hỏi để HS thảo luận, nhận biết thêm biểu cảm và nhịp điệu của các chấm, nét, màu trong bài vẽ : Nêu cảm nhận và phân tích: + Bài vẽ em ấn tượng. + Cảm xúc về chấm, nét, màu trong “bức tranh", + Hình ảnh em tưởng tượng được từ bài vẽ. + Cách điều chỉnh để "bức tranh" hoàn thiện hơn. GV lưu ý : không vẽ thêm quá nhiều những chấm, nét, màu để giữ lại cảm xúc ban đầu của bức tranh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển : Tìm hiểu tranh trừ tượng của họa sĩ. a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 6 - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6 c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS d. Tổ chức thực hiện: - Cho HS xem một số tranh trừu tượng của hoạ sĩ trong nước và thế giới. - Giới thiệu khái quát về tác phẩm và tác giả của các tranh ở trang 9 SGK Mĩ thuật 6. - Khuyến khích HS chia sẻ và thảo luận để nhận biết về một số hình thức vẽ tranh trừu tượng. - GV đặt câu hỏi : + Em tưởng tượng thấy hình ảnh gì trong tranh? + Em có cảm nhận gì về các chấm, nét, màu trong bài về của mình với tranh của hoạ sĩ? +Em có liên tưởng gì giữa bài vẽ của em và tranh của hoạ sĩ. + Em ấn tượng với “bức tranh” nào? Vì sao? + Nét, màu và nhịp điệu tạo nên cảm xúc gì về “bức tranh” đó? + Cách vẽ này cho em nhận thức được điều gì? + Em còn muốn điều chỉnh gì ở tranh vẽ của trình hoặc của bạn? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án : + Các bức tranh được vẽ theo thể loại trừu tượng, cảm xúc ngẫu hứng của tác giả. + Em có cảm nhận về các chấm, nét, màu trong tranh của em và của họa sĩ: Trong tranh của em: Các chấm, nét, màu đơn giản Trong tranh của họa sĩ: Các chấm, nét, màu hài hòa, đồng đều, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Người xem cảm nhận bằng thị giác, thính giác. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 6 (Chân Trời Sáng Tạo) Khối lớp 6. GVBM:........ Thứngày...tháng..năm 20.. Ngày soạn: //./20 Ngày giảng://./20 CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA MÀU SẮC BÀI 2: TRANH TĨNH VẬT MÀU (Thời lượng 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu được biểu cảm của hoà sắc trong tranh tĩnh vật. - Vẽ được bức tranh tĩnh vật ... nhà có đặc trưng gì? + Ngoài những ngôi nhà, khu nhà nên có thêm các nhân vật và khung cảnh gì? - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập : Học sinh tạo mô hình khu nhà tương lai theo hướng: Tham khảo hình ảnh các khu nhà trong thực tế. Xây dựng ý tưởng về khu nhà tương lai. Xác định cảnh vật phù hợp với khu nhà. Thực hiện theo ý thích. - GV nhận xét, bổ sung. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 6 - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6 c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu các nhóm xây dựng ý tưởng về khu nhà tương lai dựa trên những tài liệu, hình ảnh tham khảo sưu tầm được hoặc từ những trải nghiệm thực tế của chính các em. - GV hướng dẫn HS thảo luận về những ngôi nhà, khung cảnh, nhân vật,.. cẩn có trong mô hình khu nhà, bằng cách trả lời câu hỏi : + Hãy chỉ ra những nguyên lí tạo hình (đăng đối, nhắc lại tương phản, điểm nhấn, sự thống nhất, hài hoà,...) được sử dụng trong khu nhà của nhóm em? + Trong mô hình khu nhà, đâu là nhóm chính, nhóm phụ, khu trung tâm...? + Màu sắc, khung cảnh, nhân vật, các chi tiết của khu nhà có gì thú vị? + Khu nhà thuộc vùng địa lí nào? Những yếu tố nào của khu nhà thể hiện đặc điểm địa lí đó? + Nếu có thêm thời gian và nguyên vật liệu, nhóm em muốn chỉnh sửa, bổ sung gì để khu nhà hoàn thiện hơn? - Khuyến khích HS xác định các nhiệm vụ cần làm và phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm. - Yêu cầu HS xác định vị trí, cách sắp xếp (có thể phác thảo sơ đổ) các mô hình nhà và không gian, cảnh vật xung quanh,... để thể hiện đúng ý tưởng của nhóm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án : Học sinh thực hiện, trưng bày, nêu cảm nhận và phân tích: Mô hình khu nhà em yêu thích. Các hình khối tạo nên khu nhà. Cách sắp xếp cảnh vật tạo nhịp điệu, không gian trong mô hình. Vùng địa lí của mô hình khu nhà. Hướng điều chỉnh để khu nhà hoàn thiện hơn - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 6 - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6 c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS d. Tổ chức thực hiện: - Đại diện các nhóm chia sẻ về sản phẩm khu nhà tương lai, đặc biệt là về cuộc sống và nét văn hoá của cư dân khu nhà và yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, quan sát và phản hồi. - Nêu câu hỏi gợi ý để HS liên hệ với các kiến thức và trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi : + Em hãy chia sẻ ý tưởng về cuộc sống trong khu nhà tương lai của nhóm em. + Các yếu tố kĩ thuật và các yếu tố khác (yếu tố cộng đồng, các tiện ích chung, môi trường sống, nét văn hoá địa phương,... ) được thể hiện trong mô hình khu nhà như thế nào? + Thông qua sản phẩm khu nhà tương lai, nhóm em muốn nhắn gửi thông điệp gì? + Nêu 3 điểm tốt và 1 điểm em muốn góp ý cho sản phẩm khu nhà của nhóm bạn. + Em thích điều gì nhất ở mô hình khu nhà? Tại sao? - Các nhóm khác đặt câu hỏi và tích cực phản hồi về các mô hình khu nhà tương lai của mỗi nhóm, - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án : Học sinh có thể chọn cuộc sống và nét văn hóa của cư dân trong mô hình khu nhà các dân tộc ở Tây Nguyên để trình bày và chia sẻ: Cuộc sống: đời sống kinh tế đồng bào các dân tộc Tây Nguyên còn khó khăn, họ đang trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, phần lớn là đồng bào Thái, Mường, Dao, Mông, Tày, Nùng. Văn hóa: Tây Nguyên là một vùng đất đậm chất về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo mang bản sắc đặc thù, thể hiện ở các loại hình : Khảo cổ, văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rông - nhà dài, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, diễn xướng dân gian, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, ngôn ngữ-chữ viết, chạm khắc-hoa văn, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát... - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 6 (Chân Trời Sáng Tạo) Khối lớp 6. GVBM:........ Thứngày...tháng..năm 20.. Ngày soạn: //./20 Ngày giảng://./20 BÀI TỔNG KẾT: CÁC HÌNH THỨC MĨ THUẬT (Thời lượng 1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Chỉ ra được những bài học thuộc các thể loại: Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng, tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật. - Lập được sơ đồ (hoặc bảng thống kê) các bài học thuộc các thể loại trên. - Tự đánh giá được quá trình và kết quả học tập môn Mĩ thuật của bản thân. 2. Năng lực - Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. - Năng lực riêng: + Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật. + Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm. 3. Phẩm chất - Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học - Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học. - Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4 2. Chuẩn bị của học sinh SGK, đồ dùng học tập, giấy A4 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học. Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : bút chì, giấy, màu vẽ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - Giới thiệu một số hình ảnh sản phẩm, bài vẽ về các thể loại khác nhau của mĩ thuật. - GV tổ chức trò chơi Đoán thể loại tranh : 2 đội quan sát các bức tranh GV đưa ra và đoán xem thuộc thể loại nào, đội nào trả lời đúng nhiều thì đội đó thắng cuộc. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi. - GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được thể hiện bằng các hình thức khác nhau. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các hình thức mĩ thuật, chúng ta cùng tìm hiểu bài tổng kết : Các hình thức mĩ thuật. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG: lập sơ đồ tư duy về hệ thống bài học thuộc các thể loại mĩ thuật trong SGK Mĩ thuật 6. a. Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức mĩ thuật đã được học ở lớp 6 thông qua các chủ đề/bài học cụ thể và phân chia thành các thể loại, lĩnh vực của Mĩ thuật. b. Nội dung: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy về hệ thống bài học theo các mạch nội dung chính c. Sản phẩm học tập: sơ đồ tư duy hệ thống các thể loại Mĩ thuật trong SGK Mĩ thuật 6 d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gợi mở cho HS cách phân chia các chủ để, bài học theo từng lĩnh vực, thể loại của mĩ thuật như: Mĩ thuật tạo bình, Mĩ thuật ứng dụng, Tích hợp Lí luận và lịch sử mĩ thuật. - Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy về hệ thống bài học theo các mạch nội dung chính: + Mĩ thuật tạo hình: Hội hoạ (Bài...); Đồ hoạ (Bài ...); Điêu khắc (Bài ...). + Mi thuật ứng dụng: Thiết kế đồ hoạ (Bài. ..); Thiết kế công nghiệp (Bài...); Thiết kế thời trang (Bài...). + Tích hợp Lí luận và lịch sử mĩ thuật (Bài....). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + GV kết luận. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK. c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi để HS củng cố lại các thể loại mĩ thuật : + Chủ để.../bài... thuộc lĩnh vực mĩ thuật nào? + Có thể vẽ sơ đồ tư duy hệ thống các nội dụng/chủ đêd/bài học của SGK Mĩ thuật 6 bằng hình thức mĩ thuật nào? + Đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật cơ bản thể hiện bằng những nét khái quát nào? - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập - GV nhận xét, bổ sung. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS vận dụng các thể loại mĩ thuật vào thực tế. c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS vận dụng các thể loại mĩ thuật đã được học vào đời sống thực tế để tạo ra các sản phẩm mĩ thuật mà mình yêu thức. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh.doc