Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

I Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Âm mưu của địch, đối sách của ta, nét diễn biến chính, kết quả ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông năn 1947.

- Chủ trương và kết quả của việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân tòan diện.

2. Tư tưởng:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.

3. Kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến trận đánh.

- Nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.

II- Chuẩn bị:

- Thầy: Bản đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông năn 1947, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

- Trò: Đọc bài, tìm hiểu thêm các sự kiện lịch sử trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năn 1947, các địa danh xảy ra sự kiện tại Tuyên Quang.

III- Các hoạt động dạy và học: 45

1. Ổn định: 1

2. Kiểm tra:5

- Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài như thế nào?

- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét cho điểm, chuyển ý vào bài mới.

3. Bài mới: 35

GV: Giới thiệu bài.

Đến cuối 1946 đầu 1947, cùng với cuộc chiến đấu ở các đô thị, công cuộc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài rất khẩn trương. Đảng và Bác Hồ đã chọn Việt bắc làm an toàn khu để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Bởi nơi đây với điều kiện “Địa lợi nhân hòa” đã từng là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Nhưng đồng thời nơi đây cũng lại trở thành mục tiêu tấn công của thực dân Pháp. Vậy âm mưu và hành động của chúng ta là gì? Đối sách của ta ra sao, kết quả như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 

doc 4 trang cucpham 6580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Tuần:
Ngày giảng:
Bài 25
những năm đầu của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp 
( 1946-1950)
I Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Âm mưu của địch, đối sách của ta, nét diễn biến chính, kết quả ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông năn 1947.
- Chủ trương và kết quả của việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân tòan diện.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến trận đánh.
- Nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
II- Chuẩn bị:
- Thầy: Bản đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông năn 1947, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- Trò: Đọc bài, tìm hiểu thêm các sự kiện lịch sử trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năn 1947, các địa danh xảy ra sự kiện tại Tuyên Quang.
III- Các hoạt động dạy và học: 45’
1. ổn định: 1’ 
2. Kiểm tra:5’
- Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài như thế nào?
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét cho điểm, chuyển ý vào bài mới.
3. Bài mới: 35’
GV: Giới thiệu bài.
Đến cuối 1946 đầu 1947, cùng với cuộc chiến đấu ở các đô thị, công cuộc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài rất khẩn trương. Đảng và Bác Hồ đã chọn Việt bắc làm an toàn khu để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Bởi nơi đây với điều kiện “Địa lợi nhân hòa” đã từng là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Nhưng đồng thời nơi đây cũng lại trở thành mục tiêu tấn công của thực dân Pháp. Vậy âm mưu và hành động của chúng ta là gì? Đối sách của ta ra sao, kết quả như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1:
GV: ở tiết trước ta biết sau khi quân ta rút khỏi đô thị, Pháp tuy đã chiếm được một số thành phố lớn, kiển soát một số đường giao thông quan trọng nhưng chúng ta gặp phải khó khăn gì?
HS: Khi mở rộng chiếm đóng, lực lượng dàn mỏng trên một địa bàn rộng, bị ta tập kích, tiêu hao., sa vào th trận chiến tranh nhân dân của ta., không thể đánh nhanh, thắng nhanh.
GV: Trước nhưng khó khăn đó chúng phải giải quyết bằng cách nào?
HS: - Thấy cao Uỷ Đắcgiăng li ơ, Bờ la lê.
- Thành lập chính phủ bù nhìn.
- Tiến công lên Việt Bắc
GV?: Vì sao chúng chọn Việt Bắc để tiến công?
HS: - Là căn cứ địa kháng chiến của chúng ta.
- Có thể liên hệ với cách mạng thế giới qua biên giới Việt Trung. ( Chỉ bản đồ)
GV: Vậy chúng có âm mưu gì khi tiến công Việt Bắc?
HS: - Giành thắng lợi quân sự 
-> kết thúc chiến tranh.
-> thuyết phục tay sai làm chính phủ bù nhìn.
GV: Chúng tiến công lên viêt Bắc với tất cả các âm mưu trên nhằm mục đích gì?
HS: Giải quyết những khó khăn chúng đang gặp phải khi mở rộng chiếm đóng, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn.
GV mở rộng: Cuộc họp ban chỉ huy quân Pháp 9/6/1947 đã nêu rõ “ Bịt kín biên giới, loại trừ mọi chi viện từ ngoài vào. Truy lùng đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ”.
 Và chóng tiêu diệt đầu não kháng chiến, quan chủ lực của ta là nhiệm vụ số một. Coi t công Việt Bắc là đòn quân sự cực mạnh để kết thu cuộc chiến tranh Đông Dương như một cuộc bắn pháo hoa đẹp mắt.
GV: Để thực hiện âm mưu đó thực dân Pháp đã có hành động gì?
HS: trả lời
GV: chỉ bản đồ:
Lực lượng 12000 tên thuộc 5 trung đoa bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, pháo binh, công binh 800 xe, 40 máy bay, 40 tàu, canô
GV? Em có nhận xét gì về cách tiến quân của quân Pháp?
HS: “ Nguy hiểm, tính toán kỹ tạo hai gọng kim”
GV: Đúng vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: Chúng định hội quân ở Bắc Kạn tạo thành một cái ô bọc Việt Bắc, rồi chúng cụp ô lại, dưới đánh lên, trên đánh xuông, nhẩy dù những nơi nghi có cơ quan của ta lùng bắt.”
GV?: Vậy đứng trước âm mưu hành động của địch ta có chủ trương như thế nào? 
HS: Chiến đấu chống Pháp .
GV: Nói “ ta chỉ thị : Phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của Pháp; kết hợp đánh địch các hướng, các mặt trận vì đây là dịp để ta đánh trúng rất có lợi. Vì chúng xa nơi tiếp tế.”
Và Bác phân tích: Địch mạnh ở hai gọng kìm, gọng kìm mà gãy thì cái của cô cụp xuống thì sẽ thành ô rách => Chỉ thị đánh địch ở hai gọng kìm Tây, Đông.
GV: Chỉ bản đồ tường thuật:
- Biết được âm mưu của địch nên ta đã chuẩn bị tích cực để đối phó, bố trí quân phục kích.
GV: Chỉ bản đồ.
- Tại Bắc Cạn ta đã bắn rơi máy bay chỉ huy bắt được cả ban tác chiến ....
- Ta phản công => tiến công bao vây chia cắt phục kích tiêu diệt địch ở Bắc Cạn, ở chợ Mới, chợ Đồn, chợ Rẽ.
- Đồng thời di chuyển các cơ quan TƯ, Đảng chính, kho tàng công xưởng đến nơi an toàn.
- Hướng đông: ta phục kích trận đánh địch chặn đánh địch cản bước tiến của chúng trên đường số 4 .... tiêu diệt sinh lực địch.
- 
Tiêu biểu ở Bình Ca: (12/10/1947) (Hiện nay thuộc xã Vĩnh Lợi Huyện Sơn Dương Tuyên Quang) Đã bắn cháy tàu giặc => Mở đầu cho chiến thắng của ta ở Sông Lô.
- 22/10/1947 địch hành quân đi Chiêm Hóa ta đặt địa lôi ở km 7 Trung Môn Yên Sơn (chế từ bom cân của Pháp) và liên lạc với nhau bằng dây sắn rừng) đã tiêu diệt 100 tên Pháp -> chúng quay lại TX Tuyên Quang => Đoan Hùng..
- Ngoài ra ta còn phục kích địch ở Chiêm Hóa, Đầm Hồng làm chúng không tiến được lên Đài Thị, không đón được cánh quân ở Bắc Kạn xuống.
- Buộc chúng phải rút v TX Tuyên Quang.
- Ta lại phục kích tại vật Nhèo (từ Đầm hồng-> Chiêm Hóa) bắn 2 canô, tiêu diệt 2000 tên địch
- - Cuối tháng 10 /1947 5 tầu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của ta, bắn cháy nhiều tàu, canô, tiêu diệt được nhiều địch.
- 4/11 khi chúng rut đến cầu Cả, Yên Nguyên ta phục kích tiêu diệt gần 100 tên Pháp .
(1) Chiến dịch Việt Bắc thu đông năn 1947.
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
+ Âm mưu: 
- Phá hoại căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, quan chủ lực của ta, giành thắng lợi quan sự quyết định.
- Phá hậu phương kháng chiến -> mất đường tiếp tế..
- Khóa chặt biên giới Việt Trung -> cắt đường liên lạc quốc tế.
=> Thực hiện chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh.”
+ Hành động:
- Huy động 12000 quân, phần lớn máy bay ở Đông Dương -> tấn công Việt Bắc
- 7/10/47 Một binh đoàn nhẩy dù xeuống Bắc Kạn, Chợ Đồn, Chợ Mới.
- Một binh đoàn ở Lạng Sơn -> Cao Bằng -> Bắc Kạn.
- 9/10/47 Ngược sông Hồng, sông Lô -> Tuyên Quang -> Sông Gâm -> Chiêm Hóa -> tạo hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc
2. Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc:
Tại Bắc Cạn Phản công, tấn công, bao vây, phục kích địch ở Bắc Kạn-> chợ Mới, chợ Đồn, chợ Rẽ.
- ở phía Đông: chặn đánh địch trên đường số 4: Đèo Bông Lau nga 30/10/1947
ở phía đông: ta chặn đánh phục kích nhều trận trên sông Lô Đoan Hùng, Chiêm Hóa, Khe Lau, Bình ca .

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_bai_25_nhung_nam_dau_cua_cuoc_khang_ch.doc