Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình cả năm - Quách Hoài Minh

A- Mục đích yêu cầu

 1. Kiến thức: HS cần hiểu rõ

- Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ 1945 đến 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

- Công cuộc XD CNXH các nước Đông Âu (từ 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX đạt nhiều thành tựu to lớn)

- Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới

 2. Tư tưởng:

- HS cần thấy rõ những thành tựu to lớn của nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc XD CNXH

- Quan hệ truyền thống giữa Việt Nam với các nước Đông Âu, nắm bắt được tình hình thế giới hiện nay

 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, nhận định và so sánh các sự kiện lịch sử và kỹ năng sử dụng bản đồ.

 B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.

 + Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

 - Học sinh: Học + đọc bài mới.

 C- Tiến trình:

- Ổn định tổ chức.

 - Kiểm tra: Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào ?

 

doc 142 trang cucpham 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình cả năm - Quách Hoài Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình cả năm - Quách Hoài Minh

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình cả năm - Quách Hoài Minh
Ngày soạn: 15/8/2008	 Tuần 1: 18/8 đến 23/8/2008
Phần I 
 lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay
Chương I:
Liên xô và các nước đông âu sau chiến tranh 
thế giới thứ hai
Bài 1: 
Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
Tiết 1: 	 I- Liên Xô:
	A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
	- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
	- Sự hình thành hệ thế XHCN thế giới.
	- Hình thành cho học sinh quá trình hình thành CNXH trên thế giới. Tin tin tưởng vào con đường xây dựng CNXH ở nước ta
	- Rèn kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Bản đồ: Liên Xô và các nước Châu Âu từ sau 1945
	- Học sinh: Đọc trước sách giáo khoa.
	- Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra: Tài liệu, vở ghi của học sinh.
Giáo viên: ở lớp 8 chúng ta đã học giai đoạn đầu của lịch sử thế giới hiện đại từ cách mạng tháng Mười Nga 1917 đến 1945 kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai đến nay tình hình thế giới đã biến chuyển như thế nào? Cách mạng thế giới phát triển ra sao và có ảnh hưởng gì đến Việt Nam. 
- Bài mới:
	1- Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Sau chiến tranh thế giới 2 Liên Xô gặp phải những khó khăn gì ? (Đứng trước hoàn cảnh nào ?)
? Cụ thể đó là gì ? (Gọi học sinh đọc phần chữ nhỏ - Trang 3 SGK).
Giáo viên: Ngoài những khó khăn trên Liên Xô còn phải đối phó với âm mưu thù địch của đế quốc.
- Giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
- Tự lực khôi phục đất nước.
? Để khắc phục những khó khăn đó đảng và Nhà nước Liên Xô đã làm gì ?
? Cụ thể là gì ? (thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ )
? Với khí thế của người chiến thắng nhân dân Liên Xô đã làm gì và thu được kết quả ra sao ?
Học sinh: Đọc phần chữ nhỏ - Trang 4 SGK.
? Ngoài thành tựu về kinh tế, nền khoa học kỹ thuật Xô Viết có sự phát triển gì ?
? Thành công này có ý nghĩa như thế nào ?
HS: Phá với thế độc quyền của Mĩ, tạo sức mạnh cho lực lượng XHCN và phong trào cách mạng thế giới.
- Khó khăn: Chịu nhiều tổn thất nặng nề.
- 1946 đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.
- Kết quả:
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước 9 tháng.
+ Các chỉ tiêu cơ bản đều vượt mức.
- KHKT: 1949 chế tạo bom nguyên tử.
	2- Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 1970 của thế kỷ XX):
? Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh Liên Xô tiếp tục làm gì ? 
 HS: Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH trong hoàn cảnh khó khăn và trở ngại. Xác định nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại và khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
?... Bằng biện pháp nào ? (Thực hiện các kế hoạch ...)
? Phương hướng của các kế hoạch này là gì ? Tại sao phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ?
HS: Trả lời theo các phương hướng chính theo nội dung SGK
? Trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến đầu những năm 1970 Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ?
HS: Tóm tắt thành tựu phần chữ nhỏ
? Em có nhận xét gì vê Liên Xô trong đầu những năm 1970 ? (Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về lực lượng hạt nhân nói riêng với Mĩ và các nước Phương Tây).
Giáo viên: Bên cạnh những thành tựu đó Liên Xô đã mắc phải những thiếu xót, sai lầm đó là: Chủ quan, nóng vội, duy trì nhà nước bao cấp về kinh tế.
? Sau chiến tranh Liên Xô đã có những chính sách về đối ngoại như thế nào ?
- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Công nghiệp: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- Nông nghiệp: Thâm canh.
- Đẩy mạnh khoa học, tăng cường quốc phòng.
* Kết quả: Kinh tế Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp.
- KHKT: 1957 phóng vệ tinh nhân tạo. 1961 phóng tàu Phương Đông vòng quanh trái đất.
- Thực hiện chính sách chung sống hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
* Củng cố: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 1970 ?
	* Dặn dò: HS ôn tập bài các câu hỏi SGK, đọc trước bài và sưu tầm những tài liệu về các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
	D- Rút kinh nghiệm: .........................................................................
....................................................................................................................
....
.
Ngày soạn: 23/8/2008	 Tuần 2: Từ 25/8 đến 30/8/2008
Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 
	 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX 
(Tiếp)
Tiết 2: 	 II- Đông âu
	A- Mục đích yêu cầu
	1. Kiến thức: HS cần hiểu rõ
- Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ 1945 đến 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
- Công cuộc XD CNXH các nước Đông Âu (từ 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX đạt nhiều thành tựu to lớn)
- Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới
	2. Tư tưởng:
- HS cần thấy rõ những thành tựu to lớn của nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc XD CNXH
- Quan hệ truyền thống giữa Việt Nam với các nước Đông Âu, nắm bắt được tình hình thế giới hiện nay
	3. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, nhận định và so sánh các sự kiện lịch sử và kỹ năng sử dụng bản đồ. 
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
	+ Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
	- Học sinh: Học + đọc bài mới.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra: Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào ?
	- Bài mới:
	1- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào ?
HS trả lời theo nội dung SGK
? Tại sao gọi là Nhà nước dân chủ nhân dân ?
HS suy nghĩ, GV giải thích: Dân chủ nhân dân chỉ chế độ chính trị, xã hội của các quốc gia theo chế độ dân chủ, 2 giai cấp công nhân - nông dân lãnh đạo đưa đất nước phát triển theo CNXH
? Sự ra đời của nước Đức diễn ra khác với 7 nước Đông Âu như thế nào ?
(Học sinh: Thảo luận)
GV: gọi HS xác định vị trí các nước Đông Âu trên bản đồ
? Từ 1945-1949 các nước Đông Âu đã làm gì để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân ?
? Sự thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu có ý nghĩa như thế nào ? (Đánh dấu XHCN vượt ra khỏi phạm vi 1 nước, bắt đầu hình thành 1 hệ thống trên thế giới).
- Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu truy kích quân Đức, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa vũ trang tiêu diệt Đức giành chính quyền.
- 1944-1946: Thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân (8 nước).
- Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
- Cải cách ruộng đất.
- Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn.
- Thực hiện quyền tự do dân chủ.
2- Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (Từ 1950 đến đầu những năm 1970):
? Để Xây dựng CNXH nhân dân Đông Âu đã tiến hành thực hiện những nhiệm vụ chính nào ?
HS tra lời theo nội dung SGK.
? Nhân dân các nước Đông Âu vấp phải những khó khăn ? 
HS: Là những nước chậm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, các nước đế quốc đang phá hoại: Kinh tế, chính trị; phản động.
? Trong công cuộc Xây dựng CNXH nhân dân Đông Âu đã đạt được những thành tựu gì ?
? Em hãy nêu sự thay đổi ở một số nước dân chủ nhân dân mà em biết ?
? Cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là gì ?
HS: Cùng mục tiêu. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - Mác.
? Trên cơ cở đó Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời vào thời gian nào ? Nhằm mục đích gì ?
HS trả lời theo nội dung SGK
? Trong thời gian họat động SEV đã đạt được những thành tựu gì ?
(Học sinh thảo luận)
? Trước tình hình căng thẳng của Mĩ và khối NATO, Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm gì ?
? Tổ chức này ra đời nhằm mục đích gì ?
- Xóa bỏ bóc lột.
- Đưa nông dân vào làm ăn tập thể.
- Tiến hành công nghiệp hóa.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.
* Thành tựu: Đầu những năm 1970 các nước Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp. Kinh tế - xã hội thay đổi căn bản.
- 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập.
- Mục đích - tác dụng: Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ nhau, hình thành hệ thống XHCN.
- 5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava.
- Mục đích: Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, duy trì nền hòa bình của châu Âu và thế giới.
	* Củng cố: Giáo viên khái quát ý chính của 2 tiết học.
- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Thảnh tựu chính trong công cuộc XD CNXH ở Đông Âu
- Cơ sở để hình thành hệ thống XHCN trên thế giới
	* Dặn dò: Học ôn bài, làm bài tập theo sách giáo khoa.
	D- Rút kinh nghiệm: .........................................................................
....................................................................................................................
....
.
Ngày soạn: 30/8/2008	 Tuần 3: Từ 1/9 đến 6/9/2008
Tiết 3 - Bài 2: 
Liên xô và các nước đông âu từ giữa những
năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX
	A- Mục tiêu bài học:
	- Giúp học sinh nắm được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
	- HS thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp, sai lầm trong công cuộc XD CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. Tin tưởng vào con đường mà Đảng ta đã chọn.
- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử.
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
	 + Hình 3 (SGK) + Lược đồ các nước SNG.
	- Học sinh: Học + đọc bài trong sách giáo khoa, sưu tầm tài liệu liên ... i mới kinh tế lại là trọng tâm ?
- Đất nước gặp không ít những khó khăn, yếu kém. Tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Khủng hoảng ở Liên Xô và châu Âu.
- Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi.
ị Đảng chủ trương đổi mới.
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI được bổ sung và điều chỉnh ở Đại hội VII, VIII, IX.
- Nội dung:
+ Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà là làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả.
+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
	II- Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000):
	1- Kế hoạch 5 năm (1986-1990):
? Cả nước đã làm gì để thực hiện kế hoạch ? (Sức người, sức của).
? Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu gì ?
 Hình 85.
* Thành tựu;
- Năm 1990 đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
- Hàng hóa dồi dào.
- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, hàng xuất khẩu tăng 3 lần.
	2 - Kế hoạch 5 năm (1991-1995):
Giáo viên: Cả nước phấn đấu ... ra khỏi tình trạng khủng hoảng và đã thu được những thành tựu gì ?
- Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục.
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, nạn lạm phát bị đẩy lùi.
- Kinh tế đối ngoại phát triển vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
	3- Kế hoạch 5 năm (1996-2000):
? Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần này là gì ?
? Sau 5 năm thực hiện kế hoạch ta đã thu được những kết quả gì ?
? Những thành tựu đạt được trong 15 năm có tác dụng gì ?
? Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ đó nhân dân ta còn gặp những khó khăn, tồn tại gì ?
? Trước tình hình đó nhân dân ta phải làm gì ?
- Mục tiêu: 
+ Tăng trưởng nhanh về kinh tế.
+ Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
+ Cải thiện đời sống nhân dân nâng cao tích lũy.
- Kết quả:
+ Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá.
+ Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực.
+ Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới.
+ Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
* Khó khăn - Tồn tại:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
- Một số vấn đề văn hóa - xã hội còn bức xúc và gay gắt.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên là rất nghiêm trọng.
	* Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung chính.
	* Dặn dò: Học theo Sách giáo khoa.
D- Rút kinh nghiệm: ..
.
.
.
.
Ngày soạn: .	 Ngày dạy: .
Tuần 34:
Tiết 49: tổng kết lịch sử việt nam 
từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
	A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến nay (2000), các giai đoạn chính và những đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn (1919-1930), (1930-1945), (1945-1954), (1954-1975), (1975-1986), (1986-2000).
	- Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bài học kinh nghiệm lớn rút ra được từ quá trình đó.
	- Rèn kỹ năng phân tích, hệ thống và lựa chọn các sự kiến điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài + Tranh ảnh từ 1919 đến nay.
	- Học sinh: Ôn các kiến thức theo hướng dẫn.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Bài mới:
	I- Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử:
	1- Giai đoạn từ 1919-1930:
? Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 ?
- Pháp khai thác lần 2 đã đưa xã hội nước ta từ phong kiến lạc hậu chuyển thành xã hội thuộc địa.
- Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời từ đó cách mạng Việt Nam chấm dứt tình trạng khủng khoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.
	2- Giai đoạn 1930-1945:
? Em hãy nêu nội dung chủ yếu nhất và đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 ?
- Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã lãnh đạo Cao trào cách mạng 1930-1931, sau đó bị dìm trong máu lửa. Đó là cuộc tổng diến tập lần thứ nhất.
- Từ năm 1932-1933 cách mạng được khôi phục và bùng lên với khí thế mới.
- Từ năm 1936-1939 Đảng đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người - Đó là cuộc diễn tập lần thứ 2.
- Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Đảng phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Ngày 14/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
	3- Giai đoạn 1945-1954:
? Em hãy trình bày nội dung chủ yếu và đặc điểm của phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945-1954 ?
- Cách mạng tháng 8 thành công chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn.
- Ngày 19/12/1946 Đảng phát động toàn dân đứng lên kháng chiến và đã lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954).
- Hiệp định Giơ - Ne - Vơ được ký kết, hòa bình trở lại ở miền Bắc.
	4- Giai đoạn 1954-1975:
? Em hãy trình bày nội dung chủ yếu và đặc điểm cách mạng của giai đoạn 1954-1975 ?
- Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền.
- Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau.
- Sau hơn 20 năm chiến đấu, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, mở ra kỷ nguyên mới.
	5- Giai đoạn 1975 đến nay:
? Em hãy trình bày nội dung chính và đặc điểm cách mạng Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay ?
Giáo viên: Giới thiệu Hình 91, Hình 92 - Sách giáo khoa. 
- Sau đại thắng mùa xuân 1975 cả nước đi lên CNXH.
- Tháng 12/1976 Đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường cả nước đi lên CNXH.
- Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam.
- Tháng 12/1986 Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới.
- Tuy vậy chúng ta vẫn còn gặp những khó khăn và thử thách ị Thành công.
	II- Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên:
	1- Nguyên nhân thắng lợi:
? Em hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1919 đến nay) ?
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù hùng mạnh.
- Đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khởi xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ.
	2- Bài học kinh nghiệm:
? Trải qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì ?
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc .
- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết ....
- Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
- Tăng cường mối đoàn kết khăng khít giữa Đảng và quần chúng đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử.
	* Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung chính của bài.
	* Dặn dò: Học sinh học + Đọc, ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
D- Rút kinh nghiệm: ..
.
.
.
.
Ngày soạn: .	 Ngày dạy: .
Tuần 34:
Tiết 50: kiểm tra học kỳ Ii
	A- Mục tiêu:
	Giúp học sinh: 
- Củng cố, đánh giá lại kiến thức đã học, từ đó giáo viên đánh giá kiến thức của học sinh.
	- Rèn luyện cách làm bài cho học sinh.
	B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Nghiên cứu ra đề, đáp án.
	- Học sinh: Ôn tập.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
- Bài mới:
Đề bài:
	I- Trắc nghiệm: 3 điểm.
	Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơ - Ne - Vơ thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta ?
	a- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương.
	b- Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước Đông Dương.
	c- Chính quyền thân Pháp được thành lập ở Nam vĩ tuyến 17.
	d- Câu b và c đúng.
	Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp:
	a- Có sự lãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao đúng đắn của Đảng.
	b- ý chí đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân.
	c- Xây dựng được hậu phương vững chắc và được sự ủng hộ đoàn kết của các nước XHCN và 3 nước Đông Dương.
	Câu 3: Các nước nào đã tham dự Hội nghị Giơ - Ne - Vơ về Đông Dương.
	a- Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Lào, Căm - Pu - Chia.
	b- Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Lào, Căm - Pu- Chia.
	c- Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mĩ.
	d- Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật.
	Các câu khác trong Giấy kiểm tra.
	II- Tự luận: 7 điểm.
	Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) ?
	Câu 2: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất đã có những quyết định gì ?
Đáp án + Biểu chấm:
	I- Phần trắc nghiệm: Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
	Câu 1: Chọn ý a	Câu 7: Chọn ý b
	Câu 2: Chọn ý d	Câu 8: Chọn ý a
	Câu 3: Chọn ý a	Câu 9: Chọn ý a
	Câu 4: Chọn ý d 	Câu 10: Chọn ý c
	Câu 5: Chọn ý c 	Câu 11: Chọn ý c
	Câu 6: Chọn ý d	Câu 12: Chọn ý d
II- Phần tự luận:
	Câu 1: (4 điểm).
	Học sinh cần trả lời những ý sau:
	* ý nghĩa lịch sử: (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm).
	- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
	- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta.
	- Mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
	- Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.
	* Nguyên nhân thắng lợi: (Mỗi ý cho 0,5 điểm).
	- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
	- Nhân dân 2 miền đoàn kết, giàu lòng yêu nước.
	- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu.
	- Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng.
	Câu 2: (3 điểm).
	Những quyết định của Quốc hội khóa VI:
	- Lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/7/1976).
	- Quốc huy, quốc kỳ lá cờ đỏ sao vàng.
	- Quốc ca: Bài tiến quân ca.
	- Thủ đô: Hà Nội.
	- Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
	- Quốc hội tổ chức thành 3 cấp chính quyền.
	* Củng cố: Giáo viên thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
	* Dặn dò: + Tiếp tục ôn tập.
	 + Tìm hiểu lịch sử đại phương.
D- Rút kinh nghiệm: ..
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_quach_hoai_minh.doc