Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Trần Minh Trí

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được

Những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

Những thành tự to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Trọng tâm: thành tựu công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô

2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;

Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.

Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng cũa nhân dân.

3/ Kĩ năng:

Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu.

Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến những năm 70.

Bản đồ Liên Xô.

 

doc 45 trang cucpham 21/07/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Trần Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Trần Minh Trí

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Trần Minh Trí
Ngày soạn: 18/8/2008	Tuần: 1
Ngày dạy: 	20/8/2008	PPCT:1
Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
TIẾT 1: LIÊN XÔ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1/ Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được 
Những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước. 
Những thành tự to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Trọng tâm: thành tựu công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 
2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;
Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.
Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng cũa nhân dân.
3/ Kĩ năng:
Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu.
Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến những năm 70.
Bản đồ Liên Xô.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số 
2/ Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : “Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn vế người và của, để khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên phát triển khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hạnh công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay ”
* Dạy và học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân/ cảlớp
GV nêu câu hỏi: “Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai ?”
HS dựa vào các số liệu để trả lời. GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh. Có thể so sánh với số liệu các nước tham chiến 
GV nêu nhấn mạnh nhiệm vụ to lớn của nhân dân Liên Xô là khôi phục kinh tế 
Hoạt động 2: Cá nhân/ nhóm
GV nhấn mạnh sự quyết tâm của nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 4 năm 3 tháng
GV nêu câu hỏi thảo luận: “Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh tế, nguyên nhân sự phát triển đó ?” 
HS dựa vào nội dung SGK trả lời: tốc độ khôi phục kinh tế tăng nhanh chóng. Có được kết quả này là do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lập tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô. 
Hoạt động 1 : Nhóm
GV: Giới thiệu : Xây dựng cơ sỡ vật chất - kĩ thuật của CNXH đó là nến sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học - kĩ thuật tiên tiến. Đồng thời GV nói rõ đây là việc tiếp tục xây dựng CSVC - KT của CNXH mà các em đã học ở lớp 8. 
GV nêu câu hỏi thảo luận : “ Liên Xô xây dựng CSVC – KT của CNXH trong hoàn cảnh nào?nó ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ?”
HS dựa vào nội dung SGK và kiến thức của mình trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét, hoàn thiện nội dung. 
(Aûnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng CSVC – KT, làm giảm tốc độ của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.)
Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
HS: đọc các số liệu trong SGK về thành tựu của Liên Xô trong việc thực hiện các kế hoạch 5 năm và 7 năm. 
GV làm rõ các nội dung về thành tựu đó.
GV giới thiệu một số tranh ảnh về thành tựu của Liên Xô, giới thiệu hình 1 SGK ( vệ tinh nhân tạo đầu tiên nặng 83,6kg của loài người do Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957 )
GV yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
GV nêu câu hỏi: “ hãy cho biết ý nghĩa những thành tựu mà Liên Xô đạt được ?”(uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liê Xô được đề cao, Liên Xô trở thành chỗ dựa cho hòa bình thế giới) 
1/ Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950)
- Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đảng nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế. 
* Kết quả:
- Công nghiệp: năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi. 
- Nông nghiệp: bước đầu khôi phục, một số ngành phát triển.
- Khoa học-kĩ thuật: chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phá vỡ thế độc quyền của Mĩ. 
2/ Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX). 
- (Các nước tư bản phương tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô cả kinh tế, chính trị và quân sự. Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.)
- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau MĨ), một số ngành vượt Mĩ.
- Về khoa học kĩ thuật: các ngành khoa học kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ. 
- Về quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây. 
- Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. 
3/ Sơ kết bài học: Thành tựu của nhân dân Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH là không thể phủ nhận. Nhờ đó mà Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hòa bình, chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. 
4/ Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Sưu tầm tranh ảnh nói về mối quan hệ thân thiết của Liên Xô và Việt Nam.
Ngày soạn: 	25/8/2008	Tuần: 2
Ngày dạy: 	27/8/2008	PPCT: 2 
Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
TIẾT 2. CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1/ Kiến thức:
Nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Aâu và công cuợc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. 
Trọng tâm: những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu. 
2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;
Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước đông âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Aâu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.
3/ Kĩ năng:
Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu. 
Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
Tranh ảnh về các nước Đông Âu ( từ 1944 đến những năm 70), tư liệu về các nước đông âu.
Bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới. 
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi : Nêu những thành tựu cơ bản về sự phát triển kinh tế – khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX? 
ĐA: 	- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau MĨ), một số ngành vượt Mĩ.
- Về khoa học kĩ thuật: các ngành khoa học kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ. 
- Về quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây. 
- Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
3/ Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh rta một nước chủ nghĩa xã hội duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sao? Để có câu trả lời chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. ”
* Dạy và học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân/ nhóm 
GV nêu câu hỏi: “các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu ra đời trong hoàn cảnh nào?”
Học sinh dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét bổ sung nội dung trên trong đó chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ tra ...  Học bài cũ, đọc trước bài mới. 
- Trả lời câu hỏi cuối SGK. 
Ngày soạn: 22/12/2007	Tuần:17
Ngày dạy: 24/12/2007	 PPCT:17 
BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1925)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: giúp học sinh hiểu 
- Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào cách mạng Việt Nam.
- Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân từ năm 1919 – 1925. 
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ: 
Qua các sự kiện lịch sử cụ thể bổi dưỡng cho học sinh lòng yêu nướ, kính yêu khâm phục các bậc tiền bối. 
3. Kĩ năng: 
Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và tập đánh giá về các sự kiện đó. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Chân dung: Bùi Quang Chiêu, Phan Châu Trinh, Tôn Đức Thắng . . . 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số 
2/ Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi: trình bày sự phân hoá của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
ĐA: 	- Giai cấp địa chủ phong kiến, Tư sản, Tiểu tư sản, Công nhân 
 3/ Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : “trong lúc xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc thì tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới có những tác động thuận lợi đến cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu”
* Dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp
Giáo viên nêu câu hỏi: “Tình hình thế giới sau chiến trành thế giới thứ nhất ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?” 
Học sinh dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức để tìm nội dung trả lời. 
Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận. Và nhấn mạnh 
Hoạt động 2: Cá nhân
Giáo viên nêu câu hỏi: Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào? 
Học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa để nêu những nét khái quát về phong trào cách mạng Việt Nam (phong trào dân tộc dân chủ) 
Học sinh khác nhận xét 
Giáo viên nhận xét bổ sung và chốt lại vấn đề. (chú ý nguyên nhân đấu tranh và thái độ chính trị) 
Hoạt động 2: Nhóm
Giáo viên yêu cầu HS lập bảng nêu: mục tiêu, tính chất, hình thức đấu tranh, mặt tích cực, hạn chế của phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc và tiểu tư sản. 
Học sinh dựa vào nội dung SGK để lập bảng. Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận nội dung học sinh trả lời. 
Hoạt động 1: Cá nhân
Giáo viên nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào thúc đẩy phong trào công nhân phát triển? 
Học sinh dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình để trình bày. 
Giáo viên cho học sinh nhận xét bạn trả lời, cuối cùng giáo viên kết luận. 
Hoạt động 2: Cả lớp
Giáo viên nêu câu hỏi: Trình bày các phong trào đấu tranh của công nhân? 
Học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa trình bày các phong trào.
Giáo viên nhận xét, bổ sung giới thiệu rõ hơn các phong trào và kết luận 
I/ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI 
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, cách mạng thế giới phát triển. 
- Quốc tế cộng sản thành lập (1919), đảng cộng sản pháp thành lập (1920), đảng cộng sản Trung Quốc ra đời (1921). . . . 
 Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá thuận lợi vào Việt Nam 
II/ PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ CÔNG KHAI (1919 – 1925)
Phong trào phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp tham gia, đấu tranh dưới nhiều hình thức phong phú 
- Giai cấp tư sản dân tộc: phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, đòi tự do dân chủ. . . nhưng họ dễ thoả hiệp 
- Tiểu tư sản, trí thức: tập hợp trong các tổ chức như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng thanh niên . . . xuất bản báo chí đòi tự do dân chủ. 
III/ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (1919 -1925)
- Sau chiến tranh ý thức của giai cấp công nhân đang phát triển và là cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị của công nhân. 
- Mở đầu là phong trào đấu tranh của công chức Bắc kì năm 1922.
- 1924 nhiều cuộc bãi công đã diễn ra như: ở Nam Định, Hà Nội. . . . 
- Năm 1925 công nhân xưởng Ba Son bãi công đã đánh dấu bước tiến mới của công nhân Việt Nam. Từ đây họ đi vào đấu tranh có tổ chức và mục địch chính trị rõ ràng. 
4. Sơ kết bài học 
Câu hỏi: Phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ diễn ra như thế nào? 
5. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài cũ, đọc trước bài mới. 
- Trả lời câu hỏi cuối SGK. 
Chuyên môn duyệt 
Ngày 30 tháng 12 năm 2007
Trương Thị Thuỳ Trang 
Tổ kiểm tra
Ngày 30 tháng 12 năm 2007
Nguyễn Ngọc Hiền 
Ngày soạn: 28/12/2007	Tuần:
Ngày dạy: 31/12/2007	 PPCT: 
ÔN THI HỌC KÌ I
NỘI DUNG 
- Những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950. Những thành tự to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- Những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Aâu và công cuợc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX). Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Những nét chính về sự khủng hoảng và sự tan rã của Liên bang Xô viết (từ nửa sau những năm70 đến 1991) và của các nước XHCN ở Đông Âu. Nguyên nhân sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên bang Xô viết và của các nước XHCN ở Đông Âu. 
- Quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, Phi, Mĩ –la tinh. Nắm được quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, Mĩ-latinh: những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước ở những nước này. 
- Tình hình các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nắm được sự ra đời của Nhà nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hiểu được sự phát triển của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 
- Tình hình các nước Đông Nam Á trước và saunăm 1945. Sự ra đời của tổ chức ASEAN, tác dụng của nó và sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á. 
- Tình hình chung các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nắm được đấu tranh chống lại CNĐQ và chế độ phân biệt chủng tộc giành độc lập. Biết được công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của Cộng hoà Nam Phi 
- Tình hình Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ II: đặc điểm cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Cu Ba và những thành tựu mà nhân dân Cu Ba đạt dược về kinh tế, văn hoá, giáo dục hiện nay.
- Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và quân sự trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ đã thi hành một đường lối nhất quán: đó là một chính sách đối nội phản động, đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và một chính sách đối ngoại bành trướng, xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thống thị toàn thế giới. Tuy nhiên, trong hơn nữa thế kỉ qua Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề. 
- Nhật Bản từ một nước bại trận, bị tàn phá nặng nề đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, sau Mĩ. Hiểu được chính sách đối nội, đối ngoại của giới cầm quyền Nhật Bản. 
- Khái quát nhất của các nước Tây Aâu từ sau chiến tranh thế giới thư hai đến nay. Xu thế liên kết giữa các nước trong khu vực đang đang phát triển trên thế giới , Tây Aâu giữa những nước đi đầu thực hiện xu thế này. 
- Hình thành “trật tự thế giới hai cực” sau CTTG I và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức LHQ, tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa 2 phe. Tình hình thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”. Những hiện tượng mới và các xu thế phát triển hiện nay của thế giới. 
	- Nguồn gốc, nhũng thành tự chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cách mạng KHKT diễn ra từ sau CTTG II.
	* Củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.Sự phân chia làm hai phe XHCN và TBCN chi phôi thế giới. Xu thế pháp triển thế giới hiện nay.
- Nguyên nhân, mục đích, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Hiểu được những thủ đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục thâm độc của thực dân Pháp nhằm phục vụ công cuộc khai thác. Nắm được sự phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác và thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp. 
- Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào cách mạng Việt Nam. Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân từ năm 1919 – 1925. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_1_tran_minh_tri.doc