Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 - Nguyễn Quỳnh Thư

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những kiến thức cơ bản sau

 - Chủ trương mới của Đảng được đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8

- Sự ra đời và phát triển của mặt trận Việt Minh

2. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ Tịch Hồ Chí Minh, và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh.

3. Kĩ năng

 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử, bản đồ lịch sử.

- Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

+ Ảnh "Đội VN tuyên truyền giải phóng quân".

+ Các tài liệu về hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Pắc Bó, Cao Bằng, tài liệu về hoạt động của cứu quốc quân, VN tuyên truyền giải phóng quân.

2. Học sinh:

Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày cuộc khởi nghĩa Bắc sơn bằng lược đồ.

2. Giới thiệu bài mới:

Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, Hồ Chí Mnh về nước ( 28/1/1941). Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trì hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 8 (5/1941) Người sáng lập ra mặt trận Việt Minh chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng 8/ 1945.

 

doc 3 trang cucpham 6500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 - Nguyễn Quỳnh Thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 - Nguyễn Quỳnh Thư

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 - Nguyễn Quỳnh Thư
 TUẦN : 22	 Ngày soạn: 10 / 01 / 2014
 TIẾT : 23	 Ngày dạy : 13 / 01 / 2014
BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8 NĂM 1945
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những kiến thức cơ bản sau
 - Chủ trương mới của Đảng được đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8
- Sự ra đời và phát triển của mặt trận Việt Minh 
2. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ Tịch Hồ Chí Minh, và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh.
3. Kĩ năng
 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử, bản đồ lịch sử.
- Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
+ Ảnh "Đội VN tuyên truyền giải phóng quân".
+ Các tài liệu về hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Pắc Bó, Cao Bằng, tài liệu về hoạt động của cứu quốc quân, VN tuyên truyền giải phóng quân.
2. Học sinh: 
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Trình bày cuộc khởi nghĩa Bắc sơn bằng lược đồ.
2. Giới thiệu bài mới:
Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, Hồ Chí Mnh về nước ( 28/1/1941). Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trì hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 8 (5/1941) Người sáng lập ra mặt trận Việt Minh chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng 8/ 1945.... 
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Hoạt động 1 : Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh.
 ? Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận trong hoàn cảnh nào
 ? Tình hình trong nước trong giai đoạn này như thế nào?
? Em hãy nêu ngắn gọn hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 
? Nhận xét vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Học sinh đọc đoạn chữ in nhỏ (sgk - 87)
? Cho biết những chủ trương mới của Đảng được quyết định ở hội nghị Trung Ương lần thứ 8.
? Vì sao Đảng ta đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ( Mâu thuẫn dân tộc với đế quốc -> khiến nhân dân cực khổ -> nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra
? Tại sao lúc này Đảng lại chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh ( để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước )
Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của mặt trận Việt Minh.
 ? Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức nào.
 "Liên hiệp hết thảy các giới, đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, tôn giáo, xu hướng chính trị cùng đứng lên giải phóng dân tộc . 
? Mặt trận Việt Minh ra đời có ảnh hưởng như thế nào đến các tầng lớp nhân dân.
- Chỉ sau 1 thời gian ngắn tổ chức này được uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân.
- Sau khi thành lập Mặt trận, Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp - Nhật.
? Sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh tập trung vào những hoạt động nào
- Giáo viên giới thiệu kênh hình 37 (sgk - 88): Đội VN tuyên truyền giải phóng quân
 ? Em hãy chỉ ra những thắng lợi của Đội VN tuyên truyền giải phóng quân sau khi thành lập
- Đánh thắng 2 trận liên tiếp là Phay Khắp và Nà Ngần( Cao Bằng)
 ? Mặt trận Việt Minh XD lực lượng chính trị như thế nào.
(Là cơ sở của Mặt Trận Việt Minh)
+ 1942, Khắp 9 Châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc
+ Sau đó Uỷ ban Việt Minh Tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập.
+ 1943 Uỷ Ban Việt Minh Cao - Bắc - Lạng thành lập 19 ban xung phong "Nam Tiến" để liên lạc với căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.
+ Báo chí của Đảng và của Mặt Trận Việt Minh phát triển phong phú.
=> Góp phần vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hoá của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng.
? Nhận xét, đánh giá hoạt động của mặt trận Việt Minh.
- Đến cuối năm 1944 đầu 1945, Đảng ta đã xây dựng được lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang (thông qua hoạt động của MTrận Việt Minh) cách mạng VN tiến lên 1 cao trào mới.
 I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19/ 5/ 1941)
 1. Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh.
a) Thế giới.
 - 6/1941 Đức tấn công Liên Xô 
 - Thế giới hình thành 2 trận tuyến:
+ Lực lượng dân chủ.
+ Phát Xít Đức, Ý, Nhật.
b) Trong nước
 - Nhật – Pháp câu kết với nhau thống trị Đông Dương
 - 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước
 - Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ 8 (10 ->19/5/1941
 + Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật - Pháp.
 + Tạm gác khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày." Thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày”
 + 19/5/1941 thành lập VN Độc lập đồng minh (Việt Minh).
2. Hoạt động của mặt trận Việt Minh.
a) Xây dựng lực lượng vũ trang..
- Đội du kích Bắc Sơn - lớn dần lên thành đội Cứu quốc quân hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn, Võ Nhai, thực hiện chiến tranh du kích.
- Ngày 22/ 12/ 1944 đội VN tuyên truyền giải phóng quân ra đời.
b) Xây dựng lực lượng chính trị 
- Các đoàn thể cứu quốc được xây dựng khắp cả nước ( Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn ...)
 - Đảng chú trọng XD lực lượng chính trị trong các tầng lớp nhân dân .
 - Báo chí của Đảng được lưu hành rộng rãi => tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh.
4. Củng cố 
Bài tập: Hãy nối 1 ô ở cột I (Thời gian) với 1 ô ở cột II (sự kiện) bằng các mũi tên sao cho đúng.
Cột I ( Thời gian)
Cột II ( Sự kiện)
28/ 1/ 1941
Phát Xít Đức tấn công LXô
10 à 19/ 5/ 1941
Nguyễn ái Quốc về nước.
6/ 1941
Hội nghị BCHTƯ Đảng CS Đông Dương lần thứ VIII.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
 	Đọc tìm hiểu trước nội dung bài mới: Tiếp phần II - Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_bai_22_cao_trao_cach_mang_tien_toi_ton.doc