Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1-52

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: HS cần nắm được:

 - Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông âu sau năm 1945 : Giành thắng lợi trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.

 - Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới.

2. Tư tưởng :

 - Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông âu.

 - Khẳng định mối quan hệ hợp tác , hữu nghị của nước ta với các nước Đông âu là đoàn kết thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Kỹ năng :

 - Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong các hoàn cảnh cụ thể và kỹ năng sử dụng bản đồ.

B – CHUẨN BỊ

 GV : Giáo án, SGK, bản đồ Châu âu , một số tranh ảnh tiêu biểu và những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước Đông âu trong giai đoạn này.

 HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử, tư liệu sưu tầm về thành tựu KH-KT của các nước Đông âu trong giai đoạn này.

C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức : (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ : (5phút)

 ? : Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH ( Từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX) ?

 

doc 142 trang cucpham 7820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1-52", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1-52

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1-52
PHẦN I
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Tiết 1
Tuần 1
Bài 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
(Từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức : HS cần nắm được :
 - Sau những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục khôi phục cơ sở vật chất cho CNXH.
 Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật (Từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
 2. Tư tưởng :
 - HS cần hiểu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của CNĐQ.
 - Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng cách mạng thế giới.
 3. Kỹ năng : Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong các hoàn cảnh cụ thể.
B- CHUẨN BỊ
 GV : Giáo án, SGK, bản đồ Liên Xô, Một số tranh ảnh tiêu biểu và những thành tựu khoa học kỹ thuật của Liên Xô trong giai đoạn này.
 HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử, tư liệu sưu tầm về thành tựu KH-KT của Liên Xô trong giai đoạn này.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập môn sử của HS.
 3. Bài mới :	Tiết 1 : Liên Xô
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
16p
GV
HS
?
?
GV
16p
HS
?
?
?
?
GV
GV
Hoạt động 1 : Cá nhân/ nhóm
- Hướng dẫn HS quan sát bản đồ Liên Xô.
- Đọc Sgk phần 1(T.3).
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô phải chịu những tổn thâùt như thế nào?
+ Công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh của nhân dân Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ?
- Nhận xét - bổ sung - chốt.
Hoạt động 2 : Cá nhân
- Đọc phần 2 (T.4).
+ Sau khi hoàn thành song việc khôi phục kinh tế, Liên Xô đã làm gì để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH ?
Về kinh tế ?
Về khoa học kỹ thuật ?
Về đối ngoại ?
- Nhận xét- phân tích - kết luận.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 (Vệ tinh nhân tạo của Liên Xô)
I. Liên Xô.
1- Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950).
* Những thiệt hại trong chiến tranh.
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại nặng nề : 27 triệu người chết, 1.710 thành phố bị tàn phá, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32.000 nhà máy xí nghiệp, 6,5 vạn Km đường sắt bị phá hủy.
* Thành tựu :
- Kinh tế :
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945-1950) trước thời hạn 9 tháng.
+ Năm 1950, công nghiệp tăng 73%.
+ Hơn 600 nhà máy được khôi phục và xây dựng,
+ Nông nghiệp vượt trước chiến tranh (1939).
- Khoa học kỹ thuật :
+ Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
2- Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ( Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
a) Kinh tế.
- Đề ra và thực hiện các kế hoạch dài hạn :
+ 2 kế hoạch 5 năm (1951 ->1959) và kế hoạch 7 năm (1959-1965).
* Mục tiêu : Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất.
b) Khoa học-kỹ thuật : Phát triển mạnh.
- 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo
- 1961 Phóng thành công con tàu “phương đông” đưa con người bay vòng quanh trái đất.
c) Đối ngoại : 
- Chủ trương duy trì và chung sống hòa bình , quan hệ hợp tác với tất cả các nước.
- Tích cực ủng hộ, giúp đỡ các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập của các dân tộc trên thế giới. 
- Là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.
 4) Củng cố :(5 phút)
 ? : Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiếp tục xây dựng CNXH ?
 ? : Em hãy nêu những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật và đối ngoại của Liên Xô ( Từ 1945đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX) ?
 5) Dặn dò : Soạn phần II – Đông âu ( T. 5) (1phút)
===================================================
Tiết 2
Tuần 2
Bài 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
(Từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: HS cần nắm được:
 - Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông âu sau năm 1945 : Giành thắng lợi trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
 - Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới. 
2. Tư tưởng :
 - Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông âu.
 - Khẳng định mối quan hệ hợp tác , hữu nghị của nước ta với các nước Đông âu là đoàn kết thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Kỹ năng : 
 - Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong các hoàn cảnh cụ thể và kỹ năng sử dụng bản đồ.
B – CHUẨN BỊ
 GV : Giáo án, SGK, bản đồ Châu âu , một số tranh ảnh tiêu biểu và những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước Đông âu trong giai đoạn này.
 HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử, tư liệu sưu tầm về thành tựu KH-KT của các nước Đông âu trong giai đoạn này.
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức : (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5phút)
 ? : Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH ( Từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX) ?
3. Bài mới :	Tiết 2 : Đông âu
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
8p
GV
HS
?
?
GV
8p
HS
?
?
GV
8p
HS
 ?
10p
?
?
GV
?
GV
Hoạt động 1 : Cá nhân
 - Hướng dẫn HS quan sát bản đồ châu âu, xác định vị trí các nước Đông âu.
 - Đọc Sgk phần 1 (Sgk T.5).
+ Các nước dân chủ nhân dân Đông âu ra đời trong hoàn cảnh nào ?
+ Để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông âu đã làm gì ? 
- Nhận xét - bổ sung - chốt.
Hoạt động 2 : Cá nhân
- Đọc phần 2 (Sgk,T.7).
+ Trình bày những nhiệm vụ của các nước Đông âu trong công cuộc xây dựng CNXH ?
+ Em hãy nêu những thành tựu mà các nước Đông âu đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH 
- Nhận xét, phân tích , kết luận.
Hoạt động 3 : Cá nhân
- Đọc phần III (Sgk.T.7).
+ trình bày hoàn cảnh, cơ sở hình thành hệ thống XHCN ?
Hoạt động 4 : Cá nhân
+ Sự hợp tác tương trợ giữa Liên Xô và các nước Đông âu thể hiện như thế nào ?
+ Nêu những thành tựu kinh tế tiêu biểu của khối SEV đã đạt được ?
Nhận xét –Bổ sung – Chốt.
+ Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va ra đời nhằm mục đích gì ?
- Nhận xét – kết luận.
I. Đông âu.
1- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông âu.
-Nhờ sự giúp đỡ to lớn của hồng quân Liên Xô. Nhân dân các nước Đông âu đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, một loạt các nước dân chủ nhân dân ở Đông âu ra đời : Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức v.v
- Để hoàn thành các mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông âu đã :
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư sản.
+ Thực hiêïn các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đời sống nhân dân được cải thiện.
2- Tiến hành xây dựng CNXH (Từ 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX).
 a) Nhiệm vụ.
- Xóa bỏ bóc lột của giai cấp tư sản.
- Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể.
- Tiến hành công nghiệp hóa XHCN.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.
b) Thành tựu :
- Đầu những năm 1970, Đông âu đã trở thành các nước công – nông nghiệp phát triển mạnh.
- Bộ mặt kinh tế – xã hội đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
III. Sự thành lập hệ thống XHCN.
1- Hoàn cảnh và cơ sở hình thành :
a) Hoàn cảnh :
+ Các nước Đông âu cần sự giúp đỡ cao hơn, toàn diện hơn của Liên Xô.
+ Có sự phân công sản xuất theo chuyên ngành giữa các nước.
b) Cơ sở hình thành :
+ Cùng chung mục tiêu xây dựng XHCN.
+ Nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin 
+ Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo.
2- Sự hình thành hệ thống XHCN.
* Sự hợp tác thể hiện ở 2 tổ chức :
- Tổ chức tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN (SEV – 8/1/1949 -> 28/3/1991).
- Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va ( 14/5/1955 -> 1/7/1991).
* Thành tựu của SEV :
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10% năm.
+ Thu nhập quốc dân (1950-1973) tăng 5,7 lần.
+ Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
* Tổ chức hiêïp ước Vác-xa-va ra đời có tác dụng to lớn : Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, hòa bình, an ninh châu âu và thế giới.
4. Củng cố :(3 phút)
 ? :Những nhiệm vụ chính của các nước Đông âu trong công cuộc xây dựng CNXH là gì? 
 ? : Trình bày hoàn cảnh và cơ sở hình thành hệ thống XHCN ? 
5. Dặn dò : (1 phút) Làm bài tập 1,2 sgk t.8 ; Soạn bài 2 : Liên Xô và các nước Đông âu từ giữa những năm 70 đến những nă ... ội lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam họp từ :
 a- 12 đến 20/8/1976.	b- 14 đến 20/12/1977.	c- 14 đến 20/12/1976.	d- 12 đến 20/8/1977.
 29- Đại hộ toàn quốc của Đảng đánh dấu bước chuyển biến sang thời kỳ đổi mới :
 	a- Đại hội IV. 	b- Đại hội VI. 	c- Đại hội V.	d- Đại hội VII.
 30- Thành tựu đầu tiên trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới là :
 a- Giải quyết được việc làm cho người lao động. 	 c- Giải quyết được nạn thiếu ăn triền miên.	
 b- Kim ngạch xuất khẩu tăng 5 lần.	 d- Xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
* Đáp án :
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
c
b
a
a
b
a
b
a
d
a
b
d
b
a
d
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
b
b
d
b
a
b
d
c
a
c
b
a
c
b
c
========================================
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 51
Tuần 35
Bài 1
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Ở TỈNH CÀ MAU
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức : Cung cấp cho HS những kiến thức :
 - Tình hình Cà Mau trước Cách Mạng Tháng Tám 1945.
 - Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Tháng 8/1945 ở Cà Mau.
 2. Tư tưởng :
 - Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, niềm tự hòa về phong trào cách mạng ở địa phương, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
 3. Kỹ năng :
 - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử. 
B- CHUẨN BỊ
 - GV : Giáo án, SGK, bản đồ Cà Mau, tranh ảnh lịch sử ở giai đoạn này.
 - HS : SGK, Vở ghi; Tư liệu sưu tầm về lịch sử địa phương ở giai đoạn này.
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 ? : Trình bày nội dung các giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 1975?
 3. Bài mới : 	 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
8p
HS
GV
?
GV
16p
HS
?
GV
10p
HS
?
?
HS
GV
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc mục I (Sách lịch sử Cà Mau T.85).
- Giới thiệu tỉnh Cà Mau qua bản đồ Việt Nam.
+ Tình hình Tỉnh Cà Mau trước cách mạng tháng tám có gì đáng lưu ý ?
- Nhận xét – Bổ sung – chốt.
Hoạt động 2 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc mục II ( Sách lịch sử Cà Mau .T. 86).
+ Em hãy trình bày hoàn cảnh và diễn biến của cách mạng tháng tám ở Cà Mau ?
- Nhận xét – Bổ sung – kết luận.
Hoạt động 3 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc Sách lịch sử Cà Mau T. 87
+ Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám ở Cà Mau ?
+ Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng tám tại Tỉnh Cà Mau ?
- Dựa vào sgk trả lời.
- Nhận Xét – bổ sung – Kết luận.
I. Tỉnh Cà Mau trước cách mạng tháng tám 1945.
- 9/3/1945, Nhật đảo chính pháp.
- Đảng chủ trương thành lập mặt trận việt Nam độc lập đồng minh.
- 5/5/1945: Tại Tân Bằng Ban vận động tái lập Đảng bộ Nam kỳ tiến hành hội nghị đại biểu các chi bộ khu vực Cà Mau thàng lập cơ quan lãnh đạo lâm thời của Tỉnh Đảng bộ gồm 5 đ/c, do ông Trần Văn Đại làm bí thư.
- Sau khi nhận được chủ trương khởi nghĩa, Tỉnh ủy tiến hành vận động, tổ chức quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang tự vệ chuẩn bị khởi nghĩa.
II. Diễn biến cách mạng tháng tám ở Cà Mau.
1 – Hoàn cảnh.
- Phát xít Đức, Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
- 14 ->15/8/1945: Lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc được ban bố. Khởi nghĩa đã được tiến hành ở Bạc liêu và các tỉnh phía Nam.
2 – Diễn biến.
- 23/8/1945 : Tỉnh ủy lâm thời Cà Mau do ông Thái Ngọc Sanh làm bí thư đã tổ chức cuộc mít tinh lớn ở Thị trấn Cà Mau. Sau đó cuộc mít tinh chuyển thành cuộc biểu tình vũ trang kéo đến dinh Đốc phủ Kế, quận trưởng Cà Mau giành chính quyền.
- 25/8/1945 : Tỉnh ủy huy động lực lượng quần chúng gây áp lực với chính quyền bù nhìn. Đốc phủ Kế buộc phải giao chính quyền cho Uûy ban giải phóng quận Cà Mau.
- Ngay sau khi giành chính quyền ở tỉnh lị, khắp các vùng nông thôn trong tỉnh, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng đã nhất tề đứng lên đập tan bộ máy chính quyền ở xã, ấp, thành lập chính quyền nhân dân và các đoàn thể quần chúng.
III. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.
1-Ý nghĩa lịch sử.
- Đập tan bộ máy thống trị của đế quốc Pháp, Phát xít Nhật và phong kiến tay sai ở địa phương. Giành lại chính quyền làm chủ vận mệnh của mình.
- Góp phần vòa sự thắn lợi của cách mạng tháng 8/1945 trong cả nước.
2- Nguyên nhân thắng lợi. 
- Đảng bộ Cà Mau đã vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình cụ thể ở địa phương một cách linh hoạt và sáng tạo.
- Đảng đã biết phát huy sức mạnh của nhân dân, tổ chức, giáo dục và hướng dẫn nhân dân trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Cà Mau.
- Đảng bộ đã biết vận dụng các hình thức đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; đồng thời không ngừng mở rộng công tác binh vận; Nắm vững thời cơ, phát động nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
- Nhờ yếu tố thuận lợi của thắng lợi của cách mạng trong cả nước.
 4. Củng cố : (4 phút) Theo câu hỏi dàn bài.
 5. Dặn dò : (1 phút) Soạn bài 18 : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ở Cà mau (Sách lịch sử cà Mau trang 176).
Tiết 52
Tuần 35
Bài 2
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
MÙA XUÂN 1975 Ở TỈNH CÀ MAU
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức : Cung cấp cho HS những kiến thức :
 - Diễn biến, ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ở Tỉnh Cà Mau.
 2. Tư tưởng :
 - Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, niềm tự hòa về phong trào cách mạng ở địa phương, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
 3. Kỹ năng :
 - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử. 
B- CHUẨN BỊ
 - GV : Giáo án, SGK, bản đồ Cà Mau, tranh ảnh lịch sử ở giai đoạn này.
 - HS : SGK, Vở ghi; Tư liệu sưu tầm về lịch sử địa phương ở giai đoạn này.
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ : (6 phút)
 ? : Trình bày hoàn cảnh, diễn biến của cách mạng tháng tám tại Cà Mau 1945 ?
 ? : Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng tám tại Cà Mau 1945 ?
 3. Bài mới : 	 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
19p
HS
GV
?
?
GV
14p
HS
?
?
HS
GV
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc mục I (Sách lịch sử Cà Mau T176).
- Giới thiệu tỉnh Cà Mau qua bản đồ Việt Nam.
+ Trình bày hoàn cảnh Tỉnh Cà Mau trong cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 ?
+ Em hãy trình bày diễn biến của cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 tại Tỉnh cà Mau ?
- Nhận xét – Bổ sung – kết luận.
Hoạt động 2 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc Sách lịch sử Cà Mau phần II. Tr. 180.
+ Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 tại Cà Mau ?
+ Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 tại cà Mau ?
- Dựa vào sgk trả lời.
- Nhận Xét – bổ sung – Kết luận.
I. Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng tỉnh Cà Mau.
1- Hoàn cảnh.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn Miền Nam sắp kết thúc.
- Chiến dịch Hồ chí Minh giải phóng Sài Gòn mở màn.
- Chính quyền ngụy quân tại Cà Mau rối loạn.
2- Diễn biến.
- Ngày 29/4/1975 : Được lệnh của quân khu, cuộc tổng tiến công vào thị xã bắt đầu.
- Tiểu đoàn U Minh 3 tấn công vào phân chi khu Hòa Thành, sau 20 phút chiến đấu ta làm chủ chi khu.
- Phía bắc, tiểu đoàn U minh 2, tiểu đoàn 4 cùng đại đội pháo đồng loạt tiến công đồn Xi Cách, đồn Cái Nước, cầu số 2. Địch tháo chạy.
- Phía đông và phía nam ta đồng loạt tấn công đồn Ao Kho, tiêu diệt địch ở lộ xe Cái Nước – Cà Mau.
- 5 giờ sáng ngày 1/5/1975 : Ta giải phóng Thị xã Cà Mau và tất cả các huyện trong tỉnh.
- Chính quyền quân quản được thành lập do đ/c Tống Kỳ Hiệp làm chủ tịch.
II. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.
1 – Ý nghĩa lịch sử.
- Thắng lợi của cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 ở Cà Mau là thắng lợi lớn nhất, vĩ đại nhất của quân và dân Cà Mau trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, góp phần vào với thắng lợi chung toàn miền Nam
- Quét sạch ách thực dân, phong kiến ra khỏi Cà Mau. Mở ra kỷ nguyên mới, bước ngoặt mới cho Đảng bộ Cà Mau. Kỷ nguyên cùng cả nước bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng CNXH. Mục tiêu là xây dựng Cà Mau là tỉnh mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
2- Nguyên nhân thắng lợi. 
- Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta và sự vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào thực tế Cà Mau. Đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của quân và dân trong tỉnh 
- Tinh thần yêu nước ý chí quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ của nhân dân Cà Mau để giành lại độc lập cho dân tộc thống nhất toàn vẹn tổ quốc.
- Do sự cổ vũ, phối hợp, giúp đỡ của nhân dân các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, của cách mạng toàn Miềøn Nam, của nhân dân cả nước trong kháng chiến chống Mĩ và bè lũ tay sai giải phóng DT.
 4. Củng cố : (4 phút) Theo câu hỏi dàn bài.
 5. Dặn dò : (1 phút) Sưu tầm tư liệu lịch sử về những thắng lợi của địa phương em trong cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 
Tuần
Kiểm tra của tổ
Kí, duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_1_52.doc