Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

− Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;

− Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.

2. Năng lực

Sau bài học, HS sẽ:

– Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;

– Biết cách phân tích được vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện một SPMT;

– Biết nhận xét, đánh giá SPMTcủa cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất

Có hiểu biết và ứng xử phù hợp với những lĩnh vực của mĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như SPMT, TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang.

 

docx 80 trang cucpham 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: MĨ THUẬT 
LỚP: 6
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT 6
TT
Nội dung
Số tiết
1
Chủ đề 1: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác mĩ thuật 
Bài 1: Một số thể loại mĩ thuật
Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề
4
2
2
2
Chủ đề 2: Ngôi nhà yêu thương 
Bài 3: Tạo hình ngôi nhà
Bài 4: Thiết kế quà lưu niệm
4
2
2
3
Chủ đề 3: Hoạt động trong trường học
Bài 5: Tạo hình hoạt động trong trường học 
Bài 6: Thiết kế, tạo dáng đồ chơi
4
2
2
4
Chủ đề 4: Mĩ thuật thời kì tiền sử
Bài 7: Mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử 
Bài 8: Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử
4
2
2
5
Kiểm tra/ đánh giá học kì I
1
6
Chủ đề 5: Trò chơi dân gian
Bài 9: Sáng tạo mĩ thuật với trò chơi dân gian 
Bài 10: Thiết kế thiệp chúc mừng
4
2
2
7
Chủ đề 6: Sắc màu lễ hội
Bài 11: Hoà sắc trong tranh chủ đề lễ hội
Bài 12: Màu sắc lễ hội trong thiết kế lịch treo tường
4
2
2
8
Chủ đề 7: Cuộc sống thường ngày
Bài 13: Sáng tạo mĩ thuật với hình ảnh trong cuộc sống 
Bài 14: Thiết kế thời gian biểu
4
2
2
9
Chủ đề 8: Mĩ thuật thời kì cổ đại
Bài 15: Mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại 
Bài 16: Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại
4
2
2
10
Kiểm tra/ đánh giá học kì II
1
11
Trưng bày cuối năm
1
Tổng cộng
35 tiết
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 1
XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
− Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;
− Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.
2. Năng lực
Sau bài học, HS sẽ:
–	Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;
–	Biết cách phân tích được vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện một SPMT;
–	Biết nhận xét, đánh giá SPMTcủa cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
Có hiểu biết và ứng xử phù hợp với những lĩnh vực của mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
– Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như SPMT, TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
-	Biết được tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng (trong phạm vi THCS).
-	Biết được một số đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng. 
b. Nội dung 
-	GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu chú thích các hình minh hoạ thể loại mĩ thuật trong SGK và tài liệu minh hoạ bổ sung (nếu có);
-	HS quan sát, tìm hiểu nội dung của hình minh hoạ và phần chú giải để hiểu về đặc điểm một số thể loại mĩ thuật.
c. Sản phẩm học tập
-	Nhận thức của HS về tên gọi, đặc điểm cơ bản của một số thể loại mĩ thuật cần biết trong nội dung môn Mĩ thuật lớp 6.
-	Trả lời khái quát câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6.
d. Tổ chức thực hiện
- GV nhắc lại kiến thức đã học. Gợi ý nội dung: Trong cấp Tiểu học, HS đã làm quen với những TPMT như tranh, tượng, phù điêu hay những sản phẩm được thiết kế gắn với cuộc sống như: đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất,...
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề:
+ Em biết mĩ thuật gồm những lĩnh vực nào? (Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng)
+ Mĩ thuật tạo hình gồm có những thể loại nào? (Hội hoạ; Đồ hoạ tranh in; Điêu khắc: tượng, phù điêu)
+ Mĩ thuật ứng dụng gồm có những thể loại nào? (Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang,)
- GV ghi câu trả lời lên bảng (không đánh giá).
–	GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 5 – 6, quan sát tranh, ảnh, tìm hiểu một số TPMT và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6.
–	GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật tạo hình:
+ Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in có đặc điểm gì về hình, màu, diễn tả trên không gian nào?
+ Điêu khắc có đặc điểm gì về khối, diễn tả trong không gian nào?
+ TPMT trong không gian 2D (Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in) có đặc điểm gì khác với TPMT trong không gian 3D (Điêu khắc)?
–	GV ghi ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá).
–	GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật ứng dụng:
+ Qua sản phẩm minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ hoạ khác gì với sản phẩm Thiết kế thời trang?
+ Qua sản phẩm minh hoạ, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ hoạ khác gì so với Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in?
–	Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức:
+ Hình, màu, khối và sự sắp xếp các yếu tố này là đặc điểm nhận biết của mĩ thuật;
+ Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thường sử dụng yếu tố và nguyên lí tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
+ Những sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng thường gắn với sản xuất công nghiệp và cuộc sống như các sản phẩm: thời trang, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng,
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6 theo gợi ý:
- Các thể loại mĩ thuật tạo hình đều sử dụng nhữn yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục... để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
 + Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,... để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.
 + Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp,... trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng,... để tạo nên những TPMT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài hoặc có không gianh hai chiều như chạm khắc, gò đồng,...
 + Đồ hoạ tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới... Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoạ tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản.
- Các thể loại mĩ thuật ứng dụng sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng....Mĩ thuật ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống và bao gồm các thể loại như: Thiết kế đồ họa; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế thời trang...
2. Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu
Thể hiện được một SPMT (tạo hình hoặc ứng dụng) theo hình thức vẽ hoặc nặn.
b. Nội dung 
-	GV hướng dẫn HS lựa chọn thể loại và chất liệu để thực hiện sản phẩm.
-	HS thực hiện SPMTtheo thể loại, chất liệu và cách thực hiện vẽ hoặc nặn.
c. Sản phẩm học tập
SPMT theo thể loại mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng.
d. Tổ chức thực hiện
– Qua phần chốt ý ở hoạt động 1, GV yêu cầu HS dùng hình thức yêu thích để tạo một SPMT, có thể trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng.
–	GV đưa câu hỏi gợi ý:
+ Em lựa chọn thể hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực nào?
+ Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì?
+ Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ, xé, dán, nặn, kết hợp đa chất liệu, sử dụng vật liệu tái sử dụng,)
– HS nào phát biểu xong, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình vào Bài tập Mĩ thuật 6.
Lưu ý: Đối với HS sử dụng hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
Từng bước hình thành năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ qua việc đặt câu hỏi, thảo luận và đưa ra ý kiến của bản thân về SPMT đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện của cá nhân/ nhóm.
b. Nội dung 
-	GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
-	HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
c. Sản phẩm học tập
- Chia sẻ được cảm nhận về đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua các sản phẩm thực hành.
- Trưng bày và nêu được tên sản phẩm đã thực hành.
d. Tổ chức thực hiện
–	Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
Lưu ý: Tùy vào số HS thực tế của lớp học, GV Tổ chức thực hiện Thảo luận theo các cách:
–	Từng HS phát biểu (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 20 HS).
–	HS phát biểu theo nhóm (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 30 – 40 HS).
–	HS phát biểu theo dãy (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số trên 40 HS).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
Sử dụng kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm/ SPMTtrong cuộc sống.
b. Nội dung 
-	GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
-	HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
c. Sản phẩm học tập
Nhận biết được một số tác phẩm/ sản phẩm thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng được minh hoạ trong sách (hoặc tác phẩm/ SPMTdo GV chuẩn bị).
d. Tổ chức thực hiện
–	Trong hoạt động này, GV giúp HS sử dụng các yếu tố nhận biết về các thể loại mĩ thuật đã học ở các hoạt động trên để xác định những sản phẩm/ TPMT trong đời sống.
–	GV có thể sử dụng hình và câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8, hoặc sử dụng hình minh hoạ những sản phẩm/ TPMT tiêu biểu ở địa phương đã chuẩn bị. Điều này giúp cho HS vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống, hình thành khả năng tự học, tìm hiểu gắn với môi trường sống của mình ở mỗi địa phương.
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC THEO CHỦ ĐỀ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
–	 Mối quan hệ giữa xây dựng ý tưởng và thực hiện SPMT; 
–	Khai thác hình ảnh để thể hiện SPMT.
 2. Năng lực
Sau bài học, HS sẽ:
–	Xác định được nội dung của chủ đề;
–	Biết khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc  ...  hiện sản phẩm lĩnh vực nào?
+ Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì?
+ Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ; xé, dán; nặn; kết hợp đa chất liệu; sử dụng vật liệu tái sử dụng,).
Lưu ý: Đối với hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
a) Mục tiêu
+ HS biết trưng bày, nhận xét , đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS biết mô phỏng một di sản văn hoá vật thể thế giới thời kì cổ đại và thể hiện lại bằng hình thức tạo hình 2D, 3D bằng các nguyên vật liệu tìm được (bìa cứng, đất nặn)
b) Nội dung 
− GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm. 
− HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 64.
c) Sản phẩm học tập
Cảm nhận, phân tích được SPMT mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại của cá nhân và các bạn.
d) Tổ chức thực hiện 
–	Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 64.
+ Hình ảnh nào của thời kì cổ đại được thể hiện trên sản phẩm mĩ thuật này?
+ Bạn đã sử dụng những vật liệu nào để thực hiện sản phẩm mĩ thuật?
+ Bạn đã sắp xếp yếu tố hình, màu, khối như thế nào trong sản phẩm mĩ thuật của mình?
- GV đưa ra các gợi ý để HS cùng thảo luận.
Lưu ý: Tùy vào số HS thực tế của lớp học, GV Tổ chức thực hiện Thảo luận theo các cách:
–	Từng HS phát biểu (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 20 HS).
–	HS phát biểu theo nhóm ((nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 30 – 40 HS).
–	HS phát biểu theo dãy (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số trên 40 HS).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
HS vận dụng những hiểu biết về mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại, tìm hiểu cách tạo dáng và trang trí bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì Cổ đại.
b) Nội dung 
–	 HS tìm hiểu các bước tiến hành tạo hình và trang trí bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
–	Trang trí được bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
c) Sản phẩm học tập
Bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại để trang trí
d) Tổ chức thực hiện
–	GV hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức đã học để tạo dáng và trang trí bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.
–	GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và cho biết:
+ Các bước tiến hành tạo hình và trang trí bìa một cuốn sổ lưu niệm (Vẽ hình, vẽ hoạ tiết và tô màu hoặc các hình thức tạo hình khác như cắt dán...).
+ Hãy nhận xét về hoạ tiết và màu sắc trang trí trên bìa sổ trong hai hình minh hoạ.
+ Em sẽ chọn hình ảnh di sản văn hoá nào để trang trí sản phẩm của mình?
–	GV hướng dẫn nhóm HS thực hiện SPMT và tổ chức trưng bày sản phẩm theo nhóm; Nhận xét, đánh giá bài của bạn của mình; Rút kinh nghiệm cho các bài học sau.
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 16: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1.	Kiến thức
-	Giá trị mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại;
-	Các bước thực hiện SPMT có sử dụng hình ảnh hoạ tiết của di vật thời kì cổ đại ở Việt Nam;
-	Hiểu cách tạo dáng và trang trí hộp bút có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
2.	Năng lực
Sau bài học, HS sẽ:
–	Biết quan sát, khai thác giá trị tạo hình của di sản mĩ thuật Việt Nam ở thời kì cổ đại trong mô phỏng, trang trí một SPMT;
–	Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.
-	Biết tạo dáng và trang trí hộp bút có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
3.	Phẩm chất
-	Có thêm hiểu biết về việc sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành SPMT liên quan đến chủ đề.
-	Rèn luyện tính chuyên cần, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực hành, sáng tạo sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
–	Một số hình ảnh, video liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tượng, trống đồng,
–	Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Quan sát
a) Mục tiêu
HS nhận biết được sự phong phú, đa dang của di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ đại
b) Nội dung 
HS tìm hiểu thông tin, hình ảnh từ tranh/ ảnh/ video; nhận biết một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
c) Sản phẩm học tập
HS phân biệt và nhận ra được vẻ đẹp của một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
d) Tổ chức thực hiện
–	GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 65, quan sát ảnh minh hoạ và trả lời:
+ Những di vật mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ đại được minh hoạ trong SGK bao gồm những đồ vật nào?
+ Hãy mô tả tạo hình và trang trí trên những di vật này.
–	GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày về dự án học tập: “Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại” theo các gợi ý:
+ Những di vật nào tiêu biểu cho mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ đại?
+ Cảm nhận của nhóm về tạo hình trên những di vật này so với một số di vật của mĩ thuật thời kì Cổ đại ở một số nơi trên thế giới mà em đã biết?
+ Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về di vật mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ đại mà em thích nhất.
– Qua ý kiến phát biểu của HS, GV giới thiệu về đặc điểm thành tựu mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại theo các gợi ý:
+ Tạo hình của thời kì này phong phú, thể hiện con người và trang trí dụng cụ sinh hoạt thường ngày.
+ Người Việt Nam thời kì cổ đại đã sáng tạo được hệ thống hoa văn phong phú, đường nét đơn giản mang tính cách điệu cao, phản ánh đối tượng một cách chính xác, sinh động.
+ Mĩ thuật thời kì này được thể hiện trên nhiều chất liệu như đồng, đá
+ Một trong những di vật đã được công nhận là báu vật quốc gia là trống đồng Đông
Sơn.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu
–	Các bước thực hiện thiết kế áo dài sử dụng hoa văn thời kì cổ đại trong trang trí áo dài.
–	Thực hiện sử dụng hoa văn di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại để trang trí áo dài.
 	 b. Nội dung 
–	GV yêu cầu HS quan sát minh hoạ ở trong SGK Mĩ thuật 6, trang 66 để biết được các bước sử dụng hoa văn trong trang trí áo dài.
–	HS hình thành ý tưởng thiết kế đồ chơi qua việc trả lời hai câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 66.
–	HS trang trí áo dài có sử dụng hoa văn thời kì cổ đại ở Việt Nam.
 	 c. Sản phẩm học tập
Áo dài có trang trí hoa văn thời kì cổ đại ở Việt Nam.
 	 d. Tổ chức thực hiện
–	GV hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 66, và gợi ý cho - HS trao đổi về các bước tiến hành thiết kế và trang trí áo dài.
–	HS thực hành bằng các vật liệu có sẵn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Lưu ý: GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết, để biết thêm về ngành Thiết kế thời trang.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
 a. Mục tiêu
–	Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
–	Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
 b. Nội dung hoạt động
–	GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
–	HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 67.
 c. Sản phẩm học tập
–	Cảm nhận, phân tích được SPMT trang trí áo dài của cá nhân và các bạn.
 d. Tổ chức thực hiện
–	Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 67.
+ Bạn đã dùng hoa văn nào trên di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại để trang trí áo dài?
+ Cách trang trí trên áo dài như vậy đã phù hợp chưa?
+ Bạn đã khai thác vẻ đẹp nào của di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại vào SPMT ứng dụng?
Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV Tổ chức thực hiện Thảo luận theo các cách:
–	Từng HS phát biểu (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 20 HS).
–	HS phát biểu theo nhóm (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 30 – 40 HS).
–	HS phát biểu theo dãy (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số trên 40 HS).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 a. Mục tiêu
Sử dụng hoa văn di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại yêu thích để trang trí hộp bút.
 b. Nội dung 
–	GV hướng dẫn HS tìm hiểu việc sử dụng hoa văn trang trí 2 hộp bút trong SGK Mĩ thuật 6, trang 67 (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị).
–	HS lên ý tưởng, lựa chọn hoa văn để trang trí.
 c. Sản phẩm học tập
–	 Tổ chức trưng bày SPMTcủa nhóm.
–	Thuyết trình, chia sẻ với các bạn về ý tưởng trưng bày SPMT 
 d. Tổ chức thực hiện
–	GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở phần tham khảo trong SGK Mĩ thuật 6, trang 67, trao đổi về các bước tiến hành trang trí hộp bút.
–	Tùy điều kiện cơ sở vật chất và năng lực của HS, GV hướng dẫn cho HS thực hành trang trí hộp bút bằng hoa văn thời kì cổ đại tại lợp hoặc làm ở nhà.
Chú ý: GV nhắc nhở HS sử dụng các hình hoa văn, hoạ tiết trên di vật thời kì cổ đại ở Việt Nam để trang trí hộp bút.
–	GV tổ chức cho HS sắp xếp và nhận xét các sản phẩm theo gợi ý :
+ Hoạ tiết được sử dụng trang trí trên hộp bút như thế nào?
+ Nhận xét sự phối hợp màu sắc và hoạ tiết trang trí trên hộp bút.
+ Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của các bạn.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM
GV tổ chức cho HS thực hành một bài đánh giá định kì có tính chất tổng hợp kiến thức, kĩ năng của bốn chủ đề đã học.
Tiêu chí bài đánh giá này là:
–	HS có biết cách sử dụng các yếu tố tạo hình đã được học để thể hiện một chủ đề không?
–	HS có sử dụng một cách chủ động các yếu tố tạo hình đã học trong thể hiện chủ đề không?
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM CUỐI NĂM
Trong hoạt động này, GV kiểm tra năng lực mĩ thuật thông qua các kĩ năng giao tiếp, hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp cũng như khả năng cảm thụ của HS sau một năm học.
	Chuẩn bị
Đối với GV:
+ Không gian trưng bày: lớp học, hành lang, sân trường, phòng Nghệ thuật (nếu có),
+ Phương tiện trưng bày: giá vẽ, bảng gỗ, dụng cụ đính/ dán trên bảng, đối với SPMT 2D; bàn, bục gỗ đối với SPMT 3D.
Tổ chức hoạt động
GV hướng dẫn HS lựa chọn trưng bày theo nhóm chủ đề, chất liệu, SPMT tạo hình hay SPMT ứng dụng;
HS trao đổi, thống nhất cách trưng bày và cử đại diện giới thiệu SPMT của nhóm mình.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh.docx