Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 20: Cuộc vận động Dân chủ những năm 1936-1939 - Nguyễn Quỳnh Thư

I. MỤC TIÊU. Qua bài học sinh nắm được:

1. Kiến thức:

- Những nét cơ bản nhất của tình hình thế giới và trong nước ảnh hưởng trực tiếp đối với phong trào cách mạng VN trong những năm 1936 - 1939.

- Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh dân chủ công khai thời kỳ 1936 - 1939.

- Ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ công khai 1936 - 1939.

2. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoàn cảnh cụ thể. Đảng đề ra đường lối chỉ đạo chiến lược thích hợp để cách mạng vượt qua khó khăn và đi tới thành công.

3. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, lịch sử và khả năng tư duy lô gíc, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:- Bản đồ VN.

- Ảnh cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo ( HN).

- Sưu tầm 1 số sách báo tiến bộ thời kỳ này.

- Tài liệu về phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ trong những năm 1936 - 1939.

2. Học sinh: Ôn tập nội dung bài 19.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

? Tại sao nói: "Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới".

2. Giới thiệu bài mới:

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi: Trên thế giới chủ nghĩa Phát Xít xuất hiện, đe dọa an ninh loài người. Trước tình hình đó, Quốc tế cộng sản họp đại hội lần thứ VII quyết định các nước thành lập MTDT thống nhất chống chủ nghĩa Phát Xít, chống chiến tranh.

Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta đã chủ trương thực hiện cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939.

 

doc 4 trang cucpham 23/07/2022 5140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 20: Cuộc vận động Dân chủ những năm 1936-1939 - Nguyễn Quỳnh Thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 20: Cuộc vận động Dân chủ những năm 1936-1939 - Nguyễn Quỳnh Thư

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 20: Cuộc vận động Dân chủ những năm 1936-1939 - Nguyễn Quỳnh Thư
 TUẦN :21	 Ngày soạn: 03 / 01 / 2013
 TIẾT : 21	 Ngày dạy : 06 / 01 / 2013
BÀI 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1936 - 1939
I. MỤC TIÊU. Qua bài học sinh nắm được:
1. Kiến thức: 
- Những nét cơ bản nhất của tình hình thế giới và trong nước ảnh hưởng trực tiếp đối với phong trào cách mạng VN trong những năm 1936 - 1939.
- Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh dân chủ công khai thời kỳ 1936 - 1939.
- Ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ công khai 1936 - 1939.
2. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoàn cảnh cụ thể. Đảng đề ra đường lối chỉ đạo chiến lược thích hợp để cách mạng vượt qua khó khăn và đi tới thành công.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, lịch sử và khả năng tư duy lô gíc, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:- Bản đồ VN.
- Ảnh cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo ( HN).
- Sưu tầm 1 số sách báo tiến bộ thời kỳ này.
- Tài liệu về phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ trong những năm 1936 - 1939.
2. Học sinh: Ôn tập nội dung bài 19. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Tại sao nói: "Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới".
2. Giới thiệu bài mới: 
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi: Trên thế giới chủ nghĩa Phát Xít xuất hiện, đe dọa an ninh loài người. Trước tình hình đó, Quốc tế cộng sản họp đại hội lần thứ VII quyết định các nước thành lập MTDT thống nhất chống chủ nghĩa Phát Xít, chống chiến tranh. 
Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta đã chủ trương thực hiện cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939.....
3. Bài mới. 
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình thế giới và trong nước.
? Cho biết tình hình thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 làm cho >< trong lòng xã hội các nước tư bản trở nên gây gắt.
? Tại sao nói: CN Phát xít xuất hiện là kết quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
GV: Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít:
? Đại hội VII của quốc tế cộng sản quyết định thay đổi sách lược đấu tranh như thế nào? (chỉ yêu cầu các Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống phát xít, bảo vệ dân chủ và hoà bình thế giới, chứ không đặt nhiệm vụ đấu tranh chống CNTB nói chung như trước )
? Vì sao (CN Phát xít rất tàn bạo, cần phải tập hợp đông đảo lực lượng ngăn chặn ngay => nhiệm vụ đấu tranh giai cấp tạm gác lại)
? VN là thuộc địa của Pháp nên sự kiện này có tác động như thế nào tới VN trong những năm 1936 - 1939.
- Học sinh đọc phần chữ in nhỏ (sgk – 77)
? Cho biết tình hình VN sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. (sgk - 77)
Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ.
? Căn cứ vào tình hình thế giới, Đảng ta xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương là ai?
 ? Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ gì 
- Tạm thời hoãn các khẩu hiệu: "Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập" ; "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày."
? Như thế trong tình hình mới, Đảng cộng sản Đông Dương tạm gác nhiệm vụ đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến? vì sao lại như vậy?
(Cách Mạng Việt nam là bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng thế giới thay đổi sách lược đấu tranh thì cách mạng Việt Nam cũng phải thay đổi theo)
? Để thực hiện các nhiệm vụ đó, Đảng đề ra chủ trương gì?
? Cho biết hình thức và phương pháp đấu tranh.
? Em có đánh giá, nhận xét gì về chủ trương của Đảng ta trong những năm 1936 - 1939 so với 1930 - 1931.
+ Rõ ràng về kẻ thù, nhiệm vụ, mặt trận (chủ trương) phương pháp và hình thức đấu tranh thời kỳ 1936 - 1939 hoàn toàn khác so với thời kỳ 1930 - 1931.
+ Chủ trương mới của Đảng ta hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của quần chúng trong nước và tình hình chung của thế giới .
- Giáo viên thuật diễn diến cuộc vận động Đông Dương Đại hội (sgk - 78).
? Em có đánh giá gì về cuộc vận động Đông Dương đại hội.
=> Đề ra chủ trương phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân cho nên đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia (Cả B - T - Nam) 
=> Đánh dấu bước phục hồi của phong trào cách mạng VN.
- Giáo viên thuật "Đầu 1937..... hăng hái nhất"
? Ngoài yêu sách chung, các giai cấp, tầng lớp họ còn đưa ra những yêu sách riêng nào.
? Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh dân chủ công khai của quần chúng (1936 - 1939).
? Nêu những nét nổi bật của phong trào đấu tranh báo chí công khai những năm (1936 - 1939)
+ Trong thời kỳ này nhiều tờ báo công khai của Đảng của MTDC Đông Dương và các đoàn thể quần chúng ra đời: (Tiền phong, dân chúng, lao động, Bạn dân, Tin tức, Nhành lúa.....)
+ Một số sách chính trị phổ thông trong đó có cuốn "Vấn đề dân cày" của Qua Ninh và Vân Đình.
? Phong trào báo trí công khai ra đời và có tác dụng gì.
Mang tính chiến đấu mạnh mẽ, trở thành mũi xung kích sắc bén trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân chủ, dân sinh thời kì 1936 - 1939.
? Tại sao thời kỳ 1936 - 1939 Đảng ta lại chủ trương đấu tranh dân chủ công khai. (Giáo viên phân tích lí do hoàn cảnh trong và ngoài nước)
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của phong trào.
- Học sinh đọc mục III (sgk - 79 - 80)
? Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với cách mạng VN
- Giáo viên phân tích 
 Chủ nghĩa Mác Lê Nin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng 
Nếu như phong trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập thứ nhất cho cách mạng tháng 8 thì phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/ 1945.
I. Tình hình thế giới và trong nước.
 * Tình hình thế giới:
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
à đe doạ nền dân chủ và hoà bình thế giới.
- Đại hội VII của quốc tế cộng sản (7/ 1935): Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở các nước để chống phát xít chống chiến tranh.
- 1936, chính phủ mặt trận nhân dân Pháp cầm quyền, thực hiện 1 số cải cách TD, DC cho các nước thuộc địa, trong đó có VN.
* Tình hình trong nước.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) tác động sâu sắc đến mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
- Thực dân phản động và tay sai tiếp tục chính sách vơ vét, bóc lột, khủng bố cách mạng.
II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ.
* Chủ trương của Đảng.
- Bọn thực dân phản động Pháp và bè lũ tay sai 
- Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là: Chống phát xít, chống chiến tranh, chống phản động tay sai đòi " tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình".
- Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (1936) sau đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương (3/1938)
- Hợp pháp nửa hợp pháp; công khai và mở cửa công khai, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục...
* Phong trào đấu tranh.
- Phong trào Đông Dương đại hội
- Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới của Pháp đến Đông Dương (1937)
- Phong trào đấu tranh dân chủ công khai :
+ Tổng bãi công của công ty than Hòn Gai (11/ 1936)
+ Cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo- Hà Nội (ngày 1/ 5/ 1938)
 - Phong trào báo trí tiến bộ.
- Từ cuối 1938 phong trào bị thu hẹp dần và 9/ 1939 thì chấm dứt.
III. Ý nghĩa của phong trào.
 - Là 1 cao trào DT - DC rộng lớn
 - Uy tín của Đảng ngày càng cao trong quần chúng.
 - Quần chúng được tập dượt đấu tranh, đội quân chính trị hùng hậu được hình thành
- Là cuộc tập dượt lần thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/ 1945.
4. Củng cố 
- Gv sơ kết bài học. 
- Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 so với giai đoạn 1930 - 1931
Nội dung
1930 - 1931
1936 - 1939
Kẻ thù 
Đế quốc phong kiến
Bọn TD phản động Pháp và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách MTND Pháp tại các thuộc địa.
Nhiệm vụ 
(khẩu hiệu)
Chống đế quốc giành độc lập DT, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
- Chống phát xít, chống chiến tranh đòi: "Tự do, DC, cơm áo, hoà bình".
Chủ trương
- Chưa có mặt trận.
- Đảng chủ trương thành lập: Hội phản đế đồng minh Đông Dương (chưa thực hiện được)
- Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (1936) sau đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương (1938)
Hình thức, đấu tranh
- Bí mật, bất hợp pháp
- Bạo động vũ trang.
- Công khai, nửa công khai kết hợp với bí mật.
- Hình thức phong phú.
? Cao trào dân chủ 1936 - 1939 đã chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng 8 . 1945.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Về nhà học bài biết so sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939.
- Bài tập về nhà: Căn cứ vào đâu để nói rằng phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/ 1945.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới: Chương III: - Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8/ 1945.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_bai_20_cuoc_van_dong_dan_chu_nhung_nam.doc