Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) - Nguyễn Quỳnh Thư

I. MỤC TIÊU. Qua bài học sinh nắm được:

 1. Kiến thức:

 - Ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam.

 - Những nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai trong những năm 1919 - 1925.

 - Phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1919 – 1925, qua đó thấy được sự phát triển của phong trào.

 2. Thái độ:

 Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và khâm phục các vị tiền bối.

 3. Kỹ năng:

 Rèn kỹ năng trình bày các sự kiện lịch sử, tập đánh giá sự kiện.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh + Máy chiếu + Hai bài thơ của PBC và PCT (SGK Ngữ Văn 8)

 2. Học sinh: Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phạm Hồng Thái.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ:

 ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào.

 2. Giới thiệu bài mới:

 Trong lúc xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc thì tình hình thế giới cũng có những tác động thuận lợi tới CM Việt Nam thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ công khai và phong trào công nhân phát triển.

 

doc 3 trang cucpham 9000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) - Nguyễn Quỳnh Thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) - Nguyễn Quỳnh Thư

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) - Nguyễn Quỳnh Thư
 TUẦN : 15	 Ngày soạn: 22 / 11 / 2013
 TIẾT : 15 	 Ngày dạy : 25 / 11 / 2013
BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU 
	CTTG THỨ NHẤT (1919 – 1925)
I. MỤC TIÊU. Qua bài học sinh nắm được:
 	1. Kiến thức:
 	 - Ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam. 
 	 - Những nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai trong những năm 1919 - 1925.
	- Phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1919 – 1925, qua đó thấy được sự phát triển của phong trào.
 2. Thái độ: 
 	Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và khâm phục các vị tiền bối.
	3. Kỹ năng: 
	Rèn kỹ năng trình bày các sự kiện lịch sử, tập đánh giá sự kiện.
II. CHUẨN BỊ:
 	1. Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh + Máy chiếu + Hai bài thơ của PBC và PCT (SGK Ngữ Văn 8) 
 	2. Học sinh: Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phạm Hồng Thái.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Kiểm tra bài cũ: 
 	? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào.
 	2. Giới thiệu bài mới: 
 	Trong lúc xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc thì tình hình thế giới cũng có những tác động thuận lợi tới CM Việt Nam thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ công khai và phong trào công nhân phát triển.
 	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Họat động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga và phong trào CM thế giới.
? CM tháng Mười Nga giành thắng lợi vào thời gian nào.
- 1917
 ? Ý nghĩa của CM tháng Mười.
- Thúc đẩy phong trào CM. Dẫn tới sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
? Quốc tế Cộng sản thành lập thời gian nào ? Hoạt động ? Ý nghĩa.
- 3/1919.
- Đánh dấu sự phát triển phong trào CM thế giới.
? Các đảng cộng sản (Pháp, Trung Quốc) ra đời vào thời gian nào và ý nghĩa của chúng?
- Truyền bá chủ nghĩa Mác vào trong nước.
- Tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh trong lòng nước Pháp để ủng hộ VN.
Họat động 2: Tìm hiểu phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919 – 1925).
? Giải thích dân tộc dân chủ công khai ?
? Tại sao sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển
- Do Pháp khai thác bóc lột trên quy mô lớn.
? Cho biết các hoạt động đấu tranh thời kỳ này ?
? Tại sao giai cấp tư sản dân tộc đấu tranh.
- Họ muốn vươn lên nắm giữ địa vị kinh tế khá hơn 
Quan sát chữ nhỏ SGK.
? Ở Nam Kỳ có phong trào nào tiêu biểu.
- Đảng lập hiến.
? Nội dung ? Tính chất của phong trào?
- Đòi tự do dân chủ.
? Tầng lớp tiểu tư sản trí thức có hoạt động gì ? Vì sao họ đấu tranh ?
- Xuất bản báo chí.
? Các hình thức đấu tranh của tầng lớp này là gì?
- Mít tinh, biểu tình.
- GV: kể về việc Phạm Hồng Thái đánh bom ở Sa Diện, phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh.
? Trình bày mục tiêu, tính chất, mặt tích cực
 và hạn chế của phong trào trên.
 H/s thảo luận 3 phút (nhóm bàn 2 người).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Họat động 3: Tìm hiểu III. Phong trào công nhân 1919 – 1925.
? Phong trào công nhân sau chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển thế nào.
- H/s quan sát phần chữ nhỏ – tr60.
? 1922 – 1924 có những cuộc đấu tranh nào ? Mục đích của các cuộc đấu tranh này là gì?
? Tiểu biểu nhất là phong trào nào ? Mục đích của phong trào này là gì?
 - Thể hiện tinh thần đấu tranh đoàn kết của vô sản quốc tế.
? Cuộc bãi công Ba Son có gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Có lãnh đạo.
- Có tổ chức.
? Cuộc bãi công ở Ba Son ý nghĩa như thế nào.
- Từ đây giai cấp công nhân đấu tranh có tổ chức và mục đích 
? Nhận xét về phong trào công nhân 1919 – 1925.
- Phong trào đấu tranh ngày càng có sự phát triển với hình thức đấu tranh và mục đích đấu tranh rõ ràng.
I. Ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga và phong trào CM thế giới.
- Tình hình thế giới ảnh hưởng tới CM Việt Nam:
+ Thắng lợi của CM tháng Mười Nga.
+ 3/1919 Quốc tế Cộng sản thành lập.
- 1920 Đảng cộng sản Pháp, 1921 Đảng cộng sản Trung Quốc tác động rất lớn đến cách mạng Việt Nam.
II. Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919 – 1925).
- Tư sản dân tộc: phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), chống độc quyền ở Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ (1923).
- Tiểu tư sản: được tập hợp những tổ chức chính trị: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt... Hình thức đấu tranh: xuất bản báo chí tiến bộ, tổ chức ám sát các tên trùm thực dân, đòi thả Phan Bội Châu, đám tang Phan Châu Trinh.
III. Phong trào công nhân 1919 – 1925.
- Năm 1920, công nhân Sài Gòn thành lập tổ chức Công hội (bí mật).
- 1922 công nhân Bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
- 1924, bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
- Tháng 8/1925, công nhân Ba Son bãi công nhằm ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính Pháp sang đàn áp cách mạng TQ.
=> Khởi nghĩa Ba Son đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam: đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
 	4. Củng cố 
 	? Nêu nét chính của phong trào dân tộc dân chủ công khai. 
 	Lập niên biểu về phong trào yêu nước và phong trào công nhân từ năm 1919 đến năm 1925? (Mẫu) 
Stt
Thời gian
Sự kiện
 	5. Hướng dẫn học tập ở nhà
 	 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk.
 	 - Ôn tập tập chương trình, làm đề cương chuẩn bị thi học kỳ I. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................
.......

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_bai_15_phong_trao_cach_mang_viet_nam_s.doc